Những con sếu bằng giấy.
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs hiểu các từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết
- Hiểu nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ: Hi - rô - si - ma, Na -ga - da - ki, mười năm, lâm bệnh nặng, lặng lẽ, nạn nhân, Xa - da - cô Xa -xa - ki, Ngắt nghỉ hơi theo đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh, khát vọng sống của Xa - da - cô.
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
3. Giáo dục: Hs yêu hoà bình, luôn có tình đoàn kết giữa các bạn trẻ năm châu.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn thư cần luyện đọc.
Tuần 4. Ngày soạn: 5/ 9/ 2009. Ngày giảng: T2/ 7/ 9/ 09. * Tiết 1: Chào cờ. * Tiết 2: Tập đọc. Những con sếu bằng giấy. I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Hs hiểu các từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết - Hiểu nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ: Hi - rô - si - ma, Na -ga - da - ki, mười năm, lâm bệnh nặng, lặng lẽ, nạn nhân, Xa - da - cô Xa -xa - ki,Ngắt nghỉ hơi theo đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh, khát vọng sống của Xa - da - cô. - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. 3. Giáo dục: Hs yêu hoà bình, luôn có tình đoàn kết giữa các bạn trẻ năm châu. II/ Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn thư cần luyện đọc. III/ Hoạt động dạy học: ND và TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. 3´ + Gọi hs đọc phân vai vở kịch: Lòng dân và trả lời câu hỏi về ND bài. Nhận xét, ghi điểm. - 5 hs thực hiện yêu cầu. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. (2´) 2. HD luyện đọc & THB. a, Luyện đọc: 10´ b, Tìm hiểu bài: 12´ C, Đọc diễn cảm & HTL: 10´ + Cho hs quan sát tranh, đàm thoại: H: Tranh vẽ ai, người đố đang làm gì? + Giới thiệu, ghi tên bài. + Gọi 1 hs đọc bài. + Yêu cầu hs chia đoạn. + Gọi hs đọc nối tiếp đoạn lần 1. + HD hs đọc từ khó: Hi - rô - si - ma, Na -ga - da - ki, mười năm, lâm bệnh nặng, lặng lẽ, nạn nhân, Xa - da - cô Xa -xa - ki + Gọi hs đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. + Yêu cầu hs đọc bài trong nhóm 4 + Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả đọc + Đọc mẫu bài lần 1 + Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi H: Xa - xa - cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? H: Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì? + Y/c hs đọc đoạn 2,3,4 và trả lời câu hỏi H: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? H: Chi tiết trên nói lên điều gì? H: Các bạn nhỏ đã làm gì : a, Để bày tỏ tình đoàn kết với Xa - xa - cô? b, Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? H:Các chi tiết trên nói lên điều gì? H*: Nếu được đứng trước tượng đài em sẽ nói gì với Xa - xa - cô? + NX H: Bài văn trên nói lên điều gì? + Đọc mẫu lần 2 + Treo bảng phụ đoạn 3, HD đọc diễn cảm. + Yêu cầu hs đọc diễn cảm theo cặp đôi. + Tổ chức thi đọc diễn cảm Nhận xét, ghi điểm. - Quan sát, trả lời. - Nghe. - 1 hs đọc. - 4 đoạn. - 4 hs đọc. - Từ 3 đến 5 hs đọc. - 4 hs đọc, 1 số hs giải nghĩa từ - Đọc bài trong nhóm 4 - Đại diện nhóm báo cáo kq đọc - Theo dõi. - Đọc thầm, trả lời câu hỏi. - Năm 1945, khi Mỹ ném bom xuống thành phố Hi - rô - si - ma, Xa - xa - cô mới lên 2 tuổi và cô đã bị nhiễm phóng xạ nguyên tử. ý1: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. - Đọc thầm, trả lời câu hỏi. - Bằng cách ngày ngày gấp sếu bằng giấy, vì em tin vào một truyền thuyết nói... khỏi bệnh. ý2: Hậu quả mà hai quả bom đã gây ra. - Các bạn gấp những con sếu bằng giấy gửi cho Xa - da - cô, góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại... " Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình". y3: Nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. - hs phát biểu * Nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. - Nghe, theo dõi - Nghe, theo dõi - Đọc theo cặp đôi - Thi đọc diễn cảm 3. Củng cố - Dặn dò: 3´ + Nhắc lại bài, y/c hs nêu nội dung chính của bài. + Liên hệ giáo dục hs; HD ôn bài, chuẩn bị bài sau. + Nhận xét giờ học. - Nêu nội dung bài - Lắng nghe, ghi nhớ. Tiết 3: Toán Ôn tập và bổ sung về giải toán. I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS: - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ(đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần) - Biết giải bài toán liên quan đến hai tỉ lệ này bằng một trong hai cách " rút về đơn vị " hoặc "tìm tỉ số" 2. Kĩ năng:. Thực hành về giải toán một cách thành thạo. Vận dụng làm đúng các bài tập. 3. Giáo dục: Hs tính cẩn thận, chính xác trong làm toán. II/ Chuẩn bị: III/ Hoạt động dạy - học: ND và TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra: 3´ - Kiểm tra sự hoàn thành bài tập vào vở của hs. - Tổ trưởng báo cáo. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: 2´ 2. Tìm hiểu ví dụ. 15´ 3. Luyện tập:17´ - Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài. a. Ví dụ: -GV nêu ví dụ. -Cho HS tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2giờ, 3 giờ. -Gọi HS lần lượt điền kết quả vào bảng ( GV kẻ sẵn trên bảng. -Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai đại lượng: thời gian đi và quãng đường được? b. Bài toán: -GV nêu bài toán. -Cho HS tự giải bài toán theo cách rút về đơn vị đã biết ở lớp 3. -GV gợi ý để dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”: +4 giờ gấp mấy lần 2 giờ? +Quãng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần? Bài 1: GV gợi ý để HS giải bằng cách rút về đơn vị: -Tìm số tiền mua 1 mét vải. -Tìm số tiền mua 7mét vải. - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét Bài 3*: - GV hướng dẫn để HS tóm tắt. -Yêu cầu HS tìm ra cách giải rồi giải vào vở: - Nghe, theo dõi - Nghe, theo dõi -HS tìm quãng đường đi được trong các khoảng thời gian đã cho. -HS lần lượt điền kết quả vào bảng. -Nhận xét: Khi thời gian tăng lên bao nhiêu lần thì quãng đường cũng tăng lên bấy nhiêu lần. - Nghe, theo dõi - Làm bài Tóm tắt: 2 giờ: 90 km. 4 giờ:km? Bài giải: *Cách 1: “Rút về đơn vị”. Trong 1 giờ ô tô đi đợc là: 90 : 2 = 45 (km) Trong 4 giờ ô tô đi đợc là: 45 x 4 = 180 (km) Đáp số: 180 km. *Cách 2: “ Tìm tỉ số”. 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4: 2 = 2 (lần) Trong 4 giờ ô tô đi đợc là: 90 x 2 = 180 (km) Đáp số: 180 km. Bài 1: Nghe - Làm bài Tóm tắt: 5m: 80000 đồng. 7m:đồng? Số tiền mua 1 mét vải là: 80000 : 5 = 16000 (đồng) Mua 7 mét vải hết số tiền là: 16000 x 7 = 112000 (đồng) Đáp số: 112000 đồng. Bài 3* Tóm tắt: 1000 người tăng: 21 người 4000 ngườ tăng:người? 1000 người tăng: 15 người 4000 người tăng;người? Bài giải: a, 4000 người gấp 1000 số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần) Sau 1 năm dân số xã đó tăng thêm là: 21 x 4 = 84 (người) Đáp số: 84 người. b, 4000 người gấp 1000 số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần) Sau 1 năm dân số xã đó tăng thêm là: 15 x 4 = 60 (người) Đáp số: 60 người C. Củng cố - Dặn dò. 3´ - Nhắc lại nội dung bài. HD làm bài tập về nhà: bài 2 - Liên hệ, giáo dục hs. - HD ôn bài cũ, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. - Nghe - Lắng nghe, ghi nhớ. * Tiết 4: Đạo đức. Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2). I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS: - Biết làm thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ kiến đúng của mình 2.Kĩ năng: Thực hiện những hành vi đúng, chịu trách nhiệm trước những hành động không đúng của mình. Phân biệt được đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi xấu. 3. Giáo dục: HS dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình. II/ Chuẩn bị: III/ Hoạt động dạy - học: ND và TG Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. A. KTBC: 4´ + Y/c hs nêu ghi nhớ của bài. Nhận xét, ghi điểm. - 2 hs nêu, hs khác nhận xét. B. Thực hành: * HĐ1: Xử lí tình huống ( BT3- sgk) + M.tiêu: Hs biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. 14´ * HĐ2: Tự liên hệ bản thân. + M.tiêu: Hs có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học. 14´ * Cách tiến hành: + Chia nhóm, giao nhiệm vụ. + Y/c mỗi nhóm thảo luận một tình huống. N1: a. Em mượn sách của thư viện về, không may bị em bé làm rách N2: b. lớp em cắm trại, em nhận đem túi cứu thương. Nhưng chẳng may em bị đau chân không đi được. N3: c. Em được phân công phụ trách nhóm 5 bạn trang trí cho buổi đại hội chi đội của lớp, nhưng chỉ có 4 bạn đến tham gia chuẩn bị. N4: d. Khi xin phép đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về nấu cơm.Nhưng mải vui em về muộn. + Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. * K.luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. * Cách tiến hành: + Gợi ý giúp hs nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm H: Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì? H: Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? + Gọi HS kể trước lớp + NX * K.luận: Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và làm lại chi tốt. - Thành lập nhóm, nhận nhiệm vụ. - Thảo luận nhóm 5. - Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ xung. - Trao đổi cặp đôi về câu chuyện của mình. - Lần lượt kể trước lớp. - Nghe, ghi nhớ. 3. Củng cố - Dặn dò: 3´ + Nhắc lại ND bài; Liên hệ g.dục hs. + HD ôn bài, chuẩn bị bài sau. + Nhận xét giờ học. - Lắng nghe, ghi nhớ. Ngày soạn: 6/ 9/ 2009. Ngày giảng: T3/ 8/ 9/ 09. * Tiết 1: Toán. Luyện tập. I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp hs: - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách" Rút về đơn vị " hoặc " tìm tỉ số". 2. Kĩ năng: Thực hành giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ một cách thành thạo. Vận dụng làm đúng các bài tập. 3. Giáo dục: Hs ý tích cực, tự giác, tính cẩn thận, chính xác trong học toán. II/ Chuẩn bị: III/ Hoạt động dạy - học: ND và TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS. A.KTBC: 5´ + Y/c hs chữa bảng bài tập 2 tiết trước. Nhận xét, chữa bài. - 2 hs làm bảng, hs khác nhận xét. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: 2´ 2. Luyện tập: 30´ - Thuyết trình, ghi tên bài. Bài 1: + Y/c hs đọc bài toán, nêu cách tóm tắt và cách giải. + Cho hs tự làm bài và chữa. + Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. + NX Bài 2*: + Y/c hs đọc bài toán, nêu cách tóm tắt và cách giải. + Cho hs tự làm bài và chữa. + Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. + NX Bài 3 + Gọi hs đọc y/c. + Y/c hs tự làm bài cá nhân + Gọi hs nhận xét bài của bạn + NX Bài 4: + Gọi hs đọc đề bài toán. + Y/c hs tự làm bài rồi chữa. + Gọi hs nhận xét - Lắng nghe. Bài 1: - 1 hs đọc bài toán. -1hs thực hiện bảng, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. Tóm tắt: 12 q: 24.000 đồng 30 q: ... đồng ? Bài giải Giá tiền một quyển vở là: 24.000 : 12 = 2000 ( đồng ). Số tiền mua 30 quyển vở là: 2000 x 30 = 60.000 ( đồng ). Đáp số: 60.00 ... được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 2. Kĩ năng: HS phân biệt đúng giữa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành và tuổi già. 3. Giáo dục: Hs luôn có ý thức tôn trọng mọi người trong cuộc sống. II/ Chuẩn bị: - GV: Hình minh hoạ ( sgk ); Tranh, ảnh người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau. - Phiếu điền thông tin cho các nhóm. III/ Hoạt động dạy - học: ND và TG. Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. A.KTBC: 5´ H: Nêu những đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người? Nhận xét, ghi điểm. - Trả lời, nhận xét, bổ xung. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 3´ 2. Nội dung bài: * HĐ1: Làm việc với SGK. + M.tiêu: Hs nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thanh, tuổi già. 10´ * HĐ2: Tò chơi “ Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?”. + M.tiêu: Củng cố cho hs những hiểu biết về tuổi...và x/đ bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. 14´ + Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài. * Cách tiến hành: + Chia nhóm, giao nhiệm vụ và HD. + Y/c các nhóm đọc thông tin sgk - 16,17 và hoàn thành bảng. Giai đoạn Đặc điểm nổi bật. Tuổi vị th. niên. Tuổi tr. thành. Tuổi già. + Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, kết luận. * Cách tiến hành: + Chia nhóm, phát tranh ảnh, y/c hs thảo luận trong nhóm xem những người trong ảnh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. + Y/c các nhóm cử người lần lượt lên trình bày, mỗi hs trình bày một ảnh. + Nhận xét, kết luận HĐ quan sát tranh. H: Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? H: Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? * K.luận: Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là tuổi dậy thì. - Biết được đang ở giai đoạn nào giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất... - Nghe. - Thảo luận nhóm 6, hoàn thành bảng thông tin. - Đại diện các nhóm dán bảng báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ xung. - Hoạt động nhóm 5, quan sát, thảo luận, thống nhất ý kiến. - Lần lượt đại điện các nhóm trình bày trước lớp. - Hs nghe, nhận xét, bổ xung. - Lắng nghe, ghi nhớ. 3. Củng cố - Dặn dò: 3´ + Củng cố nội dung; Liên hệ g.dục. + HD ôn bài, chuẩn bị bài sau. + Nhận xét giờ học. - Lắng nghe, ghi nhớ. Ngày soạn: 9/ 9/ 2009. Ngày giảng: T6/ 11/ 9/ 09. * Tiết 1: Toán. Luyện tập chung. I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách" Rút về đơn vị " hoặc " tìm tỉ số". 2. Kĩ năng: Thực hành giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số; các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ một cách thành thạo.Vận dụng làm đúng các bài tập. 3. Giáo dục: Hs ý tích cực, tự giác, tính cẩn thận, chính xác trong học toán. II/ Chuẩn bị: III/ Hoạt động dạy - học: ND và TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS. A.KTBC: 5´ + Y/c hs chữa bảng bài tập 3 tiết trước. Nhận xét, chữa bài. - 1 hs làm bảng, hs khác nhận xét. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: 2´ 2. Luyện tập: (30´) - Thuyết trình, ghi tên bài. Bài 1: + Y/c hs đọc bài toán, nêu cách tóm tắt và cách giải. + Cho hs tự làm bài và chữa. + Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. +NX, chấm điểm Bài 2: + Tiến hành tương tự bài 1. Bài 3: + Gọi hs đọc bài toán. + Y/c hs tự làm bài cá nhân, nhận xét, chữa bài. + NX Bài 4*: + Gọi hs đọc đề bài toán. + Y/c hs tự làm bài rồi chữa. + NX - Lắng nghe. Bài 1: - 1 hs đọc bài toán. - 1hs thực hiện bảng, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. Bài giải Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau 2 + 5 = 7 ( phần ). Số hs nam là: 28 : 7 x 2 = 8 ( em ). Số hs nữ là: 28 - 8 = 20 ( em ). Đáp số: Nam: 8 em Nữ: 20 em. + Tiến hành tương tự bài 1. * Đáp số: 90 m. Bài 2: Bài giải: Theo sơ đồ chiều rộng hình chữ nhật là: 15 : ( 2 - 1 ) x 1 = 15 (m ) Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là: 15 + 15 = 30 ( m ) Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: ( 30 + 15 ) x 2 = 90 ( m) Đáp số: 90 m Bài 3: - 1 hs đọc,lớp đọc thầm. - 1 hs làm bảng, lớp làm bài vào vở. Tóm tắt: 100 km: 12 l 50 km: ... l ?. Bài giải: 100 km gấp 50 km số lần là: 100 : 50 = 2 ( lần ). Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng 12 : 2 = 6 ( lít ). Đáp số: 6 lít Bài 4: - 1 hs đọc, lớp đọc thầm. - 1hs làm bảng, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài giải: -Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là: 30 x 12= 360 (ngày) - Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là 360: 18= 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày C. Củng cố - Dặn dò. 3´ + Nhắc lại nội dung bài. + Liên hệ g.dục; HD ôn bài, chuẩn bị bài sau. + Nhận xét giờ học. - Lắng nghe, ghi nhớ. * Tiết 2: Thể dục. Đội hình đội ngũ - Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn ĐHĐN: HS biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái - Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp - Biết chơi trò chơi: “ Mèo đuổi chuột”. 2. Kĩ năng: - Thực hiện cơ bản đúng các động tác, nói to, rõ ràng, đủ nội dung, thành thạo, đều, đẹp, đúng khẩu hiệu. - Tham gia trò chơi đúng cách, đúng nội quy. 3. Giáo dục: Hs có ý thức rèn luyện thân thể thường xuyên, yêu thích môn học. II/ Chuẩn bị: - GV: Địa điểm; 1 còi; khăn. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung. Đ.lượng. Phương pháp tổ chức. 1. Phần mở đầu. + GV yêu cầu nhóm trưởng tập hợp lớp, điểm số báo cáo. + Nhận lớp, phổ biến nội dung y/c giờ học. +Cho lớp đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 2. Phần cơ bản. a, Ôn ĐHĐN: + Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái - Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp + Làm mẫu, sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập. g, Trò chơi: “ Mèo đuổi chuột”. + Nêu tên trò chơi, cùng hs nhắc lại cách chơi, cho một nhóm làm mẫu. + Cho cả lớp chơi thử, thi đua nhau chơi. + Tổ chức cho hs chơi, nx, tổng kết. 6´ 15´ 9´ GV x x x x x x x x x x x x x x x x GV x x x x x x 3. Phần kết thúc. + Tập hợp lớp, tập một số động tác thả lỏng. + GV cùng hs hệ thống nội dung bài. + Liên hệ giáo dục học sinh. + HD ôn bài, chuẩn bị bài sau. + Nhận xét giờ học. 5´ GV x x x x x x x x x x x x * Tiết 3: Tập làm văn. Tả cảnh ( Kiểm tra viết ). I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS viết một bài văn đầy đủ cấu tạo phần: Mở bài, thân bài, kết bài: thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc các chi tiết miêu tả. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học về văn tả cảnh, 3. Giáo dục: HS ý thức dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp. Thêm yêu vẻ đẹp thiên nhiên. II/ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài; Cấu tạo bài văn tả cảnh. III/ Các hoạt động dạy - học: ND và TG Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. A. Kiểm tra. + Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, bút của hs. B. Kiểm tra. 1. Giới thiệu bài. 2. Kiểm tra. + Nêu mục tiêu bài dạy, ghi tên bài. + Treo bảng phụ ghi đề bài; Gọi hs đọc. + HD hs tìm hiểu và xác định yêu cầu của đề. + Y/c hs nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả. + Treo bảng phụ, củng cố cấu tạo bài văn miêu tả. + Y/c hs tự viết bài ( quan sát, nhắc nhở ). + Thu bài về chấm. - Nghe, xác định nhiệm vụ. - 2 - 3 hs đọc. Đề bài: Tả ngôi nhà của em - Trả lời, nhận xét. - Một số hs nhắc lại. - Nghe, ghi nhớ. - Viết bài. - Nộp bài. 3. Củng cố - Dặn dò: + Nhắc lại ND bài. + HD ôn bài, chuẩn bị bài sau. + Nhận xét giờ học. - Lắng nghe, ghi nhớ. * Tiết 4: Khoa học. Vệ sinh ở tuổi dậy thì. I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau bài học, HS nêu được: - Những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 2. Kĩ năng: Rèn thói quen tắm, gội, thay quần áo thường xuyên, hàng ngày. 3. Giáo dục: Hs ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hàng ngày. II/ Chuẩn bị: - GV: Các hình minh hoạ ( SGK - 4, 5 ). Phiếu ghi thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. III/ Hoạt động dạy - học: ND và TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS. Kiểm tra. 4´ H: Nêu những đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già? Nhận xét, ghi điểm. - 2 hs trả lời, nhận xét, bổ sung. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. 2´ 2. Nội dung bài + HĐ1: Động não. * M.tiêu: Hs nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. 8´ + HĐ2: Làm việc với phiếu học tập. 8´ + HĐ3: Quan sát tranh và thảo luận. * M.tiêu: HS xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 9´ - Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài. * Cách tiến hành: + Giảng và nêu vấn đề: ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh.... Vậy ở tuổi này chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “ trứng cá” ? * K.luận: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. * Cách tiến hành: + Chia lớp thành các nhóm nam riêng, nữ riêng. + Phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ: Nam: nhận phiếu “ Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”. Nữ: nhận phiếu “ Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”. + Y/c các nhóm thảo luận làm phiếu, chữa bài cho các nhóm nam riêng, nữ riêng và giải đáp các thắc mắc của các em. * Cách tiến hành: + Y/c các nhóm lần lượt quan sát các hình 4,5,6,7 sgk - 19 và trả lời các câu hỏi: H: Chỉ và nói nội dung của từng hình. H: Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì... tuổi dậy thì? + Gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. * K.luận: ở tuổi dậy thì chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT... Không sử dụng chất gây nghiện, k xem các phim k lành mạnh - Lắng nghe, theo dõi. - Lắng nghe. - rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo... thường xuyên - Một số hs nêu tác dụng. - Lắng nghe. - Chia nhóm - Nhận nhiệm vụ - Hoạt động theo 2 nhóm nam; 3 nhóm nữ. - Thảo luận, làm phiếu, trao đổi thắc mắc trực tiếp với GV. - Hoạt động nhóm 5. Quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm phát biểu. Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. C. Củng cố - Dặn dò: 5´ + Nhắc lại nội dung bài; Gọi một vài hs đọc mục bóng đèn toả sáng. + Liên hệ g.dục; HD ôn bài, chuẩn bị bài sau. + Nhận xét giờ học. - Nghe, 2 hs đọc mục bóng đèn toả sáng. - Nghe, ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: