Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 30 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 30 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC : THUẦN PHỤC SƯ TỬ

 I.MỤC TIÊU:

- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu ý nghĩa truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 30 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC : THUẦN PHỤC SƯ TỬ
 I.MỤC TIÊU: 
- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ý nghĩa truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài Con gái.
- Nhận xét, ghi điểm,
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2HS đọc bài Con gái.
- Hỏi đáp nội dung bài. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- GV viết lên bảng : Ha-li-ma, Đức A-la.
- Luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm bài văn, giọng phù hợp với mỗi đoạn.
- HS nối tiếp đọc.
- Từng nhóm 5HS nối tiếp nhau đọc bài (3 lượt).
- HS đọc, kết hợp giải nghĩa những từ ngữ sau bài đọc.
- Nhóm đôi luyện đọc.
- Theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp.
- 2 HS đọc toàn bài.
b)Tìm hiểu bài 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, cùng đọc bài, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK.
c) Đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1. (Treo bảng phụ có đoạn văn, GV đọc mẫu, yêu cầu HS luyện đọc theo cặp ).
- Nhóm 4 làm việc theo yêu cầu.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện. 
3.Củng cố - dặn dò:
? Ý nghĩa câu chuyện ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà: Chuẩn bị bài sau : Tà áo dài Việt nam.
- Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tình làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TUẦN 30
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
TOÁN: TIẾT 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
 I.MỤC TIÊU: 
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ ghi sẵn như BT1 (chừa trống như SGK để HS điền vào)
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu nêu tên một số đơn vị đo diện tích đã học.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- 2 HS nêu tên một số đơn vị đo diện tích đã học.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 : - Gv treo bảng phụ. Gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống.
b)Trong bảng đơn vị đo diện tích :
?Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé
? Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
? Khi đo diện tích đát, ruộng người ta còn dùng héc-ta, em hãy cho biết, 1 ha bằng bao nhiêu mét vuông ? 
Bài 2 : - Đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 : - Đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm bài, nhận xét.
- HS đọc đề, 1 HS làm bài trên bảng phụ, HS khác làm bài vào PHT.
-100 lần 
-
- HS ghi kết quả vào bảng con.
- 1HS đọc đề, HS khác đọc thầm, làm bài.
- HS nối tiếp lên bảng (mỗi em 1 phép đổi), HS còn lại làm bài vào bảng con, Nhận xét bài làm trên bảng.
- HS đọc đề, 2 HS lên bảng, HS còn lại làm bài vào vở. 
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương HS.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Oân tập về đo thể tích.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán cho học sinh.
- Giáo dục HS cẩn thận trong tính toán .
	 II.CHUẨN BỊ: VBT in
	 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ? Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: 
- HD học sinh làm các bài tập ở VBT Toán T146 trang 84,85.
? GV hỏi thêm cách đổi trong lúc các em làm bài.
- HS làm bài; GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
*HSG: 
 1. Tính diện tích của một hình thang biết rằng nếu kéo dài đáy bé 2m về một phía thì ta được hình vuông có chu vi 24m.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm bài vào vở, 4 em làm vào phiếu và trình bày bài.
- Học sinh nêu cách làm.
- HS Khá - Giỏi tự làm bài vào vở,1 HS làm vào phiếu .
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TẢ: (Nghe-viết) : CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI 
 I.MỤC TIÊU: 
- Nghe, viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai, viết đúng những từ ngữ dể viết sai: in - tơ - nét ...
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; biết một số huân chương của nước ta (Bài tập 3).
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt và giữ vở sạch viết chữ đẹp.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Bút dạ và 1 tờ phiếu viết các cụm từ in nghiêng trong SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 4’
- Yêu cầu1 HS đọc cho 2 HS khác viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong BT2 tiết trước. 
- Nhận xét.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: 1’
- GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
-1 HS đọc cho 2 HS khác viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong BT2 tiết trước.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe, viết: 23’ 
a)Tìm hiểu nội dung đoạn văn: 
- GV đọc bài Cô gái của tương lai, 
? Đoạn văn giới thiệu về ai ?
b) Hướng dẫn viết từ khó : 
- GV nhắc chú ý những từ ngữ dễ viết sai: in-tơ-net, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên...
c) Viết chính tả, soát lỗi, chấm bài.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
- GV đọc cho học sinh dò bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- ... giới thiệu Lan Anh 
-Đọc thầm bài chính tả nêu những từ khó viết
- Luyện viết vào vở nháp.
- HS viết.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
HĐ3: Hướng dẫn làm BT chính tả: 8’ 
Bài tập 2 : - Đọc yêu cầu và nội dung
- Chú ý: ta không viết hoa từ hạng mà chỉ viết hoa từ chỉ hạng của huân chương: Nhất, Nhì, Ba... 
Bài tập 3 : Đọc yêu cầu 
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh học rồi làm bài.
- 2HS nối tiếp đọc đề bài, HS khác đọc thầm. 
- HS làm bài vào PHT. Nhận xét bài viết của bạn trên bảng.
- HS đọc lại.
- Viết lại cho đúng các cụm từ in nghiêng.
3.Củng cố - dặn dò: 4’
 - Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt .
-Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa các danh hiệu 
-Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP(2T)
 I.MỤC TIÊU:
- Tiếp tục giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác trong học toán 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Chấm một số vở bài tập của học sinh
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bảng
*PHỤ ĐẠO: 
Bài1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1m225cm2 = ... cm2 1m225cm2 = ... m2
24cm2 = ... dm2 7800m2 = ... ha
Bài 2: Viết các số đo dưới đây dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là héc - ta:
a, 1m2; 18m2; 300m2
b, 1ha5678m2; 12ha800m2; 45ha5000m2
- GV hướng dẫn thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài.
* BỒI DƯỠNG:
 1. Kể tên đơn vị đo lường mà hai đơn vị liền nhau thì 1 đơn vị lớn bằng 100 lần đơn vị liền sau.
 2. Cho hình thang ABCD có đày AB = 18cm và đày CD = 24cm. Nếu kéo dài đáy bé thêm BE = 9cm và đáy lớn thêm CG = 12cm (về cùng một phía) thì được hình thang BRGC có diện tích là 157,5cm2. Tính diện tích hình thang ABCD.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Hai em nộp vở.
- Học sinh nghe 
- Học sinh làm bài vào vở, 5 em trình bày kết quả .
- Học sinh làm vào vở, 2 em lên bảng. 
- HS làm vở, 1 em làm vào phiếu.
- HD HS vẽ hình sau đó tìm đường cao của hình thang rồi tính diện tích.
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
ÔN LUYỆN: BD–PĐ TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC - CẢM THỤ VĂN HỌC 
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố kỹ năng đọc hiểu và cảm thụ văn học cho học sinh.
- Rèn kỹ năng đọc và cảm thụ văn học cho các em.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Hai học sinh đọc bài “ Con gái” và bài “Thuần ... iệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: 
*PHỤ ĐẠO: HS làm các bài tập ở vở bài tập in tiết 149 trang 87,88.
Bài1,2,3: HS làm bài và thảo luận theo nhóm đôi.
Bài 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài.
? Nêu cách tính thời gian trong chuyển động đều.
- HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài.
* BỒI DƯỠNG:
 1. Người ta mở vòi cho nước chảy vào bể từ lúc 7 giờ 30 phút cho đến 8 giờ 10 phút thì được 800 lít nước. Hỏi:
a, Trung bình mỗi phút vòi chảy được bao nhiêu lít nước vào bể?
b, Trung bình vòi chảy 1 lít nước hết thời gian bao lâu?
 2. Thời gian từ bây giờ đến nửa đêm bằng 2/3 thời gian từ 6 giờ sáng đến bây giờ. Hỏi bây giờ là mấy giờ.
- HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Hai em nộp vở.
- Học sinh nghe. 
- Học sinh làm bài vào vở, nhóm đôi đọc cho nhau nghe kết quả.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
-HS làm vào vở ,1 HS làm phiếu. 
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng.
(16 giờ 48 phút)
- Nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 I.MỤC TIÊU:
- Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích
được nghĩa các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người
nam, một người nữ cần có.
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam, nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn : không coi thường phụ nữ.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Chấm vài vở bài tập của học sinh. 
- Nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
*PHỤ ĐẠO: 
- HS làm các bài tập ở vở bài tập in trang 75,76.
Bài1: Yêu cầu học sinh làm bài.
- Củng cố cho học sinh các phẩm chất quan trọng nhất của nam và của nữ.
- Gọi lần lượt HS nêu kết quả.
Bài 2: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Lưu ý cho học sinh đọc lại truyện để trả lời đúng.
Bài 3: - Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- GV giúp đỡ thêm cho học sinh trong lúc giải thích các thành ngữ, tục ngữ.
*BỒI DƯỠNG:
Bài 1: a, Ghép tiếng ở dòng (1) với tiếng ở dong (2) để tạo thành 10 từ phức thường dùng:
- nam, nữ.
- sinh, giới, công, nhi, trang, tính.
b, Giải nghĩa từ phức đã ghép
được với tiếng công, tiếng trang ở mục a.
Bài 2: Điền từ trai hay nam, gái hay nữ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ, câu văn dưới đây sao cho thích hợp:
a, Làm ... cho đáng nên ...
 Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai đã từng.
b, Luật pháp đã quy định rõ quyền bình đẵng giữa ... và ...
c, ... tài, ... đảm.
d, Những bộ đồng phục ..., đồng phục ... của trường em rất đẹp.
e, ... mà chi, ... mà chi
 Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
HĐ3: Chấm bài: 
- Chấm một số bài - Hướng dẫn học sinh chữa bài sai.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học
- 3 học sinh nộp vở.
- Học sinh lắng nghe. 
- HS làm vào vở.
- Học sinh nêu kết quả.
- Học sinh đọc kĩ bài và làm vào vở, 3 HS làm vào phiếu sau đó trình bày miệng. 
- HS thảo luận nhóm đôi; Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu.
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi và luân phiên nêu kết quả cho nhau.
 (... trai, trai
 ... nam, nữ
 Trai, gái
 Trai..., gái...)
-HS chữa bài. 
- Học sinh ghi nhớ.
Thứ sáu: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 I.MỤC TIÊU: 
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được VD về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
- Điền dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Gọi 2 HS nối tiếp nhau (nêu miệng) BT1,3 trang 120, SGK.
- Nhận xét phần bài cũ.
- 2HS làm lại các BT 1,3 tiết LTVC trước (nêu miệng), HS khác nhận xét, bổ sung.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Luyện tập: 
Bài tập 1 : - Đọc yêu cầu và nội dung BT.
- 4HS nối tiếp đọc yêu cầu BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2: - Đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu làm bài.
- Yêu cầu trình bày.
? Nêu nội dung chính của câu chuyện ? 
- 2HS nối tiếp đọc yêu cầu BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- 2 HS báo cáo kết quả làm bài của mình để nhận xét bài bạn trên phiếu lớn.
- Nối tiếp nêu. 
3.Củng cố - dặn dò: -Yêu cầu nhắc tác dụng của dấu phẩy.
- Chuẩn bị bài sau : MRVT : Nam và nữ.
- 2 HS nhắc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TẬP LÀM VĂN : TẢ CON VẬT ( kiểm tra viết )
 I.MỤC TIÊU: 
- HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý; dùng từ, đặt câu đúng.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Giấy kiểm tra; Tranh vẽ, ảnh chụp một số con vật như gợi ý.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu các tổ báo cáo sự chuẩn bị.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- Các tổ trưởng báo cáo. 
- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài:
- Ghi đề bài lên bảng.
- Yêu cầu đọc gợi ý.
- GV nhắc HS : Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mà em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết bài văn miêu tả một con vật khác khác với con vật mà em đã miêu tả trong tiết trước.
- HS làm bài
- Thu bài.
- Một HS đọc đề bài, HS khác đọc thầm.
- 3 HS nối tiếp đọc gợi ý SGK, HS khác đọc thầm.
- Nghe, ứng dụng.
- HS viết bài.
- Nộp bài.
3.Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 : Ôn tập về tả cảnh.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TOÁN: TIẾT 150 : PHÉP CỘNG
 I.MỤC TIÊU: 
- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán (BT1, BT2 cột 1, BT3, BT4).
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK/158.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Nêu một số phép tính đổi đơn vị đo có trong tiết trước.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- HS nối tiếp trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Ôn tập phép cộng và tính chất của phép cộng: - GV viết a + b = c 
? Nêu các thành phần của phép tính ?
? (a + b ) còn được gọi là gì ?
- GV viết bảng như SGK.
? Nêu tính chất giao hoán của phép cộng
? Nêu tính chất kết hợpï của phép cộng?
? Hãy lấy một số bất kì cộng với số 0.
- Nêu nhận xét ?
HĐ3: Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 : - Đọc yêu cầu.
Bài 2 : Đọc đề bài.
? Bài tập yêu cầu gì ?
? Để tính bằng cách thuận tiện, các em cần áp dụng các tính chất đã học của phép cộng.
Bài 3 : - Đọc yêu cầu và nội dung.
-Bài giải : a)x = 0 b)x = 0
Bài 4 : - Đọc đề bài, yêu cầu tự làm bài.
- Chấm bài, nhận xét.
- HS nêu.
- (a + b) cũng gọi là tổng.
- HS đọc đề, làm bài.
- HS nêu.
- HS đọc đề, làm bài cá nhân vào bảng con, 4 HS nối tiếp lên bảng (yêu cầu đặt tính với trường hợp a,d).
- HS đọc đề, 
- Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- HS nêu các tính chất của phép cộng, thảo luận nhóm đôi mỗi tổ làm một bài a, b, c.
- HS đọc đề, làm bài dưới hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- HS đọc đề, tự làm vào vở.
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài : Phép trừ.
- Thực hiện theo yêu cầu.
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội trong tuần vừa qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác và trách nhiệm cao trong các hoạt động của chi đội.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: - Tổ chức cho các em ôn lại các bài múa hát của Đội.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần qua:
- Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng và các phân đội đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua.
-Yêu cầu cá nhân học sinh phát biểu ý kiến
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt:
 + Học tập: Duy trì nền nếp học bài và làm bài. Nhiều em đạt kết quả tốt trong học tập.
 + Nề nếp: Thực hiện tốt các hoạt động của chi đội, liên đội đề ra. 
 + Lao động: Thực hiện tốt theo kế hoạch. VSPQ trường lớp sạch sẽ.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra.
- Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần.
3.Củng cố:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Học sinh thực hiện.
- Phân đội trưởng, chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc