I/ Mục tiêu
- Học sinh làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh hoạ sĩ.
- Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
- Yêu mến anh bộ đội.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một vài bức tranh của hoạ sĩ: Tranh phong cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, lụa, sơn dầu .)
- Tranh của thiếu nhi.
HS: - Vở tập vẽ 2
- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi.
Ngày soạn: 14 / 10 / 2012 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 17 / 10 / 2012 Lớp 2C- Tiết 2 Thứ 5 ngày 18 /10 / 2012 Lớp 2A- Tiết 1 Lớp 2B- Tiết 2 Bài 08: Thường thức mĩ thuật Xem tranh Tiếng đàn bầu (Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt) I/ Mục tiêu - Học sinh làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh hoạ sĩ. - Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh. - Yêu mến anh bộ đội. II/ Chuẩn bị GV: - Một vài bức tranh của hoạ sĩ: Tranh phong cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, lụa, sơn dầu ...) - Tranh của thiếu nhi. HS: - Vở tập vẽ 2 - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi. III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức lớp . (1’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra Bài cũ. ( 2’) - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2. - Nêu cách vẽ tranh đề tài em đi học? 3.Bài mới. Giới thiệu bài ( 1’) - Giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và tranh Tiếng đàn bầu trong Vở tập vẽ 2 để học sinh nhận biết thêm về các loại tranh: Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt và các chất liệu (màu bột, sơn dầu ...) và Yêu cầu học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi: + Tên của bức tranh là gì ?,Các hình ảnh, màu sắc trong tranh thế nào ? + Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ có rõ không ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Xem tranh ( 20’) - Gv yêu cầu HS quan sát tranh ở Vtv 2 rồi trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu tên bức tranh vẽ tên hoạ sĩ ? + Tranh vẽ mấy người? + Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì? -Hình nào là hình ảnh chính? - Hình nào là hình ảnh phụ? +Trong tranh, hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào? + Em có thích tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt không? Vì sao. - GV gợi ý để từng HS trả lời theo suy nghĩ riêng. - Giáo viên bổ sung: + Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây. + Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu, ông còn có nhiều tác phẩm hội hoạ khác như: Em nào cũng được học cả, Ơ! bố; + Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Trước mặt anh là hai em bé, một em qùy bên chõng, một em nằm trên chõng, tay tì vào má, ngoài ra Còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu. H.ảnh này càng tạo không gian làm cho bức tranh thêm sinh động.Tiếng đàn bầu là bức tranh đẹp nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thieus nhi. + HS quan sát tranh và trả lời: +Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Tốt + Anh bộ đội và hai em bé. +Anh bộ đội đang chơi đàn, hai em bé đang nghe đàn Chú bộ đội và hai em bé Hình ảnh người phụ nữ, bức tranh Hs lắng nghe Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá. ( 3’) - Nhận xét chung tiếy học. - Khen ngợi những HS phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài. Hoạt động 3 : Dặn dò: ( 1’) - Sưu tầm thêm tranh in trên sách, báo - Quan sát các loại mũ (nón). - Tập nhận xét tranh dựa theo các câu hỏi như bài học hôm nay. Ngày soạn: 21 / 10 / 2012 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 24 / 10 / 2012 Lớp 2C- Tiết 2 Thứ 5 ngày 25 /10 / 2012 Lớp 2A- Tiết 1 Lớp 2B- Tiết 2 Bài 9: Vẽ theo mẫu Vẽ cái mũ ( nón) I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón). - Biết cách vẽ cái mũ ( nón) - Tập vẽ cái mũ ( nón) theo mẫu II/ Chuẩn bị GV: - Tranh, ảnh các loại mũ.- Một số bài vẽ cái mũ của học sinh năm trước. - Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ. III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức lớp. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: ( 2’) - Kiểm tra đồ dùng học tập 3.Bài mới Giới thiệu bài ( 1’) - Gv g/thiệu một số dạng mũ khác nhau để HS nhận biết được đ2 h.dáng của các loại mũ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Quan sát, nhận xét. ( 5’) - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu về cái mũ: + Em hãy kể tên các loại mũ mà em biết. + Hình dáng các loại mũ có khác nhau không? + Mũ thường có màu gì? * Giới thiệu tranh, ảnh hoặc hình vẽ giới thiệu các loại mũ và yêu cầu học sinh gọi tên của chúng. Ví dụ: Mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai, mũ bộ đội, ... 2.Hướng dẫn cách vẽ cái mũ: ( 6’) * Giới thiệu chiếc mũ mẫu rồi minh họa lên bảng theo các bước sau. +Vẽ khung hình. + Vẽ phác hình dáng chung của mẫu. + Vẽ các chi tiết cho giống cái mũ. + Sau khi vẽ xong hình, có thể trang trí cái mũ cho đẹp. + Vẽ màu. + Cho hs quan sát bài vẽ của các hs năm trước 3.Hướng dẫn thực hành (17’) - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy quy định. + HS quan sát tranh và trả lời: - Mũ bộ đội, công an, mũ len, mũ vải vanh rộng,. Khác nhau + Nhiều màu khác nhau. Hs quan sát và nhắc lại cách vẽ - Quan sát. - Tập vẽ cá mũ ( nón ) theo mẫu. 4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’) - Yêu cầu học sinh chọn một số bài vẽ đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét bài vẽ về: + Hình vẽ (đúng, đẹp). + Trang trí (có nét riêng) - Yêu cầu học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích của mình, sau đó bổ sung, tổng kết bài học. 5.Dặn dò: ( 1’) - Sưu tầm tranh chân dung. - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.
Tài liệu đính kèm: