Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 6

1. Năng lực đặc thù

- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan: Bài 1a (2 số đo đầu),1b (2 số đo đầu), Bài 2, bài 3(cột 1), Bài 4.

- HS có ý thức học tập.

*HSKT viết các số 21, 22, 23

2. Năng lực chung và phẩm chất

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán

- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ.

 

docx 29 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2022
SÁNG
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ
Lớp 3A4 thực hiện
Tiết 2: Toán
Tiết 26: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan: Bài 1a (2 số đo đầu),1b (2 số đo đầu), Bài 2, bài 3(cột 1), Bài 4.
- HS có ý thức học tập.
*HSKT viết các số 21, 22, 23 
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Phiếu bài tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối
- Cho HS chơi trò chơi: Tôi cần tôi cần
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Luyện tập thực hành
Bài 1 (28):
- Cho HS xác định yêu cầu
- Cho HS làm vào phiếu
- Chữa bài.
Bài 2 (28):
- Cho học sinh nêu cách làm.
- GV hướng dẫn: Trước hết phải đổi 3cm2 5mm2 ra đơn vị mm2. Sau đó khoanh vào kết quả đúng.
Bài 3 (29):
- GV hướng dẫn HS đổi đơn vị đo rồi so sánh.
- Cho HS làm bài vào bảng lớp, nháp.
Bài 4 (29):
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông ta làm thế nào?
- Cho HS làm vào vở.
- Chữa bài.
3. Vận dụng trải nghiệm
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS chơi
- HS viết đầu bài vào vở
*HSKT viết các số 21, 22, 23 
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc mẫu và làm bài vào phiếu.
a) Mẫu: 6m2 35dm2 = 6m2 + m2 = 6m2
 8m2 27dm2 = 8m2 + m2 = 8m2
 16m2 9dm2 = 16m2 + m2 = 16m2
 26dm2 = m2 
b) 4dm2 65cm2 = 4dm2 +dm2 = 4dm2
 9cm2 = dm2 
102dm2 8cm2 =102dm2 +dm2 = 102dm2
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm phiếu học tập:
 Đáp án: B. 305
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng lớp, nháp:
 2dm2 7cm2 = 207cm2
 300mm2 > 2cm2 89mm2
 3m2 48dm2 < 4m2
 61km2 > 610 hm2
- 1HS đọc đề toán. Cả lớp theo dõi.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở: 
Tóm tắt:
150 viên gạch hình vuông.
Cạnh một viên: 40cm
Diện tích căn phòng:  m2?
 Bài giải
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
 40 40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
 1600 150 = 240000 (cm2)
 240 000cm2 = 24m2
 Đáp số: 24m2.
- HS chú ý
Tiết 4: Tập đọc
Tiết 11: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (trả lời được câu hỏi trong SGK).
- GDHS ý thức bình đẳng giữa các dân tộc.
* GD QP&AN: Lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng ở Campuchia 1975-1979.
*HSKT: nhìn - chép các chữ cái a, b, c
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, nhân ái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh minh họa, giấy khổ to viết nội dung bài.
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối 
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
- GV nhận xét
2. Hình thành kiến thức mới
 a, Luyện đọc
- GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ bài.
- Một HS đọc cả bài
- GV đưa ra các từ cho HS đọc: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.
- Gợi ý chia đoạn.
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn. GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ.
- GV hướng dẫn giọng đọc, đọc mẫu toàn bài.
b, Tìm hiểu bài
+ Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
 + Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
+ Em hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi?
+ Nội dung bài là gì ?
3. Luyện tập thực hành
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi 3HS đọc bài
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 3.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng trải nghiệm
* Giáo dục quốc phòng và an ninh : Em hãy lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng ở Campuchia 1975-1979 ?
- Tổ chức cho HS liên hệ giáo dục
- GV nhận xét giờ học.
- HS tham gia chơi
*HSKT: nhìn - chép các chữ cái a, b, c
- HS quan sát.
- 1HS đọc cả bài.
- HS đọc
- HS chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tên gọi a-pác-thai.
+ Đoạn 2: Tiếp đến Dân chủ nào.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc nhóm 2.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS chú ý
*HS đọc thầm đoạn 2.
+ Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp,
*HS đọc đoạn 3.
+ Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
- HS giới thiệu.
+ Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
- 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp tìm giọng đọc.
- 1HS đọc đoạn 3.
- HS luyện đọc diễn cảm 
- Thi đọc diễn cảm
- HS bình chọn bạn đọc tốt.
- HS thực hiện
- HS liên hệ
CHIỀU
Tiết 1: Kể chuyện
Tiết 6: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- HS kể được một câu chuyện (đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh.
	- HSKT: nhìn chép các chữ cái a, c, n
2. Năng lực chung và phẩm chất
	- Góp pần hình thành và phát triển năng lực tự chủ tự học, ngôn ngữ. 
	- Góp pần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giáo viên: Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
- Học sinh: Các tranh, ảnh về câu chuyện mà mình định kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" 
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2.Hình thành kiến thức mới
* Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài trong sgk. 
+ Đề bài yêu cầu gì? 
+ Yêu cầu của đề bài là việc làm ntn?
+ Theo em, thế nào là một việc làm thể hiện tình hữu nghị?
+ Nhân vật chính trong chuyện em kể là ai?
+ Nói về một nước em sẽ nói về những vấn đề gì?
+ Em chọn đề nào để kể? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
* Kể trong nhóm
- Chia HS thành nhóm, Yêu cầu các em kể một câu chuyện hoặc đất nước mình yêu thích cho các bạn cùng nhóm nghe. Sau đó, cùng trao đổi thảo luận ý nghĩa của câu chuyện.
- GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
* Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu sau khi nghe bạn kể.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh.
3. Vận dụng trải nghiệm
- Liên hệ giáo dục HS
- GV nhận xét giờ học
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe và ghi vở 
- HSKT: nhìn chép các chữ cái a, c, n
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Đề bài yêu cầu kể lại 1 câu chuyện em đã chứng kiến hoặc 1 việc em đã làm, đã nghe, đã đọc thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh.
+ Việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
+ Việc làm thể hiện tình hữu nghị: cử chuyên gia sang giúp nước bạn, viện trợ lương thực, quyên góp ủng hộ chiến tranh hoặc thiên tai.
+ Nhân vật chính là những người sống quanh em, em nghe đài, xem ti vi, đọc báo hoặc là chính em.
+ Em sẽ nói về những điều mình thích nhất, những sự vật, con người của nước đó đã để lại ấn tượng trong em.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý trong SGK.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- HS luyện kể chuyện theo nhóm.
- 3, 4 HS tham gia kể chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp, sau mỗi câu chuyện nêu nội dung chuyện mình kể.
- Nhận xét nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn.
- HS liên hệ
- Lắng nghe
Tiết 2: Tiếng Việt*
Ôn tập
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Năng lực đặc thù
	- M1: Rèn KN đọc đúng đoạn, cả bài. Đọc to, rõ ràng trong bài Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
	- M2: Rèn KN đọc đúng đoạn, cả bài. Đọc to, rõ ràng. Đọc diễn cảm được đoạn 1 trong bài Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
	- M3: Rèn KN đọc đúng toàn bài và diễn cảm bài đọc trong bài Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
	*HSKT: Nhìn chép các chữ cái a, b, c
2. Năng lực chung và phẩm chất
	- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
	- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ
 - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 - GV hướng dẫn từng mức thực hiện đúng các yêu cầu.
 - HS thực hiện.
 - GV theo dõi và uốn nắn KN đọc cho từng mức.
Mức
Nội dung
1
- GV tổ chức cho HS luyện đọc.
+ HS luyện đọc đúng đoạn, cả bài. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. 
- GV tổ chức luyện đọc nhóm 2.
+ HS luyện đọc trong nhóm 2. ( Đọc 2 lượt).
- HS luyện đọc cả bài.
 (đọc nhiều lần).
- GV tuyên dương, khen những nhóm, CN đọc tốt và hay.
2
+ HS luyện đọc đúng đoạn, cả bài. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ HS luyện đọc trong nhóm 2. (Đọc 1 lượt).
- HS luyện đọc cả bài.
(Đọc 1 lượt).
- HD đọc trong nhóm.
- HD luyện đọc trước lớp.
3
+ HS luyện đọc đúng từng đoạn, cả bài.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS.
(mức 3 có thể giúp đỡ mức 1 đọc đúng câu, đoạn)
+ HS luyện đọc trong nhóm 2. (Đọc 1 lượt).
HS luyện đọc cả bài (Đọc 1 lượt).
- HD đọc trong nhóm.
- HD luyện đọc trước lớp.
IV. VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM
	- Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập
	- Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 3: Toán*
Ôn tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	1. Năng lực đặc thù
+ Mức 1: Đổi được đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích có một đơn vị đo.
+ Mức 2: Đổi được đơn vị đo khối lượng. Vận dụng so sánh đơn vị đo khố lượng.
+ Mức 3: Đổi được đơn vị đo đã học. Giải được bài toán có đơn vị đo độ đã học.
*HSKT: Nhìn chép số 21, 22, 23
	2. Năng lực chung và phẩm chất
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tính toán
- Góp phần hình thành và phát triển phất chất chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phương án giải các BT.
- HS: VBT, vở nháp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Mức 
Bài tập
Đáp án
1
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
67000mm = . m.
76 hm = . dam
24 000kg = . tấn
49 tạ =  kg
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
400m2 =  dam2
15 hm2 = .... dam2
7000 dam2 = .... hm2
Bài 1: 
 67000mm = 670 m. 
 76 hm = 760 dam
 24 000kg = 24 tấn 
 49 tạ = 4900 kg
Bài 2: 
400 m2 = 4 dam2
15 hm2 = 1500 dam2
7000 dam2 = 70 hm2
2
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
1kg 25 g =  g 
6080g =  kg  g
3kg 50g =  g 
47 350kg =  tấn  kg
Bài 2: Điền dấu >,< , =?
6 tấn 3 tạ ...... 63 tạ 
3050kg .... 3 tấn 6 yến
 ... ôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cặp đôi. Vật liệu hỗ trợ Sách phù hợp với trình độ đọc của học sinh.
	2. Đọc cặp đôi
	a. Trước khi đọc.
	- Ở hoạt động Đọc cặp đôi này, các em sẽ đọc sách cùng với bạn của mình.
Các cặp đôi có thể chọn một quyển sách mà các em thích để đọc cùng nhau.
	1. Hướng dẫn học sinh chọn bạn để tao thành cặp đôi và ngồi gần với nhau. Sau khi chọn bạn, tạo thành một cặp rồi, các em hãy ngồi cạnh nhau. Dành 1-2 phút để học sinh chọn bạn và ngồi theo cặp đôi. Nếu có học sinh nào lẻ, cho học sinh chọn một nhóm để tạo thành nhóm 3.
	2. Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em (cho đến khi các em đã quen với việc này). Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói. Chỉ vào mã màu ..
	3. Nhắc học sinh về cách lật sách đúng (cho đến khi các em đã quen với việc này). Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? Bạn nào có thể làm lại chocả lớp cùng xem? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng.
	4. Mời lần lượt 4-5 cặp đôi lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các cặp đôi hãy lên chọn một quyển sách mà các em muốn đọc cùng nhau! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có .. phút để đọc theo cặp đôi. Mời 4-5 cặp đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 4-5 cặp lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả cặp đôi chọn được sách. Nếu có cặp đôi nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ hỗ trợ các học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, GV có thể tự chọn một quyển sách cho HS
	b. Trong khi đọc
Khi học sinh đang đọc, giáo viên di chuyển đến hỗ trợ học sinh để kiểm tra xem các cặp đôi có thực sự đang đọc cùng nhau không. Đảm bảo các cặp đôi ngồi cạnh nhau khi đọc, không ngồi đối diện nhau. Nhắc nhỏ học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc. Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em. Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn. Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần.
	b. Sau khi đọc: Cả lớp
Thời gian đọc cặp đôi đến đây là hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này chúng ta có thể đến thư viện mượn sách về nhà để tiếp tục đọc. Nhắc học sinh mang sách đến ngồi gần giáo viên một cách trật tự. Bây giờ các cặp đôi hãy mang theo sách và đến ngồi gần thầy/cô (trên sàn trong phòng thư viện) ngồi trở lại bàn (ở lớp học). Mời 3-4 cặp đôi chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. Cặp đôi nào muốn chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc? Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng cặp đôi chia sẻ:
	- Các em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
	- Các em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao?
	- Câu chuyện xảy ra ở đâu?
	- Điều gì các em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
	- Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?
	- Nếu các em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không?
	- Câu chuyện các em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?
	- Các em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?
	- Theo các em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?
	3. Hoạt động mở rộng
	- Giáo viên tổ chức hoạt động mở rộng: Vẽ (GV hướng dẫn học sinh).
Tiết 1: Toán
Tiết 30: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	1. Năng lực đặc thù 
- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Tính chính xác, khoa học.
	- HSKT: Nhìn chép các số 23, 24, 25
 2. Năng lực chung và phất chất	
	- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán
	- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- Giáo viên: Phiếu bài tập
	- Học sinh: Sách giáo khoa
	- Dự kiến hoạt động: Cá nhân
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối
- Cho HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Luyện tập thực hành
Bài 1 (31):
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Khi HS chữa bài, nên yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
Bài 2 (31):
- Cho HS nêu cách làm bài.
- Mời 4 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3 (32):
- Mời HS nêu bài toán.
- Mời 1 HS nêu cách giải.
- Cho HS tự làm bài vào nháp rồi chữa bài.
Bài 4 (32):
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm tuổi bố, tuổi con ta phải làm gì?
- Cho HS làm vào vở.
- Chữa bài.
3. Vận dụng trải nghiệm
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà xem lại cách tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- HS chơi
- HS nghe
- HS viết đầu bài
- HSKT: Nhìn chép các số 23, 24, 25
- HS làm bài vào phiếu
 a) 
 b) 
- HS làm nháp, bảng lớp:
- HS nêu bài toán. 
- 1 HS nêu cách giải. 
- HS làm bài vào nháp rồi chữa bài.
 Bài giải
 5ha = 50 000 m2
Diện tích hồ nước: 
 50 000 = 15000 (m2) 
 Đáp số: 15 000 m2 
- 1HS đọc đề toán.
- HS làm vào vở.
- HS chữa bài.
 Tóm tắt:
 ? tuổi 
Tuổi con: 
 30 tuổi 
Tuổi bố:   
 ? tuổi
 Bài giải 
 Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 4 – 1 = 3 (phần)
 Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
 Tuổi bố là: 10 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số: Bố: 40 tuổi;
 Con: 10 tuổi. 
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 12: LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước (BT2).
*HSKT: nhìn chép các chữ b, c, v
2. Năng lực chung và phất chất	
	- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học.
	- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
 - Giáo viên: Phiếu bài tập
	- Học sinh: Sách giáo khoa
	- Dự kiến hoạt động: Nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối
- Cho HS chơi trò chơi: Tôi cần tôi cần
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Luyện tập thực hành
Bài tập 1:	
- Cho HS thảo luận nhóm 2.
- Câu hỏi thảo luận:
a) + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì, và trong những thời điểm nào?
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
b) + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng các giác quan nào?
+ Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS dựa trên kết quả quan sát, HS tự lập dàn ý vào vở.
- GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 2 HS làm.
- Cho HS nối tiếp nhau trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những dàn ý tốt.
- Mời 2 HS làm trên giấy khổ to dán lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 
3. Vận dụng trải nghiệm
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn bài.
- HS chơi
- HS lắng nghe
- HS viết đầu bài
*HSKT: nhìn chép các chữ b, c, v
- HS nêu yêu cầu. 
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS báo cáo kết quả:
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời.
+ Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau.
+ Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
+ Con kênh được quan sát trong mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Tác giả quan sát bằng thị giác, xúc giác.
+ Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS lập dàn ý vào vở.
- 2 HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS dán bài lên bảng lớp và đọc bài làm của mình, các HS khác nhận xét.
- HS chú ý nghe
- HS về nhà thực hiện nhiệm vụ
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp tuần 6
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Giúp HS
	- Nhận ra những ưu, khuyết điếm trong tuần 6.
	- Phương hướng kế hoạch học tập, hoạt động tuần 7.
	- Phát động phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. 
	- Rèn cho học sinh tính tự giác, chủ động học tập, rèn luyện.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
	- Từ 10 giờ 00 phút đến 9 giờ 50 phút.
	- Địa điểm: Tại lớp 5A5
III. ĐỐI TƯỢNG
	GVCN, HS lớp 5A5
IV. CHUẨN BỊ
	- Các tổ trưởng, lớp phó hcj tập, lớp trưởng chuẩn bị nội dung nhận xét.
	- Đồ dùng, phương tiện phục vụ cho vui chơi, văn nghệ.
V. NỘI DUNG
	Đánh giá nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần 6. Kế hoạch tuần 7. 
1. Ổn định tổ chức
	Hát đầu giờ
2. Lớp trưởng giới thiệu nội dung và điều khiển tiết học
	- Các tổ trưởng nhận xét về đạo đức, học tập, nề nếp, tác phong,...của nhóm.
	- Các lớp phó, đánh giá theo nhiệm vụ của từng ban.
	- Ý kiến đóng góp, bổ sung của các thành viên trong lớp.
	- Các lớp phó tổng hợp, báo cáo chủ tịch. 
	- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung:
	+ Tuyên dương khen ngợi, động viên, ...
	+ Bình chọn nhóm, các nhân xuất sắc:......................................................
	+ Triển khai công tác tuần sau 
3. GV chủ nhiệm nhận xét 
a) Ưu điểm:
	- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
	- Vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công.
	- Một số em có ý thức học tập tốt, tích cực hoạt động trong nhóm.
	- Có ý thức chăm sóc bồn hoa.
	- Thể dục nhanh nhẹn, vệ sinh sạch sẽ. 
b) Tồn tại :
	- Một số em viết chữ còn chưa đẹp, làm toán chưa nhanh.
c) Phương hướng tuần 7
	- Tất cả học sinh đi học đều và đúng giờ.
	- Tiếp tục thực hiện tốt nội quy, quy chế của lớp, của trường.
	- Thưc hiện nghiêm túc giờ truy bài.
	- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trước khi đến lớp.
 - Tham gia vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
	- Chấp hành tốt các quy định, thực hiện tốt đảm bảo an toan giao thông.
	- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan trường lớp.
VII. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	Lớp phó văn nghệ tổ chức văn nghệ (các bài hát về bạn bè, thầy, cô, ...) hoặc chơi trò chơi yêu thích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2022_2023_tuan_6.docx