Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Võ Thanh Bằng

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Võ Thanh Bằng

I. Mục tiêu:

1. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhận vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

2. Kiến thức:

 - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần yêu nước.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Võ Thanh Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 21 
Thứ
Môn
PPCT
Bài dạy
Ghi chú 
Hai
21/1/2013
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Âm nhạc 
21
41
101
21
21
Trí dũng song toàn
Luyện tập về tính diệân tích
Uỷ ban nhân dân xã, phường em
GDKNS
Ba
22/1/2013
Toán 
Chính tả
Địa lí
Kỹ thuật 
102
21
21
21
Luyện tập về tính diệân tích (tt)
Nghe-viết: Trí dũng song toàn
Các nước láng giềng của Việt Nam
Vệ sinh phòng bệnh cho gà 
Tư
23/1/2013
Tập đọc
Toán
Khoa học
TLV
42
103
21
41
Tiếng rao đêm
Luyện tập chung
Năng lượng mặt trời 
Lập chương trình hoạt động
GDKNS
Năm
24/1/2013
Toán
LTVC
Khoa học
Lịch sử
104
41
42
21
Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Mở rộng vốn từ: Công dân
Sử dụng năng lượng chất đốt
Nước nhà bị chia cắt
Sáu
25/1/2013
TLV
Toán
LTVC
Kể chuyện
Sinh hoạt
42
105
42
21
Trả bài văn tả người
S xung quanh và S toàn phần của HHCN
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tuần 21
	Ngày soạn: 19/1/2013
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 21/1/2013
Taäp ñoïc
Tieát 41 Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu:
1. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhận vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
2. Kiến thức:
	- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần yêu nước.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
	III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
33’
10’
10’
10’
3’
1’
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ:
 Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
 Trí dũng song toàn.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, rèn luyện theo mẫu.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Theo dõi và sửa sai cho HS, kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên đọc mẫu (Giang văn minh khóc-giọng xót thương; câu hỏi “Vậy  cúng giỗ” – giọng cững cỏi; Giang văn minh ứng đối – giọng dõng dạc, tự hào)
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Cho HS thảo luận theo bàn, trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Sứ thần Giang Văn Minh làm thế nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- Phân tích để HS thấy sự khôn khéo của Giang Văn Minh.
Câu 2: Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
Câu 3: Vì sao vua Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
- Chốt lại nôïi dung bài.
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Lắng nghe và gợi ý cho HS tự nêu cách đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét và chốt lại.
- Đọc mẫu đoạn: “Chờ rất lâu  cúng giỗ” (nhấn giọng: khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ, vừa khóc vừa than, giỗ cụ tổ năm đời, không phải lẽ, bất hiếu, không ai, bèn tâu, mấy trăm trận, cúng giỗ)
- Lắng nghe và sửa sai, nhận xét.
- Nhận xét và tuyên dương.
v Hoạt động 4: Củng cố.
- Nhận xét, tuyên dương.
? Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
5. Tổng kết, dặn dò:
- Dặn HS về luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động lớp, cá nhân, cặp.
1 học sinh khá đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- Quan sát tranh minh hoạ.
+ 4 đoạn: 
Đoạn 1: từ đầu  hỏi cho ra lẽ.
Đoạn 2: tiếp  đền mạng Liễu Thăng.
Đoạn 3: tiếp  ám hại ông.
Đoạn 4: còn lại.
Học sinh đọc nối tiếp đoạn. (2 tốp)
1 em đọc phần chú giải, lớp đọc thầm.
Luyện đọc theo cặp
1 em đọc lại toàn bài.
Lắng nghe GV đọc
Hoạt động nhóm, lớp.
Từng bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi, trình bày trước lớp, nhận xét và bổ sung.
+  vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời. Vua Minh phán : không ai phải cúng giỗ người đã chết từ 5 đời. Giang Văn Minh tâu: Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ. Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
+ Đọc lại cuộc đối đáp.
+ Vì mắc mưu, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên ghét ông; ông còn đối đáp lại các đại thần nhà Minh; mang vụ thất bại trên sông Bạch Đằng ra đối lại
Cả lớp, cá nhân, cặp.
- 5 em đọc theo vai, cả lớp theo dõi và nhận xét, nêu cách đọc diễn cảm bài văn
- Lắng nghe GV đọc.
- Nêu những từ cần nhấn giọng.
- 3 em đọc lại theo vai.
- Luyện đọc theo nhóm 3.
- 1 số nhóm thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện.
- 3 em đọc lại toàn bài.
+ Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
Toán:
Tiết 101 Luyện tập về tính diện tích. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
	- Học sinh được củng cố cách tính diện tích của các hình.
2. Kĩ năng: 	
	- Rèn học sinh kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông, 
3. Thái độ: 	
	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
34’
15’
17’
2’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
 Luyện tập về tính diện tích
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
Phương pháp: Quan sát, thực hành. 
- Vẽ hình và nêu ví dụ như SGK
- Gợi ý để HS nêu ra cách làm sao để tính được diện tích hình.
1/ Mảnh đất có thể chia ra làm những hình nào?
2/ Độ dài của cạnh hình vuông và chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật là bao nhiêu?
3/ Tính diện tích mảnh đất như thế nào? 
? Như vậy để tính được diện tích của mảnh đất như hình vẽ trên ta phải làm như thế nào?
vHoạt động 2: Thực hành.
Phương pháp: Quan sát, thực hành.
Bài 1
- Quan sát và kiểm tra HS làm bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2:
Yêu cầu đọc đề.
Quan sát các nhóm thảo luận, gợi ý cho nhóm HS yếu.
Nhận xét và chốt.
Giáo viên nhận xét.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét.
Tuyên dương.
5. Tổng kết – dặn dò: 
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị: “Luyện tập về tính diện tích (tt)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài 1, 2
Hoạt động nhóm.
- Quan sát hình và nhận xét.
Nêu cách chia hình (có thể có nhiều cách)
Chia thành hình chữ nhật và 2 hình vuông.
- HS nêu.
Tính diện tích phần đất từng hình rồi cộng lại:
Tính S phần đất 2 hình vuông: 
(20 × 20) × 2 = 800 (m2)
Tính diện tích phần đất hình chữ nhật:
 Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
25 + 20 + 25 = 70 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
70 × 40,1 = 2807 (m2)
Diện tích mảnh đất là:
2807 + 800 = 3607 (m2)
+ Làm theo 3 bước: 
1. Chia làm các hình quen thuộc đã học.
2. Xác định kích thước của các hình mới tạo.
3. Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
1 em đọc đề, cả lớp đọc thầm.
Quan sát hình và làm bài theo các bước trên.
- Đổi bài chéo để kiểm tra lẫn nhau.
2 em nêu cách làm và kết quả.
Thảo luận nhóm bàn.
1 em đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Nhóm thảo luận, làm theo 3 bước. (có 3 cách chia hình)
- Đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến.
- Làm bài, 1 em lên bảng:
Bài giải
1/Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật
2/ Chiều dài hình hình chữ nhật lớn: 
 50 + 30= 80(m)
Chiều rộng hình chữ nhật lớn là:
100,5 – 40,5 = 60 (m)
Diện tích hình chữ nhật lớn là:
80 × 60 = 4800 (m2)
Diện tích 2 hình chữ nhật nhỏ là:
40,5 × 30 = 1215(m2)
Diện tích khu đất là:
4800 + 1215 = 6015 (m2)
Đáp số: 6015 m2
Lớp nhận xét, sửa bài.
- 1 số em nhắc lại cách tính diện tích những phần đất có hình vẽ cho sẵn.
Lịch sử:
Tiết 21 Nước nhà bị chia cắt. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết: 
	- Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
	- Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm.
2. Kĩ năng: 	
	- Học sinh có kĩ năng thu thập tin tức, sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: 	
	- Yêu nước, tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam tranh ảnh tư liệu về Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào ta..
+ HS: sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào ta..
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
2’
30’
8’
9’
8’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập.
Kể 5 sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954?
- Nhận xét , ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Nước nhà bị chia cắt.
- Nêu nhiệm vụ tiết học: 
1/ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
2/ Một số dẫn chững về việc Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào ta.
3/ Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Học sinh nắm tình hình đất nước.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
- Giao câu hỏi cho nhóm thảo luận:
? Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
Giáo viên nhận xét và chốt 
v Hoạt động 2: 
Phương pháp: Hỏi đáp.
? Nguyện vọng của nhân dân là sau hai năm đất nước được thống nhất, gia đình đươc sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không? Vì sao?
? Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ củ Mỹ - Diệm như thế nào?
Giáo viên nhận xét + chốt: Mỹ - Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man làm cho máu của đồng bào miền Nam ngày ngày vẫn chảy. Trước tình hình đó, con đường duy nhất của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc.
v Hoạt động 3: 
Chia lớp làm 6 nhóm, giao câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
1/ Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước sẽ ra sao?
2/ Cầm súng đứng lên chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
3/ Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
v Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: hỏi đáp.
- Nêu câu hỏi cho HS nhắc lại nội dung bài, rút ra ghi nhớ.
Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.
5. Tổng kết – dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Bến Tre Đồng Khởi”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- 5 em lần lượt nêu.
- Lắng nghe và ghi tên bài.
- Nghe và nắm nhiệm vụ bài học.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
Đại diện trình bày, cả lớp nhận xét và bổ sung.
+	Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương. Quy định vĩ tuyến 17 (Sông Bến hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc, chuyển vào Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Đến tháng 7 / 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Hoạt động lớp.
Đọc thầm SGK và trả lời:
+ Không thực hiện được. Vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Mỹ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đ ... rả lời, đọc ghi nhớ.
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh sưu tầm về 3 nước.
Kể chuyện:
Tiết 21 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- HS biết và nắm được nội dung một câu chuyện thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông, việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.	
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: 
	- Học sinh biết kể một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông, việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
	- Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện, biết kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
	- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ: 	
	- Có ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông, việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
II. Chuẩn bị: 
	+ Giáo viên: Tranh ảnh nói về ý thức bảo vệ các công trình công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
+ Học sinh: chuẩn bị câu chuyện.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
30’
 8’
20’
2
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- Gạch dưới những từ quan trọng.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ lựa chọn và nêu tên câu chuyện mình kể.
Gọi học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
v Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận.
Quan sát và tới từng nhóm gợi ý cho HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Mời HS kể chuyện trước lớp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá biểu dương những học sinh kể hay nhất.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Chọn bạn kể hay nhất.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà kể lại câu chuyện cho người trhân nghe, chuẩn bị: bài 22
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 em kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về những tấm gương sống làm việc thep pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Nghe và ghi tên bài.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc 3 đề bài.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, cả lớp đọc thầm.
- Đọc thầm kĩ gợi ý cho đề bài em chọn.
Học sinh tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện của mình kể (trên nháp).
2, 3 học sinh trình bày dàn ý của mình.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Từng cặp sẽ kể câu chuyện cho bạn mình nghe.
Cùng trao đổi với nhau ý nghĩa của câu chuyện. 
Cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét và cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, nêu thêm câu hỏi cho người kể chuyện.
Lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất và nghe chăm chú nhất.
Học tập được gì qua cách kể chuyện của bạn. 
NS:26/1 Thứ sáu, ngày 2 tháng 2 năm 2007
Tập làm văn
Tiết 42 Trả bài văn tả người. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	
	- Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn thuộc thể loại tả (tả người) nắm vững bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết.
2. Kĩ năng: 	
	- Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi, tự viết lại đoạn văn (bài văn) cho hay hơn.
3. Thái độ: 	
	- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
	+ GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. 
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
33’
8’
20’
5’
 1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động (tt).
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Nhận xét kết quả.
Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của học sinh. (Nêu rõ ưu điểm và khuyết điểm)
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
Giáo viên đọc cho học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
Yêu cầu học sinh chọn viết lại một đoạn văn.
 Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
2, 3 học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước.
Cả lớp.
Hoạt động nhóm 
Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
Học sinh tự chọn để viết lại đoạn văn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh đoạn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
Toán:
Tiết 105 Diện tích xung quanh – diện tích toàn phần
của hình hộp chữ nhật. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	
	- Học sinh có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	- Học sinh tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng:
 	- Vận dụng được các quy tắc và tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: 	
	- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Hình hộp chữ nhật, phấn màu.
+ HS: Hình hộp chữ nhật, kéo.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
33’
18’
12’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương.
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
	® Ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quan, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Phương pháp: Thực hành
a) Diện tích xung quanh.
- Giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật
? Em hãy nêu các mặt xung quanh của hình.
? Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì?
- Nêu ví dụ (SGK)
- Cho HS quan sát mô hình triển khai hình hộp chữ nhật và ? Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là diện tích của hình nào?
- Yêu cầu HS tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét và chốt cách làm đúng.
- Hướng dẫn để HS thấy được 26 cm là chu vi mặt đáy của hìnhhộp chữ nhật
? Vậy muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
b) Diện tích toàn phần.
- Cách hướng dẫn tương tự phần a.
v	Hoạt động 2:Thực hành .
Bài 1 :
- Quan sát và kiểm tra HS làm bài.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Nhận xét bài làm của HS.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài Luyện tập.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- Nêu các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nghe và ghi tên bài.
Hoạt động lớp, nhóm.
- Quan sát và nhận xét.
- Nêu, nhận xét.
+ Là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật
- Nghe và nắm ví dụ.
- Quan sát và nêu: là diện tích của hình chữ nhật có chiều dài là: 
 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm)
 Chiều rộng là 4 cm
Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 26 × 4 = 104 (cm2)
- Đại diện nhóm trình bày cách làm, lớp nhận xét. 
+ Lấy chu vi đáy nhân với chiều cao 
- Thảo luận và tìm ra cách tính.
Cả lớp đọc kỹ bài tập 1 và làm bài.
1 em sửa bài.
- Nhận xét.	
- 1 em đọc to đề bài, cả lớp đoc thầm.
- Cả lớp làm bài, 1 em sửa bài trên bảng.
- Lớp nhận xét.
 HS nhắc lại khái niệm, quy tắc. 
Khoa học:
Tiết 42 Sử dụng năng lượng chất đốt. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	
	- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
2. Kĩ năng: 	
	- Biết sử dụng các loại chất đốt
3. Thái độ: 	
	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89.
 - Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
30’
6’
20’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng của mặt trời.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Sử dụng năng lượng của chất đốt.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt.
Mục tiêu: Kể tên một số loại chất đốt rắn, lỏng, khí.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
Cách tiến hành:
 Kể tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 và em biết, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Nhận xét và chốt.
v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: HS kể được tên và nêu công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1,2: Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
Nhóm 3, 4: Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
Nhóm 5, 6: Có những loại chất đốt khí nào?
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Nghe các đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét vàbổ sung.
v Hoạt động 3: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài, chuẩn bị: “Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh nối tiếp trả lời.
Than: rắn; ga: khí; dầu: lỏng, 
- Lớp nhận xet và bổ sung.
Hoạt động nhóm , lớp.
(củi, tre, rơm, rạ ).
Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
Than bùn, than củi.
- Xăng, dầu. Dùng để chạy máy, 
Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
Xăng, dầu hoả, dầu-đi-ê-den.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
Khí tự nhiên , khí sinh học.
Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc theo đường ống dẫn vào bếp.
Các nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị để minh hoạ.
Lớp nhận xét vàbổ sung.
- HS nêu lại nội dung bài.
Sinh hoạt lớp
Tuần 21
Kí duyệt tuần 21:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc