Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của HS

3. Dạy - học bài mới:

3.1. Giới thiệu bài:

- Yêu cầu HS quan sát tranh trang 3, trả lời câu hỏi: Trong tranh vẽ những gì?

- GV nhận xét, giới thiệu chủ điểm : Việt Nam - Tổ quốc em.

 

doc 54 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỚP 5 (CẢ NĂM) NĂM HỌC 2017 - 2018
TUẦN 1:
Thứ hai ngày 28 tháng 8 năm 2017
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc lòng đoạn : Sau 80 năm công học tập của các em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, tranh bài tập đọc, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát vui.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- HS đem đồ dùng học tập để ra bàn
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của HS
3. Dạy - học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh trang 3, trả lời câu hỏi: Trong tranh vẽ những gì?
- GV nhận xét, giới thiệu chủ điểm : Việt Nam - Tổ quốc em.
- Quan sát và trả lời
- Yêu cầu HS quan sát tranh trang 4, trả lời câu hỏi: Trong tranh vẽ những gì?
- GV nhận xét.
- GV nêu : “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy. 
- Trong tranh vẽ Bác hồ, thiếu nhi
- HS lắng nghe
- GV ghi tên bài
- HS tiếp nối nhắc lại tên bài
3.2. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS nêu các từ khó đọc. GV chốt lại các từ mà HS thường đọc sai và ghi bảng các từ đó.
- HS nêu: tựu trường, sung sướng, may mắn, ngoan ngoãn
- GV đọc mẫu các từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Cả lớp lắng nghe
- Một số HS đọc từ khó
- HS chia đoạn: bài tập đọc chia làm 2 đoạn.
+ Đoạn1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ?
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Hướng dẫn HS đọc câu dài:
+ GV đính bảng phụ ghi câu dài:
 Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,/ ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,/ làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.//
+ GV đọc mẫu
+ Gọi một số HS đọc lại
+ Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, khen 
- Quan sát
+ HS lắng nghe
+ Một số HS đọc lại
+ Nhận xét bạn
- Yêu cầu các HS tiếp nối nhau đọc các đoạn
- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét
- HS nhận xét bạn đọc
- Yêu cầu các HS khác tiếp nối nhau đọc các đoạn
- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét
- HS nhận xét bạn đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc với nhau.
- Cho HS thi đọc các đoạn
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- HS thi đọc tiếp nối các đoạn
- Nhận xét bạn đọc bài
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương HS.
- 1 HS đọc
- Nhận xét bạn đọc bài
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng : thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng.
- Cả lớp lắng nghe
- Gọi HS đọc các từ chú giải
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo
- Cho HS nêu các từ mà các em còn chưa hiểu nghĩa, gọi HS giải nghĩa cho bạn nghe nếu HS biết, nếu HS chưa biết thì sau đó GV sẽ giải nghĩa.
- HS nêu các từ chưa rõ nghĩa.
3.3. Tìm hiểu bài:
Yêu cầu HS đọc lướt, đọc thầm cả bài để trả lời các câu hỏi :
- HS đọc thầm bài để trả lời các câu hỏi
Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. 
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương HS trả lời đúng.
- HS nhận xét bạn trả lời
Câu 2: Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
- Xây dựng lại cơ đồ, làm cho nước nhà theo kịp các nước khác.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương HS trả lời đúng.
- HS nhận xét bạn trả lời
Câu 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
- Cố gắng, siêng học, nghe thầy, yêu bạn, làm cho đất nước tiến đến đài vinh quang.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương HS trả lời đúng.
- HS nhận xét bạn trả lời
* Yêu cầu HS nêu nội dung bài tập đọc
- HS nêu: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương HS nêu đúng.
- HS nhận xét bạn nêu nội dung bài
- GV ghi bảng nội dung chính, gọi một số HS đọc lại nội dung chính.
- Một số HS được chỉ định đọc lại
3.4. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS tiếp nối đọc diễn cảm các đoạn
- HS tiếp nối đọc diễn cảm các đoạn
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét
- HS nhận xét 
- GV đính bảng phụ ghi đoạn cần đọc diễn cảm: “Sau 80 năm giời  công học tập của các em”
- HS quan sát
- GV đọc diễn cảm mẫu
- Cả lớp lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm
- 2 HS cùng bàn luyện đọc diễn cảm
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- HS xung phong thi đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- HS nhận xét, bình chọn.
3.5. Hướng dẫn học thuộc lòng:
- GV đính đoạn văn “Sau 80 năm giời  công học tập của các em.”
- Cho HS luyện học thuộc lòng theo nhóm 2
- Cho HS thi đọc thuộc lòng
- Gọi HS nhận xét bạn
- GV nhận xét, tuyên dương HS 
- HS quan sát
- 2 HS cùng bàn luyện học thuộc lòng.
- HS xung phong thi đọc thuộc lòng
- HS nhận xét bạn
4. Củng cố:
- Hôm nay các em học bài gì?
- HS trả lời: Thư gửi các học sinh
- Gọi HS đọc lại cả bài
- 1 HS đọc
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài
- HS nhắc lại: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Giáo dục HS: cần cố gắng học tập để góp phần xây dựng và phát triển đất nước...
- Giáo dục đạo đức HCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
- Cả lớp lắng nghe
- Tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường, biển đảo: 
+ Giáo dục yêu quê hương đất nước bảo vệ chủ quyền đất nước mình. 
+ Giáo dục học sinh biết chủ quyền biển đảo (Đối với trường khu vực biển, hải đảo)
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Cả lớp chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Dặn HS về nhà học bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
Toán
Ôn tập: Khái niệm về phân số 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Làm bài tập: 1, 2, 3, 4.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh: SGK, vở, VBT, sự chuẩn bị bài trước ở nhà
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn
- Giáo viên nhận xét.
3. Dạy - học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu: Bài đầu tiên của chương trình Toán lớp 5 sẽ giúp các em ôn tập về phân số qua bài "Ôn tập: Khái niệm về phân số".
- Học sinh lắng nghe 
- GV ghi tên bài.
- HS tiếp nối nhắc lại tên bài
3.2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- Dán tấm bìa thứ nhất lên bảng:
- Quan sát, chú ý
- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi phân số, viết phân số vào bảng con và đọc phân số.
- Tấm bìa chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức ta được phân số .
+ Ta viết: 
+ Ta đọc: Hai phần ba.
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét. Giáo viên chốt ý đúng.
- Học sinh nhận xét.
- Dán tấm bìa thứ hai lên bảng:
- Quan sát, chú ý
- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi phân số, viết phân số vào bảng con và đọc phân số.
- Tấm bìa chia làm 10 phần bằng nhau, tô màu 5 phần, tức ta được phân số .
+ Ta viết: 
+ Ta đọc: Năm phần mười.
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét. Giáo viên chốt ý đúng. GV kết luận.
- Học sinh nhận xét.
- Dán tấm bìa thứ ba lên bảng:
- Quan sát, chú ý
- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi phân số, viết phân số vào bảng con và đọc phân số.
- Hình tròn chia làm 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần, tức ta được phân số .
+ Ta viết: 
+ Ta đọc: Ba phần bốn.
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét. Giáo viên chốt ý đúng.
- Học sinh nhận xét.
- Dán tấm bìa thứ tư lên bảng:
- Quan sát, chú ý
- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi phân số, viết phân số vào bảng con và đọc phân số.
- Hình chia làm 100 phần bằng nhau, tô màu 40 phần, tức ta được phân số .
+ Ta viết: 
+ Ta đọc: Bốn mươi phần một trăm.
 Hay: Bốn mươi phần trăm.
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét. Giáo viên chốt ý đúng.
- Học sinh nhận xét.
* Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. 
- Gọi học sinh đọc chú ý 1
- Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được là thương của phép chia đã cho.
- Em hãy nêu ví dụ minh họa 
- Ví dụ: 1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = ;
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
- Học sinh nhận xét.
- Gọi học sinh đọc chú ý 2
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- Em hãy nêu ví dụ minh họa 
- Ví dụ: 5 =; 12 = ; 2001 = ;
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
- Học sinh nhận xét.
- Gọi học sinh đọc chú ý 3
- Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
- Em hãy nêu ví dụ minh họa 
- Ví dụ: 1 =; 1 = ; 1 = ;
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
- Học sinh nhận xét.
- Gọi học sinh đọc chú ý 4
- Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khấc 0.
- Em hãy nêu ví dụ minh họa 
- Ví dụ: 0 =; 0 = ; 0 = ;
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
- Học sinh nhận xét.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Học sinh đọc: 
a) Đọc các phân số.
b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số.
- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài
- Học sinh chú ý, theo dõi
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh làm bài:
+ : năm phần bảy. (Tử số: 5; mẫu số: 7).
+ : hai mươi lăm phần một trăm hay hai mươi lăm phần trăm. (Tử số: 25; mẫu số: 100).
+ : chín mươi mốt phần ba mươi tám. (Tử số: 91 ; mẫu số: 38).
+ : sáu mươi phần mười bảy. (Tử số: 60; mẫu số: 17).
+ : tám mươi lăm phần một nghìn hay tám mươi lăm phần nghìn. (Tử ... 
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh làm bài
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả
- Học sinh trình bày kết quả: 
+ Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
+ Học sinh lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.
b. Thân bài (tả các bộ phận của cảnh vật):
- Cây cối, chim chóc, những con đường
- Mặt hồ.
- Người tập thể dục, thể thao
c. Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng
- Học sinh nhận xét
4. Củng cố:
- Hôm nay các em học bài gì?
- HS trả lời
- Cho HS thi đua lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây
- Cho các nhóm trình bày
- 3 nhóm tổ thi đua lập dàn ý 
- Đại diên các nhóm trình bày
- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương
- Học sinh nhận xét
- Giáo dục HS theo mục tiêu bài học
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ
- Giáo dục bảo vệ môi trường: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Dặn HS về nhà học bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập tả cảnh
Địa lí
Việt Nam - Đất nước chúng ta
I. Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền nước ta: khoảng 330.000 km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).
* HS khá, giỏi:
 + Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
+ Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ,
- Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn
- Giáo viên nhận xét chung sự chuẩn bị của học sinh.
3. Dạy - học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu chung về nội dung phần Địa Lí lớp 5 trong chương trình Lịch sử và địa lí lớp 5, sau đó nêu tên bài học:
+ Phần Địa lí 5 gồm hai nội dung lớn: Trình bày về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tề - xã hội của Việt Nam; một số hiện tượng địa lí của các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục.
+ Trong bài học đầu tiên của phần Địa lí lớp 5, chúng ta cùng tìm hiểu bài : Việt Nam - Đất nước chúng ta.
- Học sinh lắng nghe
- GV ghi tên bài
- HS tiếp nối nhắc lại tên bài
3.2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta:
 - GV hỏi học sinh cả lớp: Các em có biết đất nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới không? Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.
- GV cho 2 đến 3 HS lên bảng tìm và chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu, huy động kiến thức theo kinh nghiệm bản thân để trả lời. Ví dụ:
+ Việt Nam thuộc châu Á 
+ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương.
+ Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á 
- GV treo lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và nêu: Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về vị trí địa lí và giới hạn của Việt Nam.
- GV nêu yêu cầu: 2 bạn ngồi cạnh nhau hãy cùng quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vục Đông Nam Á trong SGK và:
- HS quan sát lược đồ, nghe GV giới thiệu để xác định nhiệm vụ học tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ, sau đó lần lượt từng em chỉ lược đồ và nêu câu trả lời cho bạn nhận xét. Kết quả làm việc là:
+ Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Dùng que chỉ chỉ theo đường biên giới của nước ta.
+ Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta.
+ Vừa chỉ vừa nêu tên các nước: Trung Quốc , Lào , Cam - pu - chia.
+ Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
+ Vừa chỉ vào phần biển của nước ta vừa nêu: Biển Đông bao bọc các phía đông, nam, tây nam của nước ta.
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
+ Chỉ vào từng đảo, từng quần đảo, vừa chỉ vừa nêu tên: Các đảo của nước ta là Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,... các quần đảo là Hoàng Sa, Trường Sa.
- GV gọi HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ lược đồ vừa trình bày về vị trí địa lí và giới hạn của Việt Nam theo các yêu cầu trên. HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
+ Vậy, đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
+ HS nêu: Đất nước Việt Nam gồm phần đất liền, phần biển, các đảo và các quần đảo.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên chốt ý đúng, kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền, vừa có biển, các đảo và các quần đảo.
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 2: Một số thuận lợi do vị trí địa lí mang lại cho nước ta:
- GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không? (Gợi ý: Từ Việt Nam có thể đi đường bộ sang các nước nào? Vị trí giáp biển và có đường bờ biển dài có thuận lợi gì cho việc phát triển giao thông đường biển của Việt Nam?).
- HS suy nghĩ theo gợi ý của GV và rút ra câu trả lời cho mình.
Câu trả lời đúng là:
+ Phần đất liền của Việt Nam giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia nên có thể mở đường bộ giao lưu với các nước này, khi đó cũng có thể đi qua các nước này để giao lưu với các nước khác.
+ Việt Nam giáp biển, có đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
+ Vị trí địa lí của Việt Nam có thể thiết lập đường bay đến nhiều nước trên thế giới.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên chốt ý đúng, kết luận
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 3: Hình dạng và diện tích:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong SGK.
- Học sinh đọc nội dung trong SGK theo yêu cầu để trả lời câu hỏi.
+ Quan sát hình 2, hãy cho biết: Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài 1650 ki-lô-mét. Tính từ điểm đầu Lũng Cú đến điểm cuối Đất Mũi Cà Mau.
+ Quan sát hình 2, hãy cho biết: Nơi hẹp nhất là bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Nơi hẹp nhất là chưa đầy 50 km.
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết những nước có diện tích lớn hơn nước ta.
+ Những nước có diện tích lớn hơn nước ta là: 
ž Trung Quốc
ž Nhật Bản.
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết những nước có diện tích nhỏ hơn nước ta.
+ Những nước có diện tích nhỏ hơn nước ta là:
ž Lào
ž Cam-pu-chia.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên chốt ý đúng, kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng dài khoảng 1650 km, từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất ở Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50km.
- Học sinh lắng nghe 
3.3. Ghi nhớ:
- GV ghi bảng nội dung ghi nhớ
- HS quan sát
- GV gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ
- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ
- GV chốt lại nội dung ghi nhớ:
 Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Năm Á. Đất nước ta gồm phần đất liền có bờ biển giống hình chữ S và vùng biển rộng lớn thuộc biển Đông với nhiều đảo và quần đảo.
- HS lắng nghe
4. Củng cố:
- Hôm nay các em học bài gì?
- HS trả lời
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ
- HS nhắc lại ghi nhớ
- Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào ? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông ?
- Học sinh trả lời :
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
+ Diện tích lãnh thổ là 330 000 ki-lô-mét vuông
- Chỉ và nêu tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ Việt Nam.
- Học sinh trả lời : HS chỉ trên lược đồ. Một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ Việt Nam là:
+ Quần đảo Trường Sa
+ Quần đảo Hoàng Sa
+ Đảo Phú Quốc
+ Đảo Cát Bà
+ Đảo Bạch Long Vĩ
+ Côn Đảo
- Tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường, biển đảo: 
+ Biệt đặc điểm về vị trí địa lí nước ta; có biển bao bọc; vùng biển nước ta thông với đại dương, thuận lợi cho việc giao lưu...
+ Biết tên một số quần đảo, đảo của nước ta; biết biển có diện tích rộng hơn phần đất liền của nước ta.
+ Giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh hải.
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Dặn HS về nhà học bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo Địa hình và khoán sản.
1. THÔNG TIN VỀ BỘ GIÁO ÁN LỚP 5 :
- Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Nhận xét, đánh giá học sinh theo thông tư 22/2016 của Bộ Giáo Dục.
- Trong giáo án có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống.
- Trong giáo án có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
- Trong giáo án có lồng ghép giáo dục bảo vệ biển đảo.
- Giáo án soạn chi tiết, chuẩn in.
- Giáo án không bị lỗi chính tả.
- Bố cục giáo án đẹp.
- Giáo án được định dạng theo phong chữ Times New Roman
- Cỡ chữ : 13 hoặc 14
* Đảm bảo uy tín, chất lượng.
2. HÌNH THỨC GIAO DỊCH NHƯ SAU :
- Bên mua giáo án : chuyển tiền qua tài khoản bên bán giáo án theo thoả thuận hai bên chấp nhận. (chuyển qua thẻ ATM)
- Bên bán giáo án : sẽ chuyển File giáo án cho bên mua giáo án đúng như hai bên thoả thuận. (gửi qua mail).
3. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ĐỂ TRAO ĐỔI THÔNG TIN :
- Quý thầy, cô muốn mua bộ giáo án thì liên hệ gặp : Quốc Kiệt.
- Điện thoại : 01686.836.514 (gọi điện trao đổi để rõ hơn).
* Lưu ý: quý thầy, cô nào gọi liện liên hệ trước sẽ được tặng (1 bộ giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và 1 bộ giáo án sinh hoạt lớp).
- Quý thầy, cô muốn mua bộ giáo án thì liên hệ gặp : Quốc Kiệt.
- Điện thoại : 01686.836.514 (gọi điện trao đổi để rõ hơn).
* Lưu ý: quý thầy, cô nào gọi liện liên hệ trước sẽ được tặng (1 bộ giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và 1 bộ giáo án sinh hoạt lớp).
- Quý thầy, cô muốn mua bộ giáo án thì liên hệ gặp : Quốc Kiệt.
- Điện thoại : 01686.836.514 (gọi điện trao đổi để rõ hơn).
* Lưu ý: quý thầy, cô nào gọi liện liên hệ trước sẽ được tặng (1 bộ giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và 1 bộ giáo án sinh hoạt lớp).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_ca_nam_nam_hoc_2017_2018.doc