Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 2

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 2

2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS các từ ngữ trong bài và ND bài : VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.

* Cách tiến hành:

 

doc 43 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2022
Tập đọc
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Phẩm chất: Tự hào là con dân nước Việt Nam, một nước có nền văn hiến lâu đời. Một đất nước hiếu học.
2. Năng lực: 
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
2.2 Năng lực đặc thù
 - Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Thể hiện lòng tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS tổ chức thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn 
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu cả bài giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê.
- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn: có thể chia làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn bảng thống kê, đoạn cuối.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa đọc đúng: Hà Nội, lấy, muỗm, lâu đời... 
 - HS nối tiếp đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó SGK
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS các từ ngữ trong bài và ND bài : VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
* Cách tiến hành:
 - Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đọc đoạn 1, TLCH 
+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? 
+ Nêu ý chính đoạn 1:
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc lướt bảng thống kê theo nhóm, trả lời câu hỏi
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? 
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa VN?
- Nêu ý chính đoạn 2
- Nêu ý chính của bài.
- HS thực hiện yêu cầu. Nhóm trưởng điều khiển.
+ Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Nhóm trưởng điều khiển.
+ Triều đại Lê: 104 khoa
+ Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ.
+ VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời
+ Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN
- HS nêu ý chính của bài: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
3. Luyện tập thực hành:(8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê.
* Cách tiến hành:
 - GV gọi HS đọc toàn bài
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm trong nhóm
- Đọc theo cặp
- Thi đọc
 - 1HS đọc toàn bài phát hiện giọng đọc của bài. 
- HS nối tiếp đọc đoạn phát hiện giọng đọc đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê, chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ Triều đại/ Lý / Số khoa thi /6/ Số tiến sĩ/ 11 / Số trạng nguyên / 0...
- HS luyện đọc nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm.
4. Vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Liên hệ thực tế: Để noi gương cha ông các em cần phải làm gì ?
- HS trả lời
- Nếu em được đi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, em thích nhất được thăm khu nào trong di tích này ? Vì sao ?
- HS trả lời
Điều chỉnh sau bài dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Năng lực: 
2.1 Năng lực chung
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
2.2 Năng lực đặc thù
- Học sinh biết đọc, viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân
 + HS làm bài tập 1, 2, 3, 4(a,c)
- HS thực hiện thành thạo cách đọc, viết phân số, chuyển một PS thành PS thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": Viết 3 PSTP có mẫu số khác nhau.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Khi có hiệu lệnh chơi, đội nào viết nhanh và đúng thì đội đó thắng.(Mỗi bạn viết 3 phân số không được giống nhau)
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết đọc, viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân và làm bài tập 1, 2, 3.
 (Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu)
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GV giao nhiệm vụ cho HS vẽ tia số, điền và đọc các phân số đó.
- GV nhận xét chữa bài.
- Kết luận:PSTP là phân số có mẫu số là 10;100;1000;....
 Bài 2: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Muốn chuyển 1 PS thành PSTP ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- Kết luận: Muốn chuyển một PS thành PSTP ta phải nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000,
 Bài 3: HĐ cặp đôi
 - 1 học sinh đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu học sinh làm bài cặp đôi
 - GV nhận xét chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách làm
- GV củng cố BT 2; 3: Cách đưa PS về PSTP
- Viết PSTP 
- HS viết các phân số tương ứng vào nháp, đọc các PSTP đó
- HS nghe
- Viết thành PSTP
- Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000,
- Học sinh làm vở, báo cáo 
- Viết thành PSTP có MS là 10; 100; 1000;..
- Làm cặp đôi vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra
- HS nghe 
3. Vận dụng, trải nghiệm:(43phút)
- Củng cố cho HS cách giải toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
- HS nghe
- Tìm hiểu đặc điểm của mẫu số của các phân số có thể viết thành phân số thập phân.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau bài dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Lịch sử
 NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất : 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
2.2 Năng lực đặc thù
- HS nắm được một vài đề nghị về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+ Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc
	*Học sinh HTT: Biết những lí do khiến cho những cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
- Đánh giá được tác dụng của việc canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Tôn trọng, biết ơn những người đã có công xây dựng, đổi mới đất nước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, Tư liệu về Nguyễn Trường Tộ. 
 - HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động:(5phút)
 - Cho HS tổ chức trò chơi "Hộp quà bí mật" theo nội dung câu hỏi: 
 + Câu hỏi 1, SGK, trang 6. 
 + Câu hỏi 2, SGK, trang 6.
 + Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định ?
- GV nhận xét
- Sử dụng phần in chữ nhỏ SGK, trang 6, nêu mục tiêu bài để giới thiệu nội dung bài học. 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: HS nắm được tiểu sử NTT cũng như một vài đề nghị về cải cách của ông với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh
* Cách tiến hành:
* HĐ1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ. 
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho HS với các câu hỏi:
 + Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.
 + Quê quán của ông.
 + Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì?
 + Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ?
 + Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần). 
* Nhận xét, ghi một vài nét chính về Nguyễn Trường Tộ và nêu vấn đề để chuyển sang việc 2. 
*HĐ 2: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi: 
 + Theo em tại sao thực dân Pháp lại có thể dễ dàng xâm lược nước ta? 
 + Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào?
 - Nhận xét và nêu câu hỏi 
 + Theo em tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi lạc  ...  - Em hãy lập bảnh thống kê số tiết của các môn học ở trường.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau bài dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Toán
HỖN SỐ (tiếp)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
 2. Năng lực:
 2.1 Năng lực chung
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 2.2 Năng lực đặc thù
- Biết cách chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng trừ, nhân chia hai phân số để làm các bài tập.
- Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số và thực hiện thành thạo các phép tính với phân số.
- Vận dụng kiến thức làm bài tập1(3 hỗn số đầu), 2, 3 (chuyển thành bài tập viết phân số thập phân dưới dạng hỗn số.)
- Giảm tải những bài tập cộng, trừ, nhân, chia các hỗn số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bộ đồ dùng Toán gồm các hình vẽ SGK- 13
- HS: SGK, vở viết, bộ đồ dùng học toán
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS lên điều khiển cho các bạn chơi trò chơi "Gọi thuyền": Viết một hỗn số, đọc và nêu cấu tạo hỗn số đó.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Quản trò viết viết một hỗn số, đọc và nêu cấu tạo hỗn số đó.
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(12 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của hốn số
*Cách tiến hành:
- Gắn các hình vẽ 
- Yêu cầu HS đọc hỗn số chỉ số phần hình vuông đã được tô màu
 - Hãy đọc PS chỉ số hình vuông đã được tô màu
- Vậy ta có: 
- Nêu vấn đề: Vì sao: 
 - GV hướng dẫn HS cách làm
 - Yêu cầu HS nêu cách chuyển 1 hỗn số thành PS
- Quan sát và viết PS biểu thị 
 hình vuông được tô màu
 hình vuông được tô màu
 - HĐ nhóm 2 và nêu cách làm
- TS bằng phần nguyên nhân với MS rồi cộng với TS ở phần PS
 - MS bằng MS ở phần PS
3. HĐ luyện tập, thực hành: (18 phút)
*Mục tiêu: HS làm được các bài tập theo yêu cầu.
 *Cách tiến hành:
 Bài 1:( 3 hỗn số đầu): HĐ cá nhân
 - 1 học sinh đọc yêu cầu
 - Yêu cầu HS làm bài cá nhân
 - GV nhận xét chữa bài
 Bài 2: ( a,c): HĐ cá nhân
 -1 học sinh đọc yêu cầu (Chuyển thành phân số không thực hiện tính)
 - Yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét chữa bài
 Bài 3: (a, c): HĐ cá nhân
 - 1 học sinh đọc yêu cầu 
 - HS thực hiện tương tự bài 2. 
 - GV nhận xét chữa bài
- Chuyển các hỗn số sau thành PS
- Làm vở, báo cáo, chia sẻ kết quả
 - Tính
 - HS làm bài, chia sẻ kết quả
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
 - Nêu cách thực hịên phép tính với hỗn số ?
- HS nêu
- Nêu cách thực hiện cộng một số tự nhiên với một phân số.(Kết quả ghi dưới dạng hỗn số)
- HS nêu
Điều chỉnh sau bài dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Khoa học
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung:
 Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
2.2 Năng lực đặc thù:
- Biết cơ thể được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
- Yêu quý bố mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, hình trang 10, 11 SGK
 - Học sinh: Sách giáo khoa.	
2. Phương pháp và kĩ thuậtdạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Truyền điện": Nêu một số VD về vai trò của các bạn nữ trong lớp em ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nam chơi trò chơi, các bạn nữ cổ vũ
- Mỗi bạn chỉ nêu 1 vai trò
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: Biết cơ thể được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
* Cách tiến hành:
*HĐ 1: Sự hình thành cơ thể người.
- Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết mẹ mang thai bao lâu, em bé ra đời?
- Kết luận: Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ thể mỗi người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng (mẹ) với tinh trùng (bố). Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là thụ tinh. Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai. Sau 9 tháng trong bụng mẹ em bé sẽ ra đời.
*HĐ 2: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1a, 1b, 1c và đọc kỹ chú thích trang 10 thảo luận theo cặp mô tả quá trình thụ tinh.
- Kết luận: Khi trứng rụng có nhiều tinh trùng muốn gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng khi tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
- Yêu cầu Hs quan sát hình 2, 3, 4, 5 (11)SGK cho biết hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng ?
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Kết luận : Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tháng thứ 3 thai có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Đến tháng thứ 5 bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau 9 tháng trong bụng mẹ em
- HS thảo luận nhóm
- Cơ quan sinh dục của cơ thể người quyết định giới tính của mỗi người.
- Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng
- Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
- Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ
- HS quan sát các hình SGK, thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- 1 HS lên bảng mô tả quá trình thụ tinh.
+ Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b: Một tinh trùng đã chui vào được trứng.
+ Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
2 HS mô tả tả lại.
- HS quan sát hình trong SGK, trả lời 
- Một số học sinh trình bày.
 + Hình 2: Thai 9 tháng đã là một cơ thể hoàn chỉnh.
 + Hình 3: Thai 8 tuần đã có hình dạng đầu hình, mình, tay, chân những chưa hoàn thiện.
 + Hình 4: Thai 3 tháng có hình dạng đầu, mình, tay, chân hoàn thiện hơn, hình thành đầy đủ các bộ phận cơ thể.
 + Hình 5: Thai 5 tuần có đuôi, hình thù của đầu, mình, tay, chân, nhưng chưa rõ ràng.
- HS theo dõi.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
- Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biến?
- HS nêu
- Học thuộc lòng mục bạn cần biết 
- Chuẩn bị bài sau: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe
- HS nghe và thực hiện
 Điều chỉnh sau bài dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ
Điều chỉnh sau bài dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2022_2023_tuan_2.doc