Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 32

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 32

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn bài văn (2-3 lượt).

Đoạn 1:Từ đầu đến .còn ném đá lên tàu

Đoạn 2: Từ Tháng trước đến .hứa không chơi dại như vậy nữa.

Đoạn 3 : Từ Một buổi chiều đẹp trời đến tàu hoả đến!

Đoạn 4: Phần còn lại.

 

doc 51 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 99Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2021
TẬP ĐỌC(tiết 63)
ÚT VỊNH
I.MỤC TIÊU 
- Biết đọc đươc một đoạn hoặc toàn bộ bài văn
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (trả lời được các câu hỏi cuối bài).
II. CHUẨN BỊ:
 GV: bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1. Củng cố kĩ năng đọc bài Bầm ơi ( 3 - 4 phút )
- Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, nêu ý nghĩa của bài.
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc (10-12 phút )
- GVgiới thiệu chủ điểm và bài đọc.
- GV giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm.
 - Một đọc bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - Út Vịnh lao đến đường tàu, cứu em nhỏ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn bài văn (2-3 lượt). 
Đoạn 1:Từ đầu đến .còn ném đá lên tàu
Đoạn 2: Từ Tháng trước đến.hứa không chơi dại như vậy nữa.
Đoạn 3 : Từ Một buổi chiều đẹp trời đếntàu hoả đến!
Đoạn 4: Phần còn lại.
-GV kết hợp sửa lỗi cho HS; giúp HS hiểu những từ ngữ :sự cố, thanh ray, thuyết phục; Giải nghĩa thêm từ chuyền thẻ (một trò chơi dân gian v ừa đếm que vừa tung bóng- đếm 10 que- trò chơi của các bé gái)
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Hai nhóm đọc trước lớp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài. 
- GV đọc bài văn – giọng kể chậm rãi, thong thả .
Hoạt động 3:Tìm hiểu bài (12 phút )
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1SGK.
- GV nhận xét, giúp HS hiểu rõ từ sự cố, thanh ray.
- Một HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi, suy nghĩ tra lời câu hỏi 2 trong SGK.
Rút ý 1: Những việc Út Vịnh đã làm để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt. 
- HS đọc thầm đoạn 2-3 và đoạn 4 trả lời câu hỏi SGK.
Rút ý 2: Hành động dũng cảm của Út Vịnh. 
-HS nối tiếp nhau nêu những điều mà mình học tập được ở Út Vịnh.
- HS nêu ND chính bài văn . 
Chốt: Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ở địa phương, dũng cảm, nhanh trí cứu sống em nhỏ.
GV ghi bảng - 1 số em nhắc lại.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại (7 - 8 phút )
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn. GV hướng dẫn các em thể hiện đúng nội dung từng đoạn theo gợi ý ở mục 2.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc lại một đoạn văn tiêu biểu:
Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. ... Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Hoạt độngnối tiếp: ( 2 phút )
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà chuẩn bị bài HTL Những cánh buồm sắp tới.
Tập đọc (tiết 64)
NHỮNG CÁNH BUỒM
I.MỤC TIÊU :
- Biết đọc toàn bài, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
-Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ đẹp ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của con người(trả lời các câu hỏi trong SGK, thuộc 1,2 khổ thơ trong bài).
- Học thuộc lòng bài thơ
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc bà út Vịnh, ( 3 - 4 phút )
- Hai HS tiếp nối nhau đọc bài út Vịnh, nêu nội dung bài bài đọc.
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc (10-12 phút )
- Một HS đọc toàn bài thơ. 
- HS quan sát tranh minh hoạ bài trong SGK.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (2-3 lượt). 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu ba chấm.
* Lưu ý HS đọc câu: “ Cha ơi! ....ở đó”
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai cặp thi đọc trước lớp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc bài thơ -
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (9-10p) 
- HS đọc thầm bài thơ và dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. 
- HS thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
+ HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5. GV treo bảng phụ ghi những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và của con trong bài.
+ HS tiếp nối nhau thuật lại cuộc trò chuyện (bằng lời thơ) giữa hai cha con. 
 HS đọc thầm bài thơ, thảo luận cặp đôi câu hỏi 3 SGK . 
- Gọi đại diện một cặp trình bầy kết quả trước lớp.
Rút ý 1:ước mơ của con thông qua những câu hỏi ngây thơ của chính người con.
- HS đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời câu hỏi 4 SGK trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận :
Ý 2:Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
- HS nêu ND chính bài thơ .
Chốt: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Bài thơ ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
- GV ghi bảng - HS nhắc lại.
 Hoạt động 4. Luyện đọc lại -HTL (7 - 8 phút )
- Năm HS tiếp nối nhau luyện lại 5 khổ thơ. GV hướng dẫn HS thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ theo gợi ý ở mục 2.
- Cả lớp luyện đọc lại khổ thơ 2, 3 (GV giúp HS đọc thể hiện đúng lời các nhân vật: lời của con – ngây thơ, háo hức, khao khát hiểu biết; lời cha: ấm áp, dịu dàng).
 - HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Hoạt động nối tiếp: ( 1 - 2 phút )
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
Khoa học
Tiết 63 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên .
II. CHUẨN BỊ: GV: Máy chiếu:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1(15-17’): QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Truớc hết, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Tiếp theo, cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng cảu mỗi tài nguyên đól
- Ghi kết quả làm việc của nhóm mình vào phiếu học tập:
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
 (Xem mục Bạn cần biết trang 130 SGK)
Hoạt động 2(14-15’): Trò chơi: “thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
Bước 1: 
GV nói tên trò chơi và hớng dẫn HS cách chơi:
- Chia số HS tham gia chơi thành 2 đội có số nguời bằng nhau.
- 2 đội đứng thành hai hàng dọc, cách bảng một khoảng cách nh nhau.
- Khi GV hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một tài nguyên thiên nhiên. khi viết xong, bạn đó đi xuống và đa phấn cho bạn tiếp theo lên viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên thiên nhiên khác
- Trong cùng một Thời gian, đội nào viết đuợc nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của tài nguyên đó là thắng cuộc.
- Số HS còn lại sẽ cổ động cho 2 đội.
Bước 2: 
- HS chơi nh hướng dẫn
- Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc 
Hoạt động nối tiếp : (3p)- GV củng cố lại nội dung vừa học
Khoa học
Tiết 64 VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 
 ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGỜI
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được ví dụ : môi trờng có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
 - Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1(14-15’): QUAN SÁT
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
-Ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập:
Phiếu học tập
Hoàn thành bảng sau:
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: 
- Môi trờng tự nhiên cung cấp cho con người:
+ Thức ăn, nớc uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí,
+ Các nguyên vật liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lợng mặt trời, gió, nước,..) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
- Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xất và trong các hoạt động khác của con người.
Hoạt động 2(15-17’): TRÒ CHƠI “ NHÓM NÀO NHANH HƠN?”	
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trờng cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con ngời.
Hết Thời gian chơi, GV sẽ tuyên dơng nhóm nào viết đợc nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài. 
- Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK.:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con ngời khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
(HS trả lời: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi tưrờng sẽ bị ô nhiễm,)
Hoạt động nối tiếp : (3p)- GV củng cố lại nội dung vừa học
Tập đọc (tiết 65)
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
(Trích)
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trả lời được các câu hỏi cuối bài) .
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHU CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc bài thơ Những cánh buồm ( 3 - 5 phút )
- Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc ( 10 phút )
- HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2-3 lượt).
- GV kết hợp uốn nắn cách đọc đúng : sức khoẻ,quyền , rèn luyện , hiếu thảo ..... ;
- Giúp các em hiểu nghĩa những từ ngữ khó:quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai cặp thi đọc trước lớp.Nhận xét chung phần luyện đọc.
- Một, hai HS đọc cả bài .
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (12’)
- HS đọc thầm các điều luật và cho biết :
+Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?(HS đọc lướt từng điều luật trả lời: điều 15, 16, 17)
GV kết luận : những điều 15,16,17 nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam
- HS thảo luận cặp đôi và đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
- GV nhắc HS cần đặt tên thật ngắn gọn, nói rõ nội dung chính của mỗi điều. HS phát biểu ý kiến. – GV chốt ý kiến đúng :
Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.)
- GV hỏi thêm: Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
- GV yêu cầu HS nêu những bồn phận của trẻ em được quy định trong luật.
- HS đọc nội dung 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21.
*Liên hệ bản thân :
-HS nêu những bổn phận mà mình đã thực hiện và những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
Nhận xét chung và chốt điều liên hệ thực tế.
Nêu ND bài đọc GV nhận xét chốt và ghi bảng như phần I- HS nhắc lại.
Hoạ ... n pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất?
d) Tăng cường dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu.
Câu 4. Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch?
c) Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, đau mắt,
Hoạt động nối tiếp ( 1-2 phút)
GV nhận xét tiết học
LỊCH SỬ
 ÔN TẬP CUỐI NĂM 
I.MỤC TIÊU: 
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dan chủ Cộng hòa.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II.CHUẨN BỊ :
	- Phiếu học tập.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
H Đ 1: Củng cố về di tích lịch sử Thanh Hóa (3-4’).
+Yêu cầu HS nêu di tích của Thanh hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới .
Học sinh nêu (2 em).
Lớp nhận xét, bố sung
HĐ 2: Tìm hiểu các sự kiện tiêu biểu nhất( 5-6’)
Yêu cầu HS nêu các thời kì lịch sử đã học.
 Hoạt động lớp.
Học sinh nêu 4 thời kì:
+ Từ 1858 đến 1930
+ Từ 1930 đến 1945
+ Từ 1945 đến 1954
+ Từ 1954 đến 1975
HĐ3: Tìm hiểu nội dung từng thời kì lịch sử( 15-17’)
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì.
Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận.
+ Nội dung chính của từng thời kì.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện lịch sử chính.
- 4 nhóm, bốc thăm nội dung thảo luận.
Học sinh thảo luận theo nhóm với 3 nội dung câu hỏi.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả học tập.
Các nhóm khác, cá nhân nêu thắc mắc, nhận xét (nếu có).
Giáo viên kết luận.
HĐ4: Phân tích ý nghĩa lịch sử( 10-11’).
Hãy phân tích ý nghĩa của 2 sự kiện trọng đại cách mạng tháng 8 -1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
- Thảo luận nhóm đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện.
Cách mạng tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
Giáo viên nhận xét + chốt.
Hoạt động nối tiếp : (1-2’).
Nhận xét tiết học. 
ĐỊA LÍ:
ĐỊA LÍ ĐÔNG SƠN
I. MỤC TIÊU: HS biết
- Vị trí địa lí
- Diện tích Đặc điểm tự nhiên Di tích lịch sử....
II. CHUẨN BỊ: Tư liệu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Đông Sơn ( 30- 33 phút)
I. Vị trí địa lí : Là một đồng bằng châu thổ sông Mã , nằm ở trung tâm tỉnh Thanh Hoá , đất đai màu mỡ phì nhiêu , có hệ thống núi đồi , gò bãi phong phú , cảnh quan đẹp .Có nhiều tiềm năng đất đai và con người , có vị trí quan trọng về kinh tế văn hoá , xã hội .
- Diện tích 10 635,42 ha(nhỏ nhất của tỉnh Thanh hoá ), bình quân 0,1ha /người .
- Phía bắc giáp Thiệu Hoá ; phía nam giáp Quảng Xương - Nông Cống ; Phía Đông giáp TPTH; Phía Tây giáp Triệu Sơn 
II- Đặc điểm tự nhiên : 
1) Khí hậu : Chịu ảnh hưởng chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ cao , mùa đông không lạnh lắm ít dảy ra sương muối , mùa hè nóng .
2) Sông ngòi : Có hai sông chính ( sông nhà Lê; Sông Hoàng )
3) Tài nguyên khoáng sản : - Núi có xen lẫn đất và đá ( núi rừng thông ; núi kết ) trồng chủ yếu là bạch đàn và thông ; núi đá vôi ( núi nhồi , núi nấp , núi thiều , núi vức ) 
- Đất sét tốt phát triển các ngành nghề như gạch , ngói .
- Nước ngầm có vị ngọt .
III- Dân số : 109 779 người ; bình quân 1030 người / km2.
IV- Kinh tế : Chủ yếu là trồng trọt chăn nuôi , nghề thủ công ( chế tác đá , đồ gốm , đúc đồng ; làm thừng;dệt; nấu rượu; hương đốt; đan cót; làm giấy
Bên cạnh đó là phát triển về thương nghiệp ( buôn bán ) .
V- Văn hoá xã hội : Có làn điệu dân ca Đông Anh (Múa đèn ); trò chơi dân gian ( cờ người , đu ; chọi gà )
VI- Di tích lịch sử : - Núi Rừng thông : Bác Hồ đến thăm CB và ND Đông Sơn vào ngày 20-2-1947.Hòn Vọng Phu ; Đền thờ Thành Hoàng ( Bản Nguyên - Đông Lĩnh ) ; Nhà bia Nguyễn Chích ( Đông Ninh ) 
VII- Phong tục tập quán : - Thờ tổ tiên ; tục kết cha ( nhiều làng kết nghĩa với nhau ) ; tục gánh nước đầu năm , tục đi chợ chuộng ( Đông Hoàng ) từ 6-9 /1 âm lịch nhằm trao đổi các đồ vật trong sinh hoạt ...
Hoạt động nối tiếp ( 1-2 phút)
GV nhận xét tiết học
ĐỊA LÝ: ÔN TẬP CUỐI NĂM
I – MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Đại Dương.
- Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
- Chỉ được trên Bản đồ thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
II- CHUẨN BỊ 
GV - Bản đồ thế giới. - Quả Địa cầu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC 
Hoạt động 1: Củng cố bài: Các Đại Dương (3-4ph)
-4 em nêu tên và chỉ bản đồ các đại dương 
-HS nhận xét GV kết luận cho điểm kết hợp giới thiệu bài mới .
* Hoạt động2: Tổ chức trò chơi : Đối đáp nhanh (9-10ph) 
Bước 1: - GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới hoặc quả Địa cầu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS.
Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
* Hoạt động 3 : Ôn tập đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước (20-21ph) 
-GV chia HS theo nhóm 6 
Bước 1: HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. _HS trình bày vào bảng nhóm .
Bước 2 :- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp –Mỗi nhóm 1 châu lục .
-Các nhóm bổ sung và thống nhất ý kiến .
*GV chốt lại theo từng nội dung trong SGV .
Hoạt động nối tiếp (3-4ph) ,
HS đọc các thông tin SGK.
-GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị tham khảo địa lí đại phương 
Khoa học
Tiết 66 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. MỤC TIÊU
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
II. CHUẨN BỊ : Máy chiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1(14-15’): QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi:
+ Hình 1 và 2 cho biếtcon người sử dụng đất trông vào việc gì?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sư thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- GV đi đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. 
Kết luận: 
Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn.,
Hoạt động 2(15-17’): THẢO LUẬN 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi sau:
- Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, đến môi trường đất.
- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái
Hoạt động nối tiếp :GV dăn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó (nếu có điều kiện)
Lịch sử (tiết 33)
ÔN TẬP: LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- HS chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1:( 3-5 phút) Củng cố kiến thức cũ.
- HS nêu lại 4 thời kì lịch sử đã học.
- HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm và nêu mục đích tiết học.
Hoạt động 2:( 8-10 phút) Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1975.
HS nêu 4 thời kì lịch sử- GV treo bảng phụ ghi 4 thời kì:
+ Từ năm 1858 đến 1945:
+ Từ 1945 đến 1954:
+ Từ 1954 đến 1975:
+ Từ 1975 đến nay:
- GV chốt và yêu cầu HS ghi nhớ các mốc lịch sử đó. 
- HS nhắc lại.
Hoạt động 3:( 15-20 phút) Tổng kết chương trình.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập 1 thời kì theo 4 nội dung:
 + Nội dung chính của thời kì.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện lịch sử chính.
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- Các nhóm thảo luận , báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả.
 Chốt: Từ sau năm 1975, cả nước bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội.Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động nối tiếp:( 3 phút)
- GV nhận xét, dặn dò./.
Thiếu LS t34
Tập làm văn
Ôn tập các dạng văn miêu tả
I. MỤC TIÊU: Địa lí (tiết 33)
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I.MỤC TIÊU :
- Tìm được các châu lục, đại dương và nướcViệt Nam trên bản đồ thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kimh tế( một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục:châu á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
II. CHUẨN BỊ:
Gv: - Bản đồ thế giới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
- GV nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 1: Củng cố tên –vị trí địa lí của các châu lục (15-17 phút) 
Bước 1: 
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới .HS quan sát và NX 
- GV tổ chức cho HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” (tương tự như ở bài 7) để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS. 
 - HS1: nêu tên nước 
 - HS2: nêu tên châu lục 
Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
- GV tiểu kết chung : Trên thế giới có 6 châu lục và 4 đại Dương 
Hoạt động 2: Đăc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới . (17-20 phút) 
HS thảo luận theo nhóm 4 , mỗi nhóm nêu đặc điểm của 2 châu lục
HS các nhóm thảo luận à ghi kết quả voà phiếu học tập 
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp 
- GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng HS đối chiếu kq 
- HS nối tiếp nhau nêu lại đặc điểm của 6 châu lục 
- GVNX và chốt : Mỗi châu lục có đặc điểm tự nhiên , đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế khác nhau . 
 Hoạt động nối tiếp:( 3 phút) 
- GV nhận xét giờ học./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_tuan_32.doc