Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 17

Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố cho HS về kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

 - HS áp dụng làm đúng các bài tập.

 - GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: Toán.
Tiết 81. Bài: Luyện tập chung (tr 79) 
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cho HS về kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - HS áp dụng làm đúng các bài tập.
 - GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1.Bài cũ: 
- Chữa bài 2b, 3a (SGK / 79).
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 79):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân. 
- Chữa bài.
Nêu cách chia số thập phân?
Bài 2 (tr 79):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm cá nhân. 
- Chữa bài.
- Nêu cách thực hiện biểu thức ?
Bài 3 (tr 79):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề – giải.
- Cho làm nhóm 3. 
- Chữa bài.
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
- Nêu cách tìm số phần trăm của một số ?
Bài 4 (tr 80):
- Gọi đọc đề.
- Cho làm việc theo cặp.
- Chữa bài.
- Nêu cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó ?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại 3 dạng toán về tỉ số phần trăm ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện tập.
- 2 HS.
- 1 HS.
Bài 1 (tr 79): Làm bài: vở – bảng: 
 a) 216,72 42 b) 10 12,5 
 067 5,16 1000 0,08 
 252 000 
 00
 c) 109,9,8 42,3
 25 3 8 2,6
 0 0 0
Bài 2 (tr 79): Làm bài: vở – bảng: 
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2 = 
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68 = 65,68.
b) 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 = 
 = 8,16 : 4,8 - 0,1725
 = 1,7 - 0,1725 = 1,5275.
Bài 3 (tr 79): Làm bài: vở – bảng : 
Tóm tắt: Năm 2000 : 15 625 người
 Năm 2001 : 15 875 người
 a) Năm 2000 so năm 2001 tăng : ? %
 b) Năm 2002 : ? người
Bài giải 
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người của phường đó tăng thêm là:
 15 875 – 15 625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm của năm 2001 là: 250 : 15 625 = 0,016
 0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người của phường đó tăng thêm là: 
 15 875 : 100 1,6 = 254 (người)
 Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15 875 + 254 = 16 129 (người)
 Đáp số: a) 1,6% ; 
 b) 16 129 người.
Bài 4 (tr 80)
- HS đọc.
- Cặêp HS trao đổi – Trả lời miệng:
- Chọn câu C.
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 82. Bài: Luyện tập chung (tr 80) 
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn cho HS kĩ năng thực hiện phép tính. Củng cố chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
 - HS áp dụng làm đúng bài tập.
 - GD: Tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 1b, 1c, 3a (SGK / 79).
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 80):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Nêu cách làm ?
- Cho làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 80):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân, chia?
Bài 3 (tr 80):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Bài có mấy cách giải ?
(2 cách)
- Làm bài theo cặp.
- Chữa bài.
Bài 4 (tr 80)
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân. 
- Giải thích cách làm ?
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách chia số thập phân ? 
- Các đơn vị đo diện tích ? Mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Giới thiệu máy tính bỏ túi. 
- Nhận xét tiết học.
- Luyện tập chung.
- 3 HS.
- 1 HS.
Bài 1 (tr 80): 
- 3 cách. 
- Làm bài: vở – bảng: 
*) 4 = 4 = 4,5. Hoặc : 4 = = 4,5.
 Hoặc : Vì 1 : 2 = 0,5 nên 4 = 4,5
*) Tương tự : 
3 = 3,8 ; 2 = 2,75 ; 1 = 1,48
Bài 2 (tr 80): 
- Làm bài: vở – bảng : 
a) x 100 = 1,643 + 7,357 b) 0,16 : x = 2 – 0,4
 x 100 = 9 0,16 : x = 1,6
 x = 9 : 100 x = 0,16:1,6
 x = 0,09 x = 0,1
Bài 3 (tr 80): - HS đọc đề - Làm bài: vở – bảng: 
Tóm tắt: Ngày 1 : 35 % lượng nước 
 Ngày 2 : 40 % lượng nước 
 Ngày 3 : ? % lượng nước. 
Bài giải
Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ) 
Ngày thứ ba máy bơm hút được là : 
 100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số : 25% lượng nước trong hồ.
Bài 4 (tr 80):
- HS đọc.
- Khoanh câu D.
- Vì: 805 m2 = 0,0805 ha.
- 1 HS.
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 83. Bài: Giới thiệu máy tính bỏ túi (tr 81) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tính phần trăm.
 - HS biết cách sử dụng máy tính bỏ túi để áp dụng làm bài tập.
 - GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + GV: - 1 máy tính bỏ túi.
 + HS: - Mỗi nhóm 1 máy tính bỏ túi – Hình SGK/ 81.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1.Bài cũ: 
- Chữa bài 1, 2b (SGK / 80).
- Nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Giới thiệu máy tính bỏ túi.
- Cho hoạt động nhóm 5:
- Quan sát, mô tả bề mặt của máy ?
- Ấn phím ON/C và OFF, nêu hiện tượng ?
- Gọi đọc phần a SGK/ 81.
HĐ 2: Thực hiện các phép tính.
- Lấy ví dụ về phép tính: cộng. 
- Gọi HS sử dụng máy để tính.
- GV củng cố, hướng dẫn.
- Lấy ví dụ về phép trừ, nhân, chia yêu cầu HS dùng máy để tính – Cho làm theo nhóm 5.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1 (tr 82):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho cá nhân thực hiện phép tính 
- Kiểm tra bằng máy theo nhóm 4
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 82):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài nhóm 4. 
- Chữa bài.
Bài 3 (tr 82):
- Cho HS thực hiện - Gọi trả lời.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Máy tính bỏ túi có tác dụng gì ? 
- Khi sử dụng lưu ý điều gì ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT. 
- Tiết sau: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện tập chung.
- 2 HS.
- 1 HS.
- Nhóm quan sát – Trả lời:
- Có màn hình, các phím ghi các chữ số từ 0 đến 9, các dấu của phép tính và một số chữ cái.
- Ấn phím ON/C: màn hình hiện số 0
- Ấn phím OFF : màn hình tắt.
- 1 HS đọc.
- VD: 25,3 + 7,09
- 1 HS : 25,3 + 7,09 = 32,39
- Nghe, quan sát.
- HS làm: 34,6 – 26,98 = 7,62
 234,8 7,2 = 1690,56
 216,72 : 4,2 = 51,6
Bài 1 (tr 82): - HS đọc - Làm bài: vở – bảng: 
a) 126,45 + 796,892 = 923,342
b) 352,19 – 189,471 = 162,719
c) 75,54 39 = 2946,06
d) 308,85 : 14,56 = 21,2122
Bài 2 (tr 82): - HS đọc - Làm bài: vở – bảng: = 0,75 ; = 0,625 ; = 0,24 ; = 0,125
Bài 3 (tr 82): Thực hiện – Trả lời:
- Biểu thức : 4,5 6 – 7.
- Tính toán nhanh, chính xác.
- Ấn phím cẩn thận.
 Môn: Toán.
Tiết 84. Bài: Sử dụng máy tính bỏ túi 
 để giải toán về tỉ số phần trăm (tr 82) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. Củng cố cách giải các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
 - HS vận dụng làm đúng bài tập áp dụng.
 - GD: Tính chính xác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + GV: - 1 máy tính bỏ túi.
 + HS: - Mỗi nhóm 1 máy tính bỏ túi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Cho phép tính, yêu cầu tính.
- Nêu tác dụng của máy tính bỏ túi ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ví dụ.
+ Gọi đọc ví dụ 1 SGK/ 82.
- Gọi HS nêu cách tính ?
- Chia dãy: Làm tính; dùng máy - Nêu kết quả ? 
+ Thực hiện ví dụ 2, 3 tương tự.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1 (tr 83):
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài theo cặp.
- Chữa bài.
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
Bài 2 (tr 84):
- Gọi đọc đề bài.
- Làm bài theo nhóm 5.
- Chữa bài.
- Nêu cách tìm một số phần trăm của một số ?
Bài 3 (tr 84):
- Gọi đọc đề bài.
- Cho làm nhóm 3.
- Chữa bài.
- Nêu cách tính một số biết một số phần trăm của nó ?
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu lại 3 dạng toán về tỉ số phần trăm ? 
- Tác dụng của máy tính bỏ túi?
- Về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Hình tam giác. 
- Nhận xét tiết học.
- Giới thiệu máy tính bỏ túi.
- HS dùng máy tính để tính: 34,98 + 678 = 712,98 
 79,56 : 2,6 = 30,6
- 1 HS.
- HS đọc: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40.
- 1 HS nêu.
- 1 dãy thực hiện, 1 dãy dùng máy tính (SGK/ 82)
- Nêu kết quả : 17,5%
+ SGK/ 83
Bài 1 (tr 83): Dùng máy làm bài: vở – bảng: 
Trường
Số HS
Số HS nữ
Tỉ số % của HS nữ và 
tổng số HS
An Hà
612
311
311 : 612 = 0,5081 = 50,81%
An Hải
578
294
294 : 578 = 0,5087 = 50,87%
An Dương
714
356
356 : 714 = 0,4986 = 49,86%
An Sơn
807
400
400 : 807 = 0,4957 = 49,57%
Bài 2 (tr 84): Dùng máy làm bài: vở – bảng : 
Thóc (kg)
Gạo (kg)
Thóc (kg)
Gạo (kg)
150
 15069:100=103,5
110
11069 :100 =75,9
125
 12569:100=86,25
88
8869 :100= 60,72
Bài 3 (tr 84): 
- Dùng máy làm bài: vở – bảng : 
a) 30 000 : 0,6 100 = 5 000 000 (đồng) 
b) 60 000 : 0,6 100 = 10 000 000 (đồng) 
c) 90 000 : 0,6 100 = 15 000 000 (đồng) 
- 1 HS.
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 85. Bài: Hình tam giác (tr 85) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
 - HS nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
 - GD: Óc tư duy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV: - Hình vẽ các dạng tam giác như SGK/ 85, ê ke.
 + HS: - Ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 1,2 (1 dòng); 3a (SGK / 83, 84).
- Nêu tác dụng của máy tính bỏ 
túi ? Khi sử dụng chú ý điều gì ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Đặc điểm của hình tam giác
- Giới thiệu hình tam giác.
- Cho HS nhận biết đặc điểm của hình tam giác.
- Cho HS tập vẽ hình tam giác.
HĐ 2: Ba dạng hình tam giác.
- Giới thiệu 3 dạng tam giác và đặc điểm của từng dạ ... ể tiếp tục chiến đấu.
+ Ý nghĩa : Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. Phá tan kế hoạch khóa cửa biên giới của Pháp.
5/ Hậu phương được mở rộng, xây dựng vững mạnh, tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
 Môn: Địa lí.	
Tiết 17. Bài: Ôân tập học kì I 
I. MỤC TIÊU: 
 - HS biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về vị trí, hình dạng, diện tích, các yếu tố tự nhiên của nước ta.
 - HS xác định được trên bản đồ các đảo, đồng bằng, núi, sông lớn của đất nước.
 - GD: Yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
 - Phiếu BT (HĐ 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Gọi HS làm lại bài tập 1, 2 sgk/ 101
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Đàm thoại.
- Chỉ bản đồ, nêu vị trí, giới hạn, hình dạng, diện tích, đảo, dãy núi, sông, đồng bằng lớn của nước ta ? Nơi có mỏ khoáng sản ?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập.
- Cho làm việc nhóm 5:
+ Trình bày đặc điểm chính về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, của nước ta ?
+ Nêu đặc điểm và vai trò của biển, rừng nước ta ?
- Gọi trình bày.
- GV kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Liên hệ rừng và cách bảo vệ rừng ở địa phương em ?
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- Tiết sau: Ôn tập HKI.
- Nhận xét tiết học.
- Ôn tập.
- 2 HS.
- HS chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- HS chỉ bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
- HS trả lời câu hỏi.
- Thảo luận – Trình bày phiếu BT : 
+ Địa hình: 3/ 4 diện tích đất liền là đồi núi.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Sông: nhiều, ít sông lớn, nhiều phù sa, lượng nước thay đổi theo mùa.
- Có 2 loại đất chính: Phe-ra-lít ở vùng đồi núi, đất phù sa ở đồng bằng.
+ Biển: không đóng băng, hay có bão, có hiện tượng thủy triều. Vai trò: điều hòa khí hậu, là đường giao thông, cung cấp tài nguyên, nguồn lợi về du lịch.
- Rừng: 2 loại chính: rừng rậm ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn ở ven biển. Vai trò: điều hòa khí hậu, che phủ đất, chắn bão lụt, cung cấp nhiều sản vật.
- 1 HS.
 Môn: Kĩ thuật	
Tiết 17. Bài: Lợi ích của việc nuôi gà. (tr 48) 
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nắm được lợi ích của việc nuôi gà.
 - HS kể được các lợi ích của việc nuôi gà.
 - GD : Ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV : - Phiếu BT (HĐ 1)
 + HS : - Hình vẽ SGK/ 48.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : - Không kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Lợi ích của việc nuôi gà.
- Gọi đọc, quan sát hình sgk/ 48.
- Cho hoạt động nhóm 5: 
+ Kể một số giống gà em biết ?
+ Kể tên sản phẩm của chăn nuôi gà ?
+ Nuôi gà đem lại lợi ích gì ?
+ Nước ta có điều kiện thuận lợi gì để nuôi gà ? Nêu một số cách nuôi gà ?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Liên hệ việc nuôi gà ở gia đình, địa phương em ?
- Em chăm sóc gà như thế nào ?
- Liên hệ bệnh cúm gia cầm.
- Dặn HS về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Chuồng và dụng cụ nuôi gà. 
- Nhận xét tiết học. 
- Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản (tiết 3).
- HS đọc - Quan sát hình.
- Thảo luận nhóm – Trình bày phiếu BT : 
+ Gà ri, Tam Hoàng, công nghiệp 
+ Thịt gà, trứng gà, lông gà, phân gà.
+ Gà lớn nhanh, đẻ nhiều. Cung cấp thịt, trứng làm thực phẩm, chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ, nhiều đạm. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên. Cung cấp phân bón cho trồng trọt. Đem lại thu nhập kinh tế cho nhiều gia đình ở nông thôn.
+ Khí hậu ấm, nguồn thức ăn dồi dào, dụng cụ nuôi và nguồn thức ăn tương đối đơn giản. Có thể nuôi nhốt, nuôi công nghiệp, nuôi thả tự do, .
- HS đọc SGK/ 49.
- HS trả lời.
- 2 HS.
 Môn: Khoa học.
Tiết 33. Bài: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT(tr 72) 
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết phân biệt 3 thể của chất. Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
 - HS nêu được điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
 - GDHS : Áp dụng hiểu biết khoa học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV: - Phiếu BT (HĐ1, 2, 4).
 - 2 bộ phiếu ghi tên một số chất (Mục BT SGK/ 72)
 + HS: - Hình SGK/ 73.
 - 1 chuông/ nhóm (HĐ 2) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: 
- Có mấy loại tơ sợi ? Nêu đặc điểm của từng loại ?
- Kể một số sản phẩm từ tơ sợi ? Bảo quản sản phẩm đó như thế nào ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Phân biệt 3 thể của chất.
- Cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. 
- Hướng dẫn chơi. 
- Phát cho mỗi đội 1 hộp đựng 1 bộ phiếu (SGK/ 72).
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
HĐ 2: Đặc điểm của chất rắn, lỏng, khí.
- Trò chơi Ai nhanh, ai đúng ? 
- Hướng dẫn chơi - Đọc câu hỏi.
- GV tổng kết trò chơi.
HĐ 3: Liên hệ thực tế.
- Cho làm việc theo cặp: Quan sát hình SGK/ 73 nói về sự chuyển thể của nước ?
- Tìm ví dụ khác ?
- GV kết luận.
HĐ 4: Kể tên các chất.
- Trò chơi Ai nhanh, ai đúng ? 
- Nêu cách chơi – Cho HS chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Các chất có thể tồn tại ở những thể nào ?
- Biết được sự biến đổi của các chất giúp em điều gì ? 
- Về nhà học, làm BT ở VBT. 
- Tiết sau : Hỗn hợp.
- Nhận xét tiết học.
- Tơ sợi.
- 1 HS.
- 1 HS.
- Tham gia chơi: Lớp chia 2 đội, mỗi đội cử 6 HS chơi tiếp sức gắn 1 phiếu lên cột phù hợp trên bảng.
- Đội nào xong trước và đúng là thắng cuộc.
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ô-xi
Nhôm
Nước
Ni-tơ
Nước đá
Xăng
Muối
- Tham gia chơi theo nhóm 5.
- HS thảo luận - ghi đáp án vào phiếu BT - lắc chuông
để được trả lời trước. Đúng là thắng.
- Đáp án : 1 – b , 2 – c , 3 – a.
- HS trao đổi – Trả lời: 
- Hình 1: Nước ở thể lỏng.
- Hình 2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ bình thường.
- Hình 3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
- Mỡ, bơ ở thể rắn chuyển sang thể lỏng (nhiệt độ cao) và ngược lại.
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK/ 73.
- Chơi theo nhóm 5 – Viết vào phiếu BT: Tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Trong 3’ nhóm nào viết được đúng, nhiều tên các chất là thắng.
- 1 HS.
- Có cách bảo quản hợp lí.
 Môn: Khoa học.
Tiết 34. Bài: Hỗn hợp (tr 74) 
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp.
 - HS nêu được một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
 - GDHS : Yêu khoa học, áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV: - Phiếu BT (HĐ 1, 3, 4)
 + HS: - Hình SGK/ 75. 
 - Mỗi nhóm: muối, mì chính, tiêu bột, chén, thìa. Nước chứa cát trắng, phễu, giấy lọc, bông. Nước chứa dầu ăn, li đựng nước. Gạo có sạn, rá vo gạo, chậu nước. 1 chuông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: 
- Các chất có thể tồn tại ở những thể nào ? Cho ví dụ ?
- Lấy ví dụ một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Tạo hỗn hợp
- Đọc yêu cầu bài tập SGK/ 74.
- Cho làm việc theo nhóm 5.
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào ?
+ Hỗn hợp là gì ? 
HĐ 2: Kể tên một số hỗn hợp.
- Cho HS làm việc theo cặp: câu hỏi SGK/ 74.
- GV kết luận.
HĐ3: Tách các chất khỏi hỗn hợp
- Trò chơi Ai nhanh, ai đúng ? 
- Hướng dẫn chơi – Nêu từng hình.
- GV tổng kết trò chơi.
Hoạt động 4: Thực hành.
- Đọc yêu cầu bài tập SGK/ 75.
- Cho làm việc nhóm 5.
- GV kết luận
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Thế nào là hỗn hợp ?
- Nêu các cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp ?
- Dặn HS về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Sự chuyển thể của chất.
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS đọc.
- Thực hành : Tạo một hỗn hợp gia vị. 
- Trình bày phiếu BT: MẪU BÁO CÁO (sgk/ 74), nêu công thức trộn gia vị.
- HS nếm xem nhóm nào tạo được hỗn hợp gia vị ngon.
+ Muối, mì chính, tiêu bột.
+ Mục Bạn cần biết SGK/ 74.
- Cặp HS trao đổi – Trả lời:
- Không khí là một hỗn hợp vì không khí gồm nhiều chất khí khác và mỗi chất khí giữ nguyên tính chất của nó.
- Một số hỗn hợp: muối vừng, gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát, 
- Tham gia chơi theo nhóm 5.
- HS thảo luận - ghi đáp án vào phiếu BT - lắc chuông để được trả lời trước. Đúng là thắng.
- Đáp án: Hình 1: Làm lắng, Hình 2: Sảy, Hình 3: Lọc
- HS đọc.
- Hai nhóm thực hành 1 yêu cầu của bài tập.
- Trình bày phiếu BT: 
+ Tách cát trắng khỏi hỗn hợp nước và cát trắng:
- Chuẩn bị: Hỗn hợp nước và cát trắng, phễu, giấy lọc, bông.
- Tiến hành: Đổ hỗn hợp qua phễu lọc. Kết quả: cát giữ lại ở giấy lọc, nước chảy qua phễu xuống chai.
+ Tách dầu ăn khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước:
- Chuẩn bị: Hỗn hợp dầu ăn và nước, li đựng nước, thìa.
- Tiến hành: Đổ hỗn hợp vào li, để yên một lúc lâu. Kết quả: nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước.
+ Tách gạo khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn:
- Chuẩn bị: Hỗn hợp gạo lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
- Tiến hành: Đổ hỗn hợp vào rá, đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở trên ra, còn lại sạn ở dưới.
- 1 HS.
- 1 HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 - s.doc