Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 19

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 19

TOÁN

ÔN TẬP: DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cách tính diện tích hình thang.

- Giải được các bài toán có nội dung tính diện tích hình thang.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án

- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán5- Tập2.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định.

2. Nội dung. HS làm bài tập 1,2,3,4 (trang 1)

Bài 1: HS nêu yêu cầu.

? Nêu đặc điểm cấu tạo hình thang? (4cạnh: 2 cạnh bên, 2 cạnh đáy //)

- HS vẽ vào vở.

- Gv gọi một số HS mang vở kiểm tra.

- HS nêu kết quả.(cách vẽ)

- Nhận xét.

Bài 2: HS nêu yêu cầu.

? Thế nào gọi là hình thang vuông?

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS tự làm bài.

- 1 HS lên bảng.

- Chữa bài, nhận xét.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn: 28 - 30/12/2010
Ngày dạy: 03/01/2011
Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011.
TOÁN
ôn tập: Diện tích hình thang 
I. mục tiêu:
- Củng cố cách tính diện tích hình thang. 
- Giải được các bài toán có nội dung tính diện tích hình thang.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán5- Tập2.
II. hoạt động dạy học:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 1,2,3,4 (trang 1)
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
? Nêu đặc điểm cấu tạo hình thang? (4cạnh: 2 cạnh bên, 2 cạnh đáy //)
- HS vẽ vào vở.
- Gv gọi một số HS mang vở kiểm tra.
- HS nêu kết quả.(cách vẽ)
- Nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
? Thế nào gọi là hình thang vuông?
HS thảo luận nhóm đôi.
HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
ĐA:Các hình thang vuông là: AHKD,HBCK
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
(Hd tương tự BT2)
ĐA: Có 3 hình thang: ABCD,AMND,MBCN
Bài 4: HS nêu yêu cầu.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì? 
? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? 
- 1 HS lên bảng.
- HS tự làm bài. 
- Chữa bài, nhận xét.
Hình thang
Đáy lớn
Đáy bé
Chiều cao
Diện tích
345cm2
192cm2
9,43dm2
3. Củng cố – Dặn dò.
Về làm các bài còn lại.
GV tóm tắt nội dung bài.
Về nhà xem lại bài.
Khoa học (Tiết số:37)
Dung dịch
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách trưng cất. 
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bài dạy. 
 + Một ít đường, nước sôi để nguội, một cốc thuỷ tinh. Thìa nhỏ có cán.
HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
- GV gọi HS lên bảng.
? Hỗn hợp là gì?? lấy VD ? 
 (Là hai hay nhiều chất chộn lẫn với nhau) 
3. Dạy bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài (1- 2’)
- GV ghi bài lên bảng. HS ghi bài vào vở.
b. Nội dung.
* H đ1: Tạo một dung dịch đường.
- GV: Chia lớp thành nhóm 4 để các em thực hành tạo một dung dịch đường GV ghi bảng 1. Tạo một dung dịch đường.
- GV phát phiếu báo cáo cho các nhóm: 
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV rót nước sôi để nguội vào các cốc cho từng nhóm.
GV hướng dẫn:
+ Nếm riêng từng chất.
+ Nêu nhận xét và ghi vào báo cáo.
+ Dùng thìa xúc đường (hoặc muối) cho vào cốc và khuấy đều.
+ Quan sát hiện tượng, ghi nhận xét vào phiếu.
+ Rót dung dịch vào chén nhỏ cho thành viên trong nhóm nếm, nêu nhận xét và ghi vào phiếu.
- Thời gian thực hành là:5’
- GV gọi đại diện 2 nhóm nêu kết quả. Nhóm khác nhận xét.
? Dung dịch mà các em vừa pha có tên gì? 
 (+ Dung dịch có đường
 + Dung dịch có muối)
? Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ? (Để tạo ra dung dịch cần ít nhất từ hai chất trở lên. Trong đó phải có một chất ở trể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó )
? Vậy dung dịch là gì? (Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan trong chất lỏng đó )
? Hãy kể tên một số dung dịch mà em biết? (Dung dịch nước và xà phòng, Dung dịch giấm và đường, Dung dịch giấm và muối, Dung dịch nước mắm và mì chính, Dung dịch nước với đường và bột đậu )
? Muốn tạo ra độ mặn hoặc độ ngọt khác nhau của dung dịch ta làm thế nào? (Muốn tạo ra độ mặn hoặc độ ngọt khác nhau của dung dịch ta cho nhiều chất hòa tan vào trong nước)
- 2 HS đọc mục Bạn cần biết (T 76)
- GV Kết luận: Muốn tạo ra một dung dịch cần ít nhất từ hai chất trở lên. Trong đó phải có một chất ở trể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó. Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều và hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch..
GV: Các em đã được biết cách tạo ra dung dịch. Vậy còn khi có dung dịch mà lại muốn tách các chất ra thì làm như thế nào? Chúng ta cùng học tiếp:
GV ghi bảng: 
2. Tách các chất ra khỏi dung dịch
- Các em quan sát cô làm thí nghiệm: Láy một chiếc cốc, đổ nước nóng vào cốc, úp đĩa lên mặt cốc. (Một phút sau mở cốc ra)
- HS quan sát mặt đĩa.
? Hiện tượng gì sảy ra ? (Trên mặt đĩa có những giọt nước đọng.)
? Vì sao có những giọt nước này đọng trên mặt đĩa ? (Trên mặt đĩa có những giọt nước đọng là do nước nóng bốc hơi, gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại.)
? Các em dự đoán xem những giọt nước đọng trên đĩa sẽ có vị ntn?
- Cho 3 HS nếm thử.
HS Kết luận: Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối ở trong cốc.
? Dựa vào thí nghiệm trên em hãy suy nghĩ cách để tách muối ra khỏi dung dịch muối ? ( Làm cho nước trong dung dịch bay hơi hết, ta sẽ thu được muối )
GV Kết luận: Cách làm đó được gọi là chưng cất, Người ta thường dùng phương pháp chưng cất để tách các chất trong dung dịch.
- 2 HS đọc mục bạn cần biết trong SGK/ 77
- HS quan sát tranh minh họa 3 và nêu lại thí ngiệm.
* H Đ3: Trò chơi “Đố bạn”
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập 3 trong VBT- T 62.
- Các nhóm trình bày bài. nhóm khác nhận xét.
a. ? Tại sao em lại chọn Phương pháp chưng cất, mà không chọn phương pháp khác ?(Vì cho nước vào và đun nóng lên, nước sẽ bốc hơi)
GV nhận xét và giải thích : STK- T 21.
b. ? Tại sao em lại chọn Phương pháp phơi nắng, mà không chọn phương pháp khác ? (Vì em xem ti vi người ta phải phơi nắng nước sẽ bốc hơi và bay đi và mưới đọng lại.)
GV nhận xét và giải thích : STK- T 21, 22
4. Củng cố- dặn dò (2’)
? dung dịch là gì? (Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. xem bài: Sự biến đổi hóa học
Tập đọc
ÔN Tập: - người công dân số 1
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS luyện đọc lại bài Người công dân số 1 và trả lời các câu hỏi trong sách BTBT&NC Tiếng Việt 5- TậpII.
- Biết liên hệ thực tế, bản thân.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5- TậpII
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
* GV cho HS đọc lại bài: Người công dân số 1
- HS đọc nối tiếp các đoạn.
- Nhận xét cách đọc: ngắt nghỉ đúng,nhấn giọng ở các từ ngữ. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc nhóm. Đọc cá nhân.
- HS thi đọc thuộc lòng– Nhận xét.
* Trả lời câu hỏi (Vở BTBT&NC)
+ Người công dân số 1
Câu1: Anh Lê hẹn anh Thành bao giờ đi nhận việc? 
Câu2: Câu nào trong đoạn đối thoại giữa anh Thành và anh Lê cho biết trước khi vào Sài Gòn, anh Thành đã sống ở Phan Thiết? 
Câu3: Anh Thành đang nung nấu điều gì khi từ Phan Thiết vào Sài Gòn? 
HS thảo luận nhóm đôi.
HS tự làm bài.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS hoàn thành vào vở.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Về đọc lại bài.
- Đọc trước bài Người công dân số 1(T). 
Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
Luyện từ và câu
ôn tập: câu ghép
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố cấu tạo câu ghép. Biết phân tích câu ghép.
- Làm các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt- Tập II.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
? Bài hôm nay có mấy bài tập? (2 bài tập – trang 02)
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
? Bài có mấy yêu cầu là những yêu cầu nào? (Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi)
? Thế nào là câu ghép?
- 2 HS đoạn văn.
? Nêu nội dung của đoạn văn?
? Đoạn văn có mấy câu đơn, mấy câu ghép?
? Ghi lại thành phần CN- VN của câu cuối cùng?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
a. Có 6 câu: 3 câu đơn – 3 câu ghép.
b. Con bò mẹ / thì còn nhiều ngày tháng để âu yếm con nó, chứ với má con 
 CN	VN CN
tôi / thì đã sắp sửa đến cái thời khắc vĩnh viễn xa nhau rồi.
 VN
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
? Bài yêu cầu gi? (Điền thêm thành phần câu còn thiếu)
- HS thảo luận nhóm đôi
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS bổ sung.
- HS nhận xét.
- Mẹ em vừa đi chợ về, con Mực.
- vừa dứth toàn trường đã tập trung đông đủ dưới sân.
- Máu chảy đến đâu, bâu đến đấy.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Toán
ôn tập: luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cách tính diện tích hình thang. 
- Giải được các bài toán có nội dung tính diện tích hình thang.
- Rèn kĩ năng trình bày và giải toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài 
- HS : Vở ghi B2
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 5,6,7(Trang 2)
Bài 5: HS nêu yêu cầu.
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
? Nêu cách làm?
- HS lên bảng.
- HS làm vào vở.
- HS nhận xét kết quả.
a. Đổi 2dm 5cm=25cm
[(25+13)x 14]:2=266cm2
b. Đổi 12dm = 1,2m
[(3,7+2,6)x 1,2]:2=3,78m2
Bài 6: HS nêu yêu cầu.
? Bài toán yêu cầu gì? 
? Bài toán hỏi gì?
? Muốn tìm chiều cao hình thang ta làm như thế nào?
- HS lên bảng làm bài.
- HS làm vở.
- Nhận xét: Cách trình bày-kết quả.
Chiều cao hình thang là: (136+94):5=46 (m)
Diện tích hình thang là: [(136+94) X 46]:2=5290 (m2)
Bài 7: Dành cho HS KG
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Về làm các bài còn lại.
Luyện viết.
Bài 16
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS rèn luyện viết đúng khoảng cách, đúng mẫu chữ, HS biết điểm đặt bút, điểm kết thúc. 
- HS hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết chữ đẹp 5. 
- GD tính kiên trì cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở Luyện viết chữ đẹp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc nội dung bài viết:
? Bài viết có nội dung gì?
- HS quan sát mẫu chữ.
- Gv lưu ý một số chỗ nét nối HS hay sai.
- Ghi và hướng dẫn cách nối các nét HS hay sai.
- Cho HS lên bảng viết cách nối nét.
- Viết bài: Cho HS viết từng cụm từ một. 
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Thu vở – chấm một số bài, nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà luyện viết lại.
Thứ tư ngày 05 tháng 01 năm 2011
Luyện từ và câu
ôn tập: ôn tập về câu
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố lại kiến thức về câu kể, câu cảm, câu khiến. Một số kiểu câu kể như: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
- Làm được các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- Một HS khá giỏi đọc mẩu chuyện: Nhớ về nhau.
- Lớp theo dõi.
? Nội dung của mẩu chuyện là gì?
? Mẩu chuyện gồm mấy câu? 
- HS xác định danh giới câu.
- HS đọc nối tiếp câu.
? Tìm trong mẩu chuyện:
+ Một câu kể:.Một hôm, hai người bạn chia tay nhau.
+ Một câu cảm:.Tớ nhớ cậu vô cùng!
+ Một câu khiến:Đưa cho tớ cái nhẫn!
+ Một câu kể Ai làm gì?..........Khi nào nhớ tớ, cậu chỉ cần nhìn ngón tay.
+ Một câu kể Ai thế nào?........Nhưng họ lại quá bủn xỉn.
+ Một câu kể Ai là gì?............ Cái nhẫn sẽ là vật kỉ niệm giữa chúng ta
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS lên bảng.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Tập làm văn
Ôn: văn tả người.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố cách làm bài văn tả người. Rèn kĩ năng tả tính tình.
- HS làm các BT có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5 – Trang 80
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc đề bài: 2 HS đọc lại.
? Đề bài yêu cầu gì?
? Phần thân bài của văn tả người gồm những phần nào?
? Tả tính tình các em chú ý đến những chi tiết nào? (Cử chỉ, lời nói, việc làm)
- GV cho HS suy nghĩ.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài làm. NHận xét, bổ sung.
Đề bài:
Đọc lại bài văn tả người của em ở tiết kiểm tra viết của em và lời nhận xét của thầy giáo. Chọn viết lại đoạn văn mà em thích cho hay hơn.
3. Củng cố – Dặn dò.
Gv tóm tắt ND bài.
Về xem trước bài tiếp theo.
Toán
Ôn: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính diện tích hình thang.
- Giải bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Toán 5
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. 
- GV cho HS nhắc lại các phím và chức năng của từng phím trên máy tính thông dụng.
HS làm bài tập 8,9,10(Trang 03)
Bài 8: HS nêu yêu cầu.
? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
? Biết diện tích, biết đáy lớn đáy nhỏ, muốn tính chiều cao hình thang ta làm như thế nào? (Diện tích X 2 : Tổng hai đáy)
- HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng.
- làm bài vào vở.
- Nhận xét.
a.Chiều cao hình thang đó là: 63X 2: (11+7)=7cm
b. Độ dài 2 đáy là:112 X 2:8=28
Độ dài đáy lớn là: (28:2)+3 =17
Độ dài đáy bé là: (28:2)-3 =11
Bài 9: HS nêu yêu cầu. 
? Muốn tính diện tích hình lớn ta làm như thế nào? (Diện tích hình thang+Diện tích hình tam giác)
? Nêu cách tính diện tích hình thang?
? Nêu cách tính diện tích hình tam giác?
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng. 
- HS tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Diện tích hình thang là: (15+9)x6:2=72 cm2
Diện tích hình tam giác là: 15x9:2=67,5 cm2
Diện tích cả hai hình là: 72+67,5=139,5 cm2
Bài 10: (Dành cho HS khá giỏi)
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
Về làm các bài còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docB2T19.doc