Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường TH Tôn Đức Thắng - Tuần 25 năm 2012

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường TH Tôn Đức Thắng - Tuần 25 năm 2012

I/ MỤC TIÊU:

 -Biết đọc diênc cảm bài văn với thái độ tự hào ca ngợi.

 -Hiểu ý chính: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A- Kiểm tra bài cũ:

HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời các câu hỏi về bài .

B- Dạy bài mới:

1- Giới thiệu bài:

GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường TH Tôn Đức Thắng - Tuần 25 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2012
Tiết 2: Tập đọc
TIẾT 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I/ MỤC TIÊU:
 -Biết đọc diênc cảm bài văn với thái độ tự hào ca ngợi.
 -Hiểu ý chính: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời các câu hỏi về bài .
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc lại bài:
+Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
+Em hiểu câu ca dao sau NTN? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi 
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV bình chọn
-Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú 
+Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
+Có những khóm Hải Đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm rập rờn bay lượn
+Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Thánh Gióng, An Dương Vương,.
+Câu ca dao gợi ra một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
------------o0o-----------
TIẾT 3: TOÁN
TIẾT 121: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU : Kiểm tra HS về:
	-Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	-Thu thập và xử lí thông tin đơn giản về biểu đồ hình quạt.
	-Nhận dạng, tính diện tích, tính thể tích một hình đã học.
II/ Các hoạt động dạy học:
	A-Ôn định tổ chức:
	B-Kiểm tra:
	-GV phát đề cho HS.
	-Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
Phần 1: Trắc nghiệm
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1/ So sánh 3,5 giờ .3 giờ 5 phút.
 Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
 A. >	 B. <	 C. =
 2/Số đo 0,015m3 đọc là:
 A. Không phẩy mười lăm mét khối.
 B. Mười lăm phần trăm mét khối.
 C. Mười lăm phần nghìn mét khối.
3/ Có hai hình lập phương, hình lập phương M cạnh gấp đôi hình lập phương N.
 A. Diện tích xung quanh của hình M gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình N
 B. Diện tích xung quanh của hình M gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình N.
 C. Thể tích của hình M gấp 4 lần thể tích của hình N
 D. Thể tích của hình M gấp 6 lần thể tích của hình N
4/ Chữ số 7 trong số thập phân 36,478 có giá trị là:
 A. B. C. D. 7
5/ Một mặt đồng hồ hình tròn có đường kính 2 cm . Tính chu vi mặt đồng hồ đó.
A. 15,7 cm	 B. 6,908 cm C. 3,925cm	 D. 7,85 cm
Phần 2 : Tự luận 
1/Một hồ bơi dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước bên trong lòng hồ là: Chiều dài 20 m, chiều rộng 10m và sâu 1,2 m. Người ta lát gạch men xung quanh ( Bên trong) và đáy hồ. Tính diện tích phần lát gạch.
2/Một hình thang có đáy bé 15 cm, đáy lớn 24 cm và chiều cao bằng đáy lớn. Tính diện tích hình thang đó.
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM- (Toán 5-GK2)
Phần 1: 5đ ( Đúng 1 phép tính cho 1 điểm)
 1-A	 2 –C	 3-B	 4 -A 5- D
Phần 2 : 5 đ
 * Bài 1 : 3 đ
 Giải
 Chu vi đáy hồ bơi là:
 (20+ 10) x 2 = 60( m)
 Diện tích xung quanh ( bên trong của hồ ) là:
 60 x 1,2 = 72 (m2 )
 Diện tích đáy hồ bơi là:
 20 x 10 = 200(m2 )
 Diện tích phần lát gạch men hồ bơi là:
 200 + 72 = 272 (m2 )
 Đáp số : 272 m2
 * Bài 2: 2 đ
 Giải 
 Chiều cao hình thang là:
 24 x 2 : 3 = 16 (cm)
 Diện tích hình thang là: 
 (24 + 15 ) x 16 : 2 = 312 (cm2 )
 Đáp số: 312 (cm2 )
	3-Củng cố, dặn dò: -GV thu bài. Nhận xét giờ học.
------------o0o-----------
TIẾT 4: KĨ THUẬT
TIẾT: 25 LẮP XE BEN ( T2 )
I.Mục tiêu
-Biết chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu . Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được .
Rèn luyện tính cẩn thận khi tháo lắp các chi tiết của xe ben
 II.Đồ dùng dạy học: Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn + Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tựa
b. Các hoạt động:
 Hoạt động 1. hs thưc hành lắp ráp xe ben
 a)Chọn chi tiết
 - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
 b) Lắp từng bộ phận
 -Trước khi HS thực hành GV cần: 
 + Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để hoàn toàn nắm vững quy trình lắp xe ben.
 +Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
 -Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, HGV nhắc HS cần lưu ý:
 +Vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanh giằng ở giá đỡ (H.2 – SGK)
 - GV cần quan sát và uốn nắn kịp thời những HS ( hoạc nhóm) lắp còn lung túng.
 c)Lắp ráp xe ben (H.1 SGK)
 - GV nhắc HS chú ý đến độ chặt của các mối ghép 
 Hoạt động 2. Đánh giá sản phẩm
 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định 1 số em.
 - GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
 - Cử 3- 4 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
 - GV nhận xét đánh giá kết quả học tặp của HS(cách đánh giá như ở các bài trên).
 - GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộ
4. Củng cố:
Nhắc lại nội dung bài học
 5.Dặn dò :
 - Gv nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe cần cẩu.
 - Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để tiết sau học tiếp .
-HS nhắc lại tựa
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HS phải quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
Học sinh thực hiện
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- Học sinh thực hiện
-HS nêu
 HS đánh giá SP của mình và của bạn
Học sinh thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 25: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài : Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu tổ quốc Việt Nam.
- Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.
- Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Các hoạt động dạy- học: 
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. KT bài cũ: 5’
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để xây dựng đất nước?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 30’
* Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức.
1. Bài “Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương.
- Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam.
- Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam.
2. Bài “Uy ban nhân dân xã (phường) em”
- Kể tên một số công việc của Uy ban nhân dân xã (phường) em.
- Em cần có thái độ như thế nào khi đến Uy ban nhân dân xã em?
3.Bài Em yêu tổ quốc Việt Nam: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sông Bạch Đằng.
Bến Nhà Rồng.
Cây đa Tân Trào.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố 5’
- Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương ? Yêu đất nước ?
- Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước ?
4. Dặn dò
- Nhắc nhở học sinh cần học tốt để xây dựng đất nước.
- 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời.
- Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa; tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm . 
- Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước.
- HS tự nêu.
- Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc xin cho trẻ em; tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế; tổng vệ sinh làng xóm, phố phường; tổ chức các đợt khuyến học.
- Tôn trọng UBND xã (phường); chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
------------o0o-----------
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
TIẾT 1:TOÁN
TIẾT 122: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I/ MỤC TIÊU: 
Biết: 
-Tên gọi , kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối qua hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng 
-Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
-Đổi một đơn vị đo thời gian. 
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
B-Nội dung: 1-Kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a)Các đơn vị đo thời gian:
-HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
-Cho HS nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian:
+Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
+Một năm có bao nhiêu ngày?
+Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
+Cứ mấy năm thì có một năm nhuận?
+Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? các năm nhuận tiếp theo nữa là những năm nào?
-HS nói tên các tháng số ngày của từng tháng.
+Một ngày có bao nhiêu giờ?
+Một giờ có bao nhiêu phút?
+Một phút có bao nhiêu giây?
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
-Một năm rưỡi băng bao nhiêu tháng?
-2/3 giờ bằng bao nhiêu phút?
-0,5 giờ bằng bao nhiêu phút?
-216 phút bằng bao nhiêu giờ?
+100 năm.
+ 365 ngày.
+ 366 ngày.
+Cứ 4 năm liền thì có một năm nhuận.
+Là năm 2004, các năm nhuận tiếp theo là 2008, 2012,
+Có 24 giờ.
+Có 60 phút.
+Có 60 giây.
= 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng ... n văn của bài 1 và bài 2.
Học sinh phát biểu ý kiến.
VD: Nội dung của 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ ở đoạn 1 được sử dụng linh hoạt hơn, tránh sự lặp lại.
-2 học sinh đọc: cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu ví dụ để minh hoạ cho nội dung ghi nhớ.
Học sinh đọc thầm đoạn văn làm việc cá nhân – gạch dưới các từ ngữ được lặp lại để liên kết câu.
4 học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Đọc ghi nhớ.
Nhận xét tiết học.
------------o0o-----------
TIẾT 5: KHOA HỌC
TIẾT 50: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (TT).
I. Mục tiêu: Ôn tập về :
- Các kiến thức về phần vật chất và năng lượng ; các kĩ năng quan sát , thí nghiệm .
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường , giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng .
- Yêu thiên nhiên và dó thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
- GV: - Dụng cụ thí nghiệm.
- HS: - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
 - Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
® Giáo viên nhận xét, ghi điểm 
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài mới: Ôn tập: vật chất và năng lượng (tt).
. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi 
-GV hướng dẫn HS QS tranh ảnh và trả lời câu hỏi SGK
-GV nhận xét, kết luận 
 v Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi kể tên các dụng cụ máy móc sử dụng điện”
-GV tổ chức cho HS thi theo hình thức thi tiếp sức
Tuyên dương.
4. Củng cố: -Nhắc lại nội dung bài 
5. Dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
Nhận xét tiết học.
-HS trả lời câu hỏi cuối bài: Ôn tập: vật chất và năng lượng.
-HS nhắc lại tựa
 HS QS tranh và trả lời câu hỏi –Lớp nhận xét 
 a, Năng lượng cơ bắp của người 
 b, Năng lượng chất đốt từ xăng
 c, Năng lượng gió
 d, Năng lượng chất đốt từ xăng
 e, Năng lượng gió 
 g, Năng lượng chất đốt từ than đá 
 h, Năng lượng mặt trời .
-Lớp chia 2 đội mỗi đội cử 7 thành viên tham gia chơi
-Nhóm nào viết được nhiều và đúng là nhóm thắng cuộc
------------o0o-----------
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Mĩ thuật
Bài 25: Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh
I. Mục tiêu
- HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ
- HS nhận xét được sơ lược về mầu sắc và hình ảnh trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- Sưu tầm tranh Bác Hồ đi công tác, một số tác phẩm khác của các hoạ sĩ 
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung 
Hs quan sát, lắng nghe
Hoạt động 1: giới thiệu vài nét về hoạ sĩ 
GV : Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã đắc sở huyện hoài đức tỉnh hà tây. ông là hiệu trưởng trường đại học mĩ thuật hà nội từ 1985- 1992. ông được phong phó giáo sư năm 1984 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988
+hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến ông vè trnh bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng thành công nhất là tranh lụa
+ đề tàI yêu thích nhất là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía bắc
+ ông có nhiều tranh được giảI thưởng trong nước và quốc tế : dân quân , làng ven núi. Bác Hồ đi công tác, mùa đông.
+ với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuạt năm 2001 ông được tặng thưởng giải thưởng nhà nước về văn học – nghệ thuật
Hs nghe
Hoạt động 2: xem tranh Bác Hồ đi công tác
GV đặt câu hỏi:
+ hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thế nào?
+ hình dáng của hai con ngựa như thế nào?
+ mầu sắc của tranh trầm ấm hay rực rỡ?
GV kết luận : hình ảnh chính của tranh là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường đi công tác . Bác ngồi ung dung thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị của người .
HS lắng nghe và thực hiện
- hình ảnh Bác Hồ , anh cảnh vệ
- Bác Hồ dáng ung dung thư thái trên lưng ngựa tay cầm dây cương.anh cảnh vệ người ngả về trước
- mỗi con một dáng đang bước đi
- trầm ấm
Hoạt động 3: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học , khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
Nhắc nhở h\s sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo
Hs lắng nghe
------------o0o-----------
TIẾT 2: CHÍNH TẢ
AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI ?
I. Mục tiêu: 
- Nghe-Viết đúng bài chính tả.
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( BT2).
- Giáo dục tính cẩn thận , giữ gìn sách vở sạch sẽ .
II. Chuẩn bị: SGK, KHBD, phiếu ,
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu, ghi tựa
b. Hoạt động :
-GV yêu cầu
-GV hỏi về nội dung bài chính tả
-Gv yêu cầu 
-GV đọc từ khó 
- Giáo viên nhắc nhở học sinh về cách trình bày bài thơ , tư thế ngồi viết 
-GV đọc
Ÿ Giáo viên chấm, sửa bài
-Gv nhận xét sửa lỗi 
v	Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu.
Giáo viên giải thích từ: Cửu Phủ tên một loài tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.
Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng các tên riêng Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu Cửu Phủ, Khương Tháo Công ® đều viết hoa tất cả chữ cái đầu mỗi tiếng, vì là tên riêng của nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt
4.Củng cố:
-Nhắc lại nội dung bài 
5. Dặn dò: - Về nhà học bài 
Chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học.
- Học sinh lên bảng sửa bài 3.
Lớp nhận xét
- HS nhắc lại tựa
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học sinh đọc bài chính tả 
- HS nêu
- Hs đọc thầm tìm từ dễ viết sai
- 1HS viết bảng lớp--Lớp viết bảng con 
- Học sinh đọc lại từ khó viết 
- HS chú ý 
- Hs viết bài 
- HS soát bài 
- Hs đổi vở soát lỗi 
1 học sinh đọc- Lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh làm bài.
Lớp nhận xét.
Nêu lại qui tắc viết hoa.
Nêu ví dụ.
------------o0o-----------
TIẾT 3: TOÁN
TIẾT 125: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: Biết :
- Cộng ,trừ số đo thời gian .
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế .
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
* BT cần làm: 1(b); 2; 3.
II. Chuẩn bị: SGK+ Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tựa
b. Thực hành.
 Bài 1 ( Câu a dành cho HS khá )
Giáo viên chốt.
 Bài 2:
-GV hướng dẫn cách cộng
Cho HS làm vào phiếu 
Giáo viên nhận xét, ghi điểm
 Bài 3:
Giáo viên chốt.
KQ: a. 1 năm 7 tháng
 b. 4 ngày 18 giờ
 c. 7 giờ 30 phút
 Bài 4:
KQ: 22 năm
4. Củng cố.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian qua bài tập thi đua.
5. Dặn dò: 
–Về nhà làm bài tập ở vở BT toán - Chuẩn bị: “Nhân số đo thời gian”.
Nhận xét tiết học.
- Học sinh lần lượt sửa bài 3 / Tiết 124
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại tựa
- Học sinh đọc đề – 2 HS lên bảng làm bài.
Lớp làm bảng con
Lần lượt sửa bài.
Nêu cách làm.
Cả lớp nhận xét.
- Lớp làm phiếu 
- Kq : a. 15 năm 11 tháng
 b. 10 ngày 12 giờ
 c. 20 giờ 19 phút
Học sinh đọc yêu cầu – làm bài vào nháp.
Sửa bài.
Nêu cách thực hiện phép trừ số đo thời gian.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt 
Học sinh làm bàivào vở 
 1 Hs khá lên sửa bài.
- Cả lớp nhận xét.
------------o0o-----------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
TIẾT 50: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI GT + KNS.
I. Mục tiêu: 
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp ( BT2).
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
* Biết phân vai để đọc lại màn kịch ( BT2,3).
*KNS: Kĩ năng Thể hiện sự tự tin; Hợp tác.
GT: Có thể chọn nội dung gần gũi với học sinh để luyện tập kĩ năng đối thoại.
II. Các phương tiện dạy học 
+ GV: Tranh minh hoạ chuyện kể “Thái sư Trần Thủ Độ”.
+ HS: Mũ quan
III. Các phương pháp – Kĩ thuật
Trao đổi trong nhóm nhỏ; Đóng vai.
IV. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới	
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tựa
b. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên gọi 1 học sinh giỏi kể vắn tắt câu chuyện “Thái sư Trần Thủ Độ”.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các bước chuyển câu chuyện thành kịch.
Chọn truyện hoặc đoạn truyện.
Xác định các nhân vật.
Xác định cảnh trí – thời gian – không gian mà câu chuyện đã diễn ra.
Xác định tình tiết, diễn biến các tình tiết trong chuyện.
Xác định các lời thoại của nhân vật.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Giáo viên cho học sinh trao đổi trong nhóm.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh.
 -GV nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố.
Nhắc lại nội dung bài học
5. Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở nội dung câu chuyện - Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học. 
-HS nhắc lại tựa
1 học sinh đọc – Cả lớp đọc thầm.
2 học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung phần gợi ý 1 – 2.
Cả lớp lắng nghe và xem tranh minh hoạ.
Học sinh dựa theo gợi ý 2: các em cùng trao đổi và viết nhanh ra nháp phần tiếp theo của màn Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc màn kịch đã viết.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 
- Tập đóng vai.
–Lớp nhận xét 
------------o0o-----------
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 25
I. yêu cầu:
- Ổn định tổ chức nề nếp lớp.
- Học nội quy trường lớp.
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 25.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
 1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Chữ viết có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học. Thân thể sạch sẽ.
- Kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ.
- Khen: ...
- Tồn tại:
	- Một số em Hs ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
	- Lười học bài và làm bài chậm.
- Đi học quên đồ dùng.
- Nhắc nhở những HS còn vi phạm nội quy của lớp.
2/ Phương hướng tuần 26:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 25.
- Rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Ôn tập cho đại trà Hs.
- Nhắc HS nộp tiền theo quy định.
--------Ð ù Ñ-------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25 lop 5 KNSGT.doc