Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 11

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 11

1. Học sinh cần đạt được:

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.

*GDBVMT: Có ý thức làm đẹp môi trường sống gia đình và xung quanh.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

doc 94 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thời gian thực hiện:Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc	
T21: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Học sinh cần đạt được: 
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
*GDBVMT: Có ý thức làm đẹp môi trường sống gia đình và xung quanh.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Yêu quý thiên nhiên, giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giới thiệu chủ điểm: GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh - Ghi bảng
- HS hát 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc toàn bài
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu 
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn:
- Bài chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu..... loài cây
+ Đoạn 2: Tiếp theo.....không phải là vườn
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc:
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp đọc từ khó, câu khó.
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc cho nhau nghe
- HS đọc 
- HS nghe
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận nhóm, đọc bài và TLCH
 - Bé Thu Thu thích ra ban công để làm gì?
- Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
- Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
 - Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
- Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào?
- Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công 
+ Cây quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những vòi voi bé xíu. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn 
+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn
+ Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ Treo bảng phụ có đoạn 3
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc
- GV nhận xét bình chọn .
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc diễn cảm
- HS đọc theo cặp
- Tổ chức HS thi đọc
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5phút)
- Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Em có muốn mình có một khu vườn như vậy không ?
- Liên hệ thực tiễn, giáo dục BVMT cho HS: Cần chăm sóc cây cối, trồng cây và hoa để làm đẹp cho cuộc sống.
- Học sinh trả lời.
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.
- Lắng nghe.
- Về nhà trồng cây, hoa trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có)
Tiết 3: Mỹ thuật 
Tiết 4: Toán
T51: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Học sinh cần đạt được: Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
-Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Rèn kĩ năng so sánh các số thập phân, cộng nhiều số thập phân và giải các bài toán có liên quan.
*Bài tập cần làm: 1; 2(a, b); 3(cột 1); 4. 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng:
Số hạng
5,75
7,34
4,5
1,27
Số hạng
7,8
0,45
3,55
5,78
Số 
ạng
4,25
2,66
5,5
4,22
Số hạng
1,2
0,05
6,45
8,73
Tổng
+ Phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 4 HS. Lần lượt từng HS trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập
+ Lắng nghe.
+ Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (30 phút)
*Mục tiêu: - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
 - Bài tập cần làm: 1; 2(a, b); 3(cột 1); 4
 - HS( M3,4) làm được tất cả các bài tập
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân=>Cả lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét HS.
Bài 2(a, b): HĐ cá nhân=> Cặp
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi :
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét HS.
Bài 3( cột 1): HĐ cá nhân=> Cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh.
- GV nhận xét HS.
Bài 4: HĐ cá nhân=> Cả lớp
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2(c,d):M3,4
- Cho HS tự làm bài vào vở
- GV kiểm tra
Bài 3(cột 2):M3,4
- Cho HS tự làm bài vào vở
- GV kiểm tra
- Tính
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
- HS nhận xét bài làm của bạn cả 
Kết quả:
 a. 65,45 b. 47,66
- HS đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện.
- HS làm bài, HS đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS chia sẻ trước lớp: 
a) 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97) 
= 4,68 + 10 
= 14,68 
b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
= (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
= 10 + 8,6 
= 18,6
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
3,6 + 5.8 > 8,9
 9,4
7,56 < 4,2 + 3,4
 7,6
- HS đọc đề bài
- HS tóm tắt bài
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
Bài giải
Ngày thứ 2 dệt được số mét vải là:
28,4 +2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ 3 dệt được số mét vải là :
30,6 + 1,5 = 32,1(m)
Cả ba ngày dệt được số mét vải là :
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số:91,1m
- HS làm bài vào vở, báo cáo GV.
c) 3,49 + 5,7 + 1,51 = (3,49 + 1,51) + 5,7
 = 5 + 5,7
 = 10,7
d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
 =(4,2 + 6,8) +(3,5 + 4,5)
= 11 + 8
= 19
- HS làm bài vào vở, báo cáo GV
5,7 + 8,8 = 14,5
 14,5
0,5 > 0,0,8 + 0,4
 0,48
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau: Đặt tính rồi tính:
7,5 +4,13 + 3,5
27,46 + 3,32 + 12,6
- Học sinh thực hiện
- Vận dụng kiến thức vào giải các bài toán tính nhanh, tính bằng cách thuận tiện.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có)
BUỔI CHIỀU
Tiết 5: HĐNGLL
GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
1. Mục tiêu cần đạt
1. Học sinh cần đạt được: 
- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày nhà giáo Việt Nam. 
- Tạo không khí thi đua học tập rèn luyện sôi nổi trong học sinh.
2. Năng lực:
- Rèn năng lực tổ chức hoạt động tập thể, năng lực hợp tác cho HS.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo. 
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Các sách báo tranh ảnh về ngày Nhà giáo Việt Nam
- Phần thưởng cho các đội thi.
- Các bản thông báo về thể lệ, nội dung thi.
4. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1: 
- Trước 1 tháng phổ biến cho HS nắm được :
+ Kế hoạch tổ chức giao lưu.
- Thể lệ cuộc giao lưu: Các đội tham gia khối lớp 5
- Nội dung thi: 
+ Các thông tin liên quan tới ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
+ Các thông tin có liên quan tới ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Các hoạt động về ngày nhà giáo Việt Nam.
- Nguồn thông tin : qua sách báo, tài liệu, đài phát thanh, ti vi, mạng internet..
- Các giải thưởng: Giải đồng đội, Nhất, Nhì, Ba, KK
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.
b) Bước 2: Các lớp thành lập đội thi.
- Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm thu thập các tài liệu phục vụ cho buổi giao lưu.
- Các lớp luyện tập các tiết mục văn nghệ.
- Ban tổ chức lựa chọn người dẫn chương trình.(1 nam, 1 nữ)
- Phân công phụ trách các hoạt động trong ban tổ chức (nêu câu hỏi, đáp án)
- Ban giám khảo họp, thống nhất cách cho điểm và phân công trong ban giám khảo.
- Bài trí sân khấu: Phông màn, cờ hoa, Maket : Hội thi hiểu biết về ngày nhà giáo VN;
bàn ghế, Micro, bảng báo kết quả của mỗi đội, bảng thông  ... đình địa chủ, giàu có.
- Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động...
- HS nối tiếp trả lời
HS nghe
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu hiểu biết của em về vật liệu ấy.
- HS nghe và thực hiện
- Sưu tầm thêm những tranh ảnh về các sản phẩm làm từ đồng và hợp kim của đồng.
- HS nghe và thực hiện.
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
	- Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
	- Rèn kĩ năng nhân một số thập phân với một số thập phân và sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân để làm bài.
	- HS làm được bài 1, bài 2.
- Năng lực: 
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ, bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn.	
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
 - Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền"
- Cách chơi: + Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền.
+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai
+ Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS)
+ HS hô: Thuyền... chở gì ?
+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép nhân: .....x 0,1 hoặc 0,01; 0,001...
+ Trưởng trò kết luận và chuyển sang người chơi khác.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng
 - HS chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2.Hoạt động thực hành:(25 phút)
*Mục tiêu: 
 - Nhân một số thập phân với một số thập phân.
	- Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
 - HS cả lớp làm bài 1, bài 2.
 - HS (M3,4) làm tất cả các bài tập
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Cá nhân	
a) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả .
a
b
c
(a b) c
a (b c)
2,5
3,1
0,6
(2,5 3,1) 0,6 = 4,65
2,5 (3,1 0,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,6 4) 2,5 = 16
1,6 (4 2,5) = 16
4,8
2,5
1,3
(4,8 2,5) 1,3 = 15,6
4,8 (2,5 1,3) = 15,6
- GV gọi HS nhận xét 
- GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) khi a = 2,5 b = 3,1 và c = 0,6
- GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại, sau đó hỏi tổng quát :
+ Giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) như thế nào khi thay các chữ bằng cùng một bộ số ?
- Vậy ta có : (ab) c = a (bc)
- Em đã gặp (ab) c = a (bc) khi học tính chất nào của phép nhân các số tự nhiên ?
- Vậy phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp không ? hãy giải thích ý kiến của em.
b)GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
-Yêu cầu HS làm bài
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.
- GV nhận xét HS.
Bài 2: HĐ cặp đôi
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
- GV yêu cầu HS làm bài, kiểm tra chéo, chia sẻ trước lớp.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét HS.
Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc bài toán, tìm hiểu và giải.
- HS nhận xét bài làm của bạn
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 4,65.
+ Giá trị của hai biểu thức này luôn bằng nhau.
- Khi học tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên ta cũng có 
(a b) c = a (bc)
- Phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp vì khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng có :
(ab) c = a (bc)
- HS đọc đề bài
- HS cả lớp làm bài vào vở ,chia sẻ kết quả
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5) 
 = 9,65 x 1 
 = 9,65
0,25 x 40 x 9,84 = (0,25 x 40) x 9,84
 = 10 x 9,84 
 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80)
 = 7,38 x 100 
 = 738
34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x (5 x 0,4) 
 = 34,3 x 2 
 = 68,6
- Tính
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS làm bài cặp đôi, kiểm tra chéo, chia sẻ trước lớp
a) (28,7 + 34,5 ) 2,4 = 63,2 2,4 
 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 2,4 = 28,7 + 82,8 
 = 111,5
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên.
Bài giải
Người đó đi được quãng đường là:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số: 31,25km
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài sau:
Tính bằng cách thuận tiện
 9,22 x 0,25 x 0,4
- HS làm bài
- Về nhà sưu tầm thêm các bài toán dạng tính bằng cách thuận tiện để làm.
- HS nghe và thực hiện
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm 
 	- HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi...
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
 - Thu chấm dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình của 3 HS 
- Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người 
- Nhận xét HS học ở nhà .
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS nộp bài.
- HS nêu
- HS nghe
- HS viết vở 
2. Hoạt động thực hành:(25 phút)
* Mục tiêu: Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK .
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
- Cho HS hoạt động nhóm
- 1 Nhóm làm vào bảng nhóm, gắn bài lên bảng 
- Gọi HS đọc bài đã hoàn chỉnh
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
Bài 2: HĐ nhóm
- Tổ chức HS làm như bài tập 1
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
- KL: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh , làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không tràn lan dài dòng.
- HS đọc
- HS hoạt động nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển
- Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà:
+ Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa.
+ Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả , ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả
- Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập...
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú.
 Bài làm
- Mái tóc đen dày, cắt ngắn ngang vai
- Đôi mắt đen, long lanh, dịu hiền ấm áp
- Khuôn mặt trái xoan ửng hồng
- Giọng nói nhẹ nhàng, tình cảm
- Dáng người thon thả,
3.Hoạt động ứng dụng:(3phút)
- Em học được điều gì từ cách quan sát của tác giả ? 
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:( 2 phút)
- Về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.
- HS nghe và thực hiện
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_tuan_11.doc