Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Trần Đức Huân

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Trần Đức Huân

 - Biết: Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

 - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

 

docx 22 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn: 14/11/2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020
Tiết 1: Chào cờ Chào cờ tuần 11
------------------------∆------------------------
Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
	- Biết: Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
	- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
3'
7’
8’
7’
8’
2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu HS làm bài tập 3 tr.52
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm cá nhân, 2HS làm bảng nhóm.
- Quan sát, hỗ trợ HS.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chốt: Yêu cầu HS nêu cách tính tổng của nhiều số thập phân.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- HS năng khiếu làm cả bài.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
- Ta áp dụng tính chất nào để thực hiện?
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Giao phiếu bài tập, yêu cầu tự chữa bài
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thi làm nhanh bài vào vở.
Chữa bài, nhận xét.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2 hs lên bảng lớp làm vào nháp.
+ Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi đầu bài
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bài trên bảng nhóm, trình bày.
+ Kết quả: a) 65,45 ; b) 47,66
+ ... ta đặt tính rồi tính từ phái sang trái.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm cá nhân, 2HS chữa bài trên bảng.
a) 4,68 + 6,03 + 3,97 
 = 4,68 + (6,03+3,97)
 = 4,68 + 10 = 14,68
b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6 = 18,6
- Tính chất giao hoán, kết hợp
- Nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh tự làm, chữa bài.
3,6 + 5,8 > 8,9
5,7 + 8,8 = 14,5 
 7,56 < 4,2 + 3,4
0,5 > 0,08 + 0,4
- Học sinh đọc đề, phân tích, tóm tắt tự làm cá nhân.
------------------------∆------------------------
Tiết 4. Tập đọc CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. Mục tiêu: 
 	- Học sinh đọc chôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
 	- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ, qua sát, động não, học cá nhân.
	- Phương tiện: Bảng phụ chép đoạn: “Một sớm  đâu hả cháu”
III. Tiến trình dạy học:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
3'
15’
8’
7’
2'
A. Mở đầu
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét bài kiểm tra giữa kì I.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
2.1. Luyện đọc: 
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS nối tiếp đọc đoạn.
- Luyện đọc từ khó: rủ rỉ, ngọ ngoậy, nhọn hoắt,...
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ: săm soi, cầu viện.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu dài.
- Yêu cầu luyện đọc nhóm đôi.
- Gọi 2 nhóm đọc báo cáo trước lớp.
- Đọc toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
- Đoạn 1 miêu tả gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công. Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Vì sao bé Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là một khu vườn nhỏ?
+ Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
- Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Bài văn nói nên điều gì?
2.3. Luyện đọc lại.
- Nêu đoạn luyện đọc (đoạn 2)
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2.
+ Gọi 1HS đọc đoạn 2.
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng, 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Quan sát, hỗ trợ.
- Gọi HS thi đọc trước lớp.
- Nhận xét.
C. Kết luận
- Hệ thống nội dung bài.
- Liên hệ, nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1HS đọc tốt đọc toàn bài
+ ... chia thành 2 đoạn: 
- 2HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc các từ khó
- Luyện đọc, giải nghĩa từ và đọc chú giải.
- Luyện đọc câu trên bảng lớp.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc bài trước lớp
- Lắng nghe
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+  để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công.
+ Cây quỳnh: lá dây, giữ được nước.
 + Hoa ti gôn: Thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
+ Hoa giấy: Bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng.
+ Cây đa ấn Độ : bật ra những búp đỏ hang nhọn nhất, xoè những tán lá nâu rõ to, 
- Vẻ đẹp của ban công nhà bé Thu
- 1HS đọc đoạn 2
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn nhỏ.
+ HS phát biểu theo ý hiểu
+ Là nơi đất tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn.
- Ban công nhà Thu là một khu vườn nhỏ.
- Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- Lắng nghe, xác định đoạn LĐ
+ Học sinh theo dõi, thực hiện.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
------------------------∆------------------------
BUỔI CHIỀU
Tiết 2. Chính tả (Nghe - viết): LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn bản luật
	- Làm được bài tập 3 (a).
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Thực hành
	- Phương tiện: Phiếu để ghi các cặp tiếng cho HS bốc thăm, phiếu khổ to. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5'
 3'
5’
15’
10’
 2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ đọc từ ngọ nguậy, líu ríu, leng keng, ...
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối: 
- Đọc bài viết, mời 2HS đọc bài chính tả.
+ Nội dung điều 3, khoản 3, Luật Bảo vệ môi trường nói gì?
- Yêu cầu HS tìm và luyện viết từ khó.
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
+, Đọc cho HS viết bài.
- Đọc toàn bài cho HS soát bài.
- Nhận xét 5-7 bài.
HD làm bài tập chính tả
Bài tập 3 (a): 
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- Phát phiếu cho HS.
- Mời HS trình bày kết quả.
C. Kết luận
- Nhận xét tiết học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2HS viết bảng lớp và nháp. 
- Lắng nghe, ghi vở.
- Nghe, 2HS đọc lại.
+ ...thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
- Ví dụ: phòng ngừa, suy thoái, ...
- Nhắc lại 
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau sửa lỗi
- Đọc đầu bài và nhận nhiệm vụ học tập.
- Làm bài trên phiếu: na ná, nong nóng, nao nao, náo nức,...
- Trình bày bài trên bảng lớp, nhận xét.
Tiết 3: Ôn Toán ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
	- Biết cộng thành thạo số thập phân. Giải các bài toán có liên quan đến cộng số thập phân.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
3'
7’
8’
7’
8’
2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu HS làm bài tập 3 tr.52
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính :
a) 65,72 + 34,8	
b) 284 + 1,347
c) 0,897 + 34,5	
d) 5,41 + 42,7
- HS đặt tính từng phép tính 
- GV kiểm tra hoặc đổi vở để KT với bạn
Bài tập 2: Tìm x
a) x - 13,7 = 0,896	
 b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6
Bài tập 3 
Thùng thứ nhất có 28,6 lít dầu, thùng thứ hai có 25,4 lít dầu. Thùng thứ ba có số dầu bằng trung bình cộng số dầu ở 2 thùng kia. Hỏi cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu? 
Bài tập 4: (HSKG)
Cho 2 số có hiệu là 26,4. Số bé là 16. Tìm số lớn - Chữa bài, nhận xét.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2 hs lên bảng lớp làm vào nháp.
+ Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi đầu bài
Đáp án :
a) 100,52
b) 285,347
c) 35,397
d) 48,11
Lời giải :
a) x - 13,7 = 0,896	
 x = 0,896 + 13,7
 x = 14,596
b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6
 x – 3,08 = 34,32
 x = 34,32 + 3,08 
 x = 37,4
Bài giải :
Thùng thứ ba có số lít dầu là:
 (28,6 + 25,4) : 2 = 27 (lít)
Cả 3 thùng có số lít dầu là:
 28,6 + 25,4 + 27 = 81 (lít)
 Đáp số: 81 lít. 
Bài giải :
 Giá trị của số lớn là :
 26,4 + 16 = 42,4
 Đáp số : 42,4
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 15/11/2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2020
Tiết 1. Toán: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
	- Biết trừ 2 số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành.
	- Phương tiện: Bảng phụ. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5'
 3'
5’
5’
5’
7’
8’
2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Y/cầu HS chữa BT 2 (c, d)	
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
2.1. Ví dụ 1: 
- Gọi HS đọc ví dụ
- Yêu cầu HS phân tích yêu cầu của bài toán (GV ghi tóm tắt bằng sơ đồ lên bảng).
+ Muốn tính độ dài đoạn thẳng BC ta làm thế nào?
- HDHS đổi: 4,29 m = 429 cm
 1,84 m = 184 cm
- Kết luận, HDHS cách đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính.
2.2. Ví dụ 2: 
- Gọi HS đọc ví dụ
- HDHS đặt tính rồi làm như SGK
- Muốn trừ 2 số thập phân ta làm thế nào?
3. Thực hành:
Bài 1: (tr.54) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: (tr.54) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bảng con theo nhóm
- Quan sát, hỗ trợ.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: (tr.54) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vở
- Nhận xét vở học sinh.
- Gọi lên bảng chữa 2 cách. 
- Quan sát, hỗ trợ HS.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận
- Muốn trừ 2 số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ HS thực hiện
- Lắng nghe, ghi vở.
- 2HS đọc ví dụ.
- Phân tích bài toán.
+ Ta phải thực hiện phép trừ:
 4,29 ‒ 1,84 = ? (m)
Hay: 
 429 ‒ 184 = 245 (cm)
Mà: 245cm = 2,45m
Vậy 4,29 ‒ 1,84 = 2,45 (m)
+ 3HS nêu
- Đọc ví dụ 2:
- Thực hiện theo HD của GV.
- 3 HS đọc (SGK trang 53)
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Đọc yêu cầu bài.
 a) b) c)
- Đọc yêu cầu bài 3
- Phân tích bài toán, nêu cách giải
- HS tự làm bài, chữa bài
Bài giải
Cách 1: 	
Số ki-lô-gam đường đã lấy ra là:
 10,5 + 8 = 18,5 (kg)
 Số ki ... Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
II. Phương pháp, phương tiện:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành. 
- Phương tiện: Thông tin và hình trang 46, 47 SGK. Phiếu học tập. 
III. Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
15’
12’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các đồ dùng trong gia đình được làm bằng mây, tre, song
- Nhận xét, đánh giá
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- GV tổ chức và hướng dẫn.
Chia nhóm, giao phiếu bài tập
- Nêu yêu cầu thảo luận
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt bài.
+ Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết?
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn
Kết luận: (SGK)
C. Kết luận
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- HS kể
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Đặc điểm: Tre là cây mọc dứng, cao khoảng 10 - 15m...
Song, mây là cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh
- HS quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng trong hình
- Đại diện từng nhóm trình bày.
Hình 4: Đòn gánh, ống đựng nước được làm bằng tre
Hình 5: Bộ bàn ghế tiếp khách làm bằng mây, song
- HS kể theo khả năng biết của mình
.
- HS nêu
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Ôn Toán ÔN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
Biết: Cộng, trừ số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
- Phương pháp: luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Bảng nhóm. Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
30'
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn địnhtổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên chữa bài 2 (tr.54)
- Nhận xét. 
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập1: Đặt tính rồi tính :
 a)70,75 – 45,68
 b) 86 – 54,26
 c) 453,8 – 208,47
 Bài tập 2 : Tính bằng 2 cách :
 a) 34,75 – (12,48 + 9,52)
b) 45,6 – 24,58 – 8,382 
Bài tập 3 : Tìm x : 
 a) 5,78 + x = 8,26
b) 23,75 – x = 16,042
Bài tập 4 : (HSKG)
Tổng diện tích của ba vườn cây là 6,3 ha. Diện tích của vườn cây thứ nhất là 2,9 ha, Diện tích của vườn cây thứ hai bé hơn diện tích của vườn cây thứ nhất là 8120m2, Hỏi diện tích của vườn cây thứ ba bằng bao nhiêu m2 ?
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ Lên bảng làm bài
Đáp án :
a) 24,89
b) 31,74
c) 245,33
Bài giải :
a) 34,75 – (12,48 + 9,55)
 = 34,75 - 22,03
 = 12,72
b) 45,6 – 24,58 – 8,382 
 = 21,02 - 8,382
 = 12,638
 Bài giải :
a) 5,78 + x = 8,26
 x = 8,26 – 5,78
 x = 2,48
b) 23,75 – x = 16,042
 x = 23,75 - 16,042 
 x = 7,708
Bài giải :
Đổi : 812om2 = 0,812 ha
Diện tích của vườn cây thứ hai là : 
 2,9 – 0,812 = 2,088 (ha)
Diện tích của vườn cây thứ ba là :
 6,3 – (2,9 + 2,088) = 1,312 (ha)
 Đáp số : 1,312 ha
------------------------∆------------------------
Tiết 3. Ôn TV: ÔN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
	- Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ) nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
	- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
 - Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
 - Phương tiện: Nêu một số lỗi sai điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý  cần chữa.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5'
3'
15’
15’
 2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại các cách viết mở bài, kết bài của bài văn tả cảnh.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Hoạt động 1: Nhận xét về kết quả làm bài của học sinh.
- Viết đề lên bảng.
- Nêu 1 số lỗi sai điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc về ý.
- Nhận xét về kết quả làm bài:
+ Ưu điểm: xác định yêu cầu của đề bài, bố cục bài tốt.
- Chữ viết đúng chỉ còn 1 số bạn cần chú ý rèn chữ viết.
+ Khuyết điểm: Còn một số em nhầm lẫn phụ ân đầu, vần,... 
- Trả bài cho HS.
Hoạt động 2: HD học sinh chữa bài:
1. Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- Viết các lỗi cần chữa lên bảng.
- Nhận xét.
+ Hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi trong bài.
2. Yêu cầu HS chọn viết lại 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
- Nhận xét.
+ Đọc những bài văn hay, đoạn văn hay để HS học tập và tham khảo. 
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ HS nêu
- Lắng nghe phần nhận xét.
- Nhận bài và xác định lỗi trong bài.
- Quan sát và chữa lỗi, 1 học sinh lên bảng chữa.
 - Tự viết 1 đoạn trong bài cho hay hơn và nối tiếp đọc đoạn văn vừa viết.
- Nghe để học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 18/11/2020
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2020
Tiết 1. Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
 	- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 	- Biết giải toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Phương tiện - Phương pháp dạy học.
- Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Bảng phụ bài tập 2, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
3'
5’
5’
8’
5’
7’
2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Làm bài tập 5 giờ học trước. 
- Nhận xét, chốt.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối:	
2.1. Ví dụ 1: SGK.
- Hướng dẫn HS cách tính chu vi hình tam giác.
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS đổi sang đơn vị nhỏ hơn m (dm) rồi tính chu vi HTG.
- HDHS đặt tính theo cột dọc rồi thực hiện nhân STP với STN.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
2.2. Ví dụ 2: 0,46 ×12 = ?
- Cho HS làm vào nháp
- Nhận xét
- Chốt: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như thế nào?
+ Lưu ý cho HS 3 thao tác: nhân, đếm, tách.
3. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con và chữa bài.
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài
- Nhận xét, chốt bài.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đầu bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét, chốt bài.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS thi giải nhanh bài toán, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
HSNK làm thêm phép tính do gv yêu cầu.
- Thu 1 số vở nhận xét.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài, nhận xét.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc VD g tóm tắt bài toán.
- ... ta lấy 1,2 × 3 = ? (m)
- Đổi 1,2 m = 12 dm
 12 × 3 = 36 (dm)
- Đổi 36 dm = 3,6 m
- Nghe và quan sát GV thực hành mẫu 
- ... thực hiện theo các bước:
+ Đặt tính (cột dọc)
+ Tính: như nhân 2 số tự nhiên:
g Đếm phần thập phân của thừa số thứ nhất có bao nhiêu chữ số ta dùng dấu phảy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số (một chữ số kể từ phải sang trái)
- Làm tương tự như VD 1 trên bảng con.
- ...đặt tính rồi thực hiện tính như nhân 2STN, tách dấu phẩy ....
- Đọc yêu cầu bài
- Làm bài vào bảng con và chữa bài
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
 3
 3
 10
Tích
9,54
24,21
23,890
- Học sinh đọc bài toán g tóm tắt.
- Học sinh đọc, phân tích yêu cầu của bài tập.
- Thi làm bài vào vở.
Bài giải
 4 giờ ô tô đó đi được số km là:
 42,6 × 4 = 170,4 (km)
 Đáp số: 170,4 km.
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
	- Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
	II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Hỏi đáp, luyện tập thực hành
	- Phương tiện: Bảng phụ, mẫu đơn in sẵn và 1 lá đơn.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
3'
20’
10’
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc lại đoạn văn, bài văn tả cảnh tiết trước?
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối:	
- Hướng dẫn học sinh viết đơn.
- Treo bảng phụ giới thiệu mẫu đơn g xem lá đơn.
- Hướng dẫn nội dung từng đề.
Lưu ý: Trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra) sao cho ngắn gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục ngăn chặn.
- Gọi HS đọc đơn vừa viết.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài, nêu thể thức một mẫu đơn.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2HS đọc
- Lắng nghe, ghi vở.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- 1, 2 HS đọc mẫu đơn.
- Nêu đề bài mình chọn (1 hay 2)
- Viết đơn vào vở bài tập.
- Nối tiếp đọc lá đơn g lớp nhận xét.
------------------------∆------------------------
Tiết 4: Sinh hoạt. NHẬN XÉT TUẦN 11
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
 	- Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ.
 	- Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng.
 	- Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng.
	- Hoạt động khác: Tham gia đầy đủ.
 2. Giáo viên nhận xét đánh giá chung:
	- Các em đi học đều và đúng giờ. 
	- Có ý thức chuẩn bị bài và làm bài trước khi đến lớp .
	- Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi hơn 
	- Cần có ý thức hơn trong các giờ học : 
3. Phương hướng hoạt động tuần 12.
 - Ổn định tốt nề nếp học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân.
	- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_11_tran_duc_huan.docx