Giáo án Tổng hợp khối 4 - Tuần 18

Giáo án Tổng hợp khối 4 - Tuần 18

I/ Mục tiêu

- Học sinh hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.

- Học sinh biết cách vẽ lọ và quả.

- Vẽ được hình lọ và quả gần giống với mẫu. ( Hs khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu)

- Học sinh cảm nhận và yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II/ Chuẩn bị

 GV:- Một số mẫu lọ và quả khác nhau.

 - Sưu tầm một số tranh vẽ lọ và quả của họa sĩ và của học sinh.

 HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu sáp.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 4 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn :Ngày 17 tháng 12 năm 2011 
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011
 4A- Tiết 1 4B- Tiết 2
 Thứ 4 ngày 21 tháng 12 năm 2011
 4C- Tiết 2
Bài 18: Vẽ theo mẫu
Tĩnh vật lọ và quả
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
- Học sinh biết cách vẽ lọ và quả.
- Vẽ được hình lọ và quả gần giống với mẫu. ( Hs khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu)
- Học sinh cảm nhận và yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. 
II/ Chuẩn bị
 GV:- Một số mẫu lọ và quả khác nhau.
 - Sưu tầm một số tranh vẽ lọ và quả của họa sĩ và của học sinh. 
 HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu sáp.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức lớp. (2’)
2.Kiểm tra.( 2’)
- Đồ dùng học tập
-Bài cũ: Nêu cách trang trí hình vuông?
* GV gọi 1 hs trả lời sau đó nhận xét.
3.Bài mới. Giới thiệu bài ( 1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Quan sát, nhận xét ( 5’)
- Giáo viên yêu cầu HS quan sát mẫu:
- Khung hình chung của cả hai vật mẫu? ( Chiều rộng, chiều cao của toàn bộ mẫu)
- Vị trí của lọ và quả?
- Hình dáng, tỷ lệ của từng mẫu?
- Đậm nhạt và màu sắc của mẫu?
-GV nhận xét bổ sung và chỉ dẫn cụ thể trên mẫu.
- GV nhấn mạnh: Để vẽ được mẫu có hai vật mẫu, các em cần quan sát kĩ vật mẫu, xác định khung hình chung của cả hai mẫu, rồi mới xác định khung hình của từng vật mẫu nằm trong khung hình chung đó. Các bước tiếp theo thực hiện như các bài vẽ một mẫu.
2.Cách vẽ: ( 6’)
-Yêu cầu hs nêu cách vẽ của bài vẽ theo mẫu.
- GV cho HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo.
- GV hướng dẫn vẽ trực tiếp trên bảng theo các bước:
3.Thực hành: ( 17’)
- GV hướng dẫn: Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.
+ ước lượng khung hình chung và riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả; .
+ Phác các nét chính của hình lọ và quả (phác các nét thẳng mờ);
+ Nhìn mẫu, vẽ hình cho giống mẫu.
+ Vẽ hình xong có thể vẽ đậm nhạt, vẽ màu.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Hs lắng nghe
+HS nêu:
+ Quan sát
- Hs quan sát
=>
+ ước lượng chiều cao so với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung.
+ Vẽ khung hình riêng của từng mẫu, kẻ trục.
+ Vẽ phác các nét chính.
+ Vẽ chi tiết và vẽ màu theo mẫu hoặc tự chọn.
+ Có thể vẽ đậm nhạt bằng chì đen.
- Hs vẽ theo hướng dẫn
4.Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- GVgợi ý hs nhận xét một số bài đã hoàn thành về: 
+ Bố cục, tỉ lệ. 
+Hình vẽ, nét vẽ. 
+Đậm nhạt và màu sắc.
- Gv cùng học sinh xếp loại bài vẽ và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 
- Nhận xét chung tiết học.
5.Dặn dò ( 1’): 
 - Sưu tầm và tìm hiểu vẽ tranh dân gian Việt Nam.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau.
Tuần 19
Ngày soạn :Ngày 1 tháng 1 năm 2012 
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 4 tháng 1 năm 2012
 4A- Tiết 1 4B- Tiết 2
 Thứ 5 ngày 5 tháng 1 năm 2012
 4C- Tiết 2
Bài 19: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh dân gian Việt Nam
I/ Mục tiêu
 - Học sinh hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức. ( Hs khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.)
- Học sinh yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. 
II/ Chuẩn bị
GV: - Một số tranh dân gian, chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
 - SGK, SGV.
HS : - Sưu tầm thêm tranh dân gian (nếu có điều kiện) 
 - Giấy vẽ, SGK 4, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp màu.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (1’)
2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’)
3.Bài mới. 
Giới thiệu bài ( 1’)
1.Giới thiệu về tranh dân gian ( 5’) 
- Giáo viên giới thiệu tranh dân gian và gợi ý cho hs tìm hiểu
+ Tranh dân gian đã có từ lâu, là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật Việt Nam. Trong đó, tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) và Hàng Trống (Hà Nội) là hai dòng tranh tiêu biểu.
+ Tranh dân gian còn được gọi là tranh gì? vì sao?
+ Tranh xuất hiện từ khi nào?
+ Nổi bật nhất trong các dòng tranh dân gian VN là những tranh nào?
+ Đề tài của tranh dân gian?
* GV nhận xét và tóm tắt chung. SGV – Tr. 65
Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu,.. Bố cục tranh chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung. Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên.
2.Hướng dẫn xem tranh ( 20’) 
Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm.
- Gv phát phiếu câu hỏi.
+Tranh Lí Ngư Vọng Nguyệt có những h.ảnh nào? 
+Tranh Cá chép có những hình ảnh nào? 
+ Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh ? 
+ Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu? 
+ Hai con các chép được thể hiện như thế nào?
+ Hai bức tranh có gì giống nhau, khác nhau?
- Giáo viên yêu cầu các nhóm đại diện trình bày ý kiến của mình.
- Giáo viên nhận xét các ý kiến, trình bày của các nhóm.
* GV bổ sung- tóm tắt ý chính:
+ Hai bức tranh cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau. Đây là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam.
* GV giới thiệu qua về cách làm tranh dân gian:
- Tranh Đông Hồ: Khắc hình trên bản gỗ, quét màu rồi in trên giấy dó quét điệp. Mỗi màu in bằng một bản khắc.
- Tranh Hàng Trống: Chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen sau đó mới vẽ màu.
+ HS quan sát tranh.HS đọc mục I- SGK
-Gọi là tranh tết vì thường được treo vào dịp tết.
- Có từ rất lâu đời
- Hàng Trống và Đông Hồ
- Lao động, sản xuất, phê phán tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, mơ ước của nhân dân
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí
+ HS q/s tranh 
+ Lần lượt từng nhóm cử đại diện trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV. Các nhóm khác lắng nghe bổ sung thêm.
3.Nhận xét,đánh giá. ( 6’)
- G.viên nhận xét tiết học và khen ngợi những h/s có nhiều ý kiến xây dựng bài:
* GV tổ chức trò chơi cho học sinh:
- Các nhóm vẽ màu vào hình vẽ nét tranh dân gian trên khổ giấy A3, có thể chọn các tranh: Đấu vật, cá chép, Lí Ngư Vọng nguyệt...) 
4.Dặn dò ( 1’): 
 - Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 18.doc