Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 25

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 25

*Hoạt động 1: Kiểm tra điều kiện, ổn định tổ chức lớp.

- Kiểm tra sĩ số, trang phục.

- Ổn định nề nếp.

*Hoạt động 2: Chào cờ (Tiến hành tại sân trường)

- Chào cờ theo nghi thức Đội do TPT điều hành.

 

doc 43 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (Từ ngày 07/ 03/ 2022 đến ngày 11/ 03/ 2022)
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
2
07/03
1
CC
2
Toán
Vận tốc
129
3
TD
4
TĐ
Phong cảnh Đền Hùng
49
5
KH
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
51
BTNB
6
KH
Sự sinh sản của thực vật có hoa
52
Ko yc tất cả HS - BTNB
3
08/03
1
Toán
Luyện tập
130
2
C. tả
Nhớ - viết: Đất nước
Nghe – viết: Cô gái của tương lai
29
30
Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 29, 30) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp.
3
LTVC
MRVT: Truyền thống
51+53
4
LTVC
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
52
Không làm bải 2
5
ÂN
Học hát: Em vẫn nhớ trường xưa
25
4
09/03
Sáng
1
T
Quãng đường
131
2
TA
3
TA
4
TĐ
Cửa sông
50
5
TLV
Tả đồ vật (kiểm tra viết)
49
4
09/03
Chiều
1
LS
Lễ kí hiệp định Pa - ri
25
2
ĐL
Châu Phi (tiếp theo)
25
Bài tự chọn. Thêm mục 5. Ai Cập. Theo hướng dẫn CV 405 BGD_ĐT.
3
ĐĐ
Em yêu hòa bình (tiết 2)
25
4
KT
Lắp máy bay trực thăng
25
5
HĐNG
5
10/03
Sáng
1
T
Luyện tập 
132
2
Tin học
25
3
Tin học
4
TĐ
Nghĩa thầy trò
51
5
MT
6
11/03
Sáng
1
T
Thời gian
133
2
TA
3
TA
4
TD
5
TLV
Trả bài văn tả đồ vật
52
6
SHL
Sinh hoạt lớp tuần 25
25
	Thứ hai ngày 07 tháng 03 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 3: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHỦ ĐIỂM: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN. 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của lễ chào cờ và sự trang nghiêm của lễ. Rèn HS kỹ năng tự quản, tự phục vụ, tính tích cực, tự giác trong học tập, trong thực hiện nề nếp nội quy trường lớp.
- Thái độ của HS lúc chào cờ biểu hiện ý thức kỉ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc trong ngày đầu năm học
- Chăm ngoan, lễ phép, có hướng phấn đấu để vươn lên.
II. CHUẨN BỊ :
- GV – TPT Đội: Nội dung chào cờ. Cờ đội, đội trống, đội kèn, kế hoạch tuần 25
- HS: Sắp xếp lớp học gọn gàng ngồi dự lễ chào cờ đầu tuần.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
33’
 1. Nội dung sinh hoạt dưới cờ:
 ( TPT điều hành thực hiện)
*Hoạt động 1: Kiểm tra điều kiện, ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trang phục. 
- Ổn định nề nếp.
*Hoạt động 2: Chào cờ (Tiến hành tại sân trường)
- Chào cờ theo nghi thức Đội do TPT điều hành. 
*Hoạt động 3: Phương hướng, nhiệm vụ tuần 25
* TPT Đội nhận xét thi đua trong tuần. 
-Tổng kết điểm thi đua trong tuần 24.
Nhận xét ưu điểm, tồn tại. 
- Phổ biến một số công việc của HS cần thực hiện trong kế hoạch của nhà trường:
+ Thực hiện nội qui nhà trường.
+ HS cần thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K.
+ Phát động cuộc thi vẽ tranh “Em yêu màu áo xanh” do HĐĐ TP Quy Nhơn phát động.
-Đối tượng tham gia: khối 4 và khối 5. 
- Thời gian: từ nay đến ngày 18/03/2022.
+ Tập huấn đội thiếu niên xung kích chữ thập đỏ.(sáng thứ tư khối 4 từ 7h đến 8h30’, chiều thứ tư khối 5 từ 14h30 đến 16h00’).
+ Các lớp chuẩn bị tham gia thi kể chuyện chào mừng ngày 26/03/2022.
+ Liên đội tiến hành làm công trình măng non “Ghế đá thân thiện”.
+ Duy trì sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh và sinh hoạt Sao nhi đồng theo lịch.
* BGH đánh giá và triển khai công việc trong tuần.
- Cô Hà – Hiệu trưởng nhắc nhở HS toàn trường về các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường trong tuần 25.
 2. Nội dung sinh hoạt trong lớp :
 ( GVCN điều hành thực hiện)
- Nhắc nhở HS việc thực hiện 5K.
- Hướng dẫn HS ăn uống, tập luyện để giữ sức khỏe, tăng sức đề kháng trong thời gian lớp có nhiều trường hợp F0, F1 do Covid 19.
- Lắng nghe.
- Học sinh đứng lên, tư thế nghiêm trang, chào cờ.
- Nghỉ-Nghiêm!
Chào cờ - Chào!
- Quốc ca!
- Đội ca!
“Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng.”
- Lắng nghe.
- Tích cực tham gia.
- Lắng nghe . 
- Lắng nghe.
-Thực hiện
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 129: 	Môn: Toán
VẬN TỐC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- HS làm bài 1, bài 2.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Giáo viên: Bảng phụ, chuẩn bị mô hình như SGK.
 - Học sinh: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
 1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc nón kì diệu" nêu kết quả tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh lần lượt là : 2cm;3cm; 4cm; 5cm; 6cm..
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
15’
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu: Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
*Cách tiến hành:
 Giới thiệu khái niệm về vận tốc.
Bài toán 1: HĐ cá nhân
- Cho HS nêu bài toán 1 SGK, thảo luận theo câu hỏi:
+ Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào?
- HS vẽ lại sơ đồ
+ Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- GV giảng: Trung bình mỗi giờ ô tô đi đợc 42,5 km . Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,4 km trên giờ: viết tắt là 42,5 km/giờ.
- GV cần nhấn mạnh đơn vị của bài toán là: km/giờ.
- Qua bài toán yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc.
- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính vận tốc.
Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc bài và tự làm bài.
- Chúng ta lấy quãng đường ( 60 m ) chia cho thời gian( 10 giây ).
- Gv chốt lại cách giải đúng.
- HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe
+ Ta thực hiện phép chia 170 : 4
- HS làm nháp, 1 HS lên bảng trình bày
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
170 : 4 = 42,5 (km)
Đáp số: 42,5 km
+ Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu.
- HS nêu: V = S : t
- HS tự tóm tắt và chia sẻ kết quả
 S = 60 m
 t = 10 giây
 V = ?
- HS cả lớp làm bài, chia sẻ kết quả
Bài giải
Vận tốc của người đó là:
60 : 10 = 6 (m/giây)
Đáp số: 6 m/giây
15’
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 - HS làm bài 1, bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng trực tiếp công thức để tính.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Cho HS phân tích đề
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận
- Cả lớp theo dõi
- HS áp dụng quy tắc và tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ cách làm
Bài giải
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
105 : 3 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 35 km/giờ
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS phân tích đề
- HS làm bài
Bài giải
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
 Đáp số: 720 km/giờ
- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.
 Bài giải
 1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là
 400 : 80 = 5 (m/giây)
 Đáp số: 5 m/giây
5’
4. Hoạt động vận dụng:
- Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm như thế nào?
- Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
- Tìm cách tính vận tốc của em khi đi học hoặc tính vận tốc của xe máy nhà em khi mẹ chở em đi chơi hay đi về quê ngoại, nội.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 49:	Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục HS tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Có trách nhiệm với quê hương.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:
+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?	
- GV nhận xét và bổ sung cho từng HS
- Giới thiệu bài -ghi bảng 
- HS đọc
- HS trả lời
- HS nghe
- HS mở sách
12’
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: 
2.1. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn.
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng 
- YC học sinh chia đoạn . 
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm. 
- YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
+ Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Học sinh đọc chú giải trong sgk. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 học sinh đọc.
- HS lắng nghe.
10’
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài:
- YC học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận trả lời câu h ... .......................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Thứ sáu ngày 04 tháng 03 năm 2022
Tiết 133	 Toán
THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.
- HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Giáo viên: Bảng phụ 
 - Học sinh: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
 1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"để: Nêu cách tính vận tốc, quãng đường.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
15’
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
*Cách tiến hành:
Bài toán 1: HĐ nhóm
- GV dán băng giấy có đề bài toán 1 và yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:
+ Vận tốc ô tô 42,5km/giờ là như thế nào ?
+ Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó ?
+ 42,5km/giờ là gì của chuyển động ô tô ?
+ 170km là gì của chuyển động ô tô ?
+ Vậy muốn tính thời gian ta làm thế nào ?
- GV khẳng định: Đó cũng chính là quy tắc tính thời gian. 
 - GV ghi bảng: t = s : v
 Bài toán 2: HĐ nhóm
- GV hướng dẫn tương tự như bài toán 1.
- Giải thích: trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất; đổi số đo thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.
- GV cho HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu Công thức tính thời gian, viết sơ đồ về mối quan hệ giữa ba đại 
lượng : s, v, t
- HS đọc ví dụ
+ Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
+ Ô tô đi được quãng đường dài 170km.
+ Thời gian ô tô đi hết quãng đường đó là :
 170 : 42,5 = 4 ( giờ )
 km km/giờ giờ
+ Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.
+ Là quãng đường ô tô đã đi được.
- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
- HS nêu công thức
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
 Giải
 Thời gian đi của ca nô
 42 : 36 = (giờ)
 giờ = 1 giờ = 1 giờ 10 phút.
 Đáp số: 1 giờ 10 phút 
- HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức.
15’
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1(cột 1,2): HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính thời gian 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tóm tắt từng phần của bài toán, chia sẻ cách làm:
+ Để tính được thời gian của người đi xe đạp chúng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS
- HS đọc
- Yêu cầu tính thời gian 
- HS nêu 
- Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:
s (km)
35
10,35
v (km/h)
14
4,6
t (giờ)
2,5
2,25
- 1 HS đọc đề bài
- HS tóm tắt, chia sẻ cách làm
- Lấy quãng đường đi được chia cho vận tốc
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm:
Bài giải
Thời gian đi của người đó là :
23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
Đáp số : 1,75 giờ
- HS đọc bài và làm bài sau đó báo cáo giáo viên
Bài giải
Thời gian bay của máy bay là:
2150 : 860 = 2,5 (giờ)
2,5 giờ = 2 giờ 30 phút
Máy bay bay đến nơi lúc:
8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút
 Đáp số: 11 giờ 15 phút
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- GV chốt: s =v x t; 
 v= s :t
 t = s :v
- Nêu cách tính thời gian?
- HS nghe
- HS nêu
- Chia sẻ với mọi người cách tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường của một chuyển động đều.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 52	 Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.
 - HS : SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS thi đọc đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước đã viết lại ở giờ trước.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- HS nghe 
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài, viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
* Cách tiến hành:
 Nhận xét chung về kết quả bài viết.
+ Những ưu điểm chính:
- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài 
- Bố cục: (đầy đủ, hợp lí), 
- Diễn đạt câu, ý.
- Cách dùng từ, dùng hình ảnh để miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
- Hình thức trình bày:
 + Những thiếu sót, hạn chế: 
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng. Nội dung phần thân bài chưa phân đoạn rõ ràng.
- Diễn đạt còn lủng củng, câu ý viết còn sai, câu văn còn mang tính liệt kê chưa gợi tả, gợi cảm.
- Một số bài chưa biết cách sử dụng dấu câu, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá)
Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS 
- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung.
+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để HS chữa.
Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 - HS lắng nghe
- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở.
- HS tự viết đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn.
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- HS nghe và thực hiện
- Yêu cầu các em về nhà viết lại bài văn tả đồ vật. 
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 25: SINH HOẠT LỚP TUẦN 25
Sinh hoạt theo chủ điểm: Tiến bước lên Đoàn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS nhận thấy:
- Nhận biết được trách nhiệm của người HS.
- Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ .
- Ưu khuyết điểm của bản thân, tổ, lớp tuần qua. 
- Những mặt mạnh cần phát huy và các mặt hạn chế cần khắc phục.
- Rèn luyện và có hướng phấn đấu để vươn lên
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
* Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 25, kế hoạch tuần 26.
- HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể
-Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do)
10’
2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 25:
GV mời: Lớp trưởng điều hành nhận xét tình hình hoạt động sau 1 tuần học.
GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: 
* Ưu điểm:
-Về nề nếp: Các em đi học trực tiếp đã đi vào ổn định. Đa số các em đi học đúng giờ
-Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. 
- Về học tập: Các em tham gia học tập nghiêm túc, kiểm tra bài cũ và làm bài đầy đủ.
* Tồn tại: 
- Một số em còn viết chữ, trình bày bài còn yếu.
- Trong học tập các em ít phát biểu xây dựng bài.
- Sĩ số lớp còn chưa đầy đủ trong các buổi học.
*Hướng khắc phục: 
GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên.
- Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường.
 - Nhắc nhở, động viên các em phát biểu xây dựng bài.
* Bình bầu cá nhân tốt:
- Lớp trưởng điều hành mời từng tổ trưởng lên báo cáo- các thành viên trong lớp góp ý nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét của cô giáo.
10’
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
Kể chuyện theo sách
- HS tham gia kể chuyện.
10’
3. Thảo luận kế hoạch hoạt động tuần 26: 
-Học tập: Các em học tập, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ, kết hợp ôn tập kiến thức đã học
- Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khi vào lớp giữ vệ sinh, thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ y tế phòng chống Covid 19.
- Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
-Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập
- Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ.
* YC HS phát biểu ý kiến:
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp.
 ----------------------------------------o0o-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.doc