- Củng cố về phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Củng cố quy tắc chia thông qua bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng thực hiện chia số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Trách nhiệm
b) Năng lực:
- Thông qua hoạt động trình bày cách giải các bài toán học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Qua thực hành luyện tập phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
(Từ ngày 13/ 12/ 2021 đến ngày 17/ 12/ 2021) Thứ ngày Tiết Môn Bài dạy Tiết PPCT Đồ dùng dạy học Điều chỉnh- giảm tải Nội dung tích hợp 2 13/12 Sáng 1 Toán Luyện tập (tr. 70) 70 2 TĐ Trồng rừng ngập mặn 26 3 KH Bài 33-34:Ôn tập và kiểm tra học kì 1 33 34 4 TD 5 KH Bài 35. Sự chuyển thể của chất 35 6 ĐĐ Bài 14. Tôn trọng phụ nữ ( tiết 1+2 ) 15 Tranh 2 13/12 Chiều Toán Chia một số thập phân cho một số thập phân (tr. 71) Luyện tập trang 72(BT 2,4) 71 72 LTVC Luyện tập về quan hệ từ trang 131 26 Tranh SGK 3 14/12 Sáng 1 Toán Tỉ số phần trăm. 74 Bảng nhóm 2 LTVC Ôn tập về từ loại trang 137 26 3 LTVC Ôn tập về từ loại trang 143 25 4 LS Bài 14. Thu – đông 1947, Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp" 14 Bảng nhóm 5 AN 6 ĐL Bài 15: Thương mại và du lịch 15 SDNLTKHQ 3 14/12 Chiều LS Bài 15. Chiến thắng Biên giới thu – đông1950 15 ĐL Ôn tập: Việt Nam- đất nước chúng ta 16 KNS 4 15/12 Sáng 1 T Giải toán về tỉ số phần trăm tr75 75 Bảng phụ 2 TA 3 TA 4 TĐ Chuỗi ngọc lam 27 5 TLV Luyện tập làm biên bản cuộc họp 28 KT Cắt, khâu, thêu (T1,2,3). 13 4 15/12 Chiều TLV Luyện tập tả người trang 150 29 LTVC MRVT: Hạnh phúc trang 146 29 5 16/12 Sáng 1 T Luyện tập trang 76 76 2 Tin 3 Tin 4 LTVC Tổng kết vốn từ trang 151 30 Bảng nhóm KNS 5 MT TĐ Hạt gạo làng ta 28 KNS 5 16/12 Chiều 1 TA 5 TA 6 17/12 Sáng 1 T Giải toán về tỉ số phần trăm (tt) trang 76 77 Bảng nhóm 2 TA 3 TA 4 TD 5 TLV Luyện tập tả người trang 152 30 6 SHL 6 17/12 Chiều 1 Toán Luyện tập trang 77 78 2 TĐ Buôn Chư Lênh đón cô giáo. 29 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021 Môn : Toán Tiết : 69 LUYỆN TẬP A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Củng cố về phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. - Củng cố quy tắc chia thông qua bài toán có lời văn. - Rèn kĩ năng thực hiện chia số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS: a) Phẩm chất: Trách nhiệm b) Năng lực: - Thông qua hoạt động trình bày cách giải các bài toán học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học. - Qua thực hành luyện tập phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Bảng phụ ghi các bài tập; phiếu học tập. - HS : Vở, bảng con. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động Mở đầu : Hát - Gọi HS nhắc lại muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào ? - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập : * Đặt tính rồi tính : 9 : 4,5 702 : 7,2 - Giới thiệu bài : GV ghi đề 30’ 2. Hoạt động Thực hành- Luyện tập: *Mục tiêu: -Củng có, vận dụng cách chuyển hỗn số thành phân số và kỹ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số) để giải bài tập *Cách tiến hành: * Bài 1 : -Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Cho HS làm bài trên phiếu bài tập -Nhận xét, chữa bài. * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS nêu lại cách tìm thừa số chưa biết. - Gọi 2 HS lên làm - Nhận xét, chữa bài. * Bài 3: Giải bài toán có lời văn - Cho HS làm bài theo nhóm - Gọi HS trình bày bài - Nhận xét, chữa bài. * Bài 4 : Định hướng HS giải bài toán có lời văn. Lưu ý HS diện tích HV chính là diện tích HCN. Có diện tích, chiều rộng, tìm chiều dài HCN. - Gọi HS lên bảng làm - Nhận xét - HS đọc a) 5 : 0,5 = 10 và 5 x 2 = 10 Do đó: 5 : 0,5 = 5 x 2 b) 3 : 0,2 = 15 và 3 x 5 = 15. Do đó : 3 : 0,2 = 3 x 5 - HS đọc - HS nêu cách tìm thừa số chưa biết. a) X x 8,6 = 387 ; X = 387 : 8,6 X = 45 b) 9,5 x X = 399 X = 399 : 9.5 X = 42 - 1HS đọc - HS làm bài theo nhóm - Số lít dầu cả hai thùng : 21 + 15 = 36 ( lit ) Số chai dầu : 36 : 0,75 = 48 ( chai) Đáp số: 48 chai. - HS đọc - HS làm bài Giải: Diện tích hình vuông cũng chính là diện tích thửa ruộng hình chữ nhật 25 × 25 = 625 (m 2) Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật: :12,5 = 50 (m ) Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật ( 50 +12,5 ) × 2 = 125 ( m) Đáp số : 125 m. 5’ 3. Hoạt động Vận dụng ( 2' ) - GV yêu cầu HS nêu nội dung luyện tập - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị tiết sau. Điều chỉnh sau bài dạy(nếu có):............................................................................................. .................................................................................................................................................... ----------------------------------------o0o----------------------------------------- Môn : Tập đọc Tiết : 26 TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi .... - Biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. - Hiểu nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. - Đọc đúng: ngập mặn, xói lở, bị vỡ, bão, tuyên truyền, hải sản, đê điều,... đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn. đọc lưu loát toàn bài với giọng thông báo. - Thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài. Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS: a) Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. * Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng. b) Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Tranh minh hoạ, Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - HS : Đọc trước bài ở nhà . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động Mở đầu : Hát Người gác rừng tí hon - HS1 đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 - HS2 đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 - HS3 đọc đoạn 3 và nêu nội dung bài - Nhận xét. - Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm về tác dụng của rừng ngập mặn và trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ, khôi phục rừng ngập mặn. GV ghi đề 30’ 2.Hoạt động Hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi .... - Biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. - Hiểu nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. - Đọc đúng và trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn. đọc lưu loát toàn bài với giọng thông báo. - Thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài. * Cách tiến hành: a)Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài. - GV chia bài văn làm 3 đoạn. GV nhắc cách đọc phù hợp vơí văn bản. Nhấn giọng những từ ngữ: ngập mặn, hậu quả, tuyên truyền, nhanh chóng,... - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp. - Luyện đọc những, từ ngữ khó đọc: ngập mặn xói lở, vững chắc,.. - Gọi 1 HS đọc chú giải + giải nghĩa từ. - GV giải nghĩa thêm từ phục hồi. - Đọc cặp đôi - GV đọc mẫu. b)Tìm hiểu bài: Gọi 1 HS đọc đoạn 1. H: Nêu nguyên nhân và hậu của việc phá rừng ngập mặn? Gọi một HS đọc đoạn 2. H: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ? H- Em hãy nêu tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? Đoạn 3:- Gọi 1 HS đọc đoạn 3. H: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? * Tích hợp về giáo dục BVMT (trực tiếp: Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển. - Em cho biết nội dung chính bài? c) Luyện đọc mở rộng: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc toàn bài để cả lớp tìm ra cách đọc hay. - GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn văn gọi HS nêu cách đọc và đọc . GV hướng dẫn và đọc mẫu. Đọc đúng đoạn văn: Trước đây/ các tỉnh ven biển nước ta /........, đê điều bị xói lở,/ bị vỡ khi có gió,/ bão, sóng lớn.// - Gọi 1 HS đọc bài. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Tổ chức cho HS thi đọc. GV nhận xét và tuyên dương. - 1 HS đọc thành tiếng- Lớp đọc thầm - HS dùng bút chì đánh dấu vào các đoạn. - 3HS đọc đoạn nối tiếp (1lượt ) - HS đọc từ theo hướng dẫn của GV. - 3HS đọc đoạn nối tiếp (lượt 2) - HS luyện đọc cặp đôi - HS lắng nghe. - 1 HS đọc – lớp đọc thầm lướt bài. - Nguyên nhân: Do chiến tranh các quá trính khai đê lấn biển , làm đầm nuôi tôm ... làm mất đi một phần rừng ngập mặn. - Hậu quả : Lá chắn bảo vệ đê biển không còn nên đê diều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có bão, sóng lớn. - 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm . -Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với viêc bảo vệ đê điều. - Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh Sóc Trăng,... - 1 HS đọc ; cả lớp đọc thầm lướt. - Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển ; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều,... Nội dung chính: Nguyên nhân khiến khu rừng mặn bị tàn phá. Thành tích khôi phục rừng ngập nặm và tác dụng của rững ngập mặn sau khi đã khôi phục. - HS đọc nối tiếp 1 lượt. -1 HS đọc, lớp theo dõi và đọc thầm. - HS đọc trong nhóm. - Các cá nhân thi đọc ( Đại diện nhóm) . Lớp nhận xét. 5’ 3. Hoạt động Vận dụng - Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV giáo dục HS: Tích hợp TNMTBHĐ( Liên hệ) - Nhận xét tiết học - Về nhà chuẩn bị bài mới. Điều chỉnh sau bài dạy(nếu có):............................................................................................. .................................................................................................................................................... ----------------------------------------o0o----------------------------------------- Môn : Khoa học Tiết : 33+34 ÔN TẬP HỌC KÌ I A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : - Đặc điểm giới tính . - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh các nhân . - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học . - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Giáo dục HS có ý thức bả ... ể giúp đỡ nhau trong học tập - Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ. * YC HS phát biểu ý kiến: - Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp. ----------------------------------------o0o----------------------------------------- BUỔI CHIỀU Môn : Toán Tiết : 78 LUYỆN TẬP A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Củng cố kĩ năng tính giá trị % của số đã cho. - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan về tỉ số phần trăm . Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS: a) Phẩm chất: Trách nhiệm b) Năng lực: - Thông qua hoạt động trình bày cách giải các bài toán học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học. - Qua thực hành luyện tập phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : SGK, giấy khổ to . - HS : Vở , bút dạ . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động Mở đầu : Hát - Gọi 1 HS làm bài 2 (Giải toán về tỉ số phần trăm ( tt ) ) - Nhận xét. - Giới thiệu bài : GV ghi đề 30’ 2.Hoạt động Luyện tập - Thực hành : *Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng giá trị % của số đã cho. - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan về tỉ số phần trăm . *Cách tiến hành: b/ Luyện tập : * Bài 1 : - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập . - Gọi HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở . - Nhận xét sửa chữa . * Bài 2 : - Gọi HS đọc đề . - Muốn biết người đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp ta làm thế nào ? - Cho HS làm vào phiếu bài tập - Nhận xét, sửa chữa . * Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề . - Muốn tính diện tích phần đất làm nhà ta phải biết gì ? - Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật ? - Cho HS làm bài theo cặp - Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở . - GV thu 1 số vở chấm . - Nhận xét, sửa chữa . * Bài 4 : - Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS nêu cách tính - GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm: Vì 1200 : 100 = 12, nên ta có thể lấy 12 nhân với số đó ( chỉ có ) phần trăm là có kết quả. - Yêu cầu HS nêu miệng bài a) - Yêu cầu HS làm bài , trình bày bài làm trước lớp . - Cho HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt . - Tìm tỉ số % của 1 số . a) 320 x 15 : 100 = 48 (kg) b) 235 x 24 : 100 = 56,4 (m2 ). - HS đọc đề . - Muốn biết người đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp ta tính 35% của 120 kg - HS làm bài Số gạo nếp bán được là: 120 x 35 : 100 = 42 ( kg ) ĐS : 42 kg . - HS đọc đề . - Ta phải biết diện tích mảnh đất hình chữ nhật . - Lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng . - Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là : 18 x 15 = 270 (m2 ) Diện tích để làm nhà là : 270 x 20 : 100 = (54 m2 ) Đáp số : 54 m2 . - HS đọc - HS làm bài a) 5% của1200 là : 12 x 5 = 60 Kết quả: b)120 cây ; c) 240 cây ; d) 300 cây 5’ 3. Hoạt động Vận dụng : + Muốn tìm giá trị % của số đã cho ta làm thế nào ? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................. ----------------------------------------o0o----------------------------------------- Môn : Tập đọc Tiết 29: A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. - Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn. Đọc đúng, phát âm chính xác các tên người dân tộc: Y Hoa, già Rók (Rốc). Biết đọc bài văn với giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem chữ của cô giáo. Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS: a) Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. Giáo dục HS biết quý trọng thầy cô giáo và quan tâm đến HS vùng Tây Nguyên; công lao của Bác với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác. b) Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. - HS : SGK, xem trước bài ở nhà. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 5’ 1. Hoạt động Mở đầu : Hát - HS1 đọc thuộc lòng cả bài “ Hạt gạo làng ta” và trả lời câu 1 - HS2 đọc thuộc lòng cả bài “ Hạt gạo làng ta” và nêu nội dung bài - Nhận xét. - Giới thiệu bài : GV ghi đề 30’ 2.Hoạt động Hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. - Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn. Đọc đúng, phát âm chính xác các tên người dân tộc: Y Hoa, già Rók (Rốc). Biết đọc bài văn với giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem chữ của cô giáo. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 trả lời được câu hỏi theo yêu cầu) - Đọc diễn cảm bài văn(Giúp đỡ HS đọc diễn cảm chưa tốt) * Cách tiến hành: Luyeän ñoïc: Bài đọc giọng kể trang nghiêm. Cô mời cả lớp nghe bạn Ngân đọc bài. -Yêu cầu 1 HS đọc bài. GV nhận xét. - Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? a) Lượt 1: * Bước 1: Giao việc: * Bước 2: Nhóm trưởng điều hành nhóm. - GV kiểm tra nắm bắt kết quả các nhóm và giúp đỡ, nhắc nhở các nhóm. - GV ghi vào sổ ghi chép. * Bước 3:. - Ở phần từ khó cô mời nhóm 2? - Khi đọc và viết từ này em cần lưu ý ở đâu? - Các em còn phát hiện thêm từ nào nữa nào? Em đọc lại cho cô cả hai từ này? - Cô muốn các em lưu ý cách ngắt nghỉ hơi ở câu văn sau. Cô mời nhóm 1. - Buôn Chư Lênh/đón tiếp cô giáo đến mở trường/bằng nghi thức trang trọng nhất//. - Ở câu này cần ngắt nghỉ hơi ở đâu? Cô mời em đọc. - Nhận xét phần đọc của bạn. * Bạn đọc đúng cách nghỉ hơi trong câu. Vậy ngoài những từ chú giải sách giáo khoa các em còn muốn hiểu thêm nghĩa của từ nào? - Bạn nào giúp lớp hiểu nghĩa từ “buôn”?’ - Giải nghĩa từ : buôn Tranh: Cô giới thiệu với các em. Buôn chính là làng ở Tây Nguyên. Và mỗi làng sẽ có một nhà sàn – nơi đây chính là nơi hôi họp và đón khách của người dân nơi đây. Đây cũng là buôn làng tổ chức các nghi thức như: Uống rượu cần. Còn đây là nghi thức đón nguyên thủ quốc gia của nước ta. * Lượt 2: Luyện đọc theo nhóm đôi. Nhận xét đọc nhóm. Kiểm tra 1 nhóm đọc. * Lượt 3: GV đọc mẫu toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài Tìm hiểu bài: ØĐoạn 1+2 : + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ? + Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào ? ØĐoạn 3- 4 : + Người dân Chư Lênh rất yêu quý và háo hức chờ đợi cái chữ vậy những chi tiết nào cho thấy điều đó? * Họ đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắt khi xem Y Hoa viết. Mọi người cùng hò reo khi Y Hoa viết xong chữ. Và thông điệp thứ 2 mà bài tập đọc gửi đến chúng ta đó là tình cảm của người dân Tây Nguyên với cái chữ. Người dân Tây Nguyên rất yêu cô giáo cái chữ. Cô giáo Y Hoa cũng vậy. Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn rang khi viết cho mọi người xem cái chữ. Vậy + Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Họ rất quý người, yêu cái chữ. Người Tây Nguyên hiểu rằng chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người vì vậy. Họ muốn trẻ em biết chữ. Thông điệp thứ 3 mà bài đọc gửi đến đó là Người Tây Nguyên. - Qua tìm hiểu, bài tập đọc muốn gửi đến chúng ta điều gì? - GV chốt, cho HS nêu nội dung của bài. Luyện đọc diễn cảm: *Đoạn 1+ 2: + Ở đoạn này cần đọc với giọng đọc ra sao? Ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng ở những từ ngữ nào? *Đoạn 3: + Thế còn đoạn 3? *Đoạn 4: - Bài văn có 4 đoạn rất hay, theo các em đoạn nào là hay nhất, các em tự chọn luyện đọc. TG 2’ - Thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc bài, cả lớp lắng nghe. - Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - HS tập trung hướng về bảng lớp. - HS lắng nghe. - Quay về nhóm làm việc. - Đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 đoạn. Dự kiến: - Từ khó: Buôn Chư Lênh, Y Hoa, già Rok - Câu văn dài: Buôn Chư Lênh/đón tiếp cô giáo đến mở trường/bằng nghi thức trang trọng nhất//. - Từ cần hiểu nghĩa: nghi thức, cột nóc. - HS tập trung hướng về bảng lớp. - HS đọc - HS lắng nghe. - HS đọc thầm + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học. + Họ đến chậc ních ngôi nhà sàn, ăn mặc như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung.Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Trao cho cô một con dao để cô chém một nhát vào cây cột- thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn, chém dao vào cột. Và tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo là thông điệp thứ nhất mà bài tập đọc muốn gửi tới chúng ta. - HS đọc thầm + Họ đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. + Mọi người im phăng phắt. Mọi người hò reo khi Y Hoa viết xong chữ. + Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Họ rất quý người, yêu cái chữ. Người Tây Nguyên hiểu rằng chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người vì vậy. Họ muốn trẻ em biết chữ. Tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. - 1 HS đọc. - HS nêu: Giọng kể trang trọng. Nhấn giọng ở từ: . - HS nêu: Giọng vui tươi, háo hức. - HS nêu: Giọng đọc vui tươi, phấn khởi. Nhấn giọng ở từ: . - HS đọc cá nhân. - 4 lượt( nếu đủ thời gian) 5’ 3. Hoạt động Vận dụng: - Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? + Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu * Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM (liên hệ) - GV giáo dục HS - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc - Về nhà đọc trước bài: Về ngôi nhà đang xây. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tài liệu đính kèm: