Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 1 năm 2009

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 1 năm 2009

I /Mục đích – yêu cầu.

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:

 - Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 - Thuộc lòng đoạn thơ Sau 80 năm giời . . . của các em.

II/ Đồ dùng dạy - học

 - Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

 - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

 

doc 122 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 1 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009
Môn: Tập đọc
Tiết 1: Thư gửi các học sinh
I /Mục đích – yêu cầu.
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:
 - Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
 - Thuộc lòng đoạn thơ Sau 80 năm giời . . . của các em.
II/ Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III/ Các hoạt động dạy – học
 @Kiểm tra bài cũ. 
 - GV nêu một số đặc điểm cần lưu ý cho HS về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5
 * Giới thiệu bài.
 * Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc.
- 1 HS khá, giỏi đọc cả bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài từ 2 – 3 lượt. GV kết hợp khen, sửa lỗi, giúp HS hiểu các từ mới và khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc trước lớp – Nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-HS đọc to từng đoạn / lớp đọc thầm: trả lời câu hỏi:
+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
+ Sau Các mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
 -HS nêu nội dung bài
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
-Nêu yêu cầu đọc. 
-GV đọc mẫu đoạn 2, HS lắng nghe.
-HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng theo nhóm bàn.(YC HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến ,tin tưởng)
-Vài HS thi đọc. GV nhận xét, ghi điểm.
@ Củng cố – dặn dò.
 -GV nhận xét tiết học. Dặn dò 
Môn: Toán
Tiết 1 :Ôn tập khái niệm về phân số
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.
 - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II/Đồ dùng dạy - học. 
 - Giáo viên: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
 - Học sinh: SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy - học. 
 vGiới thiệu bài.
 a. Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
 - GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy?
 - GV yêu cầu HS giải thích.
 - GV mời một HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần được tô màu của băng giấy. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
 - GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
 - GV viết lên bảng cả 4 phân số:
 - Yêu cầu HS đọc.
 b. Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
 1. Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số:
 - GV viết lên bảng các phép chia sau: 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2.
 - GV nêu yêu cầu: Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
 - GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 - GV kết luận và sửa bài.
 - GV hỏi: có thể coi là thương của phép chia nào?
 - GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
 - GV yêu cầu HS mở SGK và đọc Chú ý 1.
 2. Viết một số tự nhiên dưới dạng phân số:
 - HS viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2001,  và nêu yêu cầu: Hãy viết một số tự nhiên trên thành phân số có mẫu là 1.
 - GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
 - GV hỏi: 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
 - GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số.
 - GV hỏi: 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
 c. Hoạt động 3: Luyện tập.
 Bài 1:Đọc các phân số.
 ; ; ; ; 
 - HS nối tiếp nhau đọc và nêu rõ tử số, mẫu số của 1 phân số trong bài.
 Bài 2:Viết các thương dưới dạng phân số. 
 -HS làm bảng con - 2HS lên bảng làm bài
 	 3 : 5 = ; 75: 100 = ; 9 : 17 = 
 Bài 3:Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1
 -Cả lớp làm vào vở - 2 HS lên bảng làm bài. Chữa bài.
	32 = ; 105 = ; 1000 = 
 Bài 4:Viết số thích hợp vào ô trống.
 a/ 1 = b/ 0 = 
 - Tổ chức chơi đố vui, HS trả lời nhanh và giải thích đúng sẽ được tuyên dương.
 Kết quả: Số cần điền a = 6, b = 0
@ Củng cố - dặn dò. 
 -GV nhận xét tiết học, 
 -Dặn Hs chuẩn bị bài sau.
******************** 
Môn: Kể chuyện
Tiết 1 : Lý tự trọng
I/ Mục đích – yêu cầu.: 
 - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh bằng 1-2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp với lời kể và điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, bất khuất trước kẻ thù. 
 -Hs biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II/ Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III/ Các hoạt động dạy - học. 
 vGiới thiệu bài.
 * Hoạt động 1: GV kể chuyện.
 - GV kể lần 1, HS nghe: 
 -GV viết lên bảng các nhân vật trong truyện; giải nghĩa một số từ khó.
 -GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
 *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Anh Lí Tự Trọng được cử đi học ở nước ngoài khi nào?
+ Về nước anh làm nhiệm vụ gì?
+ Hành đông dũng cảm nào của anh làm em nhớ nhất?
 * Hướng dẫn HS viết lời thuyết minh cho tranh. 
 Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS thảo luận nhóm 4, phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.
 - Cả lớp và GV nhận xét. GV treo bảng phụ đã viết sẵn lời thuyết minh cho tranh; yêu cầu 1 HS đọc lại lời thuyết minh.
Bài tập 2 và 3: 
 -1 HS đọc yêu cầu bài. GV nhắc nhở HS kể đúng chuyện và trao đổi về ý nghĩa. 
 -HS kể chuyện theo nhóm 6: Mỗi em kể một đoạn sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
 -Thi kể chuyện trước lớp. (HS khá giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.) 
 -GV hỏi để trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
+ Vì sao những người cai ngục gọi anh Trọng là “ông nhỏ” ?
+ Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì? 
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
@ Củng cố - dặn dò. 
 -GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, chuẩn bị bài sau.
****************** 
Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2009
Môn: Toán
Tiết 2: Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
 - Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
II/ Đồ dùng dạy - học.
 - Giáo viên: bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy - học. 
 vGiới thiệu bài.
 a. Hoạt động 1: Tính chất cơ bản của phân số
 Ví dụ 1: - GV viết lên bảng: 
 -HS làm bảng con .Viết số thích hợp vào ô trống. Chữa bài
 + Khi nhân cả tử và mẫu của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
 Ví dụ 2: HS tiến hành tương tự ví dụ 1
 -Viết số thích hợp vào ô trống: 
 + Khi chia cả tử và mẫu của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì? 
 -GV chốt ý, rút ra tính chất cơ bản của phân số. HS mở SGK đọc.
 b. Hoạt động 2: Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số.
 - GV viết phân số lên bảng . HS rút gọn phân số trên vào nháp.
 + Khi rút gọn phân số ta cần chú ý điều gì?
 -GV nhận xét, tuyên dương HS có cách làm nhanh, gọn nhất
 - Bài tập 1: Rút gọn các phân số.
 ; ; 
 -HS tự làm vào vở. Sửa bài.
 + Nêu cách rút gọn phân số?
 +Cách nào nhanh nhất?
-Tính chất cơ bản của phân số cịn ứng dụng để làm gì? 
-GVghi VD lên bảng: và ; và 
 -HS thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số. 
 -HS nhận xét bài bạn làm trên bảng
 +Cách quy đồng mẫu ở hai ví dụ trên có gì khác nhau?
 - GV kết luận. Lưu ý HS : Quy đồng là làm cho mẫu số của các phân số đã cho giống nhau nên ta chỉ cần tìm được một số nhỏ nhất chia hết cho tất cả các mẫu số đã cho thì đó chính là mẫu số chung.
 Bài tập 2: Quy đồng mẫu số các phân số.
 	 a/ và b/ và c/ và 
 - Cả lớp làm vào vở – 3HS làm trên bảng phụ. Chữa bài.
 *HS khá giỏi làm thêm BT3
 Bài tập 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây
 -HS làm vào vở – 1HS làm trên bảng phụ. Chữa bài.
	 Kết quả: = = ; = = 
@ Củng cố - dặn dò. 
 - Nêu lại tính chất cơ bản của phân số.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
************
Môn:Luyện từ và câu
Tiết 1 :Từ đồng nghĩa
I/ Mục đích – yêu cầu.
 -. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
 - Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II/ Đồ dùng dạy - học 
 - VBT, bảng viết sẵn các từ in đậm ở Bài tập 1a, b; giấy khổ to.
III/ Các hoạt động dạy - học. 
 v Giới thiệu bài.
 a. Hoạt động 1: Nhận xét.
 Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc các từ in đậm. GV gạch chân: xây dựng, kiến thiết, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm.
-GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn a,b.
-GV chốt ý, ghi bảng: Những từ có nghĩa giống nhau là từ đồng nghĩa.
 Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận đôi bạn.
-HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-GV chốt ý về từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn
-HS nêu phần ghi nhớ SGK
-HS trao đổi đôi bạn để lấy thêm ví dụ.
c. Hoạt động 3: Luyện tập.
 Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu.
 -1 HS đọ ...  HS làm bảng phụ – Sửa bài trên bảng phụ.
	VD: Chín người ngồi ăn nồi cơm chín.
 - Cả lớp nhận xét – GV chốt ý. 
Củng cố – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Môn: Khoa học
Tiết 12:Phòng bệnh sốt rét
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
 - Biết được những việc nên làm để tránh bị sốt tét.
 - Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
 - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II/ Đồ dùng dạy – học: 
 - Giáo viên : thông tin và hình trang 26, 27 SGK, phiếu học tập.
 - Học sinh : SGK, VBT.
III/ Các hoạt động dạy - học. 
 @Kiểm tra bài cũ. 
 + Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
 + Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
 vGiới thiệu bài.
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh sốt rét.
 - GV chia lớp thành 8 nhóm, 2 nhóm thảo luận một câu hỏi.
 + Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
 + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
 + Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
 + Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
 - Các nhóm đại diện trình bày.Nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận.Khi bị sốt rét người bệnh có biểu hiện lúc đầu rét run, kéo dài hàng giờ sau đó toát mồ hôi và hạ sốt.
 *Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét.
 - HS quan sát hình SGK thảo luận nhóm đôi.
 + Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì ?
 + Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét ?
 -HS trình bày .Nhận xét, bổ sung.Gv chốt ý.
 -HS quan sát hình muỗi a-nô-phen và trả lời.
 + Nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen ?
 + Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở đâu?
 + Khi nào muỗi bay ra để đốt người?
 + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?
 -HS phát biểu.GV kết luận , HS đọc mục "Bạn cần biết" SGK trang 27.
 -GDBVMT: Giáo dục HS cĩ ý thức giữ vệ sinh nhà ở và mơi trường sống xung quanh.
@ Củng cố - dặn dò. 
 -GV nhận xét tiết học. Dặn xem trước bài “ Phòng bệnh sốt xuất huyết”
Môn : Chính tả (Nhớ & viết)
Tiết 6 : Eâ-mi-li, con 
I/ Mục đích – yêu cầu : 
 - HS nhớ & viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài thơ Ê-mi-li, con 
 - HS làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
II/ Đồ dùng dạy – học :
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy – học : 
Kiểm tra bài cũ : 
GV đọc cho HS viết bảng con:muối, xuống, mùa, buồng, cuộn. Sau đó HS nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó. 
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. 
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết chính tả (Nhớ& viết).
 - Hai HS lần lượt đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3, 4.
 - Cả lớp đọc thầm lại , chú ý các dấu câu, tên riêng.
 - HS nêu từ khó trong bài và viết bảng con: sáng bùng, nói giùm, Oa-sinh-tơn, sáng loá. 
 - HS nhớ lại hai khổ thơ – Tự viết bài vào vở.
 - GV chấm một bài - Nhận xét bài chấm.
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2 : Một HS đọc yêu cầu bài tập.
Tìm những tiếng có ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy.
 - HS làm VBT- 1HS làm bảng phụ.
 - Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 - Lớp nhận xét – GV chốt ý.
Các tiếng chứa ưa : lưa, thưa, mưa, giữa.
Tiếng không có âm cuối: Dấu thanh đặt ở chữ cái thứ nhất của âm chính.
Các tiếng chứa ươ : tưởng, nước, tươi, ngược.
Tiếng có âm cuối: Dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính.
Bài 3 : Một HS đọc yêu cầu bài tập.
Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ. (HS điền được vào 2 trong số 4 câu; HS khá giỏi làm đầy đủ BT3)
 - HS trao đổi nhóm bàn :Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ điền vào chỗ trống. Sau đó giải nghĩa thành ngữ hoặc tục ngữ đó (mỗi tổ một câu).
 - Đại diện nhóm trình bày ý kiến Lớp nhận xét – GV chốt ý.
 +Các từ điền : ước, mười, nước, lửa.
 - HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
Củng cố – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 9/10/2009
Môn : Toán
Tiết 30 : Luyện tập chung
I/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :
 - So sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
 - Giài bài toán đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số.
II/ Các hoạt đọäng dạy – học :
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
*Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 : HS đọc đề bài. Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn : 
HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
 - HS làm vào vở – 1 HS làm bảng phụ –Nhận xét, chữa bài trên bảng
 Kết quả: a/ ; ; ; b/ ; ; ; 
Bài 2 : Tính (HS làm BT2a,d; HS khá, giỏi làm tồn bộ BT2)
 a/ + + b/ - - 
 c/ x x d/ : x 
 - HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
 - HS làm vào vở – bảng lớp – GV chốt ý.
Bài 3 (HS khá, giỏi làm thêm BT3): Một HS đọc đề bài – HS phân tích đề. 
 - HS làm vở – 1 HS làm bảng phụ – Sửa bài trên bảng phụ.
 5ha = 50000m2 
 Diện tích hồ nước là : 50000 x = 15000 (m2)
 ĐS : 15000m2
Bài 4: Một HS đọc đề bài – Nêu dạng toán.
 - HS làm theo nhóm đôi.Chữa bài trên bảng.
 Tóm tắt :
 Tuổi bố 
 Tuổi con 30 tuổi
 Theo sơ đồ , hiệu số phần bằng nhau là : 4 – 1 = 3 (phần)
 Tuổi của con là : 30 : 3 = 10 (tuổi)
 Tuổi của bố là : 10 x 4 = 40 (tuổi)
 ĐS : 10 tuổi và 30 tuổi 
Củng cố – Dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Môn : Tập làm văn
Tiết 12 : Luyện tập tả cảnh
I/ Mục đích – yêu cầu : 
 - Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
 - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy – học :
 - Tranh , ảnh minh họa cảnh sông nước : biển, sông, suối, hồ, đầm 
III/ Các hoạt động dạy – học : 
Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này (quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước). 
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. 
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1 : Một HS đọc yêu cầu đề bài.
 - HS thảo luận nhóm đôi.
Đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi :
 a/ + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
 + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
 + Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?
 - HS trình bày ý kiến – Lớp nhận xét – GV chốt ý .
 b/ + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
 + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
 + Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh. 
 - HS trình bày ý kiến – Lớp nhận xét – GV chốt ý.
Bài 2 : Một HS đọc yêu cầu bài tập.
 - Dựa vào kết quả quan sát của mình , em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
 - Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý vào vở bài tập.
 - Hai HS khá/ giỏi viết vào bảng phụ.
 - Một số HS dựa vào dàn ý đã viết tiếp nối nhau trình bày.
 - Hai HS viết trên bảng phụ lần lượt lên trình bày.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
 - HS sửa lại dàn ý của mình.
Củng cố – Dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
**************
Môn: Địa lí
Tiết 6:Đất và rừng
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống con người.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II/ Đồ dùng dạy – học:+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 + Tranh ảnh thực vật, động vật.
III/ Các hoạt động dạy – học.
 @ Kiểm tra bài cũ. 
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta ?
+ Nêu vai trò của biển?
Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí một số bãi tắm khu du lịch nổi tiếng ở nước ta?
 * Giới thiêu bài.
* Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta.
 -HS đọc mục 1 SGk – Thảo luận nhóm đôi;
+ Kể tên, nêu đặc điểm, chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta?
+ Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ?
 - HS nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương.
 Gvnhận xét,kết luận: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn,vì vậy người sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
* Hoạt động 2: Rừng và vai trò của rừng.
 - HS làm việc nhóm 4:quan sát các hình 1, 2, 3 SGK và hoàn thành bảng sau .
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt đới
Rừng ngập mặn
 - Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.Nhận xét, Gv chốt ý.
 - HS lên bảng chỉ trên Bản đồ vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
 + Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người ?.
 + Tại sao chúng ta phải khai thác và bảo vệ rừng hợp lí?
 + Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì?
 - GV nhận xét, kết luận, rút ghi nhớ HS đọc.
	@ Củng cố - dặn dò. 
 + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng ?
 - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Ôn tập.
************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5(28).doc