Giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 9

I/ Mục tiêu

- Học sinh hiểu được hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón).

- Biết cách vẽ cái mũ- Vẽ được cái mũ theo mẫu

II/ Chuẩn bị

GV: - Tranh, ảnh các loại mũ.- Một số bài vẽ cái mũ của học sinh năm trước.

 - Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.

 - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ

HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ.

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2009
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 21/10/2009 2C- T3
 Thứ 5 ngày 22/10/2009 2A-T1 2B-T2
Tuần 09 Bài 9: Vẽ theo mẫu
 Vẽ cái mũ
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu được hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón).
- Biết cách vẽ cái mũ- Vẽ được cái mũ theo mẫu
II/ Chuẩn bị 
GV: - Tranh, ảnh các loại mũ.- Một số bài vẽ cái mũ của học sinh năm trước. 
 - Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.
 - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ 
HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ.
III/ Hoạt động dạy - học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới .Giới thiệu ( 1’)
- Gv g/thiệu một số dạng mũ khác nhau để HS nhận biết được đ2 h.dáng của các loại mũ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. ( 5’)
 - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu về cái mũ:
+ Em hãy kể tên các loại mũ mà em biết.
+ Hình dáng các loại mũ có khác nhau không?
+ Mũ thường có màu gì?
* Giới thiệu tranh, ảnh hoặc hình vẽ giới thiệu các loại mũ và yêu cầu học sinh gọi tên của chúng. Ví dụ: Mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai, mũ bộ đội, ...
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái mũ: ( 6’)
* Giới thiệu chiếc mũ mẫu rồi minh họa lên bảng theo các bước sau.
 +Vẽ khung hình.
+ Vẽ phác hình dáng chung của mẫu.
+ Vẽ các chi tiết cho giống cái mũ.
+ Sau khi vẽ xong hình, có thể trang trí cái mũ cho đẹp bằng màu sắc tự chọn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (17’)
- Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy quy định. 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Nhiều màu khác nhau.
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
- Vẽ các bộ phận của cái mũ và trang trí, vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Yêu cầu học sinh chọn một số bài vẽ đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét bài vẽ về:
+ Hình vẽ (đúng, đẹp).
+ Trang trí (có nét riêng)
- Yêu cầu học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích của mình, sau đó bổ sung, tổng kết bài học. 
* Dặn dò: - Sưu tầm tranh chân dung.
Ngày soạn: 25/10/2009
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 28/10/2009 2C- T3
 Thứ 5 ngày 29/10/2009 2A-T1 2B-T2
Tuần 10 Bài 10: Vẽ tranh
 Đề tài tranh chân dung
I/ Mục tiêu
 - Học sinh tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người.
 - Làm quen với cách vẽ chân dung- Vẽ được một bức chân dung theo ý thích. 
II/ Chuẩn bị 
 GV: - Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau- Một số bài vẽ chân dung học sinh.
 HS :- Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ- Bút chì, màu vẽ các loại. 
III/ Hoạt động dạy - học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới .Giới thiệu ( 1’) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung
*G/thiệu 1 số tranh chân dung và gợi ý để h/s thấy đc:
+ Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. 
+ Tranh ch/dung nhằm diễn tả đ2 của người được vẽ. 
- GV gợi ý để h/s tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người.
+ Hình khuôn mặt người?
+ Những phần chính trên khuôn mặt?
+ Mắt, mũi, miệng, .... của mọi người có giống nhau không? (Giáo viên cho HS quan sát bạn để nhận ra: có người mắt to, mắt nhỏ, miệng rộng, miệng hẹp ...).
-Vẽ tranh ch/dung, ngoài khuôn mặt,còn có thể vẽ gì? 
- Em hãy tả khuôn mặt của ông, bà,cha, mẹ và bạn bè.
*Gợi tả thêm về sự phong phú của khuôn mặt người .
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ chân dung:
*Cho h/sinh xem một vài chân dung có nhiều cách bố cục và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để HS n/xét:
+ Bức tranh nào đẹp? Vì sao?
+ Em thích bức tranh nào?
*Minh họa cách vẽ chân dung lên bảng:
+ Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã ch/ bị.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: 
*Y/c HS vẽ chân dung người mà em yêu thích:
*Nhắc nhở HS : + Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ vai.
+ Vẽ chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng, tai ... sao cho rõđ2
 + Vẽ xong hình rồi vẽ màu. 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Có thể chỉ vẽ khuôn mặt, 1 phần thân (bán thân).
+ Hình trái xoan, lưỡi cày, vuông chữ điền, ...
+ Mắt, mũi, miệng, ...
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
Có thể là ông, bà, bố, mẹ,..
+ Khuôn mặt.Vẽ cổ, vai.
+ Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng, tai và các chi tiết.
+ Vẽ màu: Màu tóc, màu da, màu áo, màu nền.
Vẽ theo hướng dẫn
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
*GV chọn và hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp: + Màu sắc.
+ Hình vẽ, bố cục (chú ý đến đặc điểm của các bộ phận trên khuôn mặt).
*Gv khen ngợi HS có bài vẽ đẹp,gợi ý những HS chưa h/thành bài để về nhà vẽ tiếp
* Dặn dò: - Vẽ chân dung người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ...)
Ngày soạn: 1/11/2009
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 4/11/2009 2C- T3
 Thứ 5 ngày 5/11/2009 2A-T1 2B-T2
Tuần 11 Bài 11: Vẽ trang trí
vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm- Thấy được vẻ đẹp của đường diềm. 
II/ Chuẩn bị
 GV: - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm như: Cái đĩa, cái quạt, giấy khen, cái khay 
 - Hình minh hoạ hướng dẫn cách trang trí đường diềm.
 - Bài vẽ đường diềm của HS năm trước.- Phấn màu. 
 HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2 - Thước, bút chì, màu vẽ .
III/ Hoạt động dạy - học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới Giới thiệu (1’) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét ( 5’)
* Giáo viên cho HS xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật như:... 
và gợi ý để HS nhận biết thêm về đường diềm:
+ Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.
+ Các h/tiết giống nhau thường vẽ = nhau và vẽ 1 màu
Hoạt động 2: C/vẽ h. tiết vào đ/diềm và vẽ màu (6’)
*Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập rồi treo hình minh họa hướng dẫn cách vẽ:
+ Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng;
+ Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các hoạ tiết.
*Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 ở Vở tập vẽ 2.
*Hướng dẫn HS vẽ màu:
+ Vẽ màu đều, không ra ngoài hoạ tiết (không vẽ nhiều màu)
+ Nên vẽ thêm màu nền,màu nền khác với màu h.tiết
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành ( 17’)
*Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Cá nhân: Vẽ đường diềm hình 1 (tuỳ chọn). Đường diềm hình 2 là bài tập về nhà.
- Vẽ theo nhóm:
+ Vẽ trên bảng (yêu cầu 2 hoặc 3 HS tự vẽ đường diềm trên bảng bằng phấn màu).
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ áo, váy, thổ cẩm hoặc đĩa, bát, lọ, khăn,
 + Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
*HS làm việc theo4nhóm
+ Hình 1: Hình vẽ “hoa thị” hãy vẽ tiếp hình để có đường diềm (vẽ theo nét chấm).
+ Hình 2: Hãy nhìn hình mẫu để vẽ tiếp hình hoa..
+ Bài tập: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
*Hướng dẫn HS nhận xét về: Vẽ hoạ tiết (đều hay chưa đều), cách vẽ màu họa tiết, màu nền- HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích. 
* Dặn dò: - Tiếp tục làm bài ở nhà (nếu chưa hoàn thành)- Quan sát các loại cờ.
Ngày soạn: 8/11/2009
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 11/11/2009 2C- T3
 Thứ 5 ngày 12/11/2009 2B-T2
Tuần 12 Bài 12: Vẽ theo mẫu
 vẽ cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội
I/ Mục tiêu
 - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ.
 - Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ. Vẽ được một lá cờ.
II/ Chuẩn bị 
GV: - ảnh một số loại cờ hoặc cờ thật như: cờ Tổ quốc, cờ lễ hội ...
 - Tranh, ảnh ngày lễ hội có nhiều cờ. 
HS : - Sưu tầm tranh, ảnh các loại cờ trong sách, báo – Sáp màu, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy.
III/ Hoạt động dạy - học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới Giới thiệu ( 1’) 
*G/thiệu 1số tranh, ảnh lá cờ Tổ quốc, lễ hội để HS nhận biết về đ2 h/dáng các loại lá cờ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét ( 5’)
* Giới thiệu các loại cờ đã chuẩn bị để HS nhận xét như:.
- Giáo viên cho HS xem xét một số hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ lá cờ( 6’)
* Hướng dẫn cho các em cách vẽ:
- Cờ Tổ quốc:
+ Giáo viên vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để HS nhận ra tỉ lệ nào là vừa. 
+ Vẽ màu:* Nền màu đỏ tươi.Ngôi sao màu vàng.
- Cờ lễ hội:
Cờ lễ hội có 2 cách vẽ:
+Vẽ h.b/quát,vẽ tua trước,vẽ h.v trong lá cờ sau.
+ Vẽ hình bao quát trước, vẽ h.vuông, vẽ tua sau. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (17’)
- Giáo viên gợi ý để HS:
+ Phác hình gần với tỉ lệ lá cờ định vẽ (có thể vẽ cờ đang bay).
+ Vè màu đều, tươi sáng. 
* Q/sát từng bàn để giúp đỡ HS h.thành bài tại lớp.
+ HS q/sát tranh và trả lời:
+ Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
+ Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau
 * HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
+ Vẽ hình lá cờ vừa với phần giấy.
+ Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ cố gắng vẽ 5 cánh đều nhau
+ Vẽ hình dáng bề ngoài trước, chi tiết sau.
+ Vẽ màu theo ý thích. 
+ Bài tập: Vẽ một lá cờ và vẽ màu.
+ Vẽ lá cờ vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- Thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại.
- Yêu cầu học sinh chọn ra một số bài vẽ đẹp- Nhận xét giờ học và động viên HS. 
* Dặn dò: - Quan sát vườn hoa, công viên.
Ngày soạn: 15/11/2009
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 18/11/2009 2C- T3
 Thứ 5 ngày 19/11/2009 2A-T1 2B-T2
Tuần 13 Bài 13: Vẽ tranh
Đề tài Vườn hoa hoặc công viên 
I/ Mục tiêu
- Học sinh thấy được vẻ đẹp và ích lợi của vườn hoa và công viên.
- Vẽ được một bức tranh đề tài Vườn hoa hay Công viên theo ý thích.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Sưu tầm ảnh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên.
 - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ hoặc thiếu nhi- Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ tranh 
HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ , Bút chì, màu vẽ. 
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới .Giới thiệu ( 1’) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét ( 5’)
 - Gv giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhận biết: 
+ Vẽ vườn hoa hoặc công viên là vẽ tranh phong cảnh, với nhiều loại cây, hoa, .... có màu sắc rực rỡ.
- Gv gợi ý cho HS kể tên 1vài vườn hoa, công viên mà các em biết. 
- Giáo viên gợi ý HS tìm hiểu thêm các h.ả khác nhau ở vườn hoa, công viên: Chuồng nuôi chim, thú quý hiếm, đu quay, cầu trượt, tượng, nước ...
Hoạt động 2: Cách vẽ ( 6’)
- Giáo viên gợi ý để HS nhớ lại một góc vườn hoa ở nơi công cộng hay ở nhà mình để vẽ tranh.
-Tranh vườn hoa,công viên có thể vẽ thêm người,chim thú hoặc cảnh vật khác cho bức tranh thêm s động.
- Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ.
- Vẽ màu tươi sáng và vẽ kín mặt tranh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: ( 17’)
+ Yêu cầu:
- Vẽ hình với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
- Vẽ hình ảnh chính trước và tìm các hình ảnh phụ cho phù hợp nội dung.
- Vẽ màu theo ý thích.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp.
+ Công viên Lê - nin, Thủ Lệ, Tây Hồ ở HNội, công viên Đầm Sen, Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, .... hoặc công viên ở địa phương).
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
+ Bài tập: Vẽ tranh đề tài vườn hoa và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá ( 3’)
 - Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét một số tranh (vẽ đúng đề tài, có bố cục và màu sắc đẹp)
- GV yêu cầu HS tự tìm ra bài vẽ đẹp. 
* Dặn dò: - Về nhà nên vẽ thêm tranh theo ý thích, vẽ vào khổ giấy tơ hơn.
 - Sưu tầm tranh của thiếu nhi.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop2.doc