I/ Mục tiêu
- Học sinh tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ chân dung đơn giản
- Tập vẽ tranh chân dung theo ý thích.
- HS thêm yêu quý người thân, bạn bè.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau.
- Một số bài vẽ chân dung học sinh.
HS :- Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ- Bút chì, màu vẽ các loại.
III/ Hoạt động dạy - học
Ngày soạn: 28 / 10 / 2012 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 31 / 10 / 2012 Lớp 2C- Tiết 2 Thứ 5 ngày 1 /10 / 2012 Lớp 2A- Tiết 1 Lớp 2B- Tiết 2 Bài 10: Vẽ tranh Đề tài tranh chân dung I/ Mục tiêu - Học sinh tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người. - Biết cách vẽ chân dung đơn giản - Tập vẽ tranh chân dung theo ý thích. - HS thêm yêu quý người thân, bạn bè. II/ Chuẩn bị GV: - Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau. - Một số bài vẽ chân dung học sinh. HS :- Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ- Bút chì, màu vẽ các loại. III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức lớp . (1’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. ( 2’) - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2. - Nêu cách vẽ cái mũ? 3.Bài mới Giới thiệu bài ( 1’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tìm hiểu về tranh chân dung ( 6’) *G/thiệu 1 số tranh chân dung và đặt câu hỏi: + Tranh chân dung vẽ những gì? + Hình dáng khuôn mặt người? + Những phần chính trên khuôn mặt? + Mắt, mũi, miệng, .... của mọi người có giống nhau không? -Vẽ tranh ch/dung, ngoài khuôn mặt,còn có thể vẽ gì? GV chốt: + Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. + Tranh ch/dung nhằm diễn tả đ2 của người được vẽ. Khuôn mặt người khác nhaucó người mắt to, mắt nhỏ, miệng rộng, miệng hẹp ...). - Em hãy tả khuôn mặt của ông, bà,cha, mẹ và bạn bè. 2. Hướng dẫn cách vẽ chân dung: ( 5’) *Cho h/sinh xem một vài chân dung có nhiều cách bố cục và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để HS n/xét: + Bức tranh nào đẹp? Vì sao? + Em thích bức tranh nào? *Minh họa cách vẽ chân dung lên bảng: 3. Hướng dẫn thực hành: ( 17’) *Y/c HS vẽ chân dung người mà em yêu thích: *Nhắc nhở HS : + Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ vai. + Vẽ chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng, tai ... sao cho rõ đặc điểm + Vẽ xong hình rồi vẽ màu. - GV quan sát nhắc nhở hs vẽ bài. + HS quan sát tranh và trả lời: + Vẽ về người. Có thể chỉ vẽ khuôn mặt, 1 phần thân (bán thân). + Hình trái xoan, lưỡi cày, vuông chữ điền, ... + Mắt, mũi, miệng, ... + Không giống nhau Vẽ cổ, vai, áo. - Lắng nghe - HS tả lại đặc điểm người thân HS quan sát nhắc lại cách vẽ. + Khuôn mặt,Vẽ cổ, vai vừa với khổ giấy. + Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng, tai và các chi tiết. + Vẽ màu: Màu tóc, màu da, màu áo, màu nền. - Tập vẽ tranh chân dung theo ý thích. 4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’) *GV chọn và hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp: + Màu sắc. + Hình vẽ, bố cục (chú ý đến đặc điểm của các bộ phận trên khuôn mặt). *Gv khen ngợi HS có bài vẽ đẹp,gợi ý những HS chưa h/thành bài để về nhà vẽ tiếp 5. Dặn dò: ( 1’) - Vẽ chân dung người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ...) Ngày soạn: 4 / 11 / 2012 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 7/ 11 / 2012 Lớp 2C- Tiết 2 Thứ 5 ngày 8 /11 / 2012 Lớp 2A- Tiết 1 Lớp 2B- Tiết 2 Bài 11: Vẽ trang trí vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu I/ Mục tiêu - Học sinh nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản. - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm - Cảm nhận vẻ đẹp của đường diềm. II/ Chuẩn bị GV: - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm như: Cái đĩa, cái quạt, giấy khen, cái khay - Hình minh hoạ hướng dẫn cách trang trí đường diềm. - Bài vẽ đường diềm của HS năm trước.- Phấn màu. HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2 - Thước, bút chì, màu vẽ . III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức. (1’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra bài cũ( 2’) - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2. - Nêu các bước vẽ tranh chân dung? 3.Bài mới Giới thiệu bài (1’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Quan sát, nhận xét ( 5’) * Giáo viên cho HS xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật như: áo, váy,, đĩa, bát,. - Kể tên các đồ vật được trang trí đường diểm? - Khi được trang trí đường diểm đồ vật trở lên thế nào? - Họa tiết dùng để trang trí đường diềm là những hình gì? - Các họa tiết giống nhau được vẽ như thế nào? * GV chốt: + Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp. + Hoạ tiết để trang trí đường diềm thường là hình hoa, lá, con vật. + Hoạ tiết được vẽ nhắc lại hoặc xen kẽ. + Các h/tiết giống nhau thường vẽ = nhau và vẽ 1 màu. + Màu nền và màu hoạ tiết thường có độ đậm nhạt đối lập nhau. 2. C/vẽ h. tiết vào đ/diềm và vẽ màu (6’) *Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập rồi treo hình minh họa hướng dẫn cách vẽ: + Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng; Vẽ các cánh hoa cho đều. + Chọn màu theo ý thích. + Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các hoạ tiết. + Vẽ màu đều, không ra ngoài hoạ tiết (không vẽ nhiều màu) + Nên vẽ màu nền,màu nền khác với màu h.tiết 3. Hướng dẫn thực hành ( 17’) - Gv quan sát, hướng dẫn hs vẽ bài. + Quan sát kĩ hình mẫu trước khi vẽ. + Vẽ các cánh hoa cho đều. + Tô hoạ tiết cùng màu hoặc xen kẽ. + Màu nền và màu hoạ tiết có độ đậm nhạt đối lập nhau. + HS quan sát tranh và trả lời: - Cái bát, áo,.. - Đẹp hơn - Hoa lá, con vật, hình vuông, hình tròn,.. - Được vẽ bằng nhau và tô cùng màu - Hs nêu yêu cầu bài tập. + Hình 1: Hình vẽ “hoa thị” hãy vẽ tiếp hình để có đường diềm (vẽ theo nét chấm). + Hình 2: Hãy nhìn hình mẫu để vẽ tiếp hình hoa.. + HS: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. 4. Nhận xét,đánh giá.( 3’) *Hướng dẫn HS nhận xét về: - Vẽ hoạ tiết (đều hay chưa đều). - Cách vẽ màu họa tiết, màu nền - HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích. 5. Dặn dò (1’) - Tiếp tục làm bài ở nhà (nếu chưa hoàn thành) - Quan sát các loại cờ. Ngày soạn: 11 / 11 / 2012 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 14 / 11 / 2012 Lớp 2C- Tiết 2 Thứ 5 ngày 15 /11 / 2012 Lớp 2A- Tiết 1 Lớp 2B- Tiết 2 Tuần 12 Bài 12: Vẽ theo mẫu vẽ cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội I/ Mục tiêu - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ. - Biết cách vẽ lá cờ. - Tập vẽ một lá cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội II/ Chuẩn bị GV: - ảnh một số loại cờ hoặc cờ thật như: cờ Tổ quốc, cờ lễ hội ... - Tranh, ảnh ngày lễ hội có nhiều cờ. HS : - Sưu tầm tranh, ảnh các loại cờ trong sách, báo – Sáp màu, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy. III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức lớp. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’) - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2. 3.Bài mới Giới thiệu bài ( 1’) *G/thiệu 1số tranh, ảnh lá cờ Tổ quốc, lễ hội để HS nhận biết về đặc điểm, hình dáng các loại lá cờ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Quan sát, nhận xét ( 5’) * Giới thiệu các loại cờ đã chuẩn bị để HS nhận xét như:. - Cờ tổ quốc hình gì? - Nền cờ màu gì? - ở giữa nền cờ có gì? - Cờ lễ hội như thế nào? - Giáo viên cho HS xem xét một số hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó. 2. Hướng dẫn cách vẽ lá cờ( 6’) * Hướng dẫn cho các em cách vẽ: - Cờ Tổ quốc: + Giáo viên vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để HS nhận ra tỉ lệ nào là vừa. +Gv hướng dẫn vẽ trên bảng. + Vẽ màu:* Nền màu đỏ tươi.Ngôi sao màu vàng. - Cờ lễ hội: Cờ lễ hội có 2 cách vẽ: +Vẽ h.b/quát,vẽ tua trước,vẽ h.v trong lá cờ sau. + Vẽ hình bao quát trước, vẽ h.vuông, vẽ tua sau. 3. Hướng dẫn thực hành (17’) - Giáo viên gợi ý để HS: + Phác hình gần với tỉ lệ lá cờ định vẽ (có thể vẽ cờ đang bay). + Vè màu đều, tươi sáng. + Gv gọi 3 em lên bảng vẽ bài * Q/sát từng bàn để giúp đỡ HS h.thành bài tại lớp. + HS q/sát tranh và trả lời: + Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa. + Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau - Hs nhận xét tìm ra tỉ lệ thích hợp + Vẽ hình lá cờ vừa với phần giấy. + Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ cố gắng vẽ 5 cánh đều nhau + Vẽ hình dáng bề ngoài trước, chi tiết sau. + Vẽ màu theo ý thích. + Bài tập: Tập vẽ một lá cờ và vẽ màu. - 3 hs lên bảng tập vẽ lá cờ + Vẽ lá cờ vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. 4. Nhận xét,đánh giá.( 3’) - Thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại. - Yêu cầu học sinh chọn ra một số bài vẽ đẹp - Nhận xét giờ học và động viên HS. 5. Dặn dò: ( 1’) - Quan sát vườn hoa, công viên. - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau
Tài liệu đính kèm: