Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Yên Đồng A

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Yên Đồng A

Môn:Tập đọc (15)

Bài: Kì diệu rừng xanh

I. Mục tiêu

 - HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 - HS hiểu ý nghĩa bài đọc: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

II. Đồ dùng dạy học

ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 679Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Yên Đồng A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2007
Môn:Tập đọc (15)
Bài: Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu
	- HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
	- HS hiểu ý nghĩa bài đọc: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II. Đồ dùng dạy học
ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng...
III. Các hoạt động dạy- học	
GV
HS
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ
- HS đọc TL và nêu ND bài Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới
- GTB...
- HD HS luyện đọc
	+ 1 HS đọc toàn bộ ND bài đọc
	+ YC HS nêu cách chia đoạn - GV chốt lại từng đoạn đúng theo YC (3 đoạn).
	+ HS đọc nối tiếp
	. Nối tiếp lần 1
	. Nối tiếp lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ như phần chú thích cuối SGK) 
	+ HS đọc trong nhóm đôi
	+ 1 HS đọc toàn bộ bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HD HS tìm hiểu nội dung:
+GVcho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
? Nhờ những liên tưởng áy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? 
+Cho HS cho đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
?Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
? Sự có mặt của chúng đem lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? 
+Gv cho HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
? Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi?
? Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên?
- HD HS luyện đọc diễn cảm:
? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? ( đọc giọng nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng)
- YC một tốp hs đọc nối tiếp cả bài.
-GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn 2.
-GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc, YC các hs khác lắng nghe để nhận xét.
- GV khái quát những ND cơ bản và yêu cầu HS nêu ND chính của bài học.
- GV giúp HS hoàn thiện ND bài học.
- Nhiều HS nhắc lại ND cơ bản đó.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV YC hs nêu lại nd của bài đọc, HD hs tự liên hệ thêm....
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- GV nhắc hs về nhà tự luyện đọc tiếp và chuẩn bị cho bài sau: ....
- HS nhận xét.
+ 1 HS đọc toàn bộ ND bài đọc
+ HS đọc nối tiếp
	. Nối tiếp lần 1
	. Nối tiếp lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ.
+ HS đọc trong nhóm đôi
+ 1 HS đọc toàn bộ bài 
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời: thấy vạt nấm rừng như một TP nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc của những người tí hon...
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: .. cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn , thần bí như trong truyện cổ tích.
- HS đọc thầm đoạn 2 và thảo luận trả lời: những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng...
- Sự xuất hiện thoắt ẩn , thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động , đầy những điều bất ngờ và kì thú.
HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:vàng rợi là màu vàng ngời sáng , rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợivì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
- đoạn văn làm em háo hức muốn được vào rừng để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên...
-HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài hs đọc trước lớp, gv sửa luôn cách đọc cho hs.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
IV Rút kinh nghiệm:.
.
Môn: Đạo đức(8)
Bài : Nhớ ơn tổ tiên (tiết : 2)
I Mục tiêu 
-Sau bài học, học sinh biết làm bài tập và tìm hiểu:
	+Vai trò của tổ tiên trong đời sống của mỗi con người Việt Nam.
 +Có thói quen học tập và rèn luyện đạo đức noi theo các tấm gương của người xưa.
II Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập. 
III Các hoạt động dạy học
GV
HS
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu ngày giỗ tổHùng Vương
- Đại diện các nhóm giới thiệu tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
-Gv cho HS thảo luận cả lớp theo gợi ý sau.
+ Em suy nghĩ gì khi xem và đọc các thông tin trên ?
+ Việc nhân dân ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào 10 tháng 3 (âm lịch) thể hiện điều gì ?
- GV kết luận ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương.
* Hoạt động 2 : Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- GV mời HS lên bảng giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- GVchúc mừng các em đó và hỏi thêm :
+ Em có tự hào về truyền thống đó không ?
+ Em làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó ?
- GV kết luận
*. Hoạt động 3 :
- GV cho HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, hát, về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- Một số HS hoặc nhóm trình bày
- Lớp trao đổi nhận xét
- GV tuyên dương khen những HS đã chuẩn bị tốt
4. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK
- Dặn HS phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- HS Đại diện các nhóm giới thiệu tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- HS thảo luận .
HS lên bảng giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, hát, về chủ đề biết ơn tổ tiên.
IVRút kinh nghiệm: .
Môn: Toán (36)
Bài: số thập phân bằng nhau
IMục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, vở bài tập
III Các hoạt động dạy – học
GV
HS
A. Bài cũ : Gv cho HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới 
1. Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó
a)GV cho HS tự giải quuyết cách chuyển đổi các đơn vị đo trong các ví dụ của bài đê nhận ra rằng :
	0,9 = 0,90	0,90 = 0,900
	0,90 = 0,9	0,900 = 0,90
- GV cho HS nêu các nhận xét như trong bài học.
b)GV cho HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét trên
- VD : 8,76 = 8,760 = 8,7600; 4,3000 = 4,30 = 4,3
Lưu ý cho HS làm ví dụ để nhận thấy số tự nhiên được coi là số thập phân đặc biệt có phần thập phân là 0 hoặc 00, 
2. Hướng dẫn HS thực hành
BT1 : GV cho HS làm bài theo cặp rồi chữa bài; khi chữa nên lưu ý HS một số trường hợp có thể bị nhầm lẫn. VD : 32,03 = 32,3
- Khi viết số thập phân ở dạng gọn hơn nên hướng HS viết ở dạng gọn nhất.
BT2 : GV cho HS làm bài rồi chữa bài
BT3 : GV cho HS tự làm bài rồi trả lời miệng; lưu ý HS cách giải thích cho gọn dễ hiểu.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
- 2 HS chữa bài
- HS nhận xét
-Bài 1: 
- HS trao đổi theo cặp, HS lên bảng làm bài.
- HS giải thích cách làm.
Bài 2:
 - HS Làm bài.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá.
Bài 3: HS làm bài cá nhân
- HS lên bảng chữa bài
IV Rút kinh nghiệm:.
.
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2007
Môn :Luyện từ và câu (15)
Bài: Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
I. Mục tiêu
	1.Mở rộng, hệ thống hoá vồn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ , tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiện nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
	2. Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
	1. Từ điển hs hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học.
	2. Bảng phụ ghi sẵn BT2, phiếu nhóm..
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
GV
HS
1. ổn định 
2. Bài cũ:
-GV gọi HS đọc lại bài làm ở nhà của tiết trước Gv cho về nhà ( BT4).
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới
- GV GTB, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
- HD HS làm các bài tập
+ Bài1: GV gọi HS nêu yêu cầu.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng( ý b: Tất cả những gì không do con người tạo ra.)
+ Bài2: GV gọi HS nêu yêu cầu.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng ( Các từ: thác , ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, đất, mạ, đất....). YC hs học thuộc các thành ngữ đó.
+ Bài3: GV gọi HS nêu yêu cầu.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
(VD đặt câu: Biển rộng mênh mông. Bầu trời cao vời vợi. Cái hang này sâu hun hút.....)
+ Bài4: GV gọi HS nêu yêu cầu.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
( VD : Từ ngữ tả tiếng sóng: ầm ầm, ào ào, ì oạp, thì thầm , lao xao. Từ tả tiếng sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ.Từ gợi tả tiếng sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ạt , điên cuồng, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp....)
4. Củng cố, dặn dò
- Gv nhấn mạnh những ND cơ bản của tiết học.
- Nhận xét giờ học, nhắc nhở hs học bài ở nhà: tự tìm thêm những từ ngữ ở BT3,4 và chuẩn bị cho bài sau.
HS đọc lại bài làm ở nhà của tiết trước Gv cho về nhà ( BT4).
HS nhận xét cho nhau
HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm
. Đại diện các nhóm trình bày.
. HS làm việc trong nhóm 4.
. Đại diện các nhóm trình bày.
. HS làm việc trong nhóm 4. Thư kí các nhóm ghi nhanh những từ ngữ miêu tả không gian cả nhóm tìm được. Mỗi thành viên đặt 1 câu(miệng) với một trong các từ vừa tìm được.
. Đại diện các nhóm trình bày.
. HS làm việc trong nhóm 4.
. Đại diện các nhóm trình bày.
IV Rút kinh nghiệm:..................................
.
môn: Kĩ thuật(8)
Bài: 
I Mục tiêu
 	* Giúp HS:
- Biết cách đính khuy hai lỗ
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình kĩ thuật.
- Rèn tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học :
1. Mẫu đính khuy hai lỗ
2. Một số sản phẩm may mặc có đính khuy hai lỗ
3. Vật liệu và dụng cụ (như hướng dẫn SGV)
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Giới thiệu bài.
2. Bài cũ 
3.Bài mới 
1. Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : HS nhắc lại quy trình đính khuy hai lỗ (2- 3 HS).
- GV kết luận nhấn mạnh các bước trong quy trình, lưu ý HS một số điểm trong quy trình. 
* Hoạt động 2 : HS thực hành đính khuy hai lỗ
- Gv nêu yêu cầu thời gian thực hành : Mỗi HS đính một khuy trong thời gian 20 phút.
- GV quan sát uốn nắn những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật.
* Hoạt động 3 : Đánh giá sản phẩm
- GV đánh giá nhận xét kết quả thực hành
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét thái độ tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS
- Chuẩn bị tiết sau “Đính khuy bốn lỗ”.
- HS đọc lướt mục II SGK, nêu các bước đính khuy hai lỗ
- HS đọc SGK, quan sát hình 2, nêu cách
vạch dấu điểm đính khuy và thực hành  ... ò
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những hs học tập tốt. 
Nhắc nhở hs chuẩn bị bài cho tiết 9.
Bước 1: HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam á năm 2004 và trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Bước 1: HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV tổng hợp và kết luận: Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc, học hành lớn hơn nhà ít con. Nếu thu nhập của bố mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi,...
IV Rút kinh nghiệm ...
..
Môn :Toán(39)
Bài: luyện tập chung
I- Mục tiêu
Giúp HS :
- Đọc viết so sánh số thập phân
- Tính nhanh (với các biểu thức dưới dang tỉ số) bằng cách thuận tiện nhất.
II- Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập toán.
III- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B.Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài
BT1 :GV cho HS đọc các số thập phân theo cặp
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc trước lớp
- GV có thể hỏi HS về hàng, giá trị chữ số trong mỗi hàng.
BT2 : GV cho Hs làm bài cá nhân
- GV cho HS đổi vở cho bạn bên cạnh, tự kiểm tra nhận xét bài của bạn
- GV cho HS báo cáo kết quả
- GV nhận xét, kết luận
BT3 : GV cho HS làm bài cá nhân
- GV cho HS báo cáo kết quả, GV kết luận
BT4 : GV cho HS nêu yêu cầu; GV nhấn mạnh yêu cầu
- GV cho HS làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Thu 3- 4 vở của HS chấm bài 4
- Nhận xét, đánh giá bài trên bảng; GV kết luận, lưu ý HS cách trình bày.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS chữa bài, HS nhận xét bài.
Bài1.
HS đọc các số thập phân theo cặp
HS nối tiếp nhau đọc trước lớp
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở bài tập, và lên bảng chữa.
Bài 3:
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài 4
- HS làm bài theo nhóm 4
IV Rút kinh nghiệm ..
.
 Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2007.
Môn: Tập làm văn (16)
Bài: Luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục tiêu
	1.Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
	2.Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
II. Đồ dùng dạy học
	1.BT TV5.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
GV
HS
1. ổn định
2. Bài cũ:
- GV gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại 
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới:
- GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
- HD HS làm bài tập:
* BT1. Một hs đọc yêu cầu, hs nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp.
+ cả lớp và GV nhận xét
+ GV nhấn mạnh những ND cơ bản mà BT đề cập tới.( a) là kiểu MB trực tiếp, b) là kiểu MB gián tiếp.)
* BT2. 1 HS đọc YC.
+ GV g. thích thêm YC b. tập, minh hoạ cho hs một số vấn đề có liên quan đến bài tập. YC hs nhắc lại kiến thức về KB mở rộng và KB không mở rộng.
+ GV chấm điểm cho những hs trình bày tốt.
+ Gv nhấn mạnh lại ý cơ bản của B.T.( 2 cách KB giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn hs đối với con đường. Khác nhau: KB mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô , công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp. KB không mở rộng: khẳng địng con đường rất thân thiết với bạn học sinh.)
* BT3: Hs nêu YC, Gv giúp hs hiểu rõ thêm YC ( Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp..có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình. Để viết một KB kiểu mở rộng... có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn , tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.)
- HS viết bài vào vở. Nối tiếp trình bày bài làm...
- Nhận xét , góp ý 
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài ( Yc hs ghi nhớ hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn tả cảnh). YC những HS chưa hoàn thành đầy đủ các bài về nhà thực hiện tiếp cho đủ.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài tiết 17.
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại 
Một hs đọc yêu cầu, hs nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp.
+ Cả lớp đọc thầm lại YC và làm bài cá nhân.
+ HS nối tiếp trình bày ý kiến.
1 HS đọc YC.
+ HS làm bài và phát biểu ý kiến.
- Hs nêu YC
- HS viết bài vào vở. Nối tiếp trình bày bài làm...
IV Rút kinh nghiệm .
.
Môn:Kể chuyện(8)
Bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu
	1. Rèn kỹ năng nói:Biết KC tự nhiên, bằng lời của mình một c.chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa c. chuyện, biết đặt câu hổi cho bạn hoặc trả lời c. hỏi của bạn; tăng cường ý thức bảo vệ thiên nhiên.
	2. Rèn kỹ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	1. Một số truyện nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc 5 .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
GV
HS
1. ổn định
2. Bài cũ:
- YC 2 hs tiết trước chưa thi KC trước lớp lên kể lại 1-2 đoạn c.chuyện Cây cỏ nước Nam và nêu ý nghĩa c. chuyện vừa kể.
- Cả lớp và GV nhận xét , đánh giá chung.
3. Bài mới.
a) GTB..
b) HD HS kể chuyện.
* HD HS hiểu yêu cầu đề bài.
- GV gạch chân dưới những từ cần chú ý : đã nghe, đã đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- GV giải thích lại một số ND cơ bản mà đề YC, những từ cần chú ý(.... )
- GV nhắc nhở hs lựa chọn ND câu chuyện phù hợp, cách tìm câu chuyện để kể.Cần kể những c. chuyện ngoài SGK.
- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của hs.
G. thiệu rõ nhân vật trong c.chuyyện đó.
* HS thực hành K.C. trao đổi về ý nghĩa c. chuyện.
-Gv lưu ý: Với những truyện dài mà các em không có khả năng kể hết thì chỉ kể 1,2 đoạn để bạn mình còn được kể.( phần còn lại sẽ kể cho nhau nghe trong giờ ra chơi)
+ Thi kể chuyện trước lớp
-Gv dán lên bảng YC đánh giá bài K.C
- Mỗi hs kể đều nói ý nghĩa c. chuyện của mình hoặc có thể giao lưu với các bạn trong lớp.( Câu hỏi giao lưu: VD: chi tiết nào trong truyện khiến bạn cảm động nhất? Câu chuyện giúp bạn hiểu thêm điều gì?..)
4. Củng cố , dặn dò
- GV nhận xét tiết học. YC HS về nhà kể lại c.chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
	- Dặn dò cho hs chuẩn bị trước cho tiết KC tuần 9. Cố gắng nhớ lại một lần em được đi thăm cảnh đẹp của địa phương em hoặc ở một nơi nào đó để kể lại cho các bạn nghe.
- HS kể .
- HS nhận xét.
- Một hs đọc đề bài.
- HS nêu lại YC đề.
- HS nối tiếp đọc các gợi ý 1,2 ,3 trong SGK
- Một số hs nối tiếp nêu tên c.chuyện mình sẽ kể. 
+ HS K.C trong nhóm
- HS K.C theo cặp, trao đổi về ý nghĩa c. chuyện.
- HS xung phong hoặc cử đại diện lên kể.
-Cả lớp nhận xét đánh giá, cho điểm bạn theo tiêu chuẩn:
	Nd truyện có hay không?
	Cách K.C thế nào?
	Khả năng hiểu c.chuyện của người kể
-Cả lớp bình chọn cho bạn k. c tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất...
IV Rút kinh nghiệm ...
..
Môn: Toán(40)
Bài: viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I- Mục tiêu
- Bảng đơn vị đo độ dài
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, các đơn vị đo thông dụng.
- Luyện viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ, vở bài tập.
III- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B.Bài mới 
1. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài
VD : 	1km = 1000 m;	
 1m = 1000 mm
	1m = 100 cm;	
 1m = km = 0,001km
	1cm = m = 0,01 m
2.Ví dụ
-GV nêu ví dụ 1, hướng dẫn HS cách làm.
GV kết luận
-GV nêu tiếp ví dụ 2, hướng dẫn HS tương tự ví dụ 1
3.Hướng dẫn HSThực hành
BT1 :GV cho Học sinh làm bài cá nhân
- GV cho HS báo cáo kết quả, Gv yêu cầu HS nêu cách làm
- nhận xét, kết luận
BT2 : GV chữa chung cả lớp ý đầu tiên; lưu ý HS khi làm bài không phải nêu cách làm.
- GV cho HS làm sau đó trao đổi vở với bạn bên cạnh.
- Nhận xét, đánh giá.
BT3 : GV cho HS tự làm 
- GV cho HS báo cáo kết quả, Gv thống nhất kết quả
Lưu ý khi HS làm GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
- 2 HS chữa bài.
- HS nhận xét chữa bài.
- HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng.
-HS làm.
-HS làm tiếp các ví dụ còn lại
Bài1:
- HS đọc đề toán, làm bài và chữa.
Bài2:
- HS chữa bài, nhận xét chữa.
Bài3:
- HS đọc bài toán.
- HS chữa bài.
IV Rút kinh nghiệm 
.
Môn: Khoa học (16)
Bài: phòng tránh HIV/ AIDS
I- Mục tiêu
 Giúp HS:
- Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS.
- Có ý thức tuyên truyền và vận động mọi người cùng tránh.
II- Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập
III- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
A. Bài cũ : Em đã làm gì để phòng bệnh viêm gan A ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Gv đặt vấn đề như SGV
*Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh, ai đúng ?
-GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*.Hoạt động 2 : Sưu tầm thông tin, tranh, ảnh và triển lãm
- GV chọn một số bài để giới thiệu chung cả lớp.
- Nếu HS không sưu tầm được hoặc sưu tầm được ít có thê thay hoạt động này bằng việc các em đọc thông tin và quan sát hình trang 35 SGK thảo luận nhóm theo yêu cầu :
+ Tìm thông tin nói về phòng tránh HIV/ AIDS. Thông tin nào nói về cách phát hiện một số người có bị nhiễm HIV hay không.
+ Theo bạn có thể có cách nào để không bị lây nhiễm HIV/ AIDS qua đường máu ?
4Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-HS trình bày
-HS nhận xét.
- Thi tìm hiểu câu trả lời tương ứng cho câu hỏi.
- Các nhóm thi đua dán phiếu vào bảng phụ, treo lên bảng, nhóm nào xong trước treo bảng.
- Mỗi nhóm cử một bạn làm ban giám khảo, đánh giá theo tiêu chuẩn : nhanh, đúng, trình bày đẹp.
- Chọn ra nhóm thắng cuộc
- Các nhóm sắp xếp và trình bày các thông tin, tranh ảnh, tranh cổ động, các bài báo, đã sưu tầm và tập trình bày trong nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình trên bàn, cử hai bạn ở lại để thuyết minh, các bạn khác đi xem triển lãm ở các nhóm khác.
- HS đọc mục bạn cần biết.
IV Rút kinh nghiệm ..
.
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN8.doc