Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hạ Lễ

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hạ Lễ

I- MỤC TIÊU :

-Có giọng đọc phù hợp với từng nhân vật trong bài văn : giọng hồn nhiên của(bé Thu), giọng hiền từ của (người ông). .

- Hiểu được nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên nhiên của hai ông cháu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục HS có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ SGK.Thẻ từ , thẻ nghĩa.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 50 trang Người đăng huong21 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hạ Lễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012
 Tập đọc
 Tiết 21 : Chuyện một khu vườn nhỏ
I- Mục tiêu :
-Có giọng đọc phù hợp với từng nhân vật trong bài văn : giọng hồn nhiên của(bé Thu), giọng hiền từ của (người ông). .
- Hiểu được nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên nhiên của hai ông cháu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.Thẻ từ , thẻ nghĩa.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
A- Giới thiệu chủ điểm :GV yêu cầu HS QS tranh và trả lời:
+Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm .
+Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì ?
+Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
- GV nêu : Chủ điểm Giữ lấy màu xanh muốn gửi tới các em điều gì?
 B- Bài mới :
1- Giới thiệu bài : GV treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS Q.sát tranh:Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- GV giới thiệu 
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
- GV yêu cầu 1HS khá đọc toàn bài , các HS khác theo dõi bạn đọc và chia đoạn.
+Em có thể chia bài thành mấy đoạn?
-Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn. của bài
- GV nghe HS đọc kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS ; tổ chức cho HS tham gia HĐ Thẻ nghĩa, thẻ từ để giải nghĩa từ: 
 săm soi, cầu viện.
- Yêu cầu cho HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)- Tìm hiểu bài:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 8 các câu hỏi trong SGK ; 1 HS giỏi điều khiển các nhóm trả lời , GV làm trọng tài và giải quyết những vấn đề HS vướng mắc: 
*Câu 1: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
*Câu 2 : Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật ?
 - GV kết hợp ghi bảng những từ ngữ gợi tả :
+Cây quỳnh: lá dày , giữ được nước
+Cây hoa ti gôn : thò những cái râu,...
+Cây hoa giấy : bị vòi ti gôn quấn..
+Cây đa ấn Độ : bật ra những búp đỏ hồng...
*Câu 3 : Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công bé Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
*Câu 4 : Em hiểu:"Đất lành chim đậu" nghĩa là gì?
- GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS
+Nêu nội dung chính của bài?
c)- Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu3 HS đọc tiếp nối toàn bài, HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc toàn bài.
GV treo bảng phụ, HS nhìn bảng đọc, thảo luận nhóm 4 tìm giọng đọc hay của bài.
Yêu cầu 1 HS lên gạch dưới các từ cần đọc nhấn giọng.
+Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
2 nhóm HS đọc phân vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, khen ngợi HS đọc đúng lời của nhân vật.
C- Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
* Lồng ghép GD bảo vệ môi trường:
-Mỗi chúng ta cần làm gì để thiên nhiên quanh ta luôn tươi đẹp?
- Nhận xét giờ học 
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+Vẽ cảnh các bạn đang vui chơi ca hát dưới gốc cây to...
+Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh .
Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- HS quan sát tranh minh hoạ và trả lời
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi.
-HS chia đoạn :3 đoạn
Đ1 : Bé Thu ... từng loài cây.
Đ 2 : Cây quỳnh ... là vườn
Đ 3 : Một sớm ... hả cháu.
- 3 HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn.
HS đọc thầm phần chú giải và tham gia HĐ Thẻ nghĩa , thẻ từ.
- HS luyện đọc theo cặp ( đọc 2 vòng)
- 1 HS đọc cả bài.
-HS nghe
- ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công
-cây quỳnh lá dày, cây hoa ti gôn thò những cái râu theogió, ngọ nguậy...
-1 HS trả lời, HS khác bổ sung
-Vì Thu muốn công nhận ban công nhà mình cũng là vườn
-nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời: Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu thiên nhiên của hai ông cháu
-HS nêu, HS khác nhận xét và bổ sung
-3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, HS nêu giọng đọc toàn bài: giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
 HS khác nhận xét và bổ sung 
*HS thảo luận nhóm 4 nêu cách đọc hay đoạn 3:
+Giọng bé Thu : hồn nhiên nhí nhảnh; giọng người ông: hiền từ, chậm rãi.
+Nhấn giọng các từ ngữ: hé mây , phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ , rỉa cánh, vội, vườn, cầu viện , đúng là , hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu.
- Theo dõi GV đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 3- 5 HS thi đọc diễn cảm. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
3-4 HS nêu lại ND bài 
4-5 HS nối tiếp nhau nêu suy nghĩ của bản thân. VD:
- Chăm sóc cây cối.
- Không bẻ cành, tẽ lá
- Không bắn, săn bắt các loài chim chóc (động vật)...
Toán
 Tiết 51 : Luyện tập(Tr. 52)
I- Mục tiêu: Biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với số thập phân.
* Hoàn thành các bài tập: 1;2(a,b); 3 (cột 1); 4. 
-GD học sinh tích cực, tự giác học bài.
II- Đồ dùng dạy học:
Các chú Vẹt mang phép cộng và số thập phân bài 3.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau :
a) 45,09 + 56,73 +54,91+ 43,27
b)12,23 +24,47 + 31,18 +63,3+68,82
Yêu cầu cả lớp làm trên bảng con.
- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2 -Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- 1 HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân .
- GV cho HS tự làm bài. 
- GV nhận xét bài làm của HS và cho điểm.
Bài 2(a,b): 
- Gọi1 HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Để tính bằng cách thuận tiện em sử dụng tính chất nào của phép cộng?
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm 4 để tìm cách tính thuận tiện nhất .
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét và chữa bài cho HS .
Yêu cầu HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
Bài 3(cột1): 
-Gọi HS đọc đề bài. GV gắn phép tính 3,6 + 5,8 lên con vẹt màu vàng, 8,6 lên con vẹt màu xanh. Yêu cầu HS so sánh và điền dấu thích hợp.
-1 HS nêu cách làm .
- GV cho HS chữa bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh.
* Cácphép tính còn lại, yêu cầu HS làm tương tự.
- GV chữa bài và nhận xét .
 Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh hai số thập phân. 
Bài 4:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán .
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải .
- GV giúp những HS gặp khó khăn.(GV có thể gợi ý : 
+Muốn tìm được số vải dệt trong 3 ngày thì em làm thế nào?
+Tìm số vải dệt được trong ngày thứ hai bằng cách nào?
+Tìm số vải dệt trong ngày thứ ba bằng cách nào?....
+Làm thế nào để tìm được số vải dệt được trong cả ba ngày?)
- Chấm một số bài, gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm.
C - Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
 45,09 12,23
 +56,73 24,47
 54,91 + 31,18
 43,27 63,3
 68,82
 200,00 200,00
HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
-2 HS lên bảng làm bài, làm xong đứng tại chỗ nêu cách đặt tính và cách tính. 
- HS làm bài vào vở , nhận xét bài của bạn và bổ sung.
3-4 HS khác nêu lại cách đặt tính và cách cộng 
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện .
-Sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng..
HS trao đổi và rút ra cách làm. 
HS làm
2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảng làm bài . HS cả lớp làm bài vào vở, 
- HS nhận xét bài làm của các bạn.
- HS làm và giải thích . VD:
a)4,68+6,03+3,97
=4,68 + 10
=14,68
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 1 HS nêu cách làm bài trước lớp : Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm. 
 -HS lên bảng làm
- HS cả lớp làm bài vào vở, 
-4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến . Ví dụ :
8,6
3,6+5,8
 > 
 3,6 +5,8 = 9,4
9,4 > 8,6 (vì phần nguyên 9 > 8)
Vậy 3,6 + 5,8 > 8,9.
3-4 HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân.
- 1 HS đọc to, lớp đọc đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp nhận xét , bổ sung và đối chiếu kết quả:
Tóm tắt: 28,4m
Ngày đầu:
Ngày T.2: 2,2 m ?m
Ngày T.3: 1,5m
 Đáp số: 91,1m.
3-4 HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính tổng nhiều số thập phân.
 Âm nhạc
Tiết 11 :Tập đọc nhạc : TĐN số 3.
Nghe nhạc
(Giáo viên bộ môn soạn , soạn giảng)
Thể dục
Tiết 21 : Động tác toàn thân
Trò chơi "Chạy nhanh theo số"
(Giáo viên bộ môn soạn , soạn giảng)
Khoa học
 Tiết 21 : Ôn tập : Con người và sức khoẻ (Tiếp) 
I- Mục tiêu : Ôn về kiến thức:
-Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
-Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm ganA, nhiễm HIV/AIDS
- HS áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy học:
- Giấy tô ki; Phiếu học tập; HS bút màu, chì, tẩy
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
AKiểm tra bài cũ:Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
Yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B- Bài mới:
1 Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2- Thực hành vẽ tranh vận động:
Cách tiến hành :
- GV cho HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo một trong các đề tài sau : 
1)Vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện.
2)Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em.
3) Vận động nói không với ma tuý, rượu, bia, thuốc lá.
4) Vận động phòng tránh HIV / AIDS.
5)Vận động thực hiện an toàn giao thông.
6 Phòng tránh các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A...
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- GV gợi ý :
- Quan sát các hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình, từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm,
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.
- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, lời tuyên truyền.
-Trao giải cho HS theo từng đề tài.
3 -Trò chơi : Ô chữ kì diệu
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc hình chữ S. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học với kèm theo gợi ý.
+Khi GV nêu gợi ý cho các nhóm, các nhóm cần lắng nghe để tìm đáp án đúng sau đó cần nhanh tay rung chuông để giành quyền trả lời.
+Nhóm nào trả lời đúng được 10 điểm.
+Nhóm trả lời sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác.
+Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất.
+Tìm được ô chữ hình chữ S được 20 điểm
-GV cho HS chơi thử
-GV tổ chức cho các nhóm chơi.(theo tổ)
-Nội  ... sân chơi trò chơi.
III-Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
 Phương pháp và hình thức tổ chức 
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nhiêm. vụ, yêu cầu giờ học
-Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
-Chơi trò chơi"Nhóm 3 nhóm 7":
2.Phần cơ bản:
-Ôn 5 động tác:
1. Vươn thở:
2. Tay:
3. Chân:
4. Vặn mình:
5. Toàn thân:
-Chơi trò chơi"Chạy nhanh theo số":
3.Phần kết thúc:
-Tập một số động tác hồi tĩnh vỗ tay theo nhịp và hát.
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học
6-10 phút
1-2 phút
1 phút
2-3 phút
18-22 phút
2-3 lần,mỗi ĐT2x8nhịp
6-7 phút
4-6 phút
-Cán sự tập trung lớp, cho lớp chào, báo cáo. 
-GV điều khiển lớp thực hiện.
HS tập theo đội hình hàng ngang.
Lần 1 : GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu, vừa hô nhịp cho HS thực hiện theo lần lượt cả 5 động tác.
Lần 2-3: Lớp trưởng hô nhịp, không làm mẫu. Xen kẽ các lần tập, GV sửa sai cho HS. 
-GV chia tổ cho HS tập luyện , các tổ trưởng điều hành , GV quan sát và sửa sai cho HS.
-HS trình diễn theo tổ.
GV nhắc lại cách chơi: Khi GV gọi số nào đó ( số 2), thì số đó ( 2) của hai đội nhanh chóng tách khỏi hàng, chạy nhanh về trước vòng qua cờ về đích, ai về trước, không phạm quy, người đó thắng, đội đó được 1 điểm. Trò chơi tiếp tục như vậy với các số khác nhau cho đến hết, đội nào được nhiều điểm, đội đó thắng cuộc.
- Chú ý cho HS một số trường hợp phạm quy:
+Không chạy vòng qua cờ.
+Không chú ý lắng nghe khi GV đã gọi đến số của mình nên đã bỏ lượt chạy.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập
Môn: Khoa học - lớp 5
Bài: Tre, mây, song
Góc Đọc tài liệu
Hãy đọc bảng thông tin trang 46 SGK và thông tin do giáo viên cung cấp để hoàn thành các bài tập sau:
 1/ Hoàn thành bảng:
Tre
Mây, song
Đặc điểm
-Cách mọc:
-Độ cao:
-Thân:
-Cách mọc:
-Độ cao (dài):
- Thân:
ứng dụng
 2/ Nêu một số cách làm sạch và bảo quản đồ dùng bằng mây, tre đan:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập
Môn: Khoa học - lớp 5
Bài: Tre, mây, song
Góc Quan sát
Hãy quan sát các hình vẽ trong trang 46 - 47 SGK và một số tranh, ảnh hoặc vật thật có trên bàn của mình để hoàn thành các bài tập sau:
 1/Nêu đặc điểm chung của tre, mây, song?
-Cách mọc:...
- Thân:..
- Lá:..
-Công dụng:.
.
 2/ Hoàn thành bảng sau:
Hình số
Tên đồ dùng
Tên vật liệu làm ra đồ dùng
4
5
6
7
Phiếu học tập
Môn: Khoa học - lớp 5
Bài: Tre, mây, song
Góc Trải nghiệm
 Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy hoàn thành các bài tập sau:
 1/Nêu đặc điểm chung của tre, mây, song?
-Cách mọc:...
- Thân:..
- Lá:..
-Công dụng:.
.
 2/ Liệt kê một số công dụng của tre, mây, song
Tre
Mây, song
..
.
.
.
.
.
.
.
.
...
.
 3/ Kể tên các đồ dùng làm từ tre, mây, song:
Tre
Mây, song
..
.
.
.
.
.
.
.
.
.
...
.
.
 4/ Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng cách bảo quản một số đồ dùng làm từ tre, mây, song:
 a. Sơn dầu	 e. Dùng xong, giặt sạch treo lên cao
 b.	 Sơn chống gỉ g. Không để nơi thấp, ẩm
 c. Phơi ngoài nắng	h.	 Không treo chỗ ướt, không để ngoài mưa nắng
 d. Không lau chùi bằng các chất tẩy mạnh
.............................................................................................................. Giá trị sống
Tôn trọng
I- mục tiêu:HS biết: 
- Tôn trọng là biết lắng nghe người khác.
- Những người nàobiết tôn trọng người khác thì sẽ được người khác tôn trọng lại.
- Luôn có ý thức tôn trọng mọi người.
II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu, bút dạ cho các nhóm vẽ bản đồ tâm trí phần áp dụng.
- GV chuẩn bị truyện kể có nội dung thể hiện sự tôn trọng:
Bốn chứ không chỉ riêng ai.
Trong giờ ra chơi, bốn bạn Đất, Nước, Không khí và ánh sáng tranh luận với nhau về vai trò của mình đối với cây xanh rất sôi nổi:
 Đất:
- Tớ mới là có ích nhất bởi vì tớ có chất màu nuôi cây. Nhổ cây ra khỏi đất , cây sẽ chết ngay. Cây mà chết thì con người làm gì có rau mà ăn, làm gì có gỗ để mà làm nhà, mà đóng đồ dùng. Thế rồi còn rừng đầu nguồn nữa chứ, làm gì có cái gì để ngăn lũ,.v.v.v.
 Nước nghe Đất nói vậy thì bực tức cho rằng Đất chẳng biết gì về vai trò của mình, cậu ta cho rằng Đất đã không tôn trọng mình nên cố cao giọng:
- Này, vểnh tai lên mà nghe này: Tôi mới là có ích nhất. Cậu không nghe nói: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” à? Tôi vận chuyển chất màu để nuôi cây. Khi trời hạn hán thì dù vẫn có đất, cây cối cũng héo khô chết rũNgay cả đất, nếu không có nước cũng mất chất màu.
 Đất nghe vậy, bực tức, đỏ gay mặt lên, nhưng chưa kịp phản ứng gì thì Không khí lại tiếp lời Nước :
-Cả hai cậu đều sai hết rồi, Cây không thể sống thiếu không khí. Thiếu đất , thiếu nước , cây vẫn sống được ít lâu nhưng chỉ cần thiếu không khí , cây sẽ chết ngay bởi vì không có không khí thì làm sao mà cây thực hiện được quá trình quang hợp và hô hấp.
 Ba bạn ra công đưa ra những lí lẽ để bảo vệ ý kiến cua mình mà chẳng ai chịu nhường ai. Chỉ có ánh sáng là ỉm ang và khi ba bạn tranh cãi gay gắt bạn ấy mới lên tiếng:
-Mình can các bạn, các bạn bình tĩnh nghe mình nói này: Nêu nói như các bạn thì thiếu mình , cây xanh sẽ không còn màu xanh. Cũng như con người, có ăn uống đầy đủ mà phải sống trong bóng tối suốt đời thì cũng không ra con người. Chỉ có một trong 4 chúng ta thì cây xanh không thể sống nổi. Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng. Thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta cùng nhau giúp cây xanh lớn lên là giúp ích cho đời.
 Nghe ánh sáng nói xong, cả ba bạn nhìn nhau như hiểu ra rằng mình đã có lỗi, mình còn bảo thủ, cho rằng chỉ có mình là hơn cả nhưng sự thật thì phải là sự kết hợp cả 4 chúng mình. Không nói ra nhưng ai cũng nhận thấy rằng mình chưa biết tôn trọng ý kiến của các bạn. Chỉ có ánh sáng là biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng mọi người thôi. Không ai bảo ai, cả 3 bạn cùng đồng thanh: Cám ơn bạn ánh sáng nhiều nhé! 
III- Các hoạt động :
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: Trải nghiệm:
GV kể câu chuyện cho HS nghe.
( 2-3 lượt)
HĐ2: Phân tích:
GVtổ chức cho HS trao đổi nhóm 8, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung câu chuyện:
- Câu chuyện kể về chuyện gì?
- Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
- Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Trong 4 nhân vật, nhân vật nào là người biết tôn trọng mọi người?
- Vậy tôn trọngcó nghĩa là gì?
- Khi tôn trọng mọi người, bạn ấy đã được mọi người đối xử như thế nào? ( hoặc mọi người đã dành cho bạn ấy tình cảm như thế nào?)
HĐ3:Rút ra bài học:
Yêu cầu HS nêu nội dung bài học ( dựa vào 2 câu trả lời cuối cùng.)
GV ghi nhanh lên bảng.
Gọi 3-4 HS đọc lại nội dùng bài học.
Yêu cầu HS lấy VD về bạn bè tôn trọng và không tôn trọng lẫn nhau.
Hỏi cả lớp : -Trong số các em đã có bạn nào thể hiện sự ttôn trọng với bạn? Những bạn nào chưa thể hiện sự tôn trọng với bạn?
GV khen ngợi, động viên
HĐ4: áp dụng:
Yêu cầu HS nhận phiếu, bút dạ của nhóm mình, vẽ bản đồ tâm tâm trí theo sự hướng dẫn của GV:
Yêu cầu nhóm nào làm xong, gắn KQ lên bảng lớp, cả lớp cùng nhận xét, bổ sung:
Sau đó đóng vai thể hiện lại câu chuyện trên theo khả năng thể hiện sự tôn trọng.
Lắng nghe GV kể chuyện
HS trao đổi nhóm 8, đại diện mỗi nhóm trả lời một câu, đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung:
-  Cuộc tranh luận của các bạn về vai trò của đất, nước, không khí và ánh sáng đối với cây xanh.
- có 4 nhân vật: Đất, Nước, Không khí và ánh sáng.
- ...Thích nhân vật ánh sáng vì bạn ấy đã biết lắng nghe ý kiến của mọi người, không coi thường mọi người, mà bạn ấy còn biết tôn trọng mọi người, phân tích cho cả 3 bạn thấy sự kết hợp của bốn bạn là giúp ích cho đời.
... ánh sáng là nhân vật biết tôn trọng mọi người.
*Tôn trọng có nghĩa là biết lắng nghe người khác...
 Bạn ấy đã được mọi người yêu mến và tôn trọng lại
3-4 HS nêu nội dung bài học:
Tôn trọng là biết lắng nghe người khác. Những người nàobiết tôn trọng người khác thì sẽ được người khác tôn trọng lại.
 HS nối tiếp nhau lấy VD:
- Bạn khoe có một quyển truyện mới. 
 + Thái độ không tôn trọng bạn là: ối dào ơi, thế mà cũng khoe, quyển này tớ có từ lâu rồi. (hoặc hay gì mà hay, quyển này tôi đọc lâu rồi....)
+ Thái độ tôn trọng bạn: Bạn sướng thật đấy! Chắc mẹ mua tặng phải không? Lát nữa cho mình mượn với nhé!
HS nhận phiếu, bút dạ của nhóm mình, vẽ bản đồ tâm tâm trí theo sự hướng dẫn của GV ( nhóm 8)
Làm xong, gắn lên bảng lớp, cả lớp cùng bổ sung:
Luôn thấy vui vẻ
Được mọi người tôn trọng lại.
Được mọi người yêu mến.
 Đến bệnh viện đi nhẹ, nói khẽ
 Biết lắng nghe khi trò chuyện.
 Nói đủ nghe, không nói to quá.
Tôn
trọng
 Nhận được những gì?
Hành vi thể hiện sự tôn trọng
 Vâng lời thầy cô, ông bà,bố mẹ
 Không bảo thủ, không nói xấu sau lưng bạn
 Không nổi nóng khi tiếp xúc
Được thầy cô nêu gương.
Được ông bà,bố mẹ tin tưởng.
  ...
............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan11phuong.doc