I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu đề tài về các ngày hội truyền thống của quê hương.
- Học sinh biết cách vẽ tranh về đề tài ngày hội.
- Học sinh tập vẽ tranh đề tài Ngày hội ở quê em.
- Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một số tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống.
- Một số tranh vẽ của họa sĩ và của học sinh về lễ hội truyền thống.
HS : - Tranh, ảnh về đề tài lễ hội- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp .
Tuần 20 Ngày soạn :Ngày 7 tháng 1 năm 2012 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 10 tháng 1 năm 2012 4A- Tiết 1 4B- Tiết 2 Thứ 4 ngày 11 tháng 1 năm 2012 4C- Tiết 2 Bài 20: Vẽ tranh Đề tài Ngày hội quê em I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu đề tài về các ngày hội truyền thống của quê hương. - Học sinh biết cách vẽ tranh về đề tài ngày hội. - Học sinh tập vẽ tranh đề tài Ngày hội ở quê em. - Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. II/ Chuẩn bị GV: - Một số tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống. - Một số tranh vẽ của họa sĩ và của học sinh về lễ hội truyền thống. HS : - Tranh, ảnh về đề tài lễ hội- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp . III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức lớp.(2’) 2.Kiểm tra đồ dùng- Bài tập cũ.( 2’) 3.Bài mới. Giới thiệu ( 1’) Hoạt động của giáo viên 1.Tìm, chọn nội dung đề tài ( 5’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh đã chuẩn bị: + Những hoạt động đang diễn ra trong tranh? + Không khí của lễ hội? + Trang phục? + Kể tên một số lễ hội khác mà em biết? - Giáo viên nhận xét chung: Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ. - Mỗi địa phương lại có những trò chơi dặc biệt mang bản sắc riêng như đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền 2.Cách vẽ tranh: ( 6’) - GV hướng dẫn cách vẽ, vẽ lên bảng theo các bưíưc: + Chọn 1 ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ. + Vẽ phác hình ảnh chính, + Vẽ phác hình ảnh phụ. + Vẽ chi tiết, + Vẽ màu tự chọn. - Có thể vẽ một hoặc nhiều hoạt động của lễ hội. - GV cho HS xem một vài tranh về ngày hội của họa sĩ, HS các lớp trước để các em h/tập cách vẽ. - Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ 3.Thực hành: ( 17’) * Giáo viên hướng dẫn học sinh: - Vẽ hình người, cảnh vật sao cho thuận mắt, vẽ được các dáng hoạt động. - Khuyến khích HS vẽ màu rực rỡ. Hoạt động của học sinh + HS quan sát tranh và trả lời: -Rước lễ - Tưng bừng, náo nhiệt - Nhiều màu sắc rực rỡ - Chọi trâu, đua thuyền, hát dân ca - Lắng nghe - Ví dụ: Vẽ về ngày hội quê mình: Lễ đâm trâu (ở Tây Nguyên); Đua thuyền (của đồng bào Khơ - Me); Hát quan họ (ở Bắc Ninh), Chọi trâu (ở Đồ Sơn, Hải Phòng), ... - Chọn màu thể hiện được k/khí vui tươi của ngày hội. -Nhắc lại cách vẽ. - Hs chọn đề tài và tập vẽ theo hướng dẫn 4.Nhận xét,đánh giá.( 3’) - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về: chủ đề, bố cục, hình vẽ, màu sắc và xếp loại theo ý thích. - GV bổ sung, cùng HS xếp loại và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 5.Dặn dò: ( 1’) - Quan sát các đồ vật dạng hình tròn có trang trí. -Nhận xét và tìm ra bài bài theo ý thích. - Lắng nghe Ngày soạn: 15/1/2011 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 18/1/2011 4A-T3 4B-T4 Thứ 4 ngày 19/1/2011 4C-T4 Tuần 21 Bài 21: Vẽ trang trí Trang trí hình tròn I/ Mục tiêu - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và biểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày. - Học sinh biết cách sắp xếp họa tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích. - Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống. II/ Chuẩn bị GV: - Một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn: cái đĩa, khay tròn, ... - Một số bài vẽ trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước. HS : - Bài trang trí- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp . III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức.(2’) 2.Kiểm tra đồ dùng.- bài cũ: Nêu cách vẽ tranh đề tài ngày tết và lễ hội? 3.Bài mới. Giới thiệu ( 1’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét ( 5’) - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật đã chuẩn bị: + Tên đồ vật? + Trang trí vào đồ vật nhằm mục đích gì? + Kể tên một số đồ vật dạng hình tròn có trang trí mà em biết? GV cho HS quan sát một số bài trang trí hình tròn: + Hoạ tiết dùng để trang trí? + Cách sắp xếp hoạ tiết? + Vị trí của mảng chính và mảng phụ? + Màu sắc của những hoạ tiết giống nhau? - GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Cách trang trí hình tròn( 5’) - Giáo viên cho học sinh xem thêm một số bài trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước. GV vẽ lên bảng: + Vẽ một hình tròn (vẽ bằng compa sao cho vừa phải, cân đối với tờ giấy). + Kẻ các đường trục (bằng bút chì, mờ). + Vẽ các hình mảng chính, phụ. + Chọn các họa tiết thích hợp vẽ vào mảng chính. + Tìm các họa tiết vẽ ở các mảng phụ sao cho phong phú, vui mắt và hài hòa với họa tiết ở mảng chính. + Vẽ màu ở họa tiết chính trước, họa tiết phụ sau rồi vẽ màu nền. Hoạt động 3: Thực hành: ( 17’) GV quan sát hướng dẫn hs làm bài. + HS quan sát tranh và trả lời: -Hoa, lá, con vật.. -đối xứng nhau -Mảng chính vẽ to ở giữa, mảng phụ nằm ở xung quanh - Các hoạ tiết giống nhau tô cùng màu. Hs quan sát gv vẽ trên bảng. - * HS làm bài: Vẽ theo hướng dẫn Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. ( 3’) - GV gợi ý HS nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ và màu sắc. - Học sinh xếp loại bài theo ý thích. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại ca và quả. Tuần 22 Ngày soạn: Ngày 10 tháng 2 năm 2012 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 13 tháng 2 năm 2012 4A-Tiết 2 4B-Tiết 4 Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2012 4C- Tiết 2 Bài 22: Vẽ theo mẫu vẽ cái ca và quả I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu hình dáng, cấu tạo của cái ca và quả. - Học sinh biết cách vẽ theo mẫu cáI ca và quả. - Vẽ được hình cai ca và quả theo mẫu. - Học sinh quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh. II/ Chuẩn bị GV: - Mẫu vẽ - Bài vẽ của học sinh các lớp trước, tranh tĩnh vật của họa sĩ. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp . III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức.(2’) 2.Kiểm tra bài cũ ( 1’) -Nêu cách trang trí hình tròn? 3.Bài mới. Giới thiệu bài ( 1’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Quan sát, nhận xét: ( 5’) - Giáo viên giới thiệu mẫu và gợi ý học sinh quan sát nhận xét: + Hình dáng, vị trí của cái ca và quả? Các bộ phận chính của cái ca và quả? + Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu? - GV nhận xét chung. 2.Cách vẽ ( 6’) GV vẽ lên bảng và hướng dẫn theo các bước: - ước lượng vẽ Phác khung hình chung của mẫu sau đó phác khung hình riêng của từng vật mẫu. - Tìm tỉ lệ bộ phận; vẽ phác nét chính. - Vẽ nét chi tiết cho giống với hình mẫu. - Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. - Giáo viên cho xem và vẽ theo mẫu cái ca và quả của lớp trước để học sinh học tập cách vẽ. 3. Thực hành: ( 17’) - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ theo hướng dẫn. - Giáo viên giúp đỡ học sinh hoàn thành bài. + HS quan sát tranh và trả lời: Quan sát gv vẽ trên bảng + Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình. + ước lượng chiều cao, chiều rộng của cái ca và quả vẽ khung hình riêng. + Kẻ trục đối xứng.Phác hình bằng nét thẳng. + Sửa hình cho sát mẫu. + Vẽ đậm nhạt hoặc tô màu. - 2, 3 Hs nhắc lại cách vẽ. Quan sát mẫu vẽ theo hướng dẫn 4.Nhận xét,đánh giá. ( 3’) - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ về: + Bố cục, + Tỉ lệ, và hình vẽ. - Học sinh tham gia đánh giá và xếp loại. - GV nhận xét chung tiết học 5. Dặn dò ( 1’): - Quan sát các dáng người khi hoạt động.
Tài liệu đính kèm: