Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 28

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

- HS hiểu đặc điểm hình dáng của mẫu.

- HS biết cách vẽ mẫu có hai đồ vật.

-Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu.

- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II.Chuẩn bị

 GV: SGK,SGV- chuẩn bị một vài mẫu vẽ như bình, lọ, quả có hình dáng khác nhau.

 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy. Mẫu vẽ theo nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: Ngày 25 tháng 3 năm 2012
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 28 tháng 3 năm 2012
 5C- Tiết 3
 Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 2012
 5A- Tiết 1 5B- Tiết 2
Bài 28 : Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu)
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu đặc điểm hình dáng của mẫu.
- HS biết cách vẽ mẫu có hai đồ vật.
-Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II.Chuẩn bị
 GV: SGK,SGV- chuẩn bị một vài mẫu vẽ như bình, lọ, quảcó hình dáng khác nhau.
 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy. Mẫu vẽ theo nhóm.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
1. Tổ chức lớp ( 1’)
2. Kiểm tra:(2,)
 - Đồ dùng học tập, phần làm bài tập ở nhà
- Nêu cách vẽ của bài vẽ về vệ sinh môi trường?
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1,)
1. Quan sát , nhận xét ( 6’)
- GV: giới thiệu mẫu cùng học sinh chọn mẫu vẽ.
+ GV yêu cầu HS chọn bày mẫu theo nhóm và n/xét về vị trí, h/dáng,đ/điểm, tỉ lệ chung,đậm nhạt của mẫu.
+ Gợi ý HS cách bày mẫu sao cho đẹp 
+ So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu, hình dáng màu sắc, đặc điểm, đậm nhạt của vật mẫu.
Gv nhận xét bổ sung thêm.
2. Cách vẽ ( 7’)
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ Vẽ kh/hình chung và kh/hình riêng từng mẫu.
+Tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình = nét thẳng. 
+ Nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết cho đúng
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
- Phác mảng đậm ,đậm vừa , nhạt 
- Dùng các nét gạch thưa, dày = chì tả đậm nhạt.
GV phác hoạ lên bảng.
3. Thực hành ( 17’)
- GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ - đúng vị trí , hướng nhìn của các em.
- GV quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho HS còn lúng túng.
+ Hs quan sát
- HS nhận xét được 
- HS nắm cách vẽ nhắc lại cách vẽ
Hs quan sát
+ HS thực hiện vẽ theo hướng dẫn.
4. Nhận xét, đánh giá ( 3’)
GV cùng HS chọn một vài bài vẽ đẹp và chưa đẹp nhận xét về: 
+ Bố cục
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm)
+ Sắc độ đậm nhạt.
- HS chọn ra bài đẹp theo ý thích,
GV nhận xét chung tiết học
5.Dăn dò: ( 1’)
 - Nhắc HS sưu tầm tranh ảnh lễ hội.
 - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
Tuần:29
Ngày soạn: Ngày 1 tháng 4 năm 2012
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 4 tháng 4 năm 2012
 5C- Tiết 3
 Thứ 5 ngày 5 tháng 4 năm 2012
 5A- Tiết 1 5B- Tiết 2
Bài 29 : Tập nặn tạo dáng
 Đề tài Ngày hội
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được nội dung và các hoạt động của một số ngày lễ hội
- HS biết cách nặn dáng người đơn giản.
- Tập nặn một dáng người hoặc dáng con vật đơn giản.
- HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán. Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, chỗ ngồi.
II.Chuẩn bị
 GV: SGK,SGV- sưu tầm trah ảnh về ngày hội, một số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội (nếu có).Bài nặn của HS lớp trước, đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.
 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy, sưu tầm tranh ảnh về ngày hộiđất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
1. Tổ chức lớp ( 1’)
2. Kiểm tra:(2,) 
- Đồ dùng học tập, phần làm bài tập ở nhà
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1,)
 - GV cho hs xem tranh tranh ảnh, đĩa hình về ngày hội để lôi cuốn hs vào bài học.
06’
09’
15’
02’
01’
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung, đề tài
+ GV yêu cầu HS kể về những ngày hội ở quê hương 
+ GV gợi ý HS nhớ lại các hoạt động trong ngày lễ hội như: Đấu vật, chọi gà, đu quay, kéo co, đua thuyền, múa rồng..
+ GV y/cầu HS xem tranh ảnh về lễ hội đã chuẩn bị.
Tóm tắt: Trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mỗi vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau. Khi đi đến dự lễ hội các em nhớ phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng không vất rác bừa bãi đó là những hành động bảo vệ quê hương
Hoạt động 2: Cách nặn
Yêu cầu hs nhắc lại cách nặn dáng người
- GV yêu cầu HS chọn nội dung và tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để nặn.
- GV nhắc HS nhớ lại cách nặn, gv làm mẫu cho hs .
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại với nhau.
+ Nặn thêm hình ảnh phụ và chi tiết.
+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài.
Hoạt động 3: Thực hành
- Nặn theo cá nhân hoặc nhóm
- GV quan sát, gợi ý bổ sung cụ thể cho từng cá nhân hoặc nhóm
- GV gợi ý cho HS chỉnh sửa các dáng người sao cho rõ nội dung.
Nhắc hs giữ gìn vệ sinh lớp học, không vất giấy ra lớp hoặc để đắt nặn dính vào bàn ghế.
+ HS kể về những lễ hội mà mình biết.
vd: hội Đền Hùng(p.thọ), hội chọi trâu(Đồ Sơn).
- HS nhận xét được 
Hs nhắc lại
+ Lưu ý: Nặn các chi tiết như khăn, áo, cờ...
- Nên nặn nhiều dáng người.
+ HS thực hiện nặn theo hướng dẫn.
- Hs thực hiện theo nhóm
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV tổ chức cho HS quan sát,nhận xét một số bài về: 
+ Hình nặn (rõ đặc điểm)
+Tạo dáng (sinh động) và sắp xếp các hình rõ nội dung
- GV gợi ý HS xếp loại theo cảm nhận riêng và GV nhận xét chung tiết học.
- Với các bài vẽ, xé dán, GV cũng tổ chức cho hs nhận xét, xếp loại như vậy.
Hoạt động 5.Dăn dò: -
 Sưu tầm một số đầu báo, tạp chí, báo tường.
Tuần:30
Ngày soạn: Ngày 8 tháng 4 năm 2012
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 11 tháng 4 năm 2012
 5C- Tiết 3
 Thứ 5 ngày 12 tháng 4 năm 2012
 5A- Tiết 1 5B- Tiết 2
Bài 30 : .Vẽ trang trí
TRANG TRí đầU BáO TườNG
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa của báo tường
- HS biết cách trang trí đầu báo tường
-Tập trang trí đầu báo tường.
-HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II.Chuẩn bị
GV: - SGK,SGV- Sưu tầm một đầu báo (báo nhân dân,Hoa học trò, Nhi đồng,)
 - Một số đầu báo của lớp hoặc của trường.- Bài vẽ của HS năm trước .
HS : - SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
1. Tổ chức lớp ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 1’)
- Kiểm tra Đồ dùng học tập
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1,)
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét ( 6’)
- GV g/thiệu một số đầu báo và gợi ý: 
+ Tờ báo có: đầu báo và thân báo.
+ Báo tường : Báo của mỗi đơn vị như : bộ đội, trường học, thường ra vào những dịp lễ Tết hoặc các đợt thi đua. SGV (123)
- GV g/thiệu một số đầu báo và gợi ý để HS nhận thấy .
 Chi đội 5A	
&' SôO THáNG 9
 Chào mừng quốc khánh 2 - 9
Hoạt động 2: Cách vẽ ( 8’)
- GV g/thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc minh hoạ
- Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ cân đối...
+ Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.
+ Vẽ màu tươi sáng, phù hợp với nội dung. 
Hoạt động 3: Thực hành ( 17’)
- GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung.
Hướng dẫn học sinh vẽ bố cục cân đối trên khổ giấy.
Tìm mảng chính, mảng phụ của chữ, hình vẽ minh họa.
Vẽ màu có đậm có nhạt nổi bật được tiêu đề tờ báo.
+HS quan sát,nhận thấy :
-(nội dung gồm các bài báo,hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ,).
+ Chữ :
- Tên tờ báo : là phần chính, chữ to, rõ,.
- Chủ đề của tờ báo : cỡ chữ nhỏ hơn.
- Tên đơn vị. 
- Hình minh hoạ.
- HS nắm cách vẽ 
+ HS thực hiện vẽ theo hướng dẫn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá ( 3’)
GV + HS chọn một số bài để nhận xét, đánh giá về:
 + Bố cục (rõ nội dung).
 + Chữ (tên báo rõ, đẹp). 
 + Hình minh hoạ (phù hợp, sinh động).
 + Màu sắc (tươi sáng, hấp dẫn,.).
- GV nhận xét chung tiết học
Hoạt đông 5.Dăn dò: ( 1’) 
 - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 28.doc