Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 15

Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 15

I. MỤC TIÊU

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trang 114 SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 29: Buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 114 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ bài Hạt gạo làng ta và tả lời câu hỏi:
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ Bài thơ cho em hiểu điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh.
- GV: Người dân miền núi nước ta rất ham học. Họ muốn mang cái chữ về bản để xoá đói giảm nghèo, lạc hậu. Buôn Chư Lênh đón cô giáo phản ánh lòng ham muốn đó. Các em cùng học bài để hiểu những biểu hiện của sự ham muốn đó.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
* Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV gọi HS chia đoạn.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS. 
- Yêu cầu HS nêu từ khó đọc.
- GV ghi bảng từ khó
- Gọi HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Yêu cầu HS nêu chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu và chú ý cách đọc với giọng kể chuyện. 
* Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi.
+ Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo trang trọng và trân tình như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng
.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
c. Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp bài, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 1:
+ GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- Tổ chức cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh vẽ và nêu nội dung tranh: Tranh vẽ ở một buôn làng, người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ.
- HS nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Bài tập đọc chia 4 đoạn:
+ Đoạn1: Căn nhà sàn ... dành cho khách quý.
+ Đoạn 2: Y Hoa .... chém nhát dao.
+ Đoạn 3: Gìa Rok xoa tay lên ... xem cái chữ nào.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS nêu từ khó.
- HS đọc.
- 4 HS đọc.
- 1 HS nêu chú giải.
- 2 HS đọc cho nhau nghe.
- HS lắng nghe.
- Lớp đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.
+ Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ.
- 3 HS nhắc lại.
- 4 HS đọc.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV:
+ HS quan sát.
+ HS nghe.
+ 2 HS đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc.
- HS nghe.
- HS nghe.
Toán
Tiết 71: Luyện tập
i.mục tiêu
Biết:
- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
* Bài tập cần làm: Bài 1(a, b, c), Bài 2 (a), Bài 3.
ii. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng bài tập.
Tính nhẩm:
 250 : 0,1 = 
 250 : 10 = 
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: ( HS khá - giỏi phần d)
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- Yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: (HS khá - giỏi phần a, b)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu 1 HS đọc bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
250 : 0,1 = 25
250 : 10 = 25
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS chữa bài.
Kết quả tính đúng là:
a) 17,55 : 3,9 = 4,5
b) 0,603 : 0,09 = 6,7
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
- Bài tập yêu cầu tìm .
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 1,8 = 72
 = 72 : 1,8
 = 40
b)
c)
- HS nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp. 
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS chữa bài.
Bài giải
1l dầu hoả nặng là:
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hỏa có là:
5,32 : 0,76 = 7 (l)
 Đáp số: 7l dầu hỏa
- HS nghe.
- HS nghe.
Chính tả
tiết 15: nghe – viết: Buôn Chư lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT (2) a / b, hoặc BT (3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bài tập viết sẵn bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết các từ có âm đầu tr/ ch.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV: Tiết chính tả hôm nay các em viết đoạn cuối trong bài Buôn Chênh đón cô giáo và làm bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu tr/ ch.
b. Hướng dẫn viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- HS đọc đoạn viết.
? Đoạn văn cho em biết điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- GV yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ khó vừa tìm được.
* Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết bài.
* Soát lỗi và chấm bài
- Yêu cầu HS soát lại lỗi và thu 7 bài chấm.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Cho các nhóm lên bảng làm. 
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
+ bức tranh – quả chanh.
+ trợ giúp - đi chợ,
- HS nghe.
- 1 HS đọc đoạn viết
- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- HS nêu: 
+Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực,
- HS viết từ khó.
- HS viết bài.
- HS soát lại lỗi và thu 7 bài chấm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận và làm bài tập.
- Đại diện các nhóm lên làm bài.
+ tra (tra lúa) - cha (mẹ)
+ trà ( uống trà) - chà (chà sát)
+ trả (trả lại)- chả (bánh chả)
+ trao (trao nhau)- chao (chao cánh)
+ tráo (đánh táo)- cháo (bát cháo) 
- HS nghe.
- HS nghe.
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết 72: Luyện tập chung
i. mục tiêu
Biết:
- Thực hiện các phép tính với số thập phân.
- So sánh các số thập phân.
- Vận dụng để tìm x.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), Bài 2 (cột 1), Bài 4 (a, c).
Ii. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Tìm x
x x 1,4 = 2,8 x 1,5
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1 (a, b, c):
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV viết phần c) của bài toán lên bảng
100 + 7 + và hỏi : Để viết kết quả của phép cộng trên dưới dạng số thập phân trước hết chúng ta phải làm gì?
? Hãy viết dưới dạng số thập phâ?
- GV yêu cầu HS thực hiện phép cộng.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 2 (cột 1):
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng một phép so sánh, chẳng hạn 4...4,35 và hỏi: Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS thực hiện chuyển hỗn số 4 thành số thập phân rồi so sánh.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại. 
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4 (a, c):
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại nội dung bài.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 1 HS lên bảng làm.
 x x 1,4 = 2,8 x 1,5
 x x 1,4 = 4,2
 x = 4,2 : 1,4
 x = 3
- HS nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS nêu: Trước hết chúng ta phải chuyển phân số thành số thập phân.
- HS nêu : = 0,08.
- HS thực hiện và nêu: 
 100 + 7 + 0,08 = 107,08
- 2 HS lên bảng làm bài.
 a) 400 + 50 + 0,07 = 450,07
 b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54
- Bài tập yêu cầu so sánh các số.
- HS nêu: Trước hết chúng ta phải chuyển hỗn số 4 thành số thập phân.
- HS thực hiện chuyển và nêu:
 4 = = 23 : 5 = 4,6
 4,6 > 4,35
 Vậy 4 > 4,35
- 1 HS lên bảng làm các phần còn lại, HS cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến thống nhất bài làm đúng:
a) 0,8 = 1,2 10
 0,8 = 12
 = 12 : 0,8 
 = 15
c) 25 : = 16 : 10
 25 : = 1,6
 = 25 : 1,6 
 = 15,625
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
Luyện từ và câu
Tiết 29: Mở rộng vốn từ: hạnh phúc
I. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
II. Đồ dùng dạy học
- BT1, BT4 viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Yêu cầu HS làm trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét bài c ... sát, nghe.
- HS giải thích.
+ Tỉ số này cho biết cứ trồng 100 cây thì có 92 cây sống được.
+ Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 52 em là học sinh nữ.
+ Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 28 em là học sinh lớp 5.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau và cùng viết.
- 1 HS phát biểu ý kiến, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến đi đến thống nhất:
 = = 25%
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 = = 15%; 12%; = = 32%
- HS đổi vở để kiểm tra chéo, HS chữa bài.
- 1 HS đọc bài toán.
- HS trả lời:
+ Mỗi lần kiểm tra 100 sản phẩm.
+ Mỗi lần có 95 sản phẩm đạt chuẩn.
+ Tỉ số giữa sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm kiểm tra là:
95 : 100 = 
- HS viết và nêu: = 95%
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:
95 : 100 = = 95%
 Đáp số: 95%
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 29: Luyện tập tả người (tả hoạt động)
I. Mục tiêu
	- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1).
	- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).
II. Đồ dùng dạy học
- HS ghi chép về hoạt động của một người.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc biên bản cuộc họp tổ, họp lớp, họp chi đội, ...
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV lần lượt nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
? Xác định các đoạn của bài văn?
+ Đoạn 1: Bác Tâm .... cứ loang ra mãi.
+ Đoạn 2: Mảng đường .... vá áo ấy!
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
? Nêu nội dung chính của từng đoạn?
+ Đoạn 1: Tả bác Tâm đang vá đường.
+ Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
+ Đoạn 3: Tả bác đang đứng trước mảng đường đã vá xong.
? Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn?
* Những chi tiết tả hoạt động: 
+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.
+ Bác đập búa đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
+ Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2 HS đọc yêu cầu và gợi ý. 
- Hãy giới thiệu về người em định tả?
+ Em tả bố em đang xây bồn hoa.
+ Em tả mẹ em đang vá áo ....
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở. 
- Gọi HS đọc đoạn văn mà mình viết.
- GV nhận xét, cho điểm bài đạt yêu cầu.
Ví dụ: Chiều hè, những tia nắng vàng cuối ngày đã ngả dần. Em đi học về thấy bố đang lúi húi trước sân. Thì ra bố em đang xây bồn hoa. Xung quanh chỗ bố ngổn ngang là cát và xi măng, gạch, ... Bên phải bố là chậu vữa trộn xi sóng sánh, chồng gạch đỏ đều tăm tắp. Bên tay trái ngay tầm tay với, tay phải bố cầm chiếc bay, xúc vữa đổ lên hàng gạch rồi bố nhanh tay gạt cho đều và phẳng, tay trái bố nhặt từng viên gạch xếp ngay ngắn lên trên, rồi trở cán bay bố gõ gõ nhẹ nhẹ lên viên gạch. Trông động tác của bố thật khéo léo. Chẳng mấy chốc chiếc bồn hoa hình vòng cung đã hiện ra rất đẹp. Nhìn bố xay mê làm việc em thấy yêu bố quá.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn thành bài và quan sát ghi lại kết quả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
 Luyện từ và câu
Tiết 30:Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng lớp viết sẵn bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên đặt câu với các từ có tiếng phúc?
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
+ Người thân trong gia đình : cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cụ, thím, mợ, cô bác, cậu, anh, chị, em,...
+ Những người gần gũi em trong trường học: thầy cô, bạn bè, bạn thân,...
+ Các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, kĩ sư, bác sĩ,...
+ Các dân tộc trên đất nước ta: Mông, Thái, Hà Nhì, ba - na, Ê - đê, Tày, Nùng, La Hủ,
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS nêu thành ngữ tục ngữ tìm được. 
- HS nêu. GV ghi bảng.
+ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chay ra
+ Con có cha như nhà có nóc.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Kính thầy yêu bạn.
+ Học thầy không tày học bạn.
+ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nhận xét, khen ngợi HS. 
* Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm, nêu kết quả.
Ví dụ: 
a) Miêu tả mái tóc : đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, óng ả, như rễ tre
b) Miêu tả đôi mắt: một mí, bồ câu, đen láy, lanh lợi, gian sảo, soi mói, mờ đục, lờ đờ,...
c) Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, phúc hậu, bầu bĩnh,...
d) Miêu tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng,
* Bài tập 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 75: Giải toán về tỉ số phần trăm
i. mục tiêu
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a, b), Bài 3.
ii. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài 3 – tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
* Ví dụ:
- GV nêu bài toán: Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường?
- GV yêu cầu HS thực hiện :
+ Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
+ Hãy tìm thương 315 : 600
+ Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100.
+ Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm.
- Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau :
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- GV: Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600?
* Bài toán:
- GV nêu bài toán : Trong 80kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển?
- GV giải thích: Có 80kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* GV kết luận.
c. Luyện tập
* Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài mẫu và tự làm bài.
- GV gọi HS đọc các tỉ số phần trăm vừa biết được.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 (a, b):
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn mẫu:
a) 19 : 30 = 0,633 ...= 63,33%
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm điểm HS.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại nội dung bài.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS làm và nêu kết quả của từng bước.
+ Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600
+ 315 : 600 = 0,525
+ 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100
+ 52,5%.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất các bước làm như sau :
+ Tìm thương của 315 và 600.
+ Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là :
2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5 %
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
0,57 = 57%; 0,3 = 30%
 0,234 = 23,4%; 1,35 = 135%
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
b) 45 và 61
45 : 61 = 0,7377 .... = 73,77%
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
 Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp là :
13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 30:Luyện tập tả người (tả hoạt động)
I. Mục tiêu
	- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
	- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
II. Đồ dùng dạy học
	- ảnh về em bé.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- Nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi ý của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
* Gợi ý:
1. mở bài: Giới thiệu em bé định tả: Em bé đó là trai hay gái? Tên là gì? Mấy tuổi? Con ai? Bé có nét gì ngộ nghĩnh đáng yêu?
2. thân bài
a. Tả bao quát về hình dáng của em bé
+ Thân hình bé như thế nào?
+ Mái tóc
+ Khuôn mặt
+ Tay chân
b. Tả hoạt động của em bé
- Nhận xét chung về em bé, em thích nhất lúc bé làm gì?
- Tả những hoạt động của em bé: khóc, cười, tập nói, tập đi, đòi ăn, chơi đồ chơi làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình,...
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về em bé.
- Gọi HS đọc dàn bài của mình.
- GV nhận xét chỉnh sửa và ghi điểm.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Sinh hoạt lớp
 Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần:
 Ưu điểm:
........
 Nhược điểm:
....
 Triển khai công việc tuần tới:
....
III- Giao lưu văn nghệ:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 15.doc