Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. .(Trả lời các câu hỏi trong SGK) .

2.Kĩ năng: Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

3. Thái độ: Yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

doc 42 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
	Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2018 
Tập đọc
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. .(Trả lời các câu hỏi trong SGK) .
2.Kĩ năng: Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
3. Thái độ: Yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng 
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Tranh ảnh SGK, sưu tầm thêm tranh về nạn phân biệt chủng tộc, bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng khổ 2-3 hoặc cả bài Ê-mi-li con... và trả lời câu hỏi SGK.
- GV đánh giá, nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
-Học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
* Cách tiến hành:
- Giải thích chế độ A-pác-thai.
- GV giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ trong bài.
- Giới thiệu về Nam Phi.
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Hướng dẫn học sinh tìm nghĩa một số từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài
- Là chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ đối xử bất công với người da đen và da màu.
- HS theo dõi.
- Học sinh (M3,4) đọc, chia đoạn:
+ Đoạn 1: Nam Phi  tên gọi A-pác-thai.
+ Đoạn 2: ở nước nàydân chủ nào.
+ Đoạn 3: còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Học sinh nối tiếp đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
+ A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la
- Học sinh nối tiếp đọc bài lần 2, kết hợp luyện đọc câu khó.
- Học sinh đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu .(Trả lời các câu hỏi trong SGK) .
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Bạn biết gì về Nam Phi?
 + Dưới chế độ A-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?
+ Người dân Nam Phi làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Theo bạn, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo người ủng hộ?
- Nêu điều mình biết về Nen-xơn Ma-đê-la ?
- Nêu nội dung bài?
- KL: Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị khinh miệt, đối xử tàn nhẫn không có quyền tự do, bị coi như công cụ biết nói; bị mua đi bán lại ngoài đường như hàng hoá.
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả:
+ Một nước ở châu Phi. Đất nước có nhiều vàng, kim cương, nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.
+ ...công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương
 thấp sống chữa bệnh làm việc khu riêng không được hưởng tự do, dân chủ.
+ Đứng lên đòi quyền bình đẳng cuộc đấu tranh được nhiều người ủng hộ và giành được chiến thắng.
+ Vì họ không chấp nhận chính sách phân biệt chủng tộc dã man tàn bạo này
- Vì người dân nào cũng có quyền bình đẳng như nhau cho dù khác nhau ngôn ngữ, màu da.
- Vì đây là chế độ phân biệt xấu xa nhất cần xoá bỏ.
- Học sinh nêu.
- Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- HS nghe
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp.
 - Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
 + GV đọc mẫu.
 + Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 + GV nhận xét, tuyên dương
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài.
- 1 học sinh nêu giọng đọc cả bài
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 em đọc thi. Lớp theo dõi chọn giọng hay.
5. Hoạt động ứng dụng: (3phút)
 - Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài tập đọc này ?
- HS nêu
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. HS cả lớp hoàn thành bài 1a( 2 số đo đầu ), bài 1b (2 số đo đầu), bài 2, bài 3(cột 1), bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích học toán, cẩn thận, chính xác.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi "Bắn tên" với các phép toán sau:
 6cm2 = .mm2
 30km2 = hm2
 8m2 = ..cm2
 200mm2 = cm2
 4000dm2 = .m2
 34 000hm2 = km2
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Lớp theo dõi nhận xét
- Học sinh ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. HS cả lớp hoàn thành bài 1a( 2 số đo đầu ), bài 1b (2 số đo đầu), bài 2, bài 3(cột 1), bài 4.
* Cách tiến hành:
Bài 1a,b: HĐ cặp đôi
- GV viết bài mẫu lên bảng.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đổi.
- GV giảng lại cách đổi cho học sinh.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc bài.
- Hướng dẫn học sinh tự làm bài.
- Đáp án nào đúng? Vì sao?
- GV nhận xét phần trả lời của học sinh
Bài 3( cột 1): HĐ cả lớp
- Nêu yêu cầu của đề bài?
- Để so sánh các số đo diện tích chúng
 ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV yêu cầu học sinh giải thích làm.
- GV nhận xét
Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- Học sinh thảo luận và nêu cách đổi
6m235dm2 = 6m2+
- Học sinh lắng nghe
- HS làm bài, đổi vở để kiểm tra chéo
- Học sinh đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
- Học sinh thực hiện đổi, chọn đáp án cho phù hợp, chia sẻ trước lớp
- Đáp án B đúng vì :
 3cm25mm2 = 300mm2+ 5mm2 = 305mm2.
- So sánh các số đo rồi viết dấu thích hợp vào....
- Chúng ta phải đổi về cùng đơn vị đo rồi mới so sánh.
- HS làm vở 
2dm27cm2 = 207cm2
- Ta có 2dm27cm2 = 200cm2+7cm2
 = 207cm2
Vậy: 2dm27cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm289mm2= 289mm2
3m248dm2 < 4m2
348dm2 < 400dm2
61km2 > 620hm2
6100hm2 > 610hm2
- 1 học sinh đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả
	Giải
Diện tích của một viên gạch là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích của một căn phòng là:
1600 x 150 = 240.000 (cm2)
240.000 (cm2) = 24m2
Đáp số: 24m2
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học, làm các câu sau:
71dam2 25m2 .. 7125m2
 801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
- HS nêu và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Về nhà làm bài tập sau:
Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ?
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------------------------------
Lịch sử
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước .
 - HS (M3,4) : Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước : không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó .
2. Kĩ năng: Nêu sự kiện ngày 5- 6- 1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng :
- GV:
 + Bản đồ hành chính Việt Nam.
 + Ảnh phong cảnh quê hương Bác, Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:
+ Bạn biết gì về Phan Bội Châu ?
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du?
+ Vì sao phong trào Đông Du thất bại?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng	
- HS chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: Biết ngày ... chơi trò chơi “Bác sĩ” theo kịch bản chuẩn bị
- Cả lớp chú ý lắng nghe - nhận xét 
Mẹ: Chào Bác sĩ
Bác sĩ: Con chị bị sao?
Mẹ: Tối qua cháu kêu đau bụng
Bác sĩ: Há miệng ra để Bác sĩ khám nào ...Họng cháu sưng và đỏ.
Bác sĩ: Chị đã cho cháu uống thuốc gì rồi?
Mẹ: Dạ tôi cho cháu uống thuốc bổ
Bác sĩ: Họng sưng thế này chị cho cháu uống thuốc bổ là sai rồi. Phải uống kháng sinh mới khỏi được.
 - GV hỏi: 
+ Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ?
+ Em hãy kể một vài thuốc bổ mà em biết?
-HS trả lời
- Thuốc bổ: B12, B6, A, B, D...
- GV giảng : Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người
* Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK (Xác định khi nào dùng thuốc và tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng)
* Bước 1 : Làm việc cá nhân
-GV yêu cầu HS làm BT Tr 24 SGK
* Bước 2 : Sửa bài 
-HS nêu kết quả 
-GV chỉ định HS nêu kết quả 
1 – d ; 2 - c ; 3 - a ; 4 - b
GV kết luận : 
+ Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh .
+ Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng bản hướng dẫn kèm theo để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc . 
-Lắng nghe
-GV cho HS xem một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng thuốc an toàn và tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn 
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động lớp
- GV nêu luật chơi: 3 nhóm đi siêu thị chọn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, 3 nhóm đi nhà thuốc chọn vi-ta-min dạng tiêm và dạng uống?
- HS trình bày sản phẩm của mình 
- Lớp nhận xét
GV nhận xét - chốt 
- GV hỏi:
+ Vậy vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn loại nào?
- Chọn thức ăn chứa vi-ta-min
+ Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào?
- Không nên tiêm thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại
- GV chốt - ghi bảng
- GV nhắc nhở HS: ăn uống đầy đủ các chất chúng ta không nên dùng vi-ta-min dạng uống và tiêm vì vi-ta-min tự nhiên không có tác dụng phụ.
- HS nghe
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Gia đình em sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào ? 
- HS nêu
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------
Khoa học
 PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét .
2.Kĩ năng: - Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng chống sốt rét. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi.
- HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh bệnh sốt rét. 
* GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Môi trường sạch sẽ không có muỗi và các côn trùng gây bệnh cho người. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người.
3.Thái độ: Tích cực tham gia phòng bênh sốt rét.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV: Hình vẽ trong SGK/26,27 -Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to. 
- HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi	
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:
+ Thuốc kháng sinh là gì ? 
+ Kể tên một số loại thuốc kháng sinh mà em biết ?
+ Sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ra những tác hại gì đối với sức khỏe con người ?
+ Để đề phòng bệnh còi xương ta cần phải làm gì ?
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét
- HS nghe
- Bài mới “Phòng bệnh sốt rét”
- HS nghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
* Mục tiêu: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét .
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Em làm bác sĩ”
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Em làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2 trang 26. 
- HS tiến hành chơi 
- Qua trò chơi, yêu cầu HS cho biết: 
- HS trả lời 
a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
a) Dấu hiệu bệnh: 2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. 
b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
b) Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người. 
c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? 
c) Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra. 
d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào? 
d) Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh rồi truyền sang người lành. 
- GV nhận xét, chốt: Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét. 
* Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận 
- Hoạt động nhóm, cá nhân (Nhóm trưởng điều khiển)
- GV treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng. 
- HS quan sát 
- Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó? 
- 1 HS mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen, 1 HS nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ). 
- Để hiểu rõ hơn đời sống và cách ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của muỗi, các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp sau đây: 
- GV đính 4 hình vẽ SGK/27 lên bảng. HS thảo luận nhóm bàn “Hình vẽ nội dung gì?”
- Hoạt động nhóm bàn tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ. 
- GV gọi một vài nhóm trả lời , các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
- HS đính câu trả lời ứng với hình vẽ. 
- GV nhận xét chung: Các phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
- Nhắc lại ghi nhớ SGK trang 27
3.Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
- Ở địa phương em có xảy ra bệnh sốt rét không ? Nếu có thì địa phương em đã áp dụng biện pháp nào để phòng chống ?
- HS nêu
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp - Giáo dục ngoài giờ
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 6
I. MỤC TIÊU: 
 Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua ; Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 7
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động 
 - HS hát tập thể 1 bài.	
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp 
 - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
 - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
 - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
 - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
*Nhược điểm: 
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 7 
 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
 - Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng năm học mới.
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
--------------------------------------------------------
SINH HOẠT 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
 + Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
 - Tuyên dương:.......................................................................................................
 - Phê bình :.............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2018_2019_tuan_6.doc