Giáo án Tổng hợp khối 4 - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp khối 4 - Tuần 9

I/ Mục tiêu

- Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản; nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí.

- Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản một số bông hoa, chiếc lá.

- Học sinh yên mến vẻ đẹp của thiên nhiên.

II/ Chuẩn bị

GV: - Chuẩn bị một số hoa, lá thật. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước.

 - Một số ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa lá.

HS: - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu. Một vài bông hoa, chiếc lá thật

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/10/2009
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 20/10/2009 4A-T2; 4B-T5
 Thứ 4 ngày 23/10/2009 4C-T3
Tuần 09 Bài 09: Vẽ trang trí
Đơn giản hoa - lá
I/ Mục tiêu
- Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản; nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí.
- Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản một số bông hoa, chiếc lá.
- Học sinh yên mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị 
GV: - Chuẩn bị một số hoa, lá thật. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. 
 - Một số ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa lá. 
HS: - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu. Một vài bông hoa, chiếc lá thật
III/ Hoạt động dạy - học
1. Tổ chức. (2’)
2. Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới. 
Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét ( 5’)
- Gv y/cầu hs xem ảnh chụp và hoa, lá thật:
+ Tên gọi của các loại hoa, lá?
+ Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau?- Giáo viên giới thiệu một số hoa, lá thật như hoa hồng, hoa cúc, ... lá bưởi, lá trầu không ... và hình các loại hoa, lá trên đã được vẽ đơn giản để học sinh thấy sự giống nhau, khác nhau giữa hình hoa, lá thật và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản.
Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá: ( 5’)
- Giáo viên cho các em xem các bài vẽ đơn giản hoa, lá đẹp của các bạn học sinh năm trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành: ( 17’)
+ Nhìn mẫu hoa, lá để vẽ; Vẽ hình dáng chung cân đối với phần giấy. Tìm đặc điểm của hoa, lá 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Kể tên một số loại hoa, lá mà em biết.
- Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung để các em nhận thấy hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp và mỗi loại đều có đặc điểm riêng.
+ Vẽ h/dáng chung của hoa, lá.
+ Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá.+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết.
+ Chú ý lược bớt một số chi tiết rườm rà, phức tạp;
+ Vẽ màu tự chọn.
Vẽ theo hướng dẫn
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- GV nhận xét chung giờ học.
- Khen ngợi, động viên những học sinh,nhóm học sinh có hiều ý kiến phát biểu Dặn dò HS: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. Q/sát đồ vật có dạng hình trụ.
 Ngày soạn : 24/10/2009
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 27/10/2009 4A-T2; 4B-T5
 Thứ 4 ngày 29/10/2009 4C-T3
Tuần 10 Bài 10: Vẽ theo mẫu
 Đồ vật có dạng hình trụ
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được các đồ vật dạng hình trụ và đặc điểm, hình dáng của chúng.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình trụ để làm mẫu. 
 - Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của học sinh các lớp trước
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III/ Hoạt động dạy - học
1. Tổ chức. (2’)
2. Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới. 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
-Gv giới thiệu mẫu có có dạng h/trụ đã chuẩn bị:
+ Hình dáng chung? + Cấu tạo? 
+ Giáo viên yêu cầu: 
+Tìm sự giống-khác nhau của cái chén và cái chai
- Giáo viên bổ sung, nêu sự khác nhau của 2 đồ vật đó về:
Hoạt động 2: Cách vẽ ( 6’)
+ Ước lượng và so sánh tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình cho cân đối với khổi giấy, sau đó phác đường trục của đồ vật.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận.
+ Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ. 
+ Vẽ nét chi tiết 
+ Vẽ đậm nhật hoặc vẽ mày tự chọn.
Hoạt động 3: Thực hành: ( 17’)
- Quan sát mầu vật.
- Vẽ khunh hình.
- Phác nét thẳng 
- Vẽ chi tiết.
- Vẽ đậm, nhạt.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ HS gọi tên các đồ vật ở hình 1, trang 25 SGK.
+ ở hình 1, trang 25 SGK
+ Hình dáng chung.
+ Các bộ phận và tỉ lệ các bộ phận, ...
+ Màu sắc và độ đậm nhạt.
+ Thực hành theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số bài (khoảng 4 - 6 bài) treo lên bảng để nhận xét và xếp loại.+ Bố cục (sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy).+ Hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ (so với mẫu).- Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp của các bạn mình.
- Động viên khích lệ những HS có bài vẽ hoàn thành tốt.
Dặn dò HS: 
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Ngày soạn : 31/10/2009
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 3/11/2009 4A-T2; 4B-T5
 Thứ 4 ngày 4/11/2009 4C-T3
Tuần 11 Bài 11: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh của họa sĩ
I/ Mục tiêu
- Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- Học sinh làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh.
- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh. 
II/ Chuẩn bị 
GV - Có thể sưu tầm tranh phiên bản khổ lớn để học sinh quan sát, nhận xét.
 - Que chỉ tranh.- Sưu tầm thêm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề tài. 
HS - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III/ Hoạt động dạy - học
1. Tổ chức. (2’)
2. Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới. 
Hoạt động 1: Xem tranh ( 20’)
1- Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu:
Giáo viên cho học sinh học tập theo nhóm.
+ Bức tranh vẽ về đề tài gì?
+ Trong bức tranh có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính?
+ Màu nào được sử dụng nhiều nhất trong tranh?
+ Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
* Giáo viên bổ xung và tóm tắt chung.
 SGV mt4 - 42
2- Gội đầu. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994)
+ Tên của bức tranh?
+ Tác giả của bức tranh?
+ Tranh vẽ về đề tài nào?
+ Hình ảnh chính trong tranh?
+ Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?
+ Chất liệu để vẽ bức tranh? 
- Giáo viên cần bổ sung và tóm tắt chung. 
 SGV mt 4 - 43
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Về nông thôn sản xuất.
+ HS trả lời:
+ HS quan sát tranh và trả lời:
Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- GV nhận xét chung giờ học.
- Khen ngợi, động viên những học sinh,nhóm học sinh có hiều ý kiến phát biểu xây dựng bài phù hợp với nội dung tranh.
Dặn dò HS:
 - HS quan sát những sinh hoạt hằng ngaỳ.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Ngày soạn : 7/11/2009
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 10/11/2009 4A-T2; 4B-T5
 Thứ 4 ngày 11/11/2009 4C-T3
Tuần 12 Bài 12: Vẽ tranh
Đề tài Sinh hoạt
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em (đi học, làm việc nhà giúp gia đình ...).
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt.
- Học sinh có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Một số của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt.
 - Một số tranh của học sinh về đề tài sinh hoạt gia đình.
HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về đề tài môi trường.
 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III/ Hoạt động dạy - học
1. Tổ chức. (2’)
2. Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài ( 5’)
- Giáo viên có thể chia nhóm:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh đã chuẩn bị:
+ Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?
+ Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường?
- Sau 10 - 12 phút thảo luận yêu cầu các nhóm trưởng trình bày ý kiến của nhóm mình. 
- Giáo viên tóm tắt và bổ sung.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung đề tài để vẽ tranh. 
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5’)
- Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau để nội dung rõ và phong phú.
- Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động.
- Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt. 
+ Giáo viên cho xem các bức tranh vẽ về đề tài sinh hoạt của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành: ( 17’)
+ Yêu cầu:+ Tìm chọn nội dung đề tài 
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Vệ sinh trường học.
+ Các bạn gom giác.
-Quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ
- HS vẽ theo hướng dẫn
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- GV nhận xét chung giờ học.
 Dặn dò HS: - Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Ngày soạn : 14/11/2009
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 17/11/2009 4A-T2; 4B-T5
 Thứ 4 ngày 18/11/2009 4C-T3
Tuần 13 Bài 13: Vẽ trang trí
Trang trí đường diềm
I/ Mục tiêu
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.- Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Một số đường diềm (cỡ to) và đồ vật có trang trí đường diềm.
 - Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các lớp trước.
 HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III/ Hoạt động dạy - học
1. Tổ chức. (2’)
2. Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 5’)
- GV cho HS q/sát một số hình ảnh ở hình 1, trang 32 SGK:
+ Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào ?
+ Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ?
+ Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm. 
- G/viên tóm tắt và bổ sung cho nhận xét của HS.
Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm: ( 6’)
+ Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
+ Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà. 
+ Tìm và vẽ hoạ tiết. Có thể vẽ một họa tiết theo cách: nhắc lại hoặc hai họa tiết xen kẽ nhau.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt (H.2d). - Giáo viên cho xem một số bài trang trí đường diềm của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành: ( 17’)
- GV nhắc nhở hs làm bài.
- GV q/sát giúp đỡ học sinh
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Giấy khen, gấu váy..
+ Hoa, lá..
+ Được sắp xếp xen kẽ
Nên sử dụng từ 3 đến 5 màu. 
+ Học sinh làm bài theo cá nhân và có thể cho một số học sinh làm bài tập thể theo nhóm (mỗi nhóm từ 2 đến 3 em) trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
GV cùng HS xếp loại bài học.- GV nhận xét chung giờ học.
Dặn dò HS: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4.doc