Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 11

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 11

1. HĐ 1: Khởi động: HS nêu mối liên hệ giữa các đơn vị đo đại lượng

2. HD 2: Trò chơi “ Ai nhanh hơn”

GV chuẩn bị một số câu hỏi

1 HS điều khiển trò chơi

VD: 1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm? 1 tuần lễ có mấy ngày?.

HS cả lớp cùng tham gia chơi

 

docx 7 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 343Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày 11/11/2022 
 TT kí duyệt
 Hoàng Thanh Sơn 
Thứ Hai ngày 14 tháng 11 năm 2022
Chủ đề: Em yêu toán học
(Buổi sáng: Từ 10h 00’ đến 10 h 45 phút Buổi chiều : 15h 45 phút đến 16h 40’) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về các đơn vị đo đại lượng và các phép cộng số thập phân. 
- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Máy tính, ty vi.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tổ chức các hoạt động:
1. HĐ 1: Khởi động: HS nêu mối liên hệ giữa các đơn vị đo đại lượng
2. HD 2: Trò chơi “ Ai nhanh hơn”
GV chuẩn bị một số câu hỏi
1 HS điều khiển trò chơi 
VD: 1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm? 1 tuần lễ có mấy ngày?....
HS cả lớp cùng tham gia chơi
Đơn vị đo thời gian
1 thế kỉ = 100 năm
1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng
1 ngày = 24 giờ
1 năm = 365 ngày
1 giờ = 60 phút
1 năm nhuận = 366 ngày
1 phút = 60 giây
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày.
Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có 30 ngày.
Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày)
3. HĐ 3: Luyện tập thực hành các phép cộng phân số:
Câu 1: Đặt tính rồi tính: HĐ nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
a) 35,88 + 19,36
b) 81,625 + 147, 307
c) 539,6 + 73,945
d) 247,06 + 316, 492
Câu 2: HĐ cặp đôi - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
Tính:
a) 8,32 + 14,6 + 5,24
b) 24,9 + 57,36 + 5,45
c) 8,9 + 9,3 + 4,7 + 5
d) 324, 8 + 66,7 + 208,4
Câu 3: HĐ cá nhân – 1HS lên chữa bài, lớp nhận xét
Một cái sân hình chữ nhật có chiều rộng 86,7 m, chiều dài hơn chiều rộng 21,6 m. Tính chu vi của cái sân đó.
Câu 4: HĐ nhóm 4 – Đại diện nhóm báo cáo, lớp nhận xét
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 25,7 + 9, 48 + 14,3
b) 8,24 + 3,69 + 2,31
c) 8, 65 + 7,6 + 1,35 + 0,4
d) 5,92 + 0,44 + 5,56 + 4,08
IV. Tổng kết, đánh giá
Nhận xét cách làm việc của các em
________________________________________________
Thứ Ba ngày 15 tháng 11 năm 2022
THỰC HÀNH KỸ NĂNG SỐNG
Chủ đề: An toàn giao thông
 (Buổi sáng: Từ 10h 00’ đến 10 h 45 phút Buổi chiều: 15h 45 phút đến 16h 40’) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông ở những nơi khuất tầm nhìn. 
- Hình thành khả năng dự đoán và biết cách phòng tránh một số tình huống có thể tai nạn giao thông ở nơi che khuất tầm nhìn.
- Chia sẻ với người khác về cách phòng tránh tai nạn giao thông ở những nơi khuất tầm nhìn. 
II. Chuẩn bị:
1.Chuân bị giáo viên: 
- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông 
- Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn 
- Mô hình an toàn giao thông .
2. Chuẩn bị học sinh: 
- Vở ghi chép
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ mở đầu
- Tổ chức trò chơi “ lái xe an toàn ”
- Hướng dẫn một học sinh dùng xe đạp và thực hiện những động tác khi sang đường.
- GV thực hiện và đặt câu hỏi: Xác định đúng sai trong bức ảnh trên có hành động đúng hay sai? 
- GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh ( HS ) tuyên dương. 
- GV trình chiếu đoạn video về một vụ tai nạn giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất 
- GV đặt câu hỏi: nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn trong đoạn video trên là gì ? 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời ( những hành động đúng và những hành động sai ) 
- HS quan sát video
- HS trả lời 
- HS quan sát 
- HS trả lời 
2. Khám phá
1. Tìm hiểu những nơi tầm nhìn bị che khuất có thể xảy ra tai nạn giao thông: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra những nơi bị che khuất có thể xảy ra tai nạn giao thông.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày
- GV Nhận xét – tuyên dương. 
- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. 
- GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nơi tầm nhìn che khuất. 
- GV kết luận 
- GV tuyên dương, nhận xét 
-HS quan sát tranh và thảo luận. 
- Hs báo cáo kết quả 
- HS nêu cá nhân 
- HS thực hiện theo nhóm ( 4 học sinh ) 
- HS nêu phần cần ghi nhớ
3. HĐ thực hành
- Gv Xây dựng tình huống giao thông khi bị che khuất tầm nhìn. 
- GV yêu cầu HS nhận xét và tìm những hành động của các nhân vật trong tình huống khi đến những nơi bị che khuất tầm nhìn. 
- GV Nhận xét tuyên dương
- HS đóng vai theo yêu cầu, hướng dẫn của GV 
- HS trả lời 
4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm
- GV tổ chức trò chơi “ Vẽ tranh: Con đường đến trường” 
- GV yêu cầu chỉ ra những nguy hiểm cũng như cách phòng tránh tai nạn cho trường hợp đó. 
- HS thực hiện 
-HS trình bày 
___________________________________________
Thứ Tư ngày 16 tháng 11 năm 2022
THỰC HÀNH KỸ NĂNG TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Đọc sách thư viện
I. Yêu cầu cần đạt
- Chọn đúng truyện và đọc truyện theo chủ đề chiến tranh, ca ngợi hòa bình . Thấy được chiến tranh đã gây đã gây ra những tổn thất, đau thương cho con người. Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân loại. 
-Rèn kỹ năng đọc hiểu truyện di, truyện ngắn, truyện thơ, thơ
-Nâng cao khả năng rung cảm trước gi trị nhân văn của một tc phẩm.
- Các em có thái độ căm ghét chiến tranh và biết yêu chuộng hòa bình .Gio dục cho cc em biết cả thế giới mỗi ngày đều tranh đấu cho cuộc sống hịa bình trn tồn thế giới. 
- Có thói quen và thích đọc sách .	
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên phối hợp với cán bộ thư viện chuẩn bị:
Xếp bàn theo nhóm học sinh, 1 tranh quả táo có ghi nhiệm vụ.
Danh mục sách theo chủ đề: Về chủ đề chiến tranh , ca ngợi hòa bình 
Học sinh : Sổ tay đọc sách.
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1- Khởi động
- Kể chuyện 10 cô gái trên ngã ba Đồng Lộc.
+ Chiến tranh đã gây cho nhân loại những đau thương nào?
+ Từ trái nghĩa với chiến tranh là gì? Giải nghĩa?
- Cùng hát bài “ Em yêu Hòa bình nhé!”
+Trong bài hát hòa bình đã mang lại cho con người những gì nào ? Em có thích hòa bình không?
2 - Giới thiệu bài:
- Đọc truyện viết về thời chiến tranh, ca ngợi hòa bình. 
- Giới thiệu các danh mục sách
1- Hoạt động 1: Chọn sách theo chủ đề 
Mục tiêu: Biết chọn đúng sách theo trình độ, theo chủ đề.
- Yêu cầu học sinh mở quả táo của nhóm và nêu yêu cầu trước lớp.
- Yêu cầu các em chọn sách 
- Hướng dẫn các em giới thiệu sách.
2-Hoạt động 2: Thực hành đọc truyện
Mục tiêu:Đọc hết một câu chuyện ngắn thực hiện tốt các yêu cầu phiếu học tập .
- Nêu yêu cầu đọc truyện cùng hoàn thành ở phiếu đọc truyện sau:
+ Câu chuyện tên gì ? tác giả là ai?
+ Có những nhân vật nào ? Nhân vật chính là ai ?
+ Câu có những tình tiết nào làm em cảm xúc nhất/ thích nhất ? Vì sao?
+ Câu chuyện làm em yêu/ ghét điều gì?
3- Hoạt động 3: Chia sẽ cảm nhận
Mục tiêu: HS trình bày phần ghi chép liền mạch, bày tỏ được cảm xúc của mình 
- Hướng dẫn các em giới thiệu những ghi về câu chuyện của mình với các bạn:
- Hướng dẫn nhận xét
- Nhận xét chung
Kết luận : Qua những câu chuyện các em vừa giới thiệu cho ta hiểu được chiến tranh đã thiệt hại cho con người rất nhiều như : sinh mạng, tài sản, phá hoại thiên nhiên, . . . Hòa bình đã cho nhân loại được ấm no, hạnh phúc . . .
2 -Tổng kết 
- Qua tiết đọc này các em học được những gì ?
- Giáo dục cho các em biết bất kỳ một số phận con người nào đi qua cuộc chiến tranh đều bị đánh đổi và bị đánh cắp bởi nhiều mất mát đau khổ mà có khi cả đời vẫn chưa bù đắp được như những nạn nhn chiến tranh, nạn loạn ly,
- Giáo dục cho các em biết cả thế giới mỗi ngày đều tranh đấu cho cuộc sống hịa bình trn tồn thế giới.
- Giáo dục các em biết căm ghét chiến tranh và yêu chuộng hòa bình
- Nhắc các em tìm những câu chuyện được bạn giới thiệu đọc ghi vào sổ.
* HS ngồi gần thầy giáo theo hình vòng cung- nghe
- ( 1-2 HS) trả lời
* Cả lớp hát bài “ Em yêu hòa bình” vừa hát vừa đi vòng tròn, chọn quả táo – Chia nhóm
- Mở quả táo đọc nhiệm vụ của nhóm lên trước lớp.
* Nhóm 1,3: Chọn sách viết về thời chiến tranh
* Nhóm 2,4: Chọn sách viết về chủ đề ca ngợi hòa bình 
- Tiến hành đến giá chọn sách (mỗi nhóm 1quyển)
- Giới thiệu trước lớp.
+ Tên sách truyện – Thuộc chủ đề nào
+ Tên tác giả – nhà xuất bản
- Vài nhóm nêu nội dung phiếu học tập
- Đọc nối tiếp trong nhóm 
- Thảo luận , ghi kết quả thảo luận vào phiếu đọc truyện
* Đại diện nhóm trình bày
- Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình lên trước lớp
 - Nhận xét nội dung giới thiệu của bạn
Các em nêu
_________________________________________________
Thứ Năm ngày 7 tháng 11 năm 2022
HĐ NGHỆ THUẬT 
CĐ: Giao lưu văn nghệ
 (Buổi sáng: Từ 10h 00’ đến 10 h 45 phút Buổi chiều : 15h 45 phút đến 16h 40’) 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giáo dục HS lòng kính yêu, biết ơn công lao của thầy, cô giáo.
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS.
- Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động cho HS.
II. Chuẩn bị:
 - Các tiết mục văn nghệ, biểu diễn cá nhân hoặc tập thể
 - Cây "Hoa dân chủ" với các phiếu yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện.
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động
- Hát tập thể
- Giới thiệu chương trình văn nghệ.
2. Phần giao lưu văn nghệ
- Các tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh xen kẻ trò chơi hái hoa dân chủ.
- Trong trò chơi hái hoa dân chủ, học sinh làm đúng yêu cầu sẽ được vỗ tay hoan hô, không làm được sẽ được bị phạt như nặn tượng 
3. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cảm ơn các bạn đã tham gia.
- GV Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia chương trình văn nghệ của các tổ và cá nhân.
- Lớp hát tập thể bài thật là hay
- HS thực hiện biểu diễn văn nghệ và hái hoa dân chủ nhiệt tình.Có cổ động trò chơi và hoan hô.
- Cả lớp tuyên dương tinh thần nhiệt tình tham gia hoạt động.
IV. Nhận xét:
Nhận xét cách làm việc của các em
Về nhà các em sáng tác thơ, làm thiệp để chức mừng thầy, cô ngày 20/11
___________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2022_2023_tuan_11.docx