Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 6

1. Hoạt động mở đầu (3-4’)

Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân

- 1HS viết bảng : 7m 6cm = . m 5 dm = .m

- HS dưới lớp viết vào giấy nháp sau đó nêu cách viết .

- GV nhận xét đánh giá kết hợp giới thiệu bài mới

 

doc 39 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 95Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2021
Toán
(Tiết 41): LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố và rèn kỹ năng về viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- GD HS yêu thích và ham mê môn học, áp dụng vào thực tế đời sống.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng nhóm . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu (3-4’) 
Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
- 1HS viết bảng : 7m 6cm = ... m 5 dm = ....m 
- HS dưới lớp viết vào giấy nháp sau đó nêu cách viết .
- GV nhận xét đánh giá kết hợp giới thiệu bài mới
2. Hoạt động luyện tập thực hành ( 32-33’) 
GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập sau đó chữa bài 
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 
- HS thực hành việc viết các số thập phân theo yêu cầu 
- 3 HS lên bảng chữa bài; GV theo dõi HS .
- HS nhận xét chốt lại kết quả đúng .
- GV củng cố cho HS cách viết các số đo làm và lưu ý HS các trường hợp các số đo không liền kề nhau. 
Bài 2: Viết các số đo dưới dạng số thập phân .
- HS trao đổi với nhau về trường hợp mẫu sau đó tự chuyển các số đo theo yêu cầu 
- GV lần lượt cho HS chữa bài từng phần.
- GV theo dõi HS; GV kiểm tra nhận xét bài làm của HS.
- HS đọc kết quả theo nối tiếp .
- Cả lớp HS nhận xét bài làm của bạn .
- GV chốt các bước làm.
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng thập phân có đơn vị kà ki- lô-mét:
- HS làm cá nhân.
- 1 HS làm bảng nhóm; HS chữa bài trên bảng. 
- HS nhận xét bài làm chốt kết quả đúng; đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- GV củng cố cho HS kĩ năng viết các đơnvị đo có đơn vị đo là km 
Bài 4 :Viết số thích hợp vào chỗ chấm (làm câu a,c) HS làm xong có thể làm các câu còn lại 
- HS thảo luận cùng bàn cách viết các số đo.
- HS trình bày ý kiến; Cả lớp nhận xét công nhận ý kiến đúng.
- HS thực hiện với các trường hợp còn lại sau đó chữa bài trên bảng .
- GV chốt lại các bước thực hiện: 
 B1 : Viết số đo dưới dạng hỗn số .
 B2 : Viết dưới dạng đơn vị đo độ dài 2 đơn vị đo .bài c) viết ra một đơn vị đo 3.Hoạt động vận dụng trải nghiệm (2-3 ‘)
- 2 HS nhắc lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- GV nhận xét tiết học. 
_________________________________
Tập đọc
 TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
1. Đọc phù hợp với nội dung bài: Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
2. Hiểu nội dung và ý nghĩa bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la - lai- ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi hoàn thành. 
3. Học thuộc lòng 2 khổ thơ. 
- Khuyến khích HS thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài. 
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Sự gắn bó, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV - HS: Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ( nếu có)
III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu ( 3-5') 
- 1-2 HS đọc 2 đoạn của truyên Những người bạn tốt và nêu ý nghĩa của bài
- GV nhận xét; Giới thiệu bài ( dùng tranh)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
a. Hướng dẫn luyện đọc ( 10-12')
- 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoan: 3 đoạn - 3 HS nối tiếp đọc theo đoạn ( 2-3 lượt ) 
+ Luyện đọc đúng: ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, bỡ ngỡ 
+ Luyện đọc câu: Ngày mai ... ....... công trình thuỷ điện đầu tiên
+ Gải nghĩa từ: cao nguyên, trăng chơi vơi, ba-la-lai-ca 
- HS luyện đọc nhóm đôi; GV giúp HS; 2-3 HS đọc to toàn bài
- GV đọc: Giọng chậm rãi ,ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả 
b. Tìm hiểu bài ( 10-12') 
 - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận cùng bàn để trả lời câu hỏi SGK
 - HS trả lời câu hỏi 1; HS khác nhận xét bổ sung
 - GV chốt: Đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động vì có tiếng đàn ba-la-lai-ca của cô giái Nga
- HS trả lời câu hỏi 2
- Gv chốt: Sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà 
- HS trả lời câu hỏi 3.
GV chốt :Nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ giúp ta thấy rừ sức mạnh của con người trong viêc chinh phục thiên nhiên.
- 1 HS đọc to toàn bài thơ - 3-4 HS nêu ý nghĩa của bài
- GV kết luận: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la - lai- ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi hoàn thành. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành (8-9') 
- HS đọc 3 đoạn và nêu giọng đọc của từng đoạn 
- Gv hướng dẫn HS đọc khổ thơ 3: Chú ý nhấn giọng ở từ ngữ; nối liền, nằm bỡ ngỡ đầu tiên.
- 2 HS đọc trước lớp; GV cùng HS nhận xét bổ sung
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS thi đọc; thuộc lòng 2 khổ thơ trước lớp.
- Khuyến khích HS học thuộc cả bài .
- GV cùng HS bình chọn bạn đọc tốt, hay
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: (2-3') 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét tiết học.
________________________________
Chính tả
Nghe viết:
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc giọng phù hợp với đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Nghe viết bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút , không mắc quá 5 lỗi.
- GD ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Thăm ghi tên một số bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu (2-3’) 
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động luyện tập thực hành 
a. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 15-17’)
- HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của phiếu.
- GV đặt câu hỏi để HS nêu nội dung về đoạn, bài thơ HS vừa đọc; HS trả lời.
- GV nhận xét.
b. Hướng dẫn nghe - viết chính tả (15-17’)
- GV đọc đoạn bài viết; HS cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man.
- HS đọc thầm lại bài.
- HS thảo luận chung nêu nội dung bài: Nỗi niềm trăn trở băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- GD ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.
- HS tìm viết những từ dễ viết sai vào vở nháp.
- GV hướng dẫn HS viết đúng chính tả: nỗi niềm, cầm trịch, canh cánh 
- HS gấp SGK nghe GV đọc và viết bài. 
- GV đọc lại một lượt toàn bài; HS soát lỗi chính tả.
- GV kiểm tra, nhận xét bài làm của HS sau đã chữa lỗi chính tả cho HS.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:( 2-3’) 
- GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2021
Tiết 42: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- GD HS yêu thích và ham mê môn học, áp dụng vào thực tế đời sống.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu (3-4’) 
Củng cố kĩ năng viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
- 2HS lên bảng chữa bài 2 và nêu cácviết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- HS đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét kết hợp giới thiệu bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
a. Ôn lại hệ thống đơn vị đo khối lượng ( 4-5’)
- HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
- HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- GV kết luận: Mỗi đơn vị đokhối lượng gấp 10 lần đơn vị liền sau nó. Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng một phần mười (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
- HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thông dung.
b. Tìm hiểu ví dụ ( 7-8’)
- HS thảo luận theo cặp điền các số đo vào chỗ chấm 
- HS nhận xét nêu được 5 tấn 132 kg = 5 tấn = 5,132tấn 
- HS thực hiện tương tự với ví dụ 2 sau đó nêu cách viết .
- GV kết luận về cách viết các số đo dưới dạng số thập phân: Viết số đo dưới dạng phân số thập phân hoặc hỗn số có phân số thập phân. Chuyển từ phân số thập phân sang số thập phân . 
3. Hoạt động luyện tập thực hành ( 18-20’)
- Yêu cầu HS làm BT1; 2(a); 3 HS nào làm xong có thể làm cả câu 2b vào vở . 
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 
- HS làm cá nhân.
- GV giúp HS làm chậm.
- 2 HS trình bày kết quả trên bảng lớp .
- HS cả lớp nhận xét chốt kết quả đúng sau đó đổi vở kiểm tra bài của nhau .
- GV củng cố cách viết các đơn vị đo không liền kề nhau 
 b1 : Viết các đơn vị đo dưới dạng hỗn số hoặc phân số thập phân .
 b2 : Viết các số đo dưới dạng số thập phân . 
Bài 2(a) : Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
- HS thực hiện cá nhân việc viết các số thập phân theo yêu cầu 
- GV theo dõi kết hợp kiểm tra nhận xét bài làm của HS.
- HS đọc kết quả theo nối tiếp; HS nhận xét chốt kết quả đúng.
- GV củng cố kĩ năng viết các đơn vị đo liền kề nhau hoặc không liền kề nhau với đơn vị đo là.
Bài 3 : Giải toán 
- HS đọc đề; nêu cách làm; làm vảo vở.
- 1 HS làm bảng nhóm
- GV theo dõi kết hợp kiểm tra nhận xét bài làm của HS.
- Chữa bài bảng nhóm; HS nhận xét ; GV chốt kết quả đúng.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (2-3 ‘)
- 2 HS nhắc lại cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- GV nhận xét tiết học. 
Tập đọc
BÀI 15. KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 	
- Đọc trôi chảy toàn bài.
- Biết đọc bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng. 
- Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. 
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học ... V tổng hợp và gủi cho Đội. 
_________________________________________
Thứ bảy, ngày 16 tháng 10 năm 2021
Toán 
TIẾT 50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân).
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- GD HS yêu thích và ham mê môn học, áp dụng vào thực tế đời sống.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: BT2 trên bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu (3-4’) 
Củng cố kĩ năng cộng số thập phân.
- GV cho HS làm bài 3 SGK; HS đổi vở kiểm tra bài của nhau. 
- Cho HS nêu các bước cộng 2 số thập phân; HS khác nhận xét.
- GV chốt; kết hợp giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (13-15’) 
- 2 em lên bảng tự thực hiện việc đặt tính và tính kết quả.
- HS trình bày cách thực hiện. 
- HS trình bày cách thực hiện sau đã rút ra qui tắc.
- GV chốt lại các bước thực hiện:
 B1: Viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau).
 B2: Cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- VD2 : GV yêu cầu HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài (như SGK).
- GV nhận xét chốt lại bài giải với nhiều số thập phân .
3. Hoạt động luyện tập thực hành (18-19’) 
- HS làm các bài tập1(a,b); 2;3(a,c) rồi chữa bài.
Bài 1( a,b): Tính
- HS đặt tính, giáo viên kiểm tra.
- HS tự làm bài.
- 2 HS chữa bài trên bảng kết hợp nêu các bước cộng nhiều số thập phân.
- GV kiểm tra, nhận xét bài làm của HS .
- HS nhận xét chốt kết quả đúng .
- GV chốt lại các bước thực hiện :Đặt tính - Tính - đặt dấu phẩy 
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS cùng bàn trao đổi nhau tự làm bài.
- 1 bàn HS thực hiện trên bảng phụ sau đã trình bày trước lớp.
- HS nhận xét rút ra kết luận về tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân 
- HS khi viết vào chỗ chấm của cột (a + b) + c và a + (b +c ) .
- GV HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- GV chốt lại: Phép cộng số thập phân cũng có tính chất kết hợp như số tự nhiên.Công thức tổng quát của tính chất kết hợp là : (a+b)+ c = a+ ( b + c).
Bài 3( a,c): Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính.
- HS trao đổi với nhau thực hiện trường hợp mẫu sau đã trình bày trước lớp.
- HS nhận xét rút ra cách thực hiện của bài mẫu .
- HS tự làm các trường hợp còn lại rồi chữa bài. 
- GV chốt lại và hướng dẫn HS có thể tính nhẩm các tổng trong bài tập.
- HS làm xong có thể làm cả BT 3.
- GV chữa theo nhóm.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (1-2’)
- 2 HS nhắc lại qui tắc cộng nhiều số thập phân.
- GV nhận xét tiết học 
______________________________
Toán :
TIẾT 51: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. 
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Hoạt động mở đầu (3-4’) 
Củng cố kĩ năng cộng nhiều số thập phân.
- HS làm bài 3 SGK - HS đổi vở kiểm tra bài của nhau. 
- GV nhận xét - kết hợp giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động luyện tập thực hành ( 30-32’) 
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập 1, 2( a,b) ; 3 ( cột 1); HSHTT làm các BT còn lại rồi chữa bài.
Bài 1: Đặt tính và tính
- Cá nhân HS đặt tính, giáo viên kiểm tra.
- HS tự làm bài 2 HS chữa bài trên bảng kết hợp nêu các bước cộng nhiều số thập phân.
- GV theo dõi giúp HS; GV kiểm tra và nhận xét bài làm của HS .
- HS nhận xét chốt kết quả đúng.
- GV chốt lại các bước thực hiện.
Bài 2 ( a,b):Tính bằng cách thuận tiện nhất ..
- HS trao đổi với nhau thực hiện một trường hợp sau đó trình bày trước lớp.
- HS nhận xét rút ra cách thực hiện của dạng toán.
- HS làm; 1HS làm bảng nhóm và chữa bài trên bảng.
- Lớp nhận xét công nhận kết qủa đúng.
- HS nêu rõ đã sử dụng tính chất nào của phép cộng để tính nhanh. 
- GV chốt lại các bước thực hiện:
Bài 3: Điền dấu , = 
- Cá nhân HS tự làm bài; GV kiểm tra và nhận xét bài làm của HS 
- 3 HS chữa bài kết hợp nêu cách trình bày .
- Lớp nhận xét bổ sung 
- GV chốt lại các bước thực hiện :
Bài 4: Giải toán( KK HS hoàn thành tốt )
- HS nêu tóm tắt (bằng lời) bài toán.
- HS làm cá nhân; GV theo dõi giúp HS.
- GV chữa bài trong nhóm HS làm xong.
- GV củng cố cho HS kĩ năng giải toán có liên quan đến tổng nhiều số thập phân 
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: (2-3’)
- 2 HS nhắc lại qui tắc cộng nhiều số thập phân, tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng. 
- GV nhận xét tiết học. 
___________________________________
Luyện từ và câu
BÀI 18: ĐẠI TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đại từ là dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu để khỏi lặp ( ND ghi nhớ ).
- Nhận biết được một số đại từ trong thực tế; bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng nhóm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu ( 3-5 phút ) 
Củng cố đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên.
- 2 HS lần lượt đọc lại đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em đang sinh sống.
- GV nhận xét, kết hợp giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 13-15 phút) 
Hướng dẫn HS phần nhận xét 
- 2,3 HS đọc bài tập 1,2 SGK.
- HS thảo luận cùng bàn để hiểu mục đích dùng các từ in đậm trong các câu văn đã cho.
- GV quan sát, theo dõi, gợi ý các nhóm thảo luận.
- Gv chốt kết quả đúng: Các từ in đậm ( tớ, cậu, nó ) được dùng để xưng hô. Từ “nó” còn được dùng làm từ thay thế cho từ “chích bông” trong câu cho khỏi lặp lại từ ấy .
Từ “vậy ”, từ “thì” cũng được dùng để thay thế cho các từ khác với mục đích là tránh sự lặp lại .
- Gv Gợi ý, hướng dẫn để HS rút ra ghi nhớ.
- 4-5 HS rút ra ghi nhớ.
3. Hoạt động luyện tập thực hành ( 17-18 phút ) 
Bài 1: Từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ ai? Những từ viết hoa nhằm biểu lộ điềù gỡ?
- HS thảo luận nhóm hai bàn.
- HS trình bày kết quả - HS cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt: Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ. Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
Bài 2 : Tìm đại từ được dùng trong bài ca dao sau :
- Cá nhân HS đọc thầm bài ca dao và tìm đại từ có trong bài.
- 2,3 HS làm vào bảng nhóm; Gắn lên bảng và trình bày bài làm.
- HS nhận xét, chữa bài; HS đổi vở kiểm tra kết quả của bạn.
- GV chốt kết quả đúng và củng cố: Bài ca dao là lời đối đáp giữa các nhân vật “ông” với “cò”các đại từ được sử dụng trong bài là : mày, ông, tôi , nó.
Bài 3: Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần
- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV kiểm tra nhận xét bài làm của HS.
- HS làm vào bảng nhóm lên trình bày kết quả - HS cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV củng cố cách làm:
Bước 1: Phát hiện danh từ lập lại nhiều lần trong câu chuyện (chuột)
Bước 2: Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho từ chuột (nó, chú ta)
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (1-2 phút ) :
- HS nhắc lại ghi nhớ về đại từ 
- GV nhận xét tiết h
__________________________
Tập làm văn
TIẾT 18: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản.
- Giúp HS hiểu sự ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với con người.
- Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác (HĐ2) .
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh biết vận dụng lý lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận một cách rõ ràng, có sức thuyết phục .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy chiếu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút ) 
Củng cố kĩ năng thuyết trình tranh luận 
- 1- 2 HS nhắc lại điều kiện cần thiết để tiến hành cuộc thuyết trình tranh luận.
-1 HS làm lại bài 3tiết trước.
- GV nhận xét, kết hợp giới thiệu bài 
2. Hoạt động luyện tập thực hành ( 26-27 phút ) 
Bài 1: Dựa vào ý kiến của các nhân vật dưới đây ....mở rộng lí lẽ dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận (máy chiếu).
- HS đọc đề bài nêu yêu cầu của bài tập.
-1-2 HS đọc mẫu chuyện - HS cả lớp theo dõi 
- HS thảo luận nhóm hai bàn.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu - GV theo dõi giúp đỡ các nhóm thảo luận. 
- Liên hệ sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường đối với cuộc sống con người.
- Các nhóm cử đại diện lần lượt lên bảng nhận vai thuyết trình tranh luận về những yếu tố cần thiết cho cây xanh.
- GV cùng HS nhận xét, tổng hợp lý lẽ, dẫn chứng và mở rộng được - Bình chọn người tranh luận tốt.
- GV chốt lại: Để ý kiến mình đưa ra có sức thuyết phục cần có hiểu biết nhiều, có thái độ tôn trọng.
Bài 2: Trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của trăng và đèn trong bài ca dao sau (máy chiếu).
- HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS làm bài tìm hiểu ý kiến, lí lẽ dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao.
- HS phát biểu nêu ý kiến thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn.
- HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét, khen ngợi những HS có bài thuyết trình tốt, diễn đạt hấp dẫn và chốt lại sự cần thiết của trăng và đèn trong cuộc sống.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm ( 2-3 phút ) 
- HS nêu lại chủ đề bài tập. 
- GV nhận xét tiết học. 
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_tuan_6.doc