Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Cấm Sơn - Tuần 16

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Cấm Sơn - Tuần 16

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.

- Giáo dục HS học tập tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông

II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Tranh vẽ phóng to. SGK.

III. Tiến trình bài dạy

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Cấm Sơn - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 5 tháng12 năm 2011
Chào cờ ( Giáo viên trực tuần nhận xét )
. Tập đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.
- Giáo dục HS học tập tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Tranh vẽ phóng to. SGK.
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ về ngôi nhà đang xây.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi. 
- Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? vì sao?
- HS 1 trả lời
- Bài thơ nói lên điều gì?
- HS 2 trả lời
Nhận xét – Ghi điểm
3. Lên lớp:
a) Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh?
- GV: người thầy thuốc đó chính là danh y Lê Hữu Trác, Ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng tài đức trong lịch sử y học VN. Ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã đều có những con đường mang tên ông. Bài tập đọc hôm nay sẽ giới thiệu cho các em về ông
- HS nhắc lại
- HS quan sát tranh minh hoạ: Tranh vẽ một thầy thuốc đang chữa bệnh cho một em bé mọc mụn đầy người trên một chiếc thuyền nan
HĐ 1: GQMT 2. HD luyện đọc
-Gv gọi Hs đọc bài.
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
-Gv HD HS xác định giọng đọc của bài: 
- HS phát biểu tìm giọng đọc cho bài tập đọc
-Gv HD học sinh chia đoạn: 3 đoạn
- HS chia đoạn cho bài văn:
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . 
- Hướng dẫn đọc các từ khó: nóng nực, Hải Thượng Lãn Ông, mụn mủ, nhân nghĩa, chữa bệnh; kết hợp giải nghĩa từ
- HS nối tiếp đọc đoạn 2,3 lượt, luyện phát âm và giải nghĩa từ
- T/c cho HS luyện đọc nhóm đôi
- Luyện đọc cặp đôi
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
- GV đọc bài
- Lớp theo dõi 
HĐ 2: GQMT 1. Tìm hiểu bài
- T/c cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- HS làm việc theo nhóm nhỏ
- Hải thượng lãn ông là người như thế nào?
+ Hải Thượng Lãn ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái không màng danh lợi.
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác xong ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận
- GV: Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người nghèo khổ, ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra mà chết do bàn tay thầy thuốc khác. Điều đó cho thấy ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm với nghề với mọi người. Ông còn là một con người cao thượng và không màng danh lợi
- HS theo dõi
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một con người không màng danh lợi?
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối.
- Bài văn cho em biết điều gì?
- Ý nghĩa bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- GV HD nhận xét và liên hệ giáo dục
HĐ 2: GQMT 2. Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc 
- HS nối tiếp đọc bài
- HD học sinh xác định giọng đọc và thể hiện diễn cảm.
- Đọc giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của HTLÔ
- HS tìm giọng đọc và đọc bài
- HS tìm từ nhấn giọng: Giàu lòng nhân ái, danh lợi, nặng, nhà nghèo không có tiền, nhỏ hẹp, mụn mủ, ngại khổ, ân cần chăm sóc, không lấy tiền, cho thêm gạo, củi
- Đọc mẫu
- HS theo dõi
- T/c cho HS luyện đọc trong nhóm 
- HS luyện đọc trong nhóm
- T/c cho học sinh thi đọc
- Các nhóm thi đọc bài
- HD nhận xét, biểu dương các HS đọc hay
- Lớp nhận xét, bình chọn
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò:
Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- Làm các bài tập: 1, 2.
- GD học sinh tính cẩn thận, khoa học và chính xác trong học toán
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Bảng nhóm
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Gọi 1 học sinh nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- 1 HS nêu 
- Gọi 2 học sinh thực hiện Tính tỉ số phần trăm của hai số :
a. 8 và 40 ; 8 : 40 = 0,2= 20%
b. 9,25 và 25 ; 9,25 : 25 = 0,37=37%
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con
Nhận xét – Ghi điểm
- Lớp nhận xét
3. Lên lớp:
a) Giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nhắc lại
HĐ 1: GQMT 1
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gv viết lên bảng các phép tính :
6% + 15% = 
112,5% - 13% = 
14,2% = 
60% : 5 = 
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để thực hiện 1 phép tính.
- GV cho các nhóm HS phát biểu ý kiến.
- HD nhận xét và chốt cách làm mẫu
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Bài 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- HS theo dõi
- HS thảo luận.
- 4 nhóm lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp, khi một nhóm phát biểu các nhóm khác theo dõi và bổ xung ý kiến, cả lớp thống nhất cách thực hiện các phép tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 27,5% + 38% = 65,5%
b) 30% - 16% = 14%
c) 14,2% x 4 = 56,8%
d) 216% : 8 = 27%
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
HĐ 2: GQMT1
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Bài tập cho chúng ta biết những gì?
- Bài toán hỏi gì 
- Tính tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng và kế hoặch cả năm.
- Như vậy đã hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch?
- Em hiểu “Đến hết tháng 9 Hòa An đã thực hiện được 90% kế hoạch” như thế nào?
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được 90% kế hoạch có nghĩa là coi kế hoặch là 100% thì đến hết tháng 9 đạt được 90%.
- Tính tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch.
- Vậy đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoach?
- Em hiểu tỉ số 111,5% kế hoạch như thế nào?
- Tỉ số 117,5% kế hoạch nghĩa là coi kế hoạch là 100% thì cả năm thực hiện được 117,5%.
- Cả năm nhiều hơn so với kê hoạch là bao nhiêu phần trăm.
- 17,5% chính là số phần trăm vượt mức kế hoạch ?
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Bài 2: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- HS : Bài tập cho biết :
Kế hoạch năm : 20ha ngô
Đến tháng 9 : 18ha
Hết năm : 23,5ha
- Bài toán hỏi:
Hết tháng 9 : ..... % kế hoạch?
Hết năm : ..... % vượt kế hoạch ....%
- HS tính và nêu : Tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng 9 và kế hoạch cả năm là 18 : 20 = 0,9 ; 0,9 = 90%
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được 90% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- Tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch là 23,5 : 20 = 117,5%
- Đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được 117,5% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- 117,5% - 100% = 17,5%.
- HS cả lớp theo dõi GV hướng dẫn và trình bày lời giải bài toán vào vở như sau:
Bài giải:
a) Theo kế hoạch, đến tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được là:
18 : 20 = 0,9 = 90%
b) Đến hết năm, thôn Hòa An đã thực hiện được là:
23,5 : 20 = 1,175 = 117,5%
Thôn Hòa An đã thực hiện vượt mức kế hoạch là:
117,5% - 100% = 17,5%
 Đáp số: a) Đạt 90%
 b) Thực hiện: 117,5%
 Vượt mức: 17,5%
-Gv nhận xét và ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số
5. Dặn dò:
- Dặn HS làm bài tập, chuẩn bị bài sau
Âm nhạc
GIÁO VIÊN CHUYÊN SOẠN GIẢNG 
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
I. Mục tiêu:
1. Học xong bài này, HS biết: 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được sự hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
 - Học sinh khá, giỏi biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh; không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
2. Giáo dục kỹ năng sống:
	- Kỹ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
	- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm và hoàn tất nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác
	- Kỹ năng tư duy phê phán
	- Kỹ năng ra quyết định
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát nói về hợp tác trong công việc chung
Các PP/KT DH tích cực: Thảo luận nhóm, động não
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Nêu những việc em đã và sẽ làm để thực hiện tôn trọng phụ nữ ?
- HS phát biểu
Nhận xét – đánh giá
3. Lên lớp:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nhắc lại
Hoạt động 1: GQMT1
Động não
? Theo em thế nào là hợp tác?
- GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng
- HD học sinh thảo luận từng ý kiến
- GV kết luận: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hổ trợ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Tìm hiểu tranh tình huống 
- GV treo tranh và nêu tình huống của 2 bức tranh 
- GV theo dõi 
- GV hỏi: Trong công việc chung để đạt kết quả tốt chúng ta phải làm việc như thế nào?
- HS nối tiếp trình bày ý kiến
- HS trao đổi nêu nhận xét cho từng ý kiến
- HS theo dõi.
- HS quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi ở SGK theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Chúng ta phải làm việc cùng nhau, cùng hợp tác với mọi người xung quanh 
- 2 HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2: GQMT2
Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về lợi ích của sự hợp tác.
- T/c cho HS trình bày
- HD nhận xét, bổ sung
- GV kết luận và liên hệ, giáo dục
- HS về nhóm đã phân và thảo luận theo yêu cầu, ghi kết quả  ... n: Khi cháy tạo thành tàn tro .
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại .
v Hoạt động 3: 
- Mục tiêu: Nêu được một số tính chất, công dụng đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
 · Bước 1: Làm việc cá nhân.
Giáo viên phát cho học sinh một phiếu học tập yêu cầu học sinh đọc kĩ mục Bạn cần biết trang 61 SGK.
	Phiếu học tập:
	Các loại tơ sợi:
1. Tơ sợi tự nhiên.
Sợi bông.
Sợi đay.
Tơ tằm.
2. Tơ sợi nhân tạo.
Các loại sợi ni-lông.
 · Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV gọi một số học sinh chữa bài tập.
*Giáo viên chốt: tơ sợi là nguyên liệu chính của ngành dệt may và một số ngành công nghiệp khác.
-Nêu cách bảo quản các đồ dùng làm bằng tơ sợi?
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
-Gọi HS nhắc lại nội dung bài
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: 
Hát 
-3,5 HS nêu
Học sinh khác nhận xét.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và trả lời câu hỏi trang 60 SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
Câu 1 :
Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
	Câu 2:
-Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh.
-Các sợi có nguồn gốc động vật: sợi len, sợi tơ tằm.
- Nhóm thực hành theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trong SGK trang 61.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét.
-HS làm vào phiếu học tập
	 Đặc điểm của sản phẩm dệt:
Vải bông thấm nước, có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
Bền, thấm nước, thường được dùng để làm vải buồm, vải đệm ghế, lều bạt,
Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, không nhàu.
Học sinh nhận xét.
- Không phơi quá lâu ngoài nắng, không ngâm xà bông qúa lâu.
“Ôn tập kiểm tra HKI”.
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn:
(Giảm tải Không dạy dạy ôn bổ sung)
LUYEÄN TAÄP TAÛ NGÖÔØI 
( Taû hoaït ñoäng )
I. Muïc tieâu: 
1. Kieán thöùc:	- Bieát laäp daøn yù chi tieát cho moät baøi vaên taû hoaït ñoäng cuûa ngöôøi(BT1)
2. Kó naêng: 	- Bieát chuyeån moät phaàn cuûa daøn yù ñaõ laäp thaønh moät ñoaïn vaên (töï nhieân, chaân thöïc) taû hoaït ñoäng cuûa ngöôøi.
3. Thaùi ñoä: 	- Giaùo duïc hoïc sinh loøng yeâu meán ngöôøi xung quanh vaø say meâ saùng taïo.
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+ GV: Giaày khoå to – Söu taàm tranh aûnh veà moät soá em beù ôû ñoä tuoåi naøy.
+ HS: Baøi soaïn.
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khôûi ñoäng: 
2.Baøi môùi : Giôùi thieäu baøi –ghi töïa 
* Hoaït ñoäng 1: Nhoùm
- Goïi HS neâu keát quaû quan saùt moät ngöôøi baïn thaân cuûa mình
- Nhaän xeùt
- Cho HS laøm baøi daøn yù theo nhoùm
* Nhaän xeùt baøi laøm cuûa hs 
*Hoaït ñoäng 2: Laøm vôû 
- Höôùng daãn hs döïa theo daøn yù ñaõ laäp, haõy vieát moät ñoïa vaên taû hoaït ñoäng cuûa baïn nhoû.
- Chaám – nhaän xeùt 
 - Goïi moät vaøi hs ñoïc ñoaïn vaên 
4 . Toång keát - daën doø: 
Khen ngôïi nhöõng baïn noùi naêng löu loaùt.
Chuaån bò: 
Nhaän xeùt tieát hoïc. 
 Haùt 
- HS trình baøy
Hs Laäp daøn yù cho baøi vaên taû moät ngöôøi baïn thaân
Hoïc sinh choïn moät ñoaïn trong thaân baøi vieát thaønh ñoaïn vaên.
- HS ñoïc
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn lại 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
	- Tính tỉ số phần trăm của 2 số.
	- Tính giá trị một số phần trăm của 1 số.
	- Tính 1 số khi biết giá trị 1 số phần trăm của nó.
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh tính tỉ số phần trăm nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	Suy luận có hệ thống 
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ.
+ HS: Bài soạn, SGK, VBT, bảng con.
III. Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Giải toán về tìm tỉ số phần trăm (tt)
-Gọi HS nhắc lại cách tính một số biết một số phần trăm của nó.
Học sinh sửa bài 3 trong VBT
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới : 
a/Giới thiệu bài –ghi tựa 
b/Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1b/ 79 : Hoạt động cả lớp 
- Hướng dẫn xác định yêu cầu 	
- Lưu ý : 37 : 42 = 0,8809 = 88,09 %
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số
-cho HS làm bài vào bảng con, HS chỉ cần ghi phép tính, một em làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét .
	* Bài 2b / 79 : Làm cặp đôi 
- Hướng dẫn xác định yêu cầu
-Cho Hs làm bài theo cặp đôi.
Giáo viên chốt dạng tính một số biết một số phần trăm của nó.
- Hs làm bài theo cặp và chữa bài 
 * Bài 3a / 79 : Làm vở 
- Hướng dẫn xác định yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp giải.
Giáo viên chốt cách giải.
-Cho HS làm bài vào vở bài a, baìi b HS khá giỏi làm thêm.
- Chấm và chữa bài
4 . Tổng kết - dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số, cách tính một số phần trăm của một số.
Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị:
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề – Học sinh tóm tắt.
Theo dõi 
Học sinh làm bài. 
Hs nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm .
b) Tỉ số phần trăm của số sản phẩm mà anh Ba đã làm được và số sản phẩm của cả tổ là:
126 : 1200 = 0, 105
0,105 = 10,5 %
Đáp số : 10,5%
Học sinh sửa bài.
- 1 hs đọc yêu cầu 
a) Học sinh làm bài.
x 30 : 100 = 29,1
hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1
b) Học sinh đọc đề – Tóm tắt và giải 
Số tiền lãi của cửa hàng đó là:
6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng)
 Đáp số: 900000 đồng
Học sinh đọc yêu cầu 
Học sinh làm bài vào vở.
72 x 100 : 30 = 240
hoặc 72 : 30 x 100 = 240
Số gạo của cửa hàng trước khi bán là
 420 x 100 : 10,5 = 4000 ( kg ) 
 4000 kg = 4 tấn 
 “ Luyện tập chung “
Mĩ thuật
GIÁO VIÊN CHUYÊN SOẠN GIẢNG
Địa lí:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế của nước ta.
2. Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, hải cảng lớn của đất nước.
3. Thái độ: Tự hào về quê hương mình, đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+ GV: Các loại bản đồ: một độ dân số, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, Bản đồ khung Việt Nam.
+ HS: SGK.
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định.
2. Bài cũ: “Thương mại và du lịch”.
Nêu các hoạt động thương mại của nước ta?
Nước ta có những điều kiện gì để phát triển du lịch?
Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a/Giới thiệu bài mới: “Ôn tập”.
b/ Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố.
- Mục tiêu : ôn lại kiến thức về đặc điểm dân cư của VN 
- Cách tiến hành : gv nêu câu hỏi 
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Họ sống chủ yếu ở đâu?
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
* Nhận xét – chốt ý: Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm đa số, sống ở đồng bằng, dân tộc ít người sống ở miền núi và cao nguyên.
v	Hoạt động 2: Các hoạt động kinh tế.
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức về các hoạt động kinh tế của nước ta .
- Cách tiến hành : 
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời.
	Chỉ có khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư làm công nghiệp.
	Vì có khí hậu nhiệt đới nên nước ta trồng nhiều cây xứ nóng, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
	Nước ta trâu bò dê được nuôi nhiều ở miền núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
	Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
	Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
	Hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là khoáng sản, hàng thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.
	Thành phồ Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất ở nước ta 
GV tổ chức cho học sinh sửa bảng Đ – S.
v	Hoạt động 3: Ôn tập về các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại..
*Bươc 1: Giáo viên phát mỗi nhóm bàn lược đồ câm yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu.
1.	Điền vào lược đồ các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
2.	Điền tên đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam.
Giáo viên sửa bài, nhận xét.
* Bước 2: Từ lược đồ sẵn ở trên bảng giáo viên hỏi nhanh 2 câu sau để học sinh trả lời.
+ Những thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất, là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
Giáo viên chốt, nhận xét.
4. Tổng kết - dặn dò: 
-Treo bản đồ VN lên bảng , gọi HS lên bảng chỉ đường sắt Nam Bắc , quốc lộ 1 A
- Gv chốt lại nội dung ôn tập
Chuẩn bị: 
+ Hát 
- 2 hs trả lời 
Nhận xét bổ sung.
- Hs lần lượt trả lời :
+ 54 dân tộc.
+ Kinh
+ Đồng bằng.
+ Miền núi và cao nguyên.
Học sinh đánh dấu Đ – S vào ô trống trước mỗi ý.
+ Đánh S
+ Đánh S
+ Đánh Đ
+ Đánh Đ
+ Đánh S
+ Đánh S
+ Đánh Đ
Thảo luận nhóm.
Học sinh nhận phiếu học tập thảo luận và điền tên trên lược đồ.
+Các sân bay quốc tế : Tân sơn Nhất , Đà Nẵng , Nội Bài
+Những thành phố có cảng lớn nhất nước ta : TP Hồ Chí Minh , TP Đà Nẵng , TP Hải Phòng
Châu Á.
 Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 16.
 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 17.
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
III. Tiến trình bài dạy 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Nhận xét tuần 16
- Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét bổ sung.
* Nhận xét về học tập:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
- Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài........
* Nhận xét về các hoạt động khác.
- Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản......
* Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
* GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 17
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động:
 * Về học tập.
 * Về lao động.
 * Về hoạt động khác.
- Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
* Kết thúc tiết học
- GV cho lớp hát bài tập thể.
- HS nêu miệng.Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4, ghi vào nháp những ưu, khuyêt điểm chính về vấn đề GV đưa ra.
- Đại diện trình bày bổ sung.
- HS tự nhận loại.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS biểu quyết nhất trí.
- HS hát bài tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 16kien.doc