- Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như thế nào?
- Nêu tính chất thương của phép chia như thế nào khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0.
- Nhận xét
TUẦN 10 Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2021 TOÁN Tiết 70: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 3. Phẩm chất: -Yêu thích môn Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, Bảng quy tắc như trong sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động - Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như thế nào? - Nêu tính chất thương của phép chia như thế nào khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0. - Nhận xét 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân * GV nêu ví dụ 1: - Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán: 23,56 : 6,2 = ? (kg) - Gọi HS lên bảng thực hiện – lớp làm bảng con. + Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên, rồi thực hiện phép chia 235,6 : 62 (như trong SGK) + GV hướng dẫn để HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2. + GV ghi tóm tắt các bước làm lên góc bảng. + Gv nhấn mạnh đối với quy tắc này đòi hỏi xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia( chứ không phải ở số bị chia) - Nhận xét - GV chốt ý 3. Hoạt động Thực hành luyện tập. Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài - GV ghi phép chia 19,72 : 5,8 lên bảng. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào vở rồi chữa bài. - Gv hướng dẫn câu d: 17,4 : 1,45 đưa về thực hiện phép chia1740 :145. - GV hướng dẫn để HS thực hiện các phép chia còn lại vào vở. - HS làm bài và nêu miệng kết quả. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài. - GV tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở - Nhận xét sửa bài.- 1 HS lên bảng làm bài bảng phụ , lớp làm vở - Nhận xét sửa bài. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào? - Nhận xét tiết học, về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: TOÁN Tiết 71: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chiasố thập phân cho một số thập phân . - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho một số thập phân . 2.Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 3. Phẩm chất: - GDHS say mê học toán, vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : SGK, Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động - Gọi HS nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho số thập phân. - 2Hs lên bảng làm bài tập, Hs làm bảng con 75,5 : 2,5 9,6 : 0,24 - Nhận xét sửa bài 2. Hoạt động thực hành, luyện tập: Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân. Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài - Cho HS làm cặp đôi, sau đó so sánh kết quả với nhau. - Một HS làm bảng phụ. - GV quan sát giúp HS đặt tính và tính. - Nhận xét sửa bài Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. - Muốn tìm thừa số trong một tích , ta làm thế nào? - HS tự làm bài vào vở , sau đó đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi 1 HS đọc kết quả. - GV xác nhận. Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. - GS ghi tóm tắt bài toán lên bảng + Bài toán có thể giải bằng cách nào? - Gọi 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm vào vở . Bài giải Một lít dầu hỏa cân nặng là: 3,925 : 5,2 = 0,76 (kg) Số lít dầu hỏa có là: 5,32 : 0,76 = 7 (lít) Đáp số: 7 lít dầu. Bài 4: - HS đọc đề bài. - Bài toán thuộc dạng toán nào đã học? - Giải bài toán bằng cách nào? - Hướng dẫn HS thực hiện phép chia để tìm số dư. Thực hiện chia bình thường tới 2 chữ số ở phần thập phân của thương thì dừng lại. Dóng từ dấu phẩy gốc, xem số dư đứng ở hàng nào sau dấu phẩy, ta xác định chính xác. - HS làm bài vào vở + bảng phụ. - GV nhận xét sửa bài rút ra kết luận về số dư. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ___________________________ Tập đọc BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. - Đọc trôi chảy, toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc: Y Hoa, Rok, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: - GDHS biết yêu quý cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ, bút dạ HS: Bút, thước II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (4-5’) Mở đầu - HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta , trả lời câu hỏi về nội dung bài. - HS - GV nhận xét, bổ sung. - Giới thiệu bài : GV giúp HS hiểu rõ: Bài đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo phản ánh một khía cạnh quan trọng của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người - đấu tranh chống lạc hậu. Qua bài này, ta sẽ thấy được nguyện vọng tha thiết của già làng và người dân buôn Chư Lênh đối với việc học tập như thế nào. Hoạt động 2: (11-12’) Hình thành kiến thức mới Luyện đọc đúng - 1HS đọc toàn bài . Cả lớp đọc thầm chia đoạn bài văn (4 đoạn) Đoạn 1 : từ đầu đến "cho quí khách" Đoạn 2 : tiếp theo đến "chém nhát dao" Đoạn 3 : tiếp theo đến "cái chữ nào!" Đoạn 4 : phần còn lại. - Luyện đọc đoạn: 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài văn: 2 lượt. + Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi đọc cho HS và hướng dẫn đọc các từ: Y Hoa, Rok, buôn Chư Lênh, trang giấy và các từ có dấu... + Lượt 2 : GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ khó: buôn làng, nghi thức (đoạn1), gùi (đoạn4) - HS luyện đọc theo cặp trong 3’. Một HS đọc lại cả bài. - GV đọc bài văn, HS theo dõi nêu cách đọc toàn bài. *GVKL: Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, linh hoạt.. Hoạt động 2. ( 1-12 phút ) Hướng dẫn tìm hiểu bài *HS đọc thầm đoạn 1,trả lời câu hỏi 1 SGK tr 145. - GV giải thích : GV miền xuôi lên miền núi dạy học - Hướng dẫn HS nêu ý chính đoạn 1: * HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 SGK . *HS đọc thầm đoan 3, trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi 3,4 SGK - HS đặt tên cho đoạn văn. - Hs nêu suy nghĩ - GV tiểu kết ;Tình cảm của ngời Tây Nguyên với cô giáo thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây nguyên - Hướng dẫn HS nêu ý chính đoạn 4: - HS đọc thầm toàn bài, nêu nội dung chính của bài. * GV chốt lại nội dung và ghi bảng nh mục 2. I. Vài HS nhắc lại. - HS nêu ND, ý nghĩa bài văn. Hoạt động 3. (9-10ph)Luyện đọc lại - HS tiếp nối nhau đọc bài văn. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn (theo gợi ý ở mục I.1) - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc một đoạn trong bài. Có thể chọn đoạn 3 (GV treo bảng, lưu ý HS đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn văn.) Củng cố dặn dò: (3-4’) - Em hãy kể tên 5 danh nhân và nhân vật lịch sử mà em biết ở Đông Sơn. - HS thảo luận nhóm đôi và kể theo sự hiểu biết của các em. - HS nhóm khác bổ sung, GV nhận xét và chốt bổ sung thêm ( Nguyễn Văn Nghi, Thiều Thốn, Nguyễn Chích, Lê Hy, Lê Thế Long, Lê Khả Phiêu...). - Ở xã em có nhân vật lịch sử và danh nhân nào không ? - Một HS nhắc lại ý nghĩa của bài. - GV nhận xét tiết học Chính tả NGHE – VIẾT : CHUỖI NGỌC LAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nghe và viết đúng chính ta, trình bày đúng một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam. - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch hoặc au/ao. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: (4-5’) Mở đầu Củng cố về phân biệt s/x , uôt/ uôc : - HS viết những từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x hoặc vần uôt/uôc. VD: sương giá - xương xẩu, siêu nhân – liêu xiêu; hoặc việc làm – Việt Bắc, lần lượt – sơ lược, - HS- GV nhận xét Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học Hoạt động 1: (8-9’) Hình thành kiến thức mới Hướng dẫn HS nhớ viết - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Chuỗi ngọc lam. HS theo dõi trong SGK. - GV hỏi HS về nội dung đoạn đối thoại. (Chú Pi –e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị) - HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ các em dễ viết sai. (VD: Trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ,..) - HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết và soát bài; GV chấm, chữa bài. Hoạt động 2: (8-9’) Luyện tập thực hành Bài tập 2 GV cho HS lớp mình làm BT2a; nêu yêu cầu của bài tập. - HS trao đổi nhanh trong nhóm nhỏ. GV yêu cầu mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa cả 4 cặp tiếng trong bảng - 4 nhóm HS thi tiếp sức. Mỗi em chạy lên bảng viết nhanh từ ngữ tìm được. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Bài tập 3 : - GV nhắc HS ghi nhớ điều kiện bài tập đã nêu : chữ ở các ô số 1 có vần ao hoặc an, chữ ở các ô số 2 bắt đầu bằng ch hoặc tr. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi. - HS làm việc cá nhân, điền vào ô trống (trong VBT) hoặc viết những chữ đúng để hoàn chỉnh mẫu tin. - 2-3 HS thi làm bài đúng, nhanh vào banghr phụ và trình bày. Cả lớp nhận xét. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng : (hòn )đảo, (tự)hào, dạo (trầm), trọng, tàu , (tấp) vào, trứơc (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại) Củng cố dặn dò (3-4’) GV nhận xét tiết học. Chính tả NGHE- VIẾT: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn tron ... , - GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận , các nhóm thảo luận thống nhất và lựa chọn phương án đúng nhất. Đại diện nhóm đứng lên trình bày ý kiến . HS các nhóm phải tìm thêm các dẫn chứng để tranh luận cùng các bạn. - GV cho HS nhận xét về lí lẽ của các bạn, GV đồng tình với những nhóm có dẫn chứng và lí lẽ đúng. Bài 2: Hãy trình bày ý kiến của nhóm mình về sự cần thiết của việc bảo vệ rừng Rèn kỹ năng tìm các lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình .HS trao đổi nhóm bàn . Mỗi nhóm cử ra một thư kí ghi các ý kiến của nhóm mình. Đại diện từng nhóm đứng lên báo cáo. Các nhóm khác , lắng nghe nhận xét bổ sung ý kiến của nhóm mình. - HS và GV nhận xét đánh giá cho điểm một số em nói tốt. GV tán thành những ý kiến đúng và chốt : + Rừng là “tấm áo” bảo vệ cho trái đất. +Bảo vệ rừng để chống lũ lụt +Bảo vệ rừng nhằm bảo vệ các loài thực vật và thú quí hiếm... - GV nhận xét chung. Hoạt động nối tiếp: ( 2-3 phút) - Nhận xét tiết học . Giao việc về nhà THỰC HÀNH TOÁN Tiết 30 PHÉP CỘNG CÁC SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu : Giúp học sinh - Ôn tập củng cố cách cộng số thập phân và giải toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 : Luyện thực hành (30 -35 ph) - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập và lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu GV ghi đề bài lên bảng Bài 1 : GV củng cố về cộng 3 số thập phân. Viết tiếp vào ô trống a b c (a + b) + c a + ( b +c) 44 19 35 (44+19) + 35 = 98 4,4 1,9 3,5 6,5 0,4 0,69 12 3,4 0,56 >;<;= b) (a+b)+c.a+(b+c) Bài 2 : củng cố cách tính nhanh số thập phân . Tính bằng cách thuận tiện - HS lên bảng làm bài tập - Lớp làm vở bổ trợ . GV yêu cầu 1 số em làm dưới lớp nêu kết quả và cách làm. GV nhận xét hướng dẫn HS yếu kém cách tính nhanh . a) 1,47+ 2,58 + 3.53 + 4.42 ) = ( 1.47 + 3.53 ) +( 2.58 + 4.42) = 5 + 7 = 12 b) 0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4 + 0,5 + 0,6 + 0,7 + 0,8 + 0,9 = ( 0,1 + 0,9 )+( 0,2 + 0,8) +( 0,3+ 0,7)+( 0,4 + 0,6 ) = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 Bài 3 : Củng cố giải toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng Một người bán hàng buổi sáng bán được12,5kg kẹo, buổi chiều bán hơn buổi sáng 1,5kg kẹo và bán kém buổi tối là 4,5kg kẹo . Hỏi trung bình mỗi buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg kẹo? HS đọc đề, tóm tắt đề và giải bài toán . Một em lên bảng giải. GV kết luận kết quả đúng Buổi chiều bán được số kg kẹo là: 12,5 +1,5 = 14(kg) Buổi tối bán được số kg kẹo là: 14 + 4,5 = 18,5(kg) Trung bình mỗi buổi cửa hàng đó bán được là: (12,5 + 14 + 18,5 ) : 3 = 15(kg) Đáp số: 15kg Bài 4 : HS đọc đề, tóm tắt đề và giải bài toán . Một em lên bảng giải , HS dưới lớp tự làm. GV chấm bài cho một số em . GV yêu cầu HS dưới lớp nêu kết quả và cách làm . GV cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng . GV kết luận kết quả đúng Buổi chiều bán được số kg kẹo là: 12,5 - 1,5 = 11(kg) Buổi tối bán được số kg kẹo là: 12,5 + 4,5 = 17(kg) Trung bình mỗi buổi cửa hàng đó bán được là: (11 + 17 + 12,5 ): 3 = 13,5(kg) Đáp số: 13,5kg Hoạt động 2 : Củng cố dặn dò (1-2 ph ) - GV nhận xét giờ học - Dặn HS ôn bài . KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 3 : KĨ NĂNG HỢP TÁC (Tiết 2) I. Mục tiêu - Làm và hiểu được nội dung bài tập 6, 4, 5. - Rèn cho học sinh có kĩ năng hợp tác trong công việc. - Giáo dục cho học sinh có ý thức hợp tác. II. Đồ dùng Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. Bài tập 6: - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Giáo viên chốt kiến thức:Khi làm việc theo nhóm phải biết hợp tác. Hoạt động 2:Trò chơi Bài tập 4: Trò chơi: Cá sấu trên đầm lầy - GV phổ biến cách chơi. - Học sinh lập theo nhóm.( 4 HS) - Các nhóm chú ý phải đứng gọn vào bờ khi có tiếng hô. - Đại diện các nhóm lên thực hiện. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Giáo viên chốt kiến thức:Trong cuộc sống, chúng ta phải biết cùng nhau hợp sức thì công việc sẽ thuận lợi, tốt đẹp. Bài tập 5: Vẽ khuôn mặt cười - Học sinh lập theo nhóm.( 6 HS) - Các nhóm đứng thành 2 hàng dọc. - Lần lượt từng người của mỗi đội lên bịt mắt và vẽ cho tới khi hoàn thành bài vẽ. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Giáo viên chốt kiến thức: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết cùng nhau hợp sức thì công việc sẽ thuận lợi, tốt đẹp. Hoạt động nối tiếp - Nhận xét giờ học. - Về chuẩn bị bài tập còn lại. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Tiết 29 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ I. Mục tiêu - Củng cố đại từ trong câu. Nhận diện được đại từ trong đoạn văn , biết cách sử dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Củng cố đại từ ( 20- 26 phút) Bài 1: a) Gạch dưới các đại từ có trong đoạn văn Không thể lẫn lộn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn và chắc nịch. Hai vai rộng và cái cổ cao. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, nó mọc loà xoà, tự nhiên làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng hơn. b) Các đại từ được gạch thay thế cho từ ngữ nào? - HS thảo luận nhóm bàn . HS dùng bút chì gạch dưới chân đại từ. - HS dưới lớp nêu đại từ mà mình tìm được. HS đọc lại đại từ ở trên bảng : chị , nó,chị Bài 2: Thay thế các danh từ bằng đại từ thích hợp để không lặp từ ngữ Rèn kỹ năng tìm đại từ thích hợp thay thế cho các đại từ trong câu. HS nêu yêu cầu HS dưới lớp tự làm vào vở, sau đó nối tiếp nhau đọc đại từ được thay thế có trong câu văn mà các em tìm được .GV chốt: a. Một con quạ khát nước ,con quạ (nó ) tìm thấy một cái lọ. b. Tấm đi qua hồ .Chị (cô) vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước . c. Cao Bá Quát , khi ấy là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua . Cao Bá Quát (Cậu) nảy ra một ý,liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm .Quân lính nhìn thấy hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cao Bá Quát (Cậu ) không chịu,la hét, vùng vẫy gây nên cảnh náo động ở hồ . GV chốt cách sử dụng đại từ khi thay thế cho danh từ ,động từ ,tính từ . Bài 3: Củng cố kỹ năng đặt câu có sử dụng đại từ.HS nêu yêu cầu . - Yêu cầu học sinh đặt 3 câu có sử dụng đại từ thay thế cho danh từ ,động từ tính từ. - HS suy nghĩ sau đó nêu câu mà mình đặt. - GV cùng cả lớp nhận xét câu HS vừa đặt . GV củng cố chốt cách sử dụng đại từ khi đặt câu Hoạt động nối tiếp Nhận xét tiết học . Giao việc về nhà THỂ DỤC Tiết 19 ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN” I. Mục tiêu - Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” chơi đúng luật và tự giác tích cực. II. Địa điểm và phương tiện - Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, bóng, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động 1: Phần mở đầu ( 6 – 10 phút ) - HS tập hợp 2 hàng dọc.GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút. - HS khởi động chạy thành một hàng dọc quanh sân tập, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông: 2- 3 phút. - Cả lớp chơi trò chơi khởi động : “ Đứng ngồi theo hiệu lệnh” 1 – 2 phút. Hoạt động 2: Phần cơ bản a) Ôn động tác vươn thở , tay và chân : 3 –4 phút - HS ôn tập 1 - 2 lần, mỗi lần 28 nhịp. Lần đầu GV làm mẫu và hô nhịp. Những lần sau, cán sự vừa làm mẫu vùa hô nhịp cho cả lớp tập, GV sửa sai cho HS. b) Học động tác văn mình: 8 – 10 phút - Tập 3 – 4 lần, mỗi lần 2 8 nhịp. GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích kĩ thuật động tác cho HS tập theo ( GV đứng cùng chiều với HS). c) Ôn 4 động tác thể dục đã học: 4 – 5 phút - GV chia nhóm để HS tự điều khiển ôn luyện theo 4 tổ học tập. Tập 3 – 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 8 nhịp Báo cáo kết quả tập luyện: Mỗi nhóm 1 lần, mỗi động tác 28 nhịp. d) Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” : 4 phút - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi vòng tròn, giải thích cách chơi và qui định chơi. HS chơi thử 1 lần, GV nhận xét và nhắc nhở rồi cho HS chơi chính thức. Hoạt động 3: Phần kết thúc : 4-6 phút - HS thực hiện một số động tác thả lỏng: 1-2 phút - GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học: 1-2 phút. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục đã học, ghi lại cách chơi của trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn”: 1– 2 phút. THỂ DỤC Tiết 20 TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ” I. Mục tiêu - Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn ”nắm được cách chơi và chơi đúng luật. - Học sinh ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung, thực hiện đúng động tác. II. Địa điểm và phương tiện - Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động 1: Phần mở đầu ( 6 – 10 phút ) - HS tập hợp 2 hàng ngang. GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1-2 phút. - HS khởi động chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông1-2 phút. - Cả lớp chơi trò chơi khởi động : “ Làm theo hiệu lệnh” 1-2 phút. - Kiểm tra 4 động tác thể dục đã học. Hoạt động 2: Phần cơ bản a) Học trò chơi “ Chạy nhanh theo số” : 6 -8 phút - GV nêu tên trò chơi, chia lớp thành 2 đội chơi ( nam riêng , nữ riêng). Tập hợp thành 2 hàng dọc, mỗi hàng là một đội thi đấu. sau đó tổ chức cho HS chơi thử 1- 2 lần rồi mới cho chơi chính thức. - Sau mỗi lần chơi, đội nào thắng được 1 điểm. Trò chơi tiếp tục cho đến hết, đội nào được nhiều điểm đội đó thắng cuộc. b) Ôn 4 động tác đã học của bài thể dục : 12 – 14 phút - GV cùng HS nhắc lại ( bằng lời hoặc kết hợp làm mẫu ) cách tập động tác vươn thở, tập 1 – 2 lần, mỗi lần 2 8 nhịp. Sau đó, lặp lại cách tập động tác tay như động tác vươn thở. Trước khi ôn động tác chân, GV cho ôn 1 –2 lần 2 động tác vươn thở và tay. Sau khi ôn động tác chân, GV cho ôn lại cả 4 động tác 1 –2 lần, mỗi lần 2 8 nhịp. - Sau đó chia tổ cho HS tự tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - HS tập hợp, từng tổ báo cáo kết quả ôn tập, GV nhận xét đánh giá. Hoạt động 3: Phần kết thúc : 4-6 phút - HS thực hiện một số động tác thả lỏng, rũ chân, tay, gập thân, lắc vai: 1-2 phút - GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học: 1-2 phút. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung: 1– 2 phút.
Tài liệu đính kèm: