Giáo án tổng hợp lớp 1 - Tuần 25

Giáo án tổng hợp lớp 1 - Tuần 25

 I. Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

 - HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.

II.ĐDDH:

 - Sử dụng tranh SGK.

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 1 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tập đọc 
Trường em
 I. Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
	- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.
II.ĐDDH:
	- Sử dụng tranh SGK.
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. ổn định tổ chức:
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm dãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
 * HD luyện đọc.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- GV viết: Cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng trường, giáo.
- GV giải nghĩa từ: Ngôi nhà thứ hai, thân thiết.
 . Luyện đọc câu.
- GVHD dấu hiệu nhận biết câu: Chữ đầu viết hoa, kết thúc có dấu chấm.
- Mỗi câu 2 HS đọc.
- Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- GVHD dấu hiệu nhận biết đoạn: Chữ đầu viết hoa lui vào, kết thúc có dấu chấm xuống dòng.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
 . Thi đọc trơn cả bài.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần ai, ay:
 * Tìm tiếng trong bài:
	 - Có vần ai: hai, mái.
	 - Có vần ay: dạy, hay.
	 - HS đọc, phân tích các tiếng đó.
 * Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay.
 * Nói câu có tiếng chứa vần ai, ay.
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
	 - Cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần ai, ay.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
	 - GV đọc mẫu lần 2.
	 - 2 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Trong bài trường học được gọi là gì?
	 - 3 HS đọc đoạn 2:
	 	+ Vì sao trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em?
	 - Cho 3 HS đọc toàn bài.
 * Luyện nói:
 - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Hỏi nhau về trường lớp của mình). 
 	 - Tranh vẽ cảnh gì?
	 - Cho HS đọc câu mẫu: Bạn học lớp nào?
	Tôi học lớp 1A.
	 - Hãy hỏi đáp theo chủ đề về trường lớp theo mẫu. 
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - 1 HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi: Vì sao em yêu ngôi trờng của mình?
 - Về đọc bài. Chuẩn bị bài “ Tặng cháu”.
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải toán có phép cộng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. KTBC: - HS lên bảng điền dấu >, <, = vào chỗ trống.
	 	40 – 10 ... 20 30 ... 70 – 40
	20 – 0 ... 50 30 + 30 ... 30
 - HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả:
	60 – 20 = ?	 90 – 70 = ?
	80 – 30 = ?	 40 – 30 = ? 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
 b. Luyện tập.
* Bài 1: + HS nêu yêu cầu.
 + GV: Khi đặt tính cần lưu ý điều gì?
 + HS làm bài, 3 HS lên bảng.
 + Nhận xét.
* Bài 2: + Bài yêu cầu gì?
 + GVHD nhẩm kết quả để điền số vào ô trống.
 + HS làm bài, 1 HS lên chữa bài.
* Bài 3: +HS đọc bài 3:
 + HS làm bài. Đổi vở kiểm tra.
 * Bài 4: + HS đọc đề toán. 
 +Bài toán cho biết gì? (Có 20 cái bát, thêm 1chục cái bát)
	 + Bài toán hỏi gì? (Có tất cả bao nhiêu cái bát?)
	 + Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái bát ta làm phép tính gì?
	 + Muốn thực hiện được 20 cộng 1 chục ta cần làm gì?
 + Học sinh giải và trình bày bài giải.
 + Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
	- Phép trừ nhẩm các số tròn chục cũng giống phép tính nào các em đã học?
	- Bài 5 làm vào tiết luyện. 
________________________________________
Hát nhạc
 ( GV chuyên)
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Tập viết
 Tô chữ hoa A, Ă, Â, B
 I. Mục tiêu:
	- Tô được các chữ hoa: A, Ă, Â, B.
	- Viết đúng các vần: ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2.
	- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.
II.ĐDDH: 
 Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ:
- Chữ hoa A, Ă, A, B.
- Các vần ai, ay; các từ ngữ: mái trường, điều hay.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. Mở đầu:
- Cho HS thấy các điểm cần chú ý trong tiết tập viết. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn tô chữ hoa: 
- Treo bảng phụ có chữ mẫu: Chữ hoa A gồm những nét nào?
 - GV giới thiệu chữ mẫu và HD quy trình viết.
 - HS viết bảng con.
 - GV uốn nắn, sửa sai.
 - GV giới thiệu cách viết chữ hoa Ă, Â, B.
 - HS viết bảng con.
c. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng.
 - GV treo bảng phụ có các từ ứng dụng.
	- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
	- GV nhắc lại cách nối các con chữ.
	- HS viết bảng con.
	- GV nhận xét, sửa sai.
d. Hướng dẫn HS viết vở.
	- GV cho 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
	- HS viết vở từng dòng: ai, ay, ao, au, mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau.
	- GV uốn nắn tư thế và các lỗi khi viết.
	- Thu, chấm một số bài.
	- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Tìm thêm những tiếng có vần ai, ay, ao, au.
 - Về viết những dòng còn lại.
Chính tả 
Trường em
I. Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “ Trường học là ...anh em”: 26 chữ trong khoảng 15 phút.
	- Điền đúng vần ai, ay; chữ k, c vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK).
II. ĐDDH:
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và 2BT.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. Mở đầu:
- Từ tuần này chúng ta sẽ viết chính tả các bài tập đọc.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép.
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc đoạn văn (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết.
 - Phân tích tiếng khó viết.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (2HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
	- GV thu chấm 1 số bài.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống vần ai hay ay?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 * Bài tập 3: Điền c hay k?
	- Tiến hành tương tự BT2.
	- GV chữa bài, nhận xét.
	- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài.
_________________________________
Toán 
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ 1 điểm ở trong hoặc ở ngoài 1 hình.
- Biết cộng, trừ số tròn chục, giải bài toán có phép cộng.
II. ĐDDH: 
- GV: Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, băng giấy như SGK, bông hoa, con thỏ, con bướm.
III. Các hoạt động dạy học 
1.KTBC:.
	- 3 HS làm bảng tính:
	50 + 30 = 50 + 40 = 30 + 60 =
	80 – 40 = 60 – 30 = 70 – 50 =
	70 – 20 = 40 – 10 = 80 – 10 =
	- Dưới lớp làm giấy nháp theo dãy. 
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu phép cộng điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình. 	
	*) Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông.
	. Giới thiệu phía trong và phía ngoài hình vuông.
	. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông.
	- GV vẽ điểm A trong hình vuông:
	? Điểm A nằm ở vị trí nào của hình vuông?
	- HS đọc : Điểm A ở trong hình vuông.
	- GV vẽ điểm N ngoài hình vuông:
	? Điểm N nằm ở vị trí nào của hình vuông? 
	- HS đọc: Điểm N ở ngoài hình vuông.
	. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn.
	( Tương tự )
c. Luyện tập	
 * Bài 1: + Bài yêu cầu gì? ( Đúng ghi S , sai ghi S )
 + HDHS quan sát kĩ vị trí các điểm sau đó điền Đ/ S.
 + Học sinh lên chữa bài. Nhận xét.
 * Bài 2: + Nêu yêu cầu ? 
 + GV gắn hình vuông, hình tròn.
+ 2HS lên bảng vẽ.	
 * Bài 3: + Bài yêu cầu gì?
	 + HDHS tímh lần lượt các phép tính từ trái sang phải.	
 * Bài 4: + HS đọc đề toán, tự nêu tóm tắt. 
 + Học sinh giải và trình bày bài giải.
 + Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Hôm nay học toán bài gì?
- Về chuẩn bị tiết sau “Luyện tập chung”.
____________________________________
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa kì 2
I.Mục tiêu: 
	- Củng cố các kĩ năng, hành vi đạo đức đã học.
- Biết thực hiện các hành vi đạo đức đã học
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Khi đi bộ trên đường có vỉa hè em cần đi như thế nào?
- Đường không có vỉa hè em cần đi ở vị trí nào?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn học tập	
	* Hoạt động 1: Thảo luận lớp. 
- Khi gặp thầy , cô giáo em cần làm gì?
- Vì sao phải lễ phép với thày giáo, cô giáo?
- Vì sao cần cư xử tốt với bạn?
- Để cư xử tốt với bạn em cần làm gì?
- Cư xử tốt với bạn có lợi gì?
- Vì sao cần đi bộ đúng quy định?
- Đi bộ đúng quy định là đi như thế nào?
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống theo nhóm.
	- TH1: Trên đường cùng mẹ đi chợ em gặp cô giáo trong trường em sẽ làm gì ?
	- TH2: Em có một con gấu bông, em rất thích nó. Bạn của em đến chơi , bạn cũng thích nó. Lúc đó em sẽ làm gì?
	- TH3: Trên đường đi học về em gặp một bạn chạy theo chiếc ô tô. Lúc đó em sẽ làm gì?
 3. Củng cố dặn dò.
- Cần thực hiện tốt các hành vi đạo đức đã học.
__________________________________
tự nhiên và xã hội
 Con cá 
I. Mục tiêu: 
- Kể tên và nêu ích lợi của cá.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hay vật thật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh con cá chép phóng to.
 - Bộ đồ chơi câu cá bằng bìa, cần câu.
III. Các hoạt động day học:
 1. Bài cũ:
	- Kể tên 1 số cây gỗ mà em biết.
	- Nêu ích lợi của cây gỗ.
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài.
 b) HD các hoạt động.
 *HĐ1: Quan sát con cá.
- Cho HS quan sát con cá chép trong tranh: 
 +)Tên của con cá này là gì?
 +) Chỉ tên các bộ phận của con cá.
 +) Cá sống ở đâu?
 +) Nó bơi bằng bộ phận nào?
 +) Cá thở bằng bộ phận nào?
 - HS thảo luận nhóm.
 - Đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu.
GVKL: Cá có đầu, mình, đuôi, vây. Cá bơi bằng đuôi, bằng vây và thở bằng mang.
 *HĐ2: Làm việc với SGK 
- GV cho HS trả lời câu hỏi:
 +) Người ta dùng gì để bắt cá?
 +) Ngoài ra em còn biết cách bắt cá nào khác?
 +) Kể tên những loaị cá mà em biết.
 +) Trong những loại cá đó em thích ăn loại cá nào?
	 +) Ăn cá có lợi ích gì?
 +) Ăn cá cần chú ý gì?
GVKL: Có nhiều cách bắt cá: Bắt cá bằng lưới hoặc câu. Không bắt cá bằng nổ mìn. Ăn cá rất tốt cho sức khỏe, giúp xương phát triển. Ăn cá cần chú ý kẻo hóc xương.
 * HĐ3: Trò chơi “ Đi câu”
 - Chia HS thành 3 đội, các đội chơi theo hình thức nối tiếp.
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nêu ích lợi của cá.
	- Về quan sát con gà để chuẩn bị cho bài sau.
 __________________________________________________________________
Thứ tư ngày 3 tháng 3năm 2010
Mĩ thuật
( GV chuyên)
Toán
Luyện tập chung 
I.Mục tiêu:
	- Biết cấu tạo củ ... trừ số tròn chục.
	- Biết giải toán có một phép cộng.
II. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: - GV gắn 1 hình vuông, 1 hình tròn.
 - 2 HS lên bảng:
 + HS1: Vẽ 2 điểm trong hình vuông, 3 điểm ngoài hình vuông.
 + HS2: Vẽ 3 điểm trong hình tròn, 2 điểm ngoài hình tròn. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập
 *Bài 1: + Bài yêu cầu gì?
	 + HD: Số 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
	 + HS viết vào chỗ trống.
	 + 1 HS lên bảng làm. Chữa bài.
 *Bài 2: + HS nêu yêu cầu
 + 1HS làm câu a, 1 HS làm câu b.
 + Chữa bài.
 + Trong các số này số nào bé nhất? Số nào lớn nhất?
 *Bài 3: + Bài yêu cầu gì?
 + 3 HS làm câu a, 2 HS làm câu b.
	 + Chữa bài. Đổi vở KT.
	 + Cho HS thấy tính chất chất giao hoán (cột 1 câu a). MQH của phép cộng và phép trừ ( cột 1 câu b).
 * Bài 4: + HS đọc đề toán.
	 + HS tự nêu tóm tắt, tự trình bày bài giải.
	 + Chữa bài. Đổi vở KT.
	 + Khuyến khích HS nhiều cách nêu câu lời giải.
3. Củng cố dặn dò:
	- Cho HS nhẩm nhanh KQ của 1 số phép tính.
- Dặn HS bài5 làm vào tiết luyện. Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Tập đọc 
Tặng cháu
 I. Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
 - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au..
II.ĐDDH:
- Sử dụng tranh SGK.
- Bộ HVTH
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. KTBC: 2HS đọc toàn bài trường em và trả lời câu hỏi:
	- Trong bài trường học được gọi là gì?
	- Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em? 
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm dãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
 * HD luyện đọc.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	- Trong bài có những tiếng nào khi phát âm cần chú ý?
- GV viết: Vở này, gọi là, nước non.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng này, gọi, nước và ghép theo dãy: vở này, gọi là, nước non.
- Cho HS phân biệt: non/ lon (nước non, lon ton)
 . Luyện đọc câu.
- 3 HS đọc 2 câu đầu.
- 3 HS đọc 2 câu cuối.
- Mỗi HS đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- GV chia nhóm ( 4 em) đọc theo hình thức nối tiếp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần ao, au:
 * Tìm tiếng trong bài có vần au: cháu, sau.
- HS đọc, phân tích các tiếng đó.
 * Tìm tiếng ngoài bài có vần ao, au.
 * Nói câu có tiếng chứa vần ai, ay.
 	- Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
- Cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần au, au.
- Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 2.
- 2 HS đọc câu thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ Bác Hồ tặng vở cho ai?
- 2 HS đọc 2 câu thơ cuối và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
- Cho 3 HS đọc toàn bài.
- GV: Bài thơ nói lên tình cảm yêu mến, sự quan tâm của Bác Hồ với các ...
- GV nhận xét cho điểm.
 * Học thuộc lòng:
	- HD học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần.
	- HS thi đua đọc thuộc bài thơ.
	- GV nhận xét, cho điểm.
 * Hát các bài hát về Bác Hồ:
- HS xung phong hát. 
 	- Cả lớp hát bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
 3. Củng cố – Dặn dò:
 	- 1 HS đọc lại toàn bài.
 	- Về đọc thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài “ Cái nhãn vở”.
___________________________________
Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2010
Chính tả
Tặng cháu
 I. Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng 4 câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 – 17 phút.
	- Điền đúng vần l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng. Làm được bài tập 2a (SGK).
II. ĐDDH:
- Bảng phụ chép sẵn đoạn thơ và BT2a.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC:
- 2 HS lên làm 2 BT giờ trước.
- Chấm 1 số vở của HS phải viết lại bài Trường em.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép.
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc bài thơ (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết.
 - Phân tích tiếng khó viết.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (2HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
	- GV thu chấm 1 số bài.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống chữ l hoặc n?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
	- GV chữa bài, nhận xét.
	- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài làm BT 2b.
_________________________________________
Kể chuyện
Rùa và thỏ
I. Mục tiêu:
	- Kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
	- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo.
	- HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn của câu chuyện.
II. ĐDDH:
- Tranh minh hoạ câu chuyện.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. GV kể chuyện “ Rùa và thỏ”.
- GV kể toàn bộ chuyện lần 1.
 - Kể lần 2 kết hợp tranh.
 * Chú ý giọng kể:
	- Lời vào chuyện khoan thai.
	- Lời Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, tự đắc, kẻ cả.
	- Lời Rùa chậm rãi, khiêm tốn, nhưng đầy tự tin, dám thách Thỏ.
	- Lời người dẫn chuyện đoạn cuối: chậm rãi. Khi Thỏ chủ quan, thua: kể dồn dập, thoải mái.
c. Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh.
 * Tranh 1:
	- Rùa đang làm gì?
	- Thỏ nói gì với Rùa?
	- 2 HS kể lại nội dung tranh 1.
 * Tranh 2:
	- Rùa trả lời Thỏ ra sao? 
 - Thỏ đáp lại thế nào?
 * Tranh 3:
	- Trong cuộc thi Rùa đã chạy như thế nào?
	- Còn Thỏ làm gì?
 * Tranh 4;
	- Ai đã tới đích trước?
	- Vì sao Thỏ nhanh nhẹn mà lại thua?
d. Hướng dẫn HS kể toàn chuyện.
- GV tổ chức cho các nhóm thi kể.
e. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
	- Vì sao Thỏ thua Rùa?
	- Câu chuyện này khuyên các em điều gì?
	- GV chốt ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Vì sao chúng ta phải học tập bạn rùa.
 - Về kể chuyện cho gia đình nghe.
________________________________________
Toán
Kiểm tra giữa học kì 2
I. Mục tiêu: Tập chung vào đánh giá:
	- Cộng trừ các các số tròn chục trong phạm vi 100.
	- Trình bày bài giải bài toán có một phép tính cộng.
	- Nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
II. Đề bài: Hiệu phó chuyên môn ra đề.
___________________________________
Thể dục
Bài thể dục. Trò chơi “ tâng cầu ”
I. Mục tiêu: 
	- Biết cách thực hiện các động tác của bài TD PT chung. 
 	- Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân và tham gia chơi được.
	- Lấy CC 1 – NX6.
II.Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường.GV có còi.
III. Nội dung và PP lên lớp:
1.Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, YC bài học.
	- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát:1 – 2 phút.
	- Xoay khớp cổ tay và các ngón tay, xoay khớp cẳng tay và cổ tay, xoay cánh tay, xoay đầu gối.
	- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp: 1 phút.
	- Trò chơi “ Qua đường lội”.
 2. Phần cơ bản:
 * Ôn toàn bài thể dục: 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp:
	- Lần1: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
	- Lần2: GV chỉ hô nhịp kết hợp uốn nắn động tác sai.
	- Lần3: Cho HS trình diễn theo tổ.
 * Ôn tập hợp hàng dọc; dóng hàng; điểm số theo tổ; đứng nghiêm, nghỉ; quay phải, quay trái; dàn hàng, dồn hàng: 2 – 3 phút.
 * Trò chơi : “ Tâng cầu” : 10 phút.
 3. Phần kết thúc:
	- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
	- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
	- Ôn 2 động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục PTC.
	- Hệ thống bài học.
	- Nhận xét giờ học, giao BT về nhà. 
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010
 Tập đọc 
Cái nhãn vở
 I. Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
 - Biết được tác dụng của nhãn vở.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
	- HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở.
II.ĐDDH:
- Sử dụng tranh SGK.
- Nhãn vở mẫu, bút màu, bảng nam châm.
- Bộ HVTH.
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. KTBC
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tặng cháu. Trả lời 2 câu hỏi trong bài.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm dãi, nhẹ nhàng.
 * HD luyện đọc.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	- Trong bài có tiếng, từ nào khi phát âm cần chú ý?
- GV viết: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- PT tiếng nhãn, nắn, ngắn. và ghép theo dãy: nhãn vở, ngay ngắn, nắn nót.
- Cho HS phân biệt: nót / lót (nắn nót, lảnh lót)
 . Luyện đọc câu.
	- Bài có mấy câu? Dấu hiệu nhận biết câu là gì?
- Mỗi HS đọc nối tiếp 1 câu.
- Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- Bài có mấy đoạn? Dấu hiệu nhận biết đoạn là gì?
- 3 HS đọc đoạn 1.
- 3 HS đọc đoạn 2.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
 . Thi đọc trơn cả bài.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần ang, ac:
 * Tìm tiếng trong bài có vần ang.( Giang, trang)
	- HS đọc, phân tích các tiếng đó.
 * Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac.
 - Cho HS quan sát tranh, đọc từ mẫu.
	 - Cho HS thi đua tiếng chứa vần ang, ac.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 2.
- 2 HS đọc đoạn 1:
	+ Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở?
- 2 HS đọc đoạn 2:
	 	+ Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
	- 2 HS đọc toàn bài:
	+ Nhãn vở có tác dụng gì?
 * Thi đọc trơn cả bài:
	- Cử 3 HS thi đọc.
	- Nhận xét, cho điểm.
 * Hướng dẫn HS tự làm và trang trí nhãn vở.
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - Về đọc bài. Chuẩn bị bài “ Bàn tay mẹ”.
_________________________________
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật ( t2)
I. Mục tiêu:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
	- Kẻ, cắt, dán HCN. Có thể kẻ, cắt được HCN theo cách đơn giản.
	- Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đói phẳng.
	- Lấy CC1 – NX7.
II. Chuẩn bị 
	- GV: HCN mẫu cỡ to. Giấy kẻ ô có kích thước lớn. 
	- HS: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, keo. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài. 
	2. GV hướng dẫn HS thực hành.
	- GV nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách.
	- HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
	- GV nhắc HS ướm sản phẩm vào vở thủ công sau đó dán.
	5. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán hình hình vuông.
Ngày tháng 3 năm 2010.
Nhận xét, kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_LOP1TUAN_25_CKTKN.doc