Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng Quân - Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Huổi Luông - Tuần 29

Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng Quân - Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Huổi Luông - Tuần 29

*Bài tập 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

- Cho HS tính kết quả ra nháp rồi trả lời

- Cả lớp và GV nhận xét.

* Bài tập 3/150: Tìm phân số bằng nhau

- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài.

- Cho HS làm bài ra nháp và kết luận.

- GV nhận xét, kết luận.

 

doc 171 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng Quân - Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Huổi Luông - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn:12/3/2019
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2018
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Hoạt động đầu tuần
CHÀO CỜ
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 57: MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Đọc lưu loát, trôi chảy, rành mạch và diễn cảm toàn bài.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma- ri- ô và Giu- li- ét- ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô.
 - Giáo dục HS có ý thức học bài và biết chân trọng tình cảm bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
 3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc
- GV và HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn dọc câu khó và giải nghĩa từ mới.
c. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời:
+ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma- ri- ô và Giu- li- ét- ta?
- Cho HS đọc đoạn 2:
+ Giu- li- ét- ta chăm sóc Ma- ri- ô như thế nào khi bạn bị thương?
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri- ô nói lên điều gì về cậu bé?
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?
- GV cho HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, viết bảng.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn từ Chiếc xuồng cuối cùngđến hết.
- Cả lớp và GV nhận xét
- Bài gồm có 5 đoạn:
+ Đoạn 1:Từ đầu đến sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến thật hỗn loạn.
+ Đoạn 4: Tiếp cho đến tuyệt vọng.
+ Đoạn 5: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Phá thủng thân tàu, buông thõng, thẫn thờ,
+ Cô đang trên đường về nhà/ và rất vui..
+ Đồng hành, tuyệt vọng, bao lơn,...
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
+ Ma- ri- ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu- li- ét- ta đang trên đường về nhà
+ Thấy Ma- ri- ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi dụi, Giu- li- ét- ta hốt hoảng chạy lại
+ Ma- ri- ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
+ Ma- ri- ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng. Giu- li- ét- ta là một bạn gái tôt bụng, giàu t/c..
- HS trả lời
- HS đọc lại.
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm và đọc trước lớp.
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
- Nhắc HS về đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại nội dung của bài. 
 * Điều chỉnh bổ sung:..............
....................... 
Tiết 3: Toán
Tiết 141: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết xác định phân số, biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
 - Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS nêu cách quy đồng mẫu số, so sánh các phân số khác mẫu số.
*Bài tập 1/149: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm miệng
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
*Bài tập 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Cho HS tính kết quả ra nháp rồi trả lời
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 3/150: Tìm phân số bằng nhau
- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Cho HS làm bài ra nháp và kết luận. 
- GV nhận xét, kết luận.
*Bài tập 4: So sánh các phân số.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài
- Cho HS làm vở. 
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 5: Viết các phân số theo thứ tự.
- GV cho HS thực hiện theo các bước như BT4.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài miệng theo hướng dẫn
- Một số HS trình bày trước lớp.
* Kết quả:
 Khoanh vào D.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Một số HS trình bày.
* Kết quả:
 Khoanh vào B.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu: phải rút gọn các phân số
- HS làm bài rồi trả lời trước lớp.
* Kết quả: 
 bằng các phân số , , .
 bằng phân số 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Phần a phải quy đồng, còn phần b, c thì làm theo quy tắc.
* Kết quả:
 a) > ; b) > ; c) > 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
* Kết quả:
 a) ; ; ; b) ; ; 
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Nhắc HS về học, chuẩn bị bài giờ sau.
 * Điều chỉnh bổ sung:..............
....................... 
Tiết 4: Khoa học
Bài 57: SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. MỤC TIÊU:
- Viết (hoặc vẽ) sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV cho 2 HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời các câu hỏi:
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
+ Ếch đẻ trứng ở đâu?
+ Trứng ếch nở thành gì?
+ Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.
+ Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu?
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: SGV trang 184.
c. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch
* Bước 1: Làm việc cá nhân
+ GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* Bước 2: Làm việc theo cặp.
+ Yêu cầu HS vừa chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.
- GV theo dõi và chỉ định một số HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời các câu hỏi:
+ Vào đầu mùa hạ.
+ Ếch đẻ trứng ở dưới nước.
+ Trứng ếch nở thành nòng nọc.
+ HS chỉ hình SGK và giới thiệu
+ Nòng nọc sống ở dưới nước, ếch sống ở trên cạn.
- Đại diện một số cặp trả lời trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- HS nhìn sơ đồ trình bày với bạn ngồi cạnh và trước lớp.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK/116.
 * Điều chỉnh bổ sung:..............
....................... 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Đạo đức
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - HS nhớ lại các kiến thức đã học ở những bài học trước.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để vận dụng vào cuộc sống, có những kĩ năng sống trong giao tiếp hằng ngày.
 - Giáo dục HS có thức tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh ảnh trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hoạt động 1:Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường.
- GV yêu cầu HS thảo luận cả lớp trả lời các câu hỏi sau:
- Bố dẫn Nga đến UBND xã phường để làm gì?
- Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND xã còn làm những việc gì?
- UBND xã có vai trò như thế nào? Vì sao?
- Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường xã?
- GV nhận xét, kết luận.
c. Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và xử lí một tình huống ở BT2/33.
- GV mời HS các nhóm lên nêu cách ứng xử mà nhóm mình lựa chọn.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu cam.
+ Tình huống b: Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
+ Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, quần áo,ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
- 1,2 HS đọc truyện trong SGK.
- HS thảo luận cả lớp trả lời câu hỏi.
- Để làm giấy khai sinh.
- UBND còn làm nhiều việc khác, xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học điểm vui chơi...
- UBND xã phường có vai trò quan trọng. UBND xã phường là cơ quan chính quyền đại diện cho nhà nước và pháp luật.
- Có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện, và giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ. 
- HS các nhóm thảo luận để tìm ra cách ứng xử phù hợp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
 * Điều chỉnh bổ sung:..............
....................... 
Tiết 2: Tiếng Việt
ÔN ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu:
- Mức 1: Đọc đúng các tiếng trong bài với tốc độ tăng dần, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài. Viết đúng chính tả (Sai không quá 5 lỗi) Cô quỳ xuống đến trôi qua...
- Mức 2: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm đoạn 2 của bài. Đặt được câu với các từ: đồng hành, khủng khiếp, cậu bé. Viết đúng chính tả (Sai không quá 5 lỗi) đoạn từ Cô quỳ xuống đến thật hỗn loạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
* Bài tập 1: Đọc lại từng đoạn của bài tập đọc Một vụ đắm tàu
* Bài tập 2: Trả lời lại các câu hỏi của bài tập đọc Một vụ đắm tàu
* Bài tập 3: Nghe viết đoạn từ đầu đến các học trò nhỏ của bài Một vụ đắm tàu
* Chơi trò chơi:
- GV cho HS cả lớp chơi trò chơi khám phá chiếc hộp thần kì.
- Ví dụ: 
+ Ma - ri- ô đang trên đường đi dâu?
+ Nêu hoàn cảnh gia đình của Ma - ri- ô?
+ Giu -li-ét -ta làm gì khi Ma -ri -ô bị thương?
+......?
* Bài tập 1: Đọc lại bài tập đọc và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài Một vụ đắm tàu
* Bài tập 2: Đặt câu với các từ: đồng hành, khủng khiếp, cậu bé
* Bài tập 3: Nghe viết đoạn 1 của bài Một vụ đắm tàu
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà hoàn chỉnh bài viết, chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Mức 1: HS biết đổi và cộng, trừ số đo thời gian
- Mức 2: HS biết đổi và cộng, trừ số đo thời gian. Vận dụng để làm các bài toán liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
* Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
3ngày =...giờ; 0,5 ngày =...... giờ
72 phút =.....giờ; 2 giờ 15 phút =...phút
*Bài 2: Đặt tính rồi tính.
a) 3 phút 25 giây + 8phút 28 giây
b) 12 giờ 44 phút + 9 giờ 37 phút
c) 5 ngày 16 giờ + 4 ngày 5 giờ
d) 2 năm 9 tháng + 3 năm 4 tháng
*Bài 3: Đặt tính rồi tính.
a) 8 giờ 41 phút - 3 giờ 35 phút
b) 10 giờ 26 phút - 7 giờ 35 phút
c) 8 năm 9 tháng - 2 năm 4 tháng
d) 9 năm 4 tháng - 2 năm 7 tháng
*Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
3 năm rưỡi =......tháng; 1,5 giờ= ...phút
135 giây =...phút; 51 giờ =.....ngày ...giờ
*Bài 2: Đặt tính rồi tính.
a)16 phút 25 giây + 3 phút 55 giây
b) 6 ngày 13 giờ + 8 ngày 12 giờ
c) 16 năm 2 tháng - 2 năm 9 tháng
d) 12 giờ 15 phút - 5 giờ 28 phút
* Bài 3: Giải toán
 Một ca nô đi từ 6 giờ 30 phút  ... ộp chữ nhật.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà hoàn chỉnh bài viết, chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày soạn: 2/5/2019
Ngày giảng: Thứ tư ngày 8 tháng 5 năm 2019
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Tiếng Việt
ÔN TẬP (Tiết 4)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
- Giáo dục HS có ý thứ tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV yêu cầu HS trả lời:
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng
- Cho HS nêu cấu tạo của một biên bản..
- GV cùng cả lớp trao đổi nhanh, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết.
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi mẫu biên bản.
- HS viết biên bản vào vở. Một số HS làm vào bảng nhóm.
- Một số HS đọc biên bản. GV chấm điểm một số biên bản.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
 4. Củng cố:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại bài.
+ Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.
+ Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm vào bảng nhóm, treo bảng.
 * Điều chỉnh bổ sung:............
........................ 
Tiết 2: Toán
Tiết 173: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích và chu vi của hình tròn.
- Giáo dục HS có ý thứ tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Phần 1:
- Gọi 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài.
Phần 2:
*Bài tập 1/179: Giải toán 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 4. Củng cố:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập và xem trước bài sau.
- HS lên chữa bài tập tiết trước.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào bảng con.
Kết quả:
 Bài 1: Khoanh vào C
 Bài 2: Khoanh vào C
 Bài 3: Khoanh vào D
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào nháp. 1 HS làm bài trên bảng.
Bài giải
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10cm, chu vi hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a) Diện tích của phần đã tô màu là:
 10 x 10 x 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi phần không tô màu là:
 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
 Đáp số: a) 314 cm2 ;
 b) 62,8 cm.
* Điều chỉnh bổ sung:............
........................ 
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP (Tiết 5)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
- Đọc bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ” cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động gợi ra trong bài.
- Giáo dục HS có ý thứ tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: (số HS còn lại):
- GV cho HS lên bốc thăm chọn bài.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
- GV nói thêm về Sơn Mỹ.
- GV nhắc HS: Miêu tả một hình ảnh (ở đây là một hình ảnh sống động về trẻ em) không phải diễn lại bằng văn xuôi, câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ.
- 1 HS đọc những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em từ Tóc bết đầy  gạo của trời và từ Tuổi thơ đứa bé cá chuồn.
- 1 HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển từ Hoa xương rồng chói đỏ đến hết.
- HS đọc kĩ câu hỏi; chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ để viết.
- HS viết đoạn văn vào vở. 
- Một số HS trả lời và đọc đoạn văn.
 * Điều chỉnh bổ sung:............
........................ 
Tiết 4: Thể dục
GV chuyên soạn giảng
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Khoa học
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
(Chuyên môn trường ra đề)
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Mức 1: Viết được bài văn tả đồ vật đủ cấu tạo ba phần.
- Mức 2: Viết được bài văn tả đồ vật theo cấu tạo ba phần với câu văn có sử dụng từ ngữ phù hợp, có biện pháp nghệ thuật thích hợp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
* Bài tập 1: Lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật mà em yêu thích.
- GV giúp đỡ HS lập dàn ý trước khi viết văn
* Bài tập 2: Viết bài văn
- HS dựa theo dàn ý đã lập ở BT1, viết bài văn
* Bài tập 1: Lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật mà em yêu thích.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý trước khi viết văn
* Bài tập 2: Viết bài văn
- HS dựa theo dàn ý đã lập ở BT1, viết bài văn
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về luyện viết thêm bài văn.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
TÌM HIỂU VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU:
	- Học sinh biết một số thông tin về Bác Hồ khi còn niên thiếu.
	- Học sinh kể được một số bài hát viết về Bác Hồ.
	- Giáo dục HS biết kính yêu, ghi nhớ công lao và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
	1) Thời gian: 35 phút.
	2) Địa điểm: Trong lớp.
III. ĐỐI TƯỢNG:
	Học sinh lớp 5A trung tâm; số lượng: 18 em.
IV. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
	1) Phương tiện: Hộp đựng các câu hỏi.
	2) Tổ chức: Cho học sinh tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ bằng cách trả lời các câu hỏi.
V. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
	1) Nội dung: Học sinh biết về thời niên thiếu của Bác Hồ.
	2) Hình thức: Làm việc cá nhân, theo nhóm.
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Chiếc hộp thần kì”.
- GV cho HS vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp đựng câu hỏi, kết thúc bài hát chiếc hộp đến ai thì người đó bốc 1 câu hỏi trong hộp và trả lời.
- GV và HS nhận xét.
+ Bác Hồ sinh vào ngày, tháng, năm nào?
+ Tên khai sinh của Bác là gì?
+ Quê Bác Hồ ở đâu?
+ Tên Nguyễn Tất Thành có từ khi nào?
+ Người thầy đầu tiên của Bác Hồ là ai?
+ Người thầy đầu tiên được cha gửi đi học là ai?
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+ Nhà Bác Hồ có mấy anh chị em?
+ Em hãy đọc một khổ thơ (bài thơ) nói về Bác Hồ?
+ Hãy kể tên bài hát nói về tình cảm giữa Thiếu nhi với Bác Hồ?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử một người để cùng với GV làm trong tài. GV cho 2 nhóm thi kể tên các bài hát về Bác Hồ.
- Sau thời gian quy định nhóm nào kể được bài hát đúng hơn thi thắng cuộc.
- HS vừa hát vừa chuyền chiếc hộp, bốc câu hỏi và trả lời.
+ 19/5/1890
+ Nguyễn Sinh Cung
+ Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.
+ Năm 1901, cha đỗ phó bảng khoa thi hội ông đã vinh quy tại làng Sen nhân dịp này ông làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành.
+ Là người cha Nguyễn Sinh Sắc.
+ Là thầy Vương Thúc Quý, thầy Trần Thân.
+ Nguyễn Ái Quốc, Anh Ba, Hồ Chí Minh,
+ Có 4 anh chị em.
+ HS đọc
+ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng.
- HS kể theo nhóm nối tiếp.
+ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng.
+ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
+ Bác Hồ - Người cho em tất cả.
+ Bé yêu Bác Hồ.
+ Bên Lăng Bác Hồ.
+ Em mơ gặp Bác Hồ.
+ Em về quê Bác Hồ.
+ Đôi dép Bác Hồ.
+
VII. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc nhở HS phải biết ghi nhớ công lao của Bác Hồ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
 * Điều chỉnh bổ sung:.................
........................ 
Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2019
Đ/c Lương Thị Hằng soạn giảng
Ngày soạn: 3/5/2019
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2019 
Tiết 1, 2 , 3: KIỂM TRA CUỐI NĂM HAI MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT
(Đề của Phòng Giáo dục và Đào tạo)
Tiết 4: Mĩ thuật
GV chuyên soạn giảng
Tiết 5: Hoạt động cuối tuần
SINH HOẠT TUẦN 35
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua.
 - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu về mọi mặt.
 - Nhắc nhở HS thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
 1. Tổ trưởng các tổ đọc kết quả theo dõi các hoạt động của tổ.
 2. Lớp trưởng nêu ra các hoạt động của lớp đã tham gia và kết quả đạt được.
 3. Giáo viên nhận xét bổ sung: .....................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Tuyên dương: ...............
III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN SAU: ............................................................
.......................................................................................................................................................................
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
....................................................................................................................................................................... 
 Chuyên môn ký duyệt
Đặng Xuân Đạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_hong_qua.doc