Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 22

I.MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của lễ chào cờ và sự trang nghiêm của lễ. Rèn HS kỹ năng tự quản, tự phục vụ, tính tích cực, tự giác trong học tập, trong thực hiện nề nếp nội quy trường lớp.

- Thái độ của HS lúc chào cờ biểu hiện ý thức kỉ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc trong ngày đầu năm học

- Chăm ngoan, lễ phép, có hướng phấn đấu để vươn lên.

II. CHUẨN BỊ :

- GV – TPT Đội: Nội dung chào cờ. Cờ đội, đội trống, đội kèn, kế hoạch tuần 22.

- HS: Sắp xếp lớp học gọn gàng ngồi dự lễ chào cờ đầu tuần.

 

doc 52 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (Từ ngày 14/ 02/ 2022 đến ngày 18/ 02/ 2022)
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
2
14/02
1
CC
Chào cờ tuần 22
2
T
Mét khối.
3
TĐ
Lập làng giữ biển
Tranh SGK
4
TD
5
KH
Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
6
KH
Bài 45: Sử dụng năng lượng điện
3
15/02
1
T
Thể tích hình hộp chữ nhật
2
CT
Nghe - viết (Ai là thủy tổ loài người?)
Nghe -viết(Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động)
HD HS viết bài Ai là thủy tổ loài người ở nhà.
3
LTVC
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Trang 44
4
KC
Lớp trưởng lớp tôi
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
5
AN
4
16/02
sáng
1
T
Thể tích hình lập phương
2
TA
3
TA
4
TĐ
Cao Bằng
5
TLV
Ôn tập văn kể chuyện
4
16/02
chiều
1
LS
Bài 22: Đường Trường Sơn
2
ĐL
Bài 20: Châu Âu
Sửa yêu cầu tr.110: Quan sát các ảnh trong hình 2 và nêu các cảnh thiên nhiên có ở châu Âu. - Mục 3 chuyển thành nội dung tự chọn
3
ĐĐ
Bài 24: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
4
KT
Lắp xe cần cẩu( tiết 1)
5
HĐNG
CĐ tháng 2: Mừng Đảng-mừng Xuân
5
21/10
1
T
Luyện tập chung trang 123
2
Tin
3
Tin
4
LTC
Trật tự- An ninh trang 48
5
MT
6
22/10
1
T
Luyện tập chung trang 124
2
TA
3
TA
4
TD
5
TLV
Kể chuyện (kiểm tra viết)
6
SH
Sinh hoạt lớp tuần 22
Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 3: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHỦ ĐIỂM: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN. 
I.MỤC TIÊU: 
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của lễ chào cờ và sự trang nghiêm của lễ. Rèn HS kỹ năng tự quản, tự phục vụ, tính tích cực, tự giác trong học tập, trong thực hiện nề nếp nội quy trường lớp.
- Thái độ của HS lúc chào cờ biểu hiện ý thức kỉ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc trong ngày đầu năm học
- Chăm ngoan, lễ phép, có hướng phấn đấu để vươn lên.
II. CHUẨN BỊ :
- GV – TPT Đội: Nội dung chào cờ. Cờ đội, đội trống, đội kèn, kế hoạch tuần 22.
- HS: Sắp xếp lớp học gọn gàng ngồi dự lễ chào cờ đầu tuần.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
33’
 1. Nội dung sinh hoạt dưới cờ:
 ( TPT điều hành thực hiện)
*Hoạt động 1: Kiểm tra điều kiện, ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trang phục. 
- Ổn định nề nếp.
*Hoạt động 2: Chào cờ (Tiến hành tại lớp)
- Chào cờ theo nghi thức Đội do Lớp trưởng điều hành. 
*Hoạt động 3: Phương hướng, nhiệm vụ tuần 20:
* TPT Đội nhắc nhở công việc trong tuần. 
- Phổ biến một số công việc của HS cần thực hiện trong kế hoạch của nhà trường:
+ Thực hiện nội qui nhà trường.
+ HS cần thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K.
+ tiếp tục tham gia phong tuần lễ “Lì xì heo đất trao góc học tập giúp bạn học tốt” lần thứ VII, năm 2022.
*Thời gian thực hiện: từ ngày 10/2 đến ngày 24/2/2022
+ Tham gia cuộc thi sưu tầm và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2022.
* BGH đánh giá và triển khai công việc trong tuần.
- Cô Hà – Hiệu trưởng nhắc nhở HS toàn trường về các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường trong tuần 22.
 2. Nội dung sinh hoạt trong lớp :
 ( GVCN điều hành thực hiện)
- Nhắc nhở HS sách, vở ĐDHT.
-Công tác phòng chống dịch.
- Lắng nghe.
- Học sinh đứng lên, tư thế nghiêm trang, chào cờ.
- Nghỉ-Nghiêm!
Chào cờ - Chào!
- Quốc ca!
- Đội ca!
“Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng.”
- Lắng nghe.
- Tích cực tham gia.
-Tích cực tham gia. Nộp bài đến ngày 25/3/2022 về bộ phận TPT Đội
- Lắng nghe.
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 112:	 Toán
MÉT KHỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị thể tích: mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng -ti - mét khối.
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, Chuẩn bị tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đê- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối.
- Học sinh: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"
- Trưởng trò hô: bắn tên, bắn tên
- HS: Tên ai, tên ai ?
- Trưởng trò: Tên....tên....
1dm3 = .......cm3 hay 1cm3 = .....dm3
- Trò chơi tiếp tục diễn ra như vây đến khi có hiệu lệnh dừng của trưởng trò thì thôi
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS theo dõi
-HS ghi vở 
15’
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị thể tích: mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng -ti - mét khối.
*Cách tiến hành:
 * Mét khối : 
- GV giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. 
- Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối.
- Cho hs quan sát mô hình trực quan. (một hình lập phương có các cạnh là 1 m), nêu: Đây là 1 m3
- Vậy mét khối là gì?
- GV nêu : Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.
Ta có : 1m3 = 1000dm3
1m3 = 1000000 cm3(=100 x 100 x100)
- Cho vài hs nhắc lại.
* Bảng đơn vị đo thể tích 
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng – Hướng dẫn HS hoàn thành bảng về mối quan hệ đo giữa các đơn vị thể tích trên.
- GV gọi vài HS nhắc lại :
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền. ?
- HS quan sát nhận xét.
- Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.
+ Mét khối viết tắt là: m3
- Vài hs nhắc lại: 1m3 = 1000dm3
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
 Bảng đơn vị đo thể tích
m3
dm3
cm3
 1m3
= 1000 dm3
 1 dm3
= 1000 cm3
= m3
 1cm3
= dm3
15’
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài. Rèn kỹ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm việc cá nhân
-Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3 (Bài tập chờ): HĐ đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài nhóm đôi.
- HS giải bài.
- HS đọc đề
- HS nêu cách đọc, viết các số đo thể tích.
a) Đọc các số đo:
15m3 (Mười lăm mét khối)	 205m3 (hai trăm linh năm mét khối.
m3 (hai mươi lăm phần một trăm mét khối) ;
0,911m3 (không phẩy chín trăm mười một mét khối)
b) Viết số đo thể tích:
- Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3; Bốn trăm mét khối: 400m3.
Một phần tám mét khối : m3 
 Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3
- HS đọc đề bài.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- HS chia sẻ kết quả
a) 1 cm3 = 0,001 dm3; 
5,216 m3 = 5216 dm3; 
13,8 m3 = 13800dm3; 0,22 m3 = 220 dm3. 
b) 1 dm3 = 1000cm3 ;
1,969dm3 = 1 969cm3 ;
m3 = 250 000cm3; 
 19,54m3 = 19 540 000cm3.
- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trả lời bài.
Sau khi xếp đầy hộp hình lập phương 1 dm3
Mỗi lớp có số hình lập phương 1 dm khối là: 5 x 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1 dm khối xếp đầy hộp là: 15 x 2 = 30 (hình)
Đáp số: 30 (hình)
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Một mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối?
- Một mét khối bằng bao nhiêu xăng-ti-mét khối? 
- Một xăng–ti-mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối ?
- Chia sẻ với mọi người về bảng đơn vị đo thể tích.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 43: 	Tập đọc
 LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngồi biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ môi trường biển, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- GDBVMT: HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn MT biển, đảo của đất nước ta.
- GDQP - AN: Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân bám biển.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: GD HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở HS.Giữ gìn môi trường biển.
b) Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Giáo viên: 
+ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
+ Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có).
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS đọc bài "Tiếng rao đêm", trả lời câu hỏi
 + Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? 
 + Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đọc
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở
12’
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn và các từ khó. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). 
* Cách tiến hành: 
2.1. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Cho HS chia đoạn
- GVKL: Có thể chia thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu... như tỏa ra hơi muối.
+ Đoạn 2: Tiếp... thì để cho ai?
+ Đoạn 3: Tiếp... nhường nào.
+ Đoạn 4: phần còn lại
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc cả bài.
- HS chia đoạn
- HS theo dõi
- Nhóm trưởng điều khiển cả nhó ... ần trăm của một số và các tính thể tích hình lập phương.
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, 18 hình lập phương có cạnh 1cm.
 - Học sinh: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS tổ chức trò chơi với các câu hỏi sau:
+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
 - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
 - Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả
- GV nhận xét, kết luận
 Bài 2: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi
- Hướng dẫn HS phân tích đề theo câu hỏi:
+ Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu?
+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là bao nhiêu?
+ Vậy tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài cho HS
- HS đọc
- HS nêu cách tính nhẩm
- HS chia sẻ kết quả
 a) 10% của 240 là 24
 5 % của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6
 17,5% của 240 là : 
 24 + 12 +6 = 42
 b) 10% của 520 là 52
 5 % của 520 là 26
 20% của 520 là 104
 35% của 520 là : 
 52 + 26 +104 = 182
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận
- HS hỏi nhau:
+ Hình lập phương bé có thể tích là 64 cm3
+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là 3 : 2
+ Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 
- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
Giải
- Tỉ số thể tích hình lập phương lớn so với hình bé là Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 
 3 : 2 = 1,5 = 150 % (thể tích hình lập phương bé)
b)Thể tích hình lập phương lớn là:
 64 x 150% = 96 ( m3 )
hoặc: 64 : 100 x 150 = 96 ( m3 )
 Đáp số : 150%; 96 m3
- HS làm bài cá nhân
 Bài giải 
a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:
8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ)
b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là:
2 × 2 × 6 = 24(cm2)
Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có :
1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.
Diện tích toàn phần của 3 hình A, B, C là:
24 × 3 = 72(cm2).
 Diện tích không cần sơn của hình đã cho là:
2 × 2 × 4 = 16 (cm2).
 Diện tích cần sơn của hình đã cho là:
72 – 16 = 56 (cm2).
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- HS nêu
- Tìm cách tính thể tích của một số đồ vật không có hình dạng như các hình đã học.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 44: 	 Tập làm văn
KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
- Nắm được cách viết bài văn kể chuyện.
- Xây dựng những đề bài mở tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Yêu thích văn kể chuyện.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- GV: Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích
 	- HS : SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát
- Các em đã được ôn tập về văn Kể chuyện ở tiết Tập làm văn trước. Cô cũng đã dặn mỗi em về nhà đọc trước 3 đề bài trong SGK để chọn cho mình một đề. Trong tiếp Tập làm văn hôm nay các em sẽ làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong ba đề các em đã chọn.
- GV ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS chuẩn bị vở
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
* Cách tiến hành:
 - GV ghi ba đề trong SGK lên bảng lớp.
- GV lưu ý HS: Các em đọc lại ba đề và chọn một trong ba đề đó. Nếu các em chọn đề ba thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật (sắm vai).
- Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.
- GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện các em đã được học, được đọc.
- HS làm bài
- GV nhắc các em cách trình bày bài, tư thế ngồi...
- GV thu bài khi hết giờ
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe + chọn đề.
Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Đề 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
- HS nối tiếp nhau nói tên của bài em đã chọn 
Ví dụ : em muốn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn giữa em và bạn Hương. Một bạn thân của em hồi em còn học lớp 3.
Tôi rất khâm phục ông Giang Văn Minh trong truyện trí dũng song toàn. Tôi sẽ kể câu chuyện về ông, về niềm khâm phục, kính trọng của tôi với ông.
 Tôi rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh, tôi sẽ kể câu chuyện này theo lời kể của Thạch Sanh. 
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ với mọi người về cấu tạo và cách viết bài văn kể chuyện
- Về nhà có thể chọn một đề khác để viết thêm.
- Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 23.
- HS nghe và thực hiện
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 22: SINH HOẠT LỚP TUẦN 22
Sinh hoạt theo chủ điểm: Mừng Đảng-Mừng Xuân.
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS nhận thấy:
- Nhận biết được trách nhiệm của người HS.
- Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ .
- Ưu khuyết điểm của bản thân, tổ, lớp tuần qua. 
- Những mặt mạnh cần phát huy và các mặt hạn chế cần khắc phục.
- Rèn luyện và có hướng phấn đấu để vươn lên
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
* Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 12, kế hoạch tuần 13.
- HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể
-Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do)
10’
2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 22:
GV mời: Lớp trưởng điều hành nhận xét tình hình hoạt động sau 1 tuần học.
GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: 
* Ưu điểm:
-Về nề nếp: Các em đi học trực tiếp đã đi vào ổn định. Đa số các em đi học đúng giờ
-Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. 
- Về học tập: Các em tham gia học tập nghiêm túc, kiểm tra bài cũ và làm bài đầy đủ.
* Tồn tại: 
- Một số em còn viết chữ, trình bày bài còn yếu.
- Trong học tập các em ít phát biểu xây dựng bài.
- Sĩ số lớp còn chưa đầy đủ trong các buổi học.
*Hướng khắc phục: 
GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên.
- Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường.
 - Nhắc nhở, động viên các em phát biểu xây dựng bài.
* Bình bầu cá nhân tốt:
- Lớp trưởng điều hành mời từng tổ trưởng lên báo cáo- các thành viên trong lớp góp ý nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét của cô giáo.
10’
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
Hát múa về mùa Xuân
- HS tham gia văn nghệ.
10’
3. Thảo luận kế hoạch hoạt động tuần 23: 
-Học tập: Các em học tập, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ, kết hợp ôn tập kiến thức đã học
- Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khi vào lớp giữ vệ sinh, thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ y tế phòng chống Covid 19.
- Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
-Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập
- Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ.
* YC HS phát biểu ý kiến:
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp.
 ----------------------------------------o0o-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.doc