I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Biết được các phương pháp học tập ở lớp 5
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Đánh giá được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
+ Rút ra được những kinh nghiệm học được khi tham gia hoạt động
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
BUỔI SÁNG TUẦN 5 Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2022 Tiết 1: Chào cờ: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC Ở LỚP 5 (hoạt động trong lớp) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Biết được các phương pháp học tập ở lớp 5 2. Năng lực - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề - Năng lực riêng: + Đánh giá được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động. + Rút ra được những kinh nghiệm học được khi tham gia hoạt động + Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. 3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tài liệu về các phương pháp dạy học - Trò chơi hỏi đáp về phương pháp học tập 2. Đối với HS: - HS đọc trước một số phương pháp học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Sinh hoạt dưới cờ: HS tập trung dưới cờ nghe TPT Đội và HT đánh giá hoạt động của tuần, đề ra nhiệm vụ tuần mới, nghe kể chuyện dưới cờ. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề a. Yêu cầu cần đạt: biết được các phương pháp học tập. b. Nội dung: chia sẻ các phương pháp học tập. c. Sản phẩm: HS tham gia hoạt động d. Tổ chức thực hiện: - GV chia sẻ các phương pháp học tập ở lớp trước học sinh. - HS lắng nghe và GV giải đáp thắc mắc cho những HS chưa hiểu các phương pháp học tập hiệu quả. - Cá nhân HS tự do tham gia bày tỏ quan điểm, ý kiến về biện pháp và cách áp dụng vào từng môn học. - HS có thể áp dụng những chia sẻ của GV vào bài học. - HS các lớp trao đổi phương pháp với các anh chị lớp trên. Hoạt động 3: Sơ kết GV chốt và căn dặn học sinh vận dụng tốt các phương pháp học tập trong các hoạt đọng học khi giáo viên giao nhiệm vụ. Tiết 2: Toán: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Năng lực chung + Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân - Năng lực đặc thù NL Tính toán: Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 . 2. Phẩm chất - Trung thực: nghiêm túc làm bài tập. - Chăm học, chăm làm: chăm chỉ làm bài tập, hoàn thành bài tập đúng quy định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK, bảng con, vở... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài - ghi bảng - Hát - HS nghe 2. Hoạt động thực hành: (25 phút) Bài 1: HĐ cặp đôi - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, điền đầy đủ vào bảng đơn vị đo độ dài. - Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận. - Yêu cầu HS dựa vào bảng nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng. Bài 2(a, c): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài tập vào vở. - Gọi HS nhận nhận xét. GV đánh giá Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu đề bài - Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu HS nêu cách đổi. - Chữa bài, nhận xét bài làm. - HS đọc yêu cầu đề bài. - Thảo luận cặp, hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài. - HS báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét. - 2HS nêu, lớp nhận xét - Viết số thích hợp vào chỗ trống - HS làm bài cá nhân, chia sẻ 135m = 1350dm 342dm = 3420cm 15cm = 150mm 1mm= cm 1cm = m 1m = km - HS nêu - HS chia sẻ 4km 37m = 4037m; 354 dm = 34m 4dm 8m 12cm = 812cm; 3040m = 3km 40m 3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: (4 phút) - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 480m, chiều dài hơn chiều rộng là 4 dam. Tìm diện tích hình chữa nhật. - HS đọc bài toán - HS làm bài Giải: Đổi : 4 dam = 40 m. Nửa chu vi thửa ruộng là : 480 : 2 = 240 (m) Chiều rộng thửa ruộng là : (240 – 40) : 2 = 100 (m) Chiều dài thửa ruộng là : 100 + 40 = 140 (m) Diện tích thửa ruộng là : 140 100 = 1400 (m2) Đáp số : 1400 m2 - Về nhà đo chiều dài, chiều rộng mặt chiếc bàn học của em và tính diện tích mặt bàn đó. - HS nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)... ...... Tiết 3: Tập đọc: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân - Năng lực đặc thù: NL Văn học: Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). NL Ngôn ngữ: Đọc diễn cảm toàn bài văn thẻ hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 2. Phẩm chất - Yêu con người: Biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân và bạn bè. - Trung thực: nghiêm túc làm bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - HS: Đọc trước bài, SGK III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ "Bài ca về trái đất" và trả lời câu hỏi - GV đánh giá - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS đọc và trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét - HS ghi vở * HĐ Khám phá 2. Hoạt động luyện đọc: (15 phút) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn - Yêu cầu HS đọc nối tiếp trong nhóm - Lưu ý ngắt câu dài: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói. - Yêu cầu HS đọc chú thích. - Luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. + Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đắm thắm + Đoạn đối thoại thân mật, hồ hởi. - 1 HS M3,4 đọc bài. - Nhóm trưởng điều khiển: + HS đọc nối tiếp đoạn văn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp đoạn văn lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó. - 1 học sinh đọc. - Học sinh luyện đọc theo cặp - 1 học sinh đọc toàn bài - Lớp theo dõi. 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (7 phút) - Cho HS thảo luận nhóm, đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp + Anh Thuỷ gặp anh A-lêch-xây ở đâu? + Dáng vẻ của A-lêch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? + Dáng vẻ của A-lêch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ gì? + Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao? + Bài tập đọc nêu nên điều gì? - GVKL: - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp - Ở công trường xây dựng - Vóc dáng cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân khuôn mặt to chất phát. - Cuộc gặp gỡ giữa 2 người đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, nhìn nhau bằng bằng bàn tay đầy dầu mỡ. - Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm. - Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Học sinh nêu lại nội dung bài. 4. Hoạt động đọc diễn cảm: (7 phút) - Gọi HS đọc nối tiếp bài. - Chọn đoạn 4 luyện đọc - GV đọc mẫu : + Thế là /A-lếch-xây... vừa to/ vừa chắc đưa ra/ nắm lấy..... tôi + Lời A-lếch-xây thân mật cởi mở. - Luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm thi. - GV nhận xét, đánh giá - 4 HS nối tiếp đọc hết bài - Dựa vào nội dung từng đoạn nêu giọng đọc cho phù hợp - Học sinh nghe phát hiện chỗ ngắt giọng và nhấn giọng - HS luyện đọc theo cặp - 3 Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 4. - HS nghe 5. HĐ Vận dụng, trải nghiệm (3 phút) - Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây gợi cho em cảm nghĩ gì ? - Học sinh trả lời. - Sưu tầm những tư liệu nói về tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)... .. Tiết 4: Chính tả: Nghe - viết: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân - Năng lực đặc thù: NL Ngôn ngữ: Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. Tìm được các tiếng có chứa uô;ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua(BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. HS (M3,4) làm được đầy đủ bài tập 3 2. Phẩm chất - Trung thực: nghiêm túc làm bài tập. - Chăm học, chăm làm: chăm chỉ làm bài tập, hoàn thành bài tập đúng quy định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo vần. Phấn mầu. - HS: SGK, vở viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút) - Cho HS thi viết số từ khó, điền vào bảng mô hình cấu tạo từ các tiếng: tiến, biển, bìa, mía. - GV đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS đội HS thi điền - HS nghe - HS viết vở 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (7 phút) *Tìm hiểu nội dung đoạn viết. - GV đọc toàn bài. - Dáng vẻ người ngoại quốc này có gì đặc biệt? *Hướng dẫn viết từ khó : - Trong bài có từ nào khó viết ? - GV đọc từ khó cho học sinh viết. - Học sinh đọc thầm bài chính tả. - Cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to chất phát gợi lên nét giản dị, thân mật. - Học sinh nêu: buồng máy, ngoại quốc, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị. - 3 em viết bảng, lớp viết nháp 3. HĐ viết bài chính tả: (15 phút) - GV đọc lần 1. - GV đọc lần 2 cho HS viết bài. - HS theo dõi. - HS viết bài 4. HĐ chấm và nhận xét bài: (3 phút) - GV đọc soát lỗi - Chấm 7-10 bài, chữa lỗi - Học sinh soát lỗi. - Đổi vở soát lỗi. 5. HĐ làm bài tập: (8 phút) Bài 2: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS đọc YC nội dung bài tập - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được? - GV nhận xét, đánh giá Bài 3: HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét và sửa câu thành ngữ, ý chưa đúng. - 2 HS đọc nối tiếp trước lớp. - Lớp làm vở. - Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muốn, - Các tiếng có chứa ua: của; múa - Tiếng chứa ua dấu thanh đặt ở chữ cái đầu âm chính ua là chữ u ... mở đầu là: “Thu đến...” .. Tham khảo Thu đến, những chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo từng nhịp bước heo may. Cây bàng lại trang điểm cho mình một bộ cánh mới. Bộ cánh đó cứ đậm dần, đậm dần lên sau từng đêm thao thức. Đến cuối thu thì nó chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Cái màu đỏ ấy không thể thấy ở bất cứ loài cây nào. Cái màu tía kì diệu, càng nhìn càng thấy mê say. (sử dụng biện pháp nhân hoá, điệp ngữ) c. Hoạt động 3: Sửa bài: (10 phút) - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp: (3 phút) - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có).... .. Tiết 3: Toán: MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân - Năng lực đặc thù: + NL Tính toán: Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2. Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích . + HS cả lớp làm được bài 1, bài 2a (cột 1 ). 2. Phẩm chất - Trung thực: nghiêm túc làm bài tập. - Chăm học, chăm làm: chăm chỉ làm bài tập, hoàn thành bài tập đúng quy định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ , hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1mm (SGK). - HS : SGK, bảng con, vở... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động: (3 phút) - Ổn định tổ chức - Cho HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng - Hát - HS nêu - Học sinh lắng nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (20 phút) * Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2 + Hình thành biểu tượng về mm2 - Nêu tên các đơn vị diện tích đã học? -Trong thực tế hay trong khoa học nhiều khi chúng ta cần đo diện tích rất bé mà dùng các đơn vị đo diện tích đã học chưa thuận tiện. Vì vậy, người ta dùng đơn vị đo nhỏ hơn là mm2 - GV treo hình vẽ SGK. Hình vuông cạnh 1mm - Diện tích hình vuông đó là bao nhiêu ? - Tương tự như các đơn vị trước, mm2 là gì? - Ký hiệu mi-li-mét vuông là như thế nào? - HS quan sát hình vẽ. Tính diện tích hình vuông có cạnh 1cm? - Diện tích hình vuông 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm Vậy 1cm2 = ? mm2 1mm2 = ? cm2 * Bảng đo đơn vị diện tích - GV treo bảng phụ kẻ sẵn phần bảng. - Gọi học sinh nêu tên các đơn vị đo diện tích bé đến lớn (GV viết bảng kẻ sẵn tên đơn vị đo diện tích) Gv ghi vào cột m2 1m2 = ? dm2 1m2 = dam2 - Tương tự học sinh làm các cột còn lại - GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của học sinh trên bảng - Hai đơn vị đo diện tích liên kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? - cm2; dm2 ; m2; dam2; hm2 ; km2 - Học sinh lắng nghe - Diện tích hình đó là: 1mm x 1mm = 1mm2 - Diện tích một hình vuông có cạnh 1mm. - 1mm2. - Diện tích hình vuông: 1cm x 1cm = 1cm2. - Gấp 100 lần. 1cm2 = 100mm2 1mm2 = cm2 Học sinh nhắc lại - Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung - Học sinh làm vở, 1 HS làm bảng - Hơn kém nhau 100 lần. 3. Hoạt động thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích . - HS cả lớp làm được bài 1, bài 2a (cột 1 ). *Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cặp đôi - HS đọc yêu cầu a) GV viết các số đo diện tích yêu cầu học sinh đọc. b) GV đọc các số đo diện tích yêu cầu học sinh viết các số đo đó - GV nhận xét chữa bài Bài 2a(cột 1): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh thực hành 2 phép đổi. + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé : 7 hm2 = ...m2 - Biết mỗi đơn vị diện tích ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 ra m2 , ta lần lượt đọc tên các đơn vị đo diện tích từ hm2 đến m2, mỗi lần đọc viết thêm 2 chữ số 0 vào sau số đo đã cho. Ta có : 7hm2 = 7 00 00 hm2 dam2 m2 Vậy 7hm2 = 70000 m2 - Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại - GV chấm, nhận xét. - HS đọc - Học sinh lần lượt đọc, viết theo cặp - Học sinh viết số đo diện tích vào vở và đổi vở để kiểm tra - HS đọc - Học sinh theo dõi, thực hiện lại hướng dẫn của giáo viên + Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn: 90000m2 = ... hm2 Tương tự như trên ta có : 9 00 00 = ...hm2 hm2 dam2 m2 Vậy 90000m2 = 9 hm2 - HS làm bài 4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm (3 phút) - Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập sau: 6 cm2 = .... mm2 2 m2 = ..... dam2 6 dam2 = ..... hm2 4 hm2 = ..... km2 - HS làm bài 6 cm2 = 400 mm2 2 m2 = 2/100 dam2 6 dam2 = 6/100 hm2 4 hm2 = 4/100 km2 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có).... .. Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm: (HĐNGLL) HỌC TẬP VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết được sự cần thiết phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. - Biết cách đi đường đúng luật, tuyên truyền mọi người cùng nhau thực hiện tốt an toàn giao thông. - HS kí cam kết về thực hiện an toàn giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV chuẩn bị tài liệu hướng dẫn luật giao thông, một số biển báo giao thông thường gặp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1 . Tuyên bố lí do: GV giới thiệu chương trình hoạt động tiết hôm nay. 2. Tiến hành hoạt động: - GVCN cho học sinh học tập về một số diều cơ bản khi các em tham gia giao thông - Cho học sinh cùng nhau thảo luận đi học an toàn. - Tổ chức cho học sinh kí cam kết về thực hiện an toàn giao thông. - GV cho sinh hoạt văn nghệ 3. Kết thúc hoạt động: - Động viên các em HS về nhà tích cực hơn nữa trong việc thực hiện tốt an toàn giao thông. - Nhận xét ưu và khuyết điểm trong buổi hoạt động. 4. Nhận xét, tổng kết hoạt động của tháng - Nhận xét cách làm việc của các em Tuyên dương học sinh tiêu biểu - Tìm hiểu về luật đường bộ qua tài liệunhư: đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, không nên đi hàng 2,3 trên đường rất nguy hiểm. - Lần lược các cá nhân HS lên kí vào bảng cam kết. -HS thi hát,kết hợp trò chơi thi đua với nhau giữa các tổ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có).... .. Tiết 3: Sinh hoạt lớp + An toàn giao thông: PHẦN 1: AN TOÀN GIAO THÔNG EM LÀM TUYÊN TRUYỀN VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. HS biết và thực hiện được - Nhận biết một số sự cố giao thông thường gặp. - Biết cách ứng xử một số tình huống giao thông không an toàn. - Thực hiện, chia sẻ với người khác những kĩ năng xử lí sự cố giao thông. 2. HS hình thành năng lực Giúp HS phát triển NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề sáng tạo. 3. HS hình thành PC: Chăm chỉ: hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm: có ý thức khi tham gia giao thông an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuân bị giáo viên - Tài liệu giáo dục an toàn giao thông - Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn -Bài hát về an toàn giao thông 2. Chuẩn bị học sinh - Vở ghi chép III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KHỞI ĐỘNG: - Cho học sinh nghe bài hát về an toàn giao thông - Đặt câu hỏinêu nội dung bài hát - HS nghe bài hát - Tham gia trả lời 2. KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền an toàn giao thông GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu : - Ai làm tuyên truyền viên an toàn giao thông? . - Có những hình thức tuyên truyền an toàn giao thông nào - GV Nhận xét – tuyên dương. 2. Thực hiện công tác tuyên truyền an toàn giao thông - Cho học sinh tìm hiểu các bước làm công công tuyên truyền an toàn giao thông - Cho học sinh lập kế hoạch thực hiện - GV kết luận - GV tuyên dương, nhận xét - HS quan sát tranh và thảo luận. - Hs báo cáo kết quả - HS nêu cá nhân Lắng nghe và tìm hiểu - HS lập kế hoạch thực hiện gồm 4 bước Trình bày trước lớp 3. THỰC HÀNH Sắp xếp các tranh theo qui trình thực hiện công tác tuyên truyền Nhận xét Thảo luận sắp xếp các tranh - HS trình bày thứ tự các tranh 4. VẬN DỤNG - Lựa chọn một chủ đề về an toàn giao thông, xây dựn kế hoạch và tuyên truyền vấn đề đó đối với các bạn trong lớp. - HS thực hiện -HS trình bày IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có).... .. PHẦN 2: SINH HOẠT LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua ; Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm. - Nắm được nhiệm vụ tuần 5 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động - Gọi lớp trưởng lên điều hành: 2. Nội dung sinh hoạt: a) Giới thiệu: - GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu. 1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua. 2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 3. Sinh hoạt theo chủ điểm b. Tiến hành sinh hoạt: *Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần Gv gọi lớp trưởng lên điều hành. - Nề nếp: - Học tập: - Vệ sinh: - Hoạt động khác GV: nhấn mạnh và bổ sung: - Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh. - Sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng chào hỏi ? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì? ? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì? *H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần - GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P) - GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ - Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp - Học tập: - Lập thành tích trong học tập - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp. - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ. - Hoạt động khác + Chấp hành luật ATGT + Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường. - Tiếp tục trang trí lớp học - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau. 3. Tổng kết: - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt” - Lớp trưởng lên điều hành: - Cả lớp cùng thực hiện. - HS lắng nghe và trả lời. - Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm: + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS lắng nghe. - HS trả lời - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6 + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có).... - HẾT - DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN
Tài liệu đính kèm: