Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Như Quỳnh - Tuần 5

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Như Quỳnh - Tuần 5

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước ngoài với công nhân Việt Nam (HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

 

docx 32 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Như Quỳnh - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5:
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2022
Buổi sáng CHÀO CỜ
______________________________________
TẬP ĐỌC
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước ngoài với công nhân Việt Nam (HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* HS có năng lực tốt: Trả lời câu 4, 5.
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trên Bài giảng Powerpoint
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- Yêu cầu TBHT điều hành cả lớp chới trò chơi “Bắn tên”
- GV nhận xét, tuyên dương
- Quan sát tranh nêu những suy nghĩ của mình về nội dung bức tranh bài tập đọc 
- GV giới thiệu chủ điểm và chiếu tên bài.
- TBHT điều hành lớp chơi trò chơi “Bắn tên”
+ Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? 
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô?
- Quan sát tranh nêu những suy nghĩ của mình về nội dung bức tranh => HS chia sẻ trước lớp.
- Học sinh nhắc lại tên bài. Cá nhân viết tên bài vào vở và mở SGK.
2 Hình thành kiến thức mới
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc
- Yêu cầu HS chia đoạn:
- GV nhận xét, chốt đoạn
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm 4
- 1 HS đọc tốt đọc toàn bài.
- Chia 4 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn vòng 1 trong nhóm 4 phát hiện và luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp vòng 2 trong nhóm 4 phát hiện và luyện đọc câu văn dài.
- TBHT cho các bạn chia sẻ.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc:
* Từ khó: loãng rải,quay ra,lần lượt,buồng lái,A-lếch –xây,nắm lấy,
* Câu khó: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
- Đại diện các nhóm chia sẻ.
- HS đọc lại trước lớp 
- Nhận xét, chỉnh sửa (nếu đọc sai)
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm lần 2. 
- Gọi HS đọc phần chú giải 
 - GV kết hợp giải nghĩa một số từ học sinh có thể bị khó hiểu
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc với giọng nhẹ nhàng, đắm thắm. Đoạn đối thoại thân mật, hồ hởi.
- HS đọc trong nhóm lần 2; Đọc cặp đôi phần chú giải
- 1 HS đọc phần chú giải trước lớp.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Lắng nghe
b) Tìm hiểu bài:
* Giao nhiệm vụ: Em đọc và trả lời câu hỏi cuối bài trong nhóm 4
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
- Gọi 1 em điều khiển lớp học TLCH: 
Câu 1: Anh Thuỷ gặp anh A-lêch-xây ở đâu? 
Câu 2: Dáng vẻ của A-lêch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
Câu 3 : Dáng vẻ của A-lêch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ gì?
Câu 4 : Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao? (CHPTNL)
Câu 5 : Bài tập đọc nêu nên điều gì? (CHPTNL)
=> GV quan sát và kết luận
- HS nhận nhiêm vụ và thực hiện: đọc và trả lời câu hỏi cuối bài trong nhóm 4
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:
- Ở công trường xây dựng 
- Vóc dáng cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân khuôn mặt to chất phát.
- Cuộc gặp gỡ giữa 2 người đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, nhìn nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
- Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm.
- Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài đọc
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
- HS nêu nội dung bài đọc theo hướng dẫn.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài đọc
* Nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước ngoài với công nhân Việt Nam
3. Thực hành kĩ năng
* Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc hay ở từng đoạn trước lớp.
+ Tổ chức nhận xét.
- HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc hay ở từng đoạn trước lớp.
- HS nhận xét
- Đọc diễn cảm đoạn 4
+ Gọi 1HS đọc.
+ Yêu cầu HS thảo luận tìm cách đọc.
+ Tổ chức chia sẻ, nhận xét
=> GV chốt cách đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm
- Tổ chức nhận xét.
- HS nhận nhiệm vụ
+ 1 HS đọc.
+ HS thảo luận tìm cách đọc.
+ HS chia sẻ, nhận xét.
- HS luyện đọc 
- HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét, tìm ra bạn đọc tốt nhất
4. Vận dụng
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Sưu tầm những tư liệu nói về tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
TOÁN
TIẾT 21: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 . 
* BT cần làm: 1,2(a,c),3 . 
* BT phát triển năng lực: bài 2b, bài 4.
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài – chiếu tên bài
- Hát
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở
2. Thực hành kĩ năng
 * GV giao nhiệm vụ: Làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập 1,2 (a,c),3 trong SGK
- GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
* Bài tập phát triển NL: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì y/c làm thêm bài 2b, bài 4
* Chia sẻ trước lớp:
- HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả với GV.
Bài 1: 
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
* Củng cố cho HS nắm chắc quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- HS báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét.
- 2HS nêu, lớp nhận xét
Bài 2(a, c)
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nhận nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
* Củng cố cho HS biết chuyển đổi các số đo độ dài
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ
135m = 1350dm
342dm = 3420cm
15cm = 150mm
1mm= cm
1cm = m
1m = km
Bài 3:
- Tổ chức cho HS chia sẻ
- Yêu cầu HS nêu cách đổi.
- Chữa bài, nhận xét bài làm.
* Củng cố cho HS bết cách đổi các số đo có 2 tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại.
- HS chia sẻ
 + Đáp án: 
 4km 37m = 4037m; 354 dm = 34m 4dm
 8m 12cm = 812cm; 3040m = 3km 40m
* Bài tập phát triển NL: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì y/c làm thêm bài tập 2b, bài 4
- GV xuống kiểm tra kết quả, hỏi cách làm
(Nếu còn thời gian cho HS chia sẻ trước lớp)
3. Vận dụng
- Về nhà đo chiều dài, chiều rộng mặt chiếc bàn học của em và tính diện tích mặt bàn đó.
- HS nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
 LỊCH SỬ
NƯỚC TA ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ CÔNG CUỘC TÌM ĐƯỜNG  (T2)
Hoạt động cơ bản 4; 5; 6
(Dạy theo tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí lớp 5 tập 1)
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Buổi chiều: ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
* Học sinh có năng lực tốt: Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS hát
- Cho HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét - Giới thiệu bài
- HS hát
- 2 HS nêu ghi nhớ đã học tiết trước.
- HS nghe - HS ghi vở
2. Thực hành kĩ năng
HĐ1: Làm việc theo nhóm (BT 3) 
- GV giao nhiệm vụ : Thảo luận về những tấm gương đã sưu tầm được.
- Hướng dẫn HS trao đổi:
+ Khi gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống, các bạn đó đã làm gì?
+ Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập?
+ Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?
+ Trong lớp mình có những bạn nào có khó khăn? Em có thể làm gì để giúp đỡ bạn?
HĐ2: Tự liên hệ (BT4)
- Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
- GV kết luận.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
+ Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên.
+ Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt.
+ Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục.
- HS trao đổi cả lớp.
* Học sinh có năng lực khá, tốt: Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn. HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu trong SGK.
- Từng HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 2- 3 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
- HS nghe
3. Vận dụng
- Em có những thuận lợi và khó khăn gì trong cuộc sống và em đã làm thế nào để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
+ Nêu kế hoạch để thực hiện mục tiêu trong một ngày/một tuần/một tháng/một năm của bản thân mà em đã lập ở tiết trước.
- HS chia sẻ
- HS chia sẻ
IV. ĐIỀU CHỈNH:
................................ ... 2
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (Vế ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,)
- Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực phát hiện lỗi sai và sửa lại lỗi,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV kiểm tra bảng thống kê : Bài tập 2 (trang 9)
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- Giới thiệu bài – Chiếu tên bài
- HS chuẩn bị
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Thực hành kĩ năng
- GV nêu ra những bài văn đạt mức tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành, sau đó nhận xét chung bài làm của HS.
*Ưu điểm:- Nhìn chung học sinh hiểu đề viết được bài văn tả cơn mưa theo đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục, mở bài, thân bài, kết luận.
- Diễn đạt khá trôi chảy, viết câu đúng ngữ pháp, xếp ý hợp lôgíc.
- Bài viết có sáng tạo biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật so sánh, dùng từ gợi tả âm thanh, hình ảnh để miêu tả.
- Một số bài chữ viết khá rõ ràng, đẹp, trình bày khá khoa học.
*Nhược điểm:
- Một số bài viết dùng từ còn chưa chính xác
- Trình bày chưa khoa học
- Một vài em còn mắc nhiều lỗi chính tả
- Chữ viết xấu, cẩu thả.
- GV viết bảng phụ lỗi phổ biến:
+ Lỗi dùng từ.
+ Lỗi chính tả
Sai phụ âm
chỗ chú
đi chốn.
- Yêu cầu HS tự sửa lỗi trong bài.
- Yêu cầu học sinh viết lại một đoạn văn chưa hay ở trong bài.
- GV nhận xét – đọc 1 số bài văn hay
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận nhóm 4, sửa lỗi sai:
 chỗ trú
 đi trốn
- Học sinh tự sửa lỗi trong vở bài tập.
- Học sinh viết
- Học sinh trình bày (3-4 em)
- Lắng nghe
3. Vận dụng
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- Vẽ một bức tranh mô tả bài văn của em.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
TOÁN
 MI- LI- MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2. Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích. HS cả lớp làm được bài 1, bài 2a (cột 1).
- Yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài. 
* Điều chỉnh: Không làm BT3
* Góp phần phát triển năng lực: NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: bảng phụ, hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1mm (SGK)
 - HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- HS hát 1 bài
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng
- HS hát 
- HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới:
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2
+ Hình thành biểu tượng về mm2
- Nêu tên các đơn vị diện tích đã học?
- Trong thực tế hay trong khoa học nhiều khi chúng ta cần đo diện tích rất bé mà dùng các đơn vị đo diện tích đã học chưa thuận tiện. Vì vậy, người ta dùng đơn vị đo nhỏ hơn là mm2
- GV treo hình vẽ SGK. Hình vuông cạnh 1mm
- Diện tích hình vuông đó là bao nhiêu ?
- Tương tự như các đơn vị trước, mm2 là gì?
- Ký hiệu mi-li-mét vuông là như thế nào?
- HS quan sát hình vẽ. Tính diện tích hình vuông có cạnh 1cm?
- Diện tích hình vuông 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm
Vậy 1cm2 = ? mm2
1mm2 = ? cm2	
* Bảng đo đơn vị diện tích
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn phần bảng.
- Gọi học sinh nêu tên các đơn vị đo diện tích bé đến lớn (GV viết bảng kẻ sẵn tên đơn vị đo diện tích)
Gv ghi vào cột m2
1m2 = ? dm2
1m2 = dam2
- Tương tự học sinh làm các cột còn lại
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của học sinh trên bảng
- Hai đơn vị đo diện tích liên kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
3. Thực hành kĩ năng: 
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu
a) GV viết các số đo diện tích yêu cầu học sinh đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích yêu cầu học sinh viết các số đo đó
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2a (cột 1): 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh thực hành 2 phép đổi.
 + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé :
 7 hm2 = ...m2
- Biết mỗi đơn vị diện tích ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 ra m2 , ta lần lượt đọc tên các đơn vị đo diện tích từ hm2 đến m2, mỗi lần đọc viết thêm 2 chữ số 0 vào sau số đo đã cho. Ta có : 7hm2 = 7 00 00 
 hm2 dam2 m2
 Vậy 7hm2 = 70000 m2
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại
- GV nhận xét.
- cm2; dm2 ; m2; dam2; hm2 ; km2
- Học sinh lắng nghe
- HS quan sát
- Diện tích hình đó là: 
 1mm x 1mm = 1mm2
- Diện tích một hình vuông có cạnh 1mm. 
- 1mm2.
- Diện tích hình vuông:
 1cm x 1cm = 1cm2.
- Gấp 100 lần.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
Học sinh nhắc lại
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Học sinh làm vở, 1 HS làm bảng
- Hơn kém nhau 100 lần.
- HS đọc
- Học sinh lần lượt đọc, viết theo cặp
- Học sinh viết số đo diện tích vào vở và đổi vở để kiểm tra
- HS đọc
- Học sinh theo dõi, thực hiện lại hướng dẫn của giáo viên
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn:
 90000m2 = ... hm2
Tương tự như trên ta có :
 9 00 00 = ...hm2
hm2 dam2 m2
Vậy 90000m2 = 9 hm2
- HS làm bài
4. Vận dụng:
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập sau:
 6 cm2 = .... mm2 
 2 m2 = ..... dam2 
 6 dam2 = ..... hm2 
 4 hm2 = ..... km2 
- Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo diện tích.
* Giao việc về nhà:
- Chuẩn bị bài sau
- HS làm bài
 6 cm2 = 400 mm2 
 2 m2 = 2/100 dam2 
 6 dam2 = 6/100 hm2 
 4 hm2 = 4/100 km2 
- HS nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG ÂM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Học sinh hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). 
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
- Học sinh có năng lực tốt: làm được đầy đủ BT3 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4. 
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu bài
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới
- Giao nhiệm vụ: Làm bài tập 1 phần nhận xét.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Làm việc cá nhân.
- Chia sẻ trước lớp.
Bài 1: 
- Viết bảng câu: Ông ngồi câu cá
 Đoạn văn này có 5 câu.
- Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?	
- Nghĩa của từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2
- Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên
à GVKL: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
- HS đọc câu văn
+ Hai câu văn trên đều là 2 câu kể. mỗi câu có 1 từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau
+ Từ câu trong Ông ngồi câu cá là bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ buộc ở 2 đầu dây.
+ Từ câu trong Đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
+ Hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ:
- Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
- GV chốt nội dung ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ, lấy ví dụ minh họa
- HS rút ra ghi nhớ theo hướng dẫn.
- HS theo dõi.
- HS đọc thuộc ghi nhớ và lấy ví dụ
3. Thực hành kĩ năng
* GV giao nhiệm vụ: Làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập 1, 2 trong vở, báo cáo kết quả với GV.
* Bài tập phát triển NL: Làm được đầy đủ BT3 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
- HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả với GV.
Bài 1: 
- Quan sát, hỗ trợ HS làm bài 
- Nhận xét, kết luận
- HS làm bài, chia sẻ
a) Đồng trong cánh đồng: là khoảng đất rộng bằng phẳng dùng để cày cấy trồng trọt.
+ Đồng trong tượng đồng: là kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi dùng làm dây điện và chế hợp kim.
+ Đồng trong 1 nghìn đồng: đơn vị tiền VN.
b) c) HS nêu
Bài 2: 
- Tổ chức chia sẻ
- GV nhận xét 
- HS đọc bài của mình
 + Bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp.
 + Họ đang bàn về việc sửa đường.
 + Nhà cửa ở đây được xây dựng hình bàn cờ. 
Bài 3: (BTPTNL)
- Tổ chức chia sẻ
- Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng? 
- GV nhận xét lời giải đúng.
- HS làm bài, trả lời câu hỏi
+ Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của 2 từ đồng âm là tiền tiêu
- tiền tiêu: chi tiêu
- tiền tiêu: vị trí quan trọng nơi bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân hướng về phía địch
Bài 4: (BTPTNL)
- Yêu cầu HS thi giải câu đố nhanh
- Trong 2 câu đố trên, người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào?
- Nhận xét khen ngợi HS 
* Câu hỏi phát triển năng lực: Qua BT3, BT4 em hãy nêu tác dụng của từ đồng âm?
- GV nhận xét, kết luận
- Cả lớp thực hiện
a) con chó thui
b)cây hoa súng và khẩu súng
- từ chín trong câu a là nướng chín chứ không phải là số 9.
- khẩu súng còn đc gọi là cây súng.
- HS nêu
4. Vận dụng
- Cho HS tìm từ đồng âm trong hai câu sau: 
- Con bò sữa đang gặm cỏ.
- Em bé đang bò ra chỗ mẹ.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng
từ đồng âm.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
SINH HOẠT 
CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ
(Đã soạn trong Sổ chủ nhiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_ha_truon.docx