Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 - Đặng Thị Duyên

- Đọc trôi chảy toàn bài, nhắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Biết trao đổi, chia sẻ để hiểu được nội dung bài: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các CH trong SGK). HSHTT nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

- Có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh.

 

doc 22 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 12
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2022
Tập đọc: MÙA THẢO QUẢ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, nhắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. 
- Biết trao đổi, chia sẻ để hiểu được nội dung bài: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các CH trong SGK). HSHTT nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
- Có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Một số hình ảnh về thảo quả, công dụng của thảo quả. 
- Bản đồ Việt Nam; Hình ảnh về tầng rừng thấp.
III. Các hoạt động dạy-học:
1/ Khởi động: 
- Ban học tập tổ chức trò chơi: Khám phá Bức tranh bí ẩn
Nội dung đánh giá: Học sinh chọn tranh, các nhóm thảo luận để tìm ra được từ khóa của tranh, khám phá nội dung bức tranh bí ẩn.
- Cả lớp cùng tham gia chơi.
2/ Hình thành kiến thức mới: 
* HĐ1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
* HĐ2: Luyện đọc đúng:
- 1 học sinh đọc mẫu toàn bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Các nhóm luyện đọc cá nhân toàn bài.
+ Từ khó: sự sống, say ngây, sự sinh sôi, thoắt cái, nhánh.
+ Câu dài: Gió tây lướt thướt bay qua rừng,/ quyến hương thảo quả đi,/ rải theo triền núi,/ đưa hương thảo quả ngọt lựng,/ thơm nồng vào những thôn xóm Chin San.
- Cùng nhau giải nghĩa từ khó, chưa hiểu: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm 
uất, tầng rừng thấp,...
- Gv giới thiệu về tỉnh Lào Cai trên bản đồ.
- Cùng nhau thảo luận để chia đoạn, nêu cách đọc cho từng đoạn,...
- Luyện đọc đoạn theo nhóm: Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện đọc theo đoạn trước lớp.
* HĐ3: Tìm hiểu bài.
- Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với các bạn trong nhóm để cùng trao đổi lại và bổ sung. (nếu thiếu).
- Nhóm TL, tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
- HS nêu nội dung chính của bài. 
+HSCHT: GV gợi ý thêm ở câu hỏi 1: Mùi thơm của thảo quả được tác giả miêu tả như thế nào?
+HSHTT trả lời thêm ý: Để miêu tả thảo quả tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật 
gì? (so sánh, nhân hóa,...)
3/ Hoạt động thực hành: Luyện đọc lại
Yêu cầu học sinh chọn một đoạn mà em yêu thích để đọc diễn cảm.
- Hoạt động cá nhân: Luyện đọc đoạn.
- Hoạt động trong nhóm: Đọc cho nhau nghe, sửa lỗi cho nhau (Nếu có)
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
4/ Hoạt động vận dụng:
- Thảo quả được dùng để làm gì? (làm gia vị, làm thuốc,...)
+ NT tổ chức các bạn thảo luận và trình bày bằng sơ đồ tư duy.
+ Đại diện các nhóm treo bài và chia sẻ.
- Về nhà đọc lại bài cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------˜ { ™-------------
Toán: Tiết 56. NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10; 100; 1000; ...
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết nhân nhẩm số thập phân với 10; 100; 1000;... Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. Giải bài toán có liên quan đến nhân nhẩm với 10; 100;....
- Làm và chia sẻ với bạn: bài 1; bài 2; HSHTT làm thêm bài 3 và bài nâng cao ở PHT. Vận dụng giải được các bài toán liên quan trong thực tế cuộc sống..
- Có ý thức làm bài cẩn thận, tính toán chính xác. 
II. Đồ dùng dạy-học: - Phiếu bài tập nâng cao và bài vận dụng.
III. Các hoạt động dạy-học:
1/ Khởi động: 
- Gv tổ chức trò chơi “Ghép nối” cho cả lớp. 
- Hs làm vào bảng con. Trong thời gian 3 phút hs nào xếp nhanh, đúng thì chiến thắng
Gv đưa bài lên, yêu cầu hs ghép nối phép tính ở cột A sao cho phù hợp với kết quả ở cột B. 
A
B
32,615 10
32,615 100
32,615 1000
32615
3261,5
326,15
- Gv đưa đáp án, hs đối chiếu.
2/ Khám phá:
- Gv: Qua các phép tính ở trò chơi, em có nhận xét gì về các tích với thừa số thứ nhất 
của tích đó?
- Hs: Dời dấu phẩy của thừa số thứ nhất sang bên phải một, hai, ba chữ số thì được tích (nhân với 10 thì dời dấu phẩy sang phải 1 chữ số, nhân với 100 thì dời dấu phẩy sang phải 2 chữ số, nhân với 1000 thì dời dấu phẩy sang phải 3 chữ số). 
- Gv: Vậy qua đó em hãy cho biết: muốn nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;ta làm thế nào?
- Vài em trả lời trước lớp: Muốn nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;ta chỉ việc dời dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba chữ số.
- Gv: Đó cũng chính là nội dung bài ta học hôm nay. 
- GV ghi tên bài, nêu mục tiêu tiết học.
- Gv yêu cầu hs nêu ví dụ. Cả lớp nhận xét, tương tác với bạn.
+ Hs hoàn thành tốt lấy ví dụ khó hơn như: 0,04 1000
3/ Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm.
- Gv đọc từng phép tính cho hs thi tính nhẩm nhanh vào bảng con.
+ Hs nêu cách nhẩm.
Bài 2:
- Hs làm bài cá nhân vào vở.
- Nhóm 2 đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
10,4 dm = 104cm; 12,6m = 1260cm; 0,856m = 85,6cm; 5,75dm = 57,5cm.
=>Những em làm xong nhanh thì làm tiếp bài 3. Nếu xong bài 3 thì làm tiếp bài ở PHT.
Bài 3: Bài giải
 10l dầu cân nặng là: 0,8 10 = 8 (kg)
 Can dầu hỏa cân nặng là: 8 + 1,3 = 9,3 (kg)
 Đáp số: 9,3 kg
+ Bài tập nâng cao ở PHT: Tính thuận tiện:
a) 37,9 2,5 + 37,9 7,5 b) 14,65 75 + 14,65 40 - 14,65 15
Đ/A: a) 37,9 2,5 + 37,9 7,5 b) 14,65 75 + 14,65 40 - 14,65 15
 = 37,9 (2,5 + 7,5) = 14,65 (75 + 40 – 15)
 = 37,9 10 = 375. = 14,65 100 = 1465.
4/ Hoạt động vận dụng:
- Gv yêu cầu hs làm vào vở nháp, sau đó chia sẻ trong nhóm, vài hs chia sẻ trước lớp bài toán sau: 
Cô giáo mua 10 lon nước ngọt, mỗi lon chứa 0,33l.
a) Hỏi 10 lon chứa được tất cả mấy lít nước ngọt?
b) Giá mỗi lon nước ngọt là 8500 đồng. Hỏi cô giáo phải trả hết bao nhiêu tiền?
- Về nhà chia sẻ với người thân cách nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000...
- Vận dụng cách nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;... vào tính toán một số vấn đề thực tế trong cuộc sống.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------˜ { ™-------------
Chính tả: (Nghe - viết) MÙA THẢO QUẢ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe viết đúng đoạn văn Mùa thảo quả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Viết đúng các từ chứa tiếng có âm đầu s/x hoặc tiếng có âm cuối c/t.
- Cẩn thận khi viết bài. Biết hợp tác, chia sẻ và sửa sai cho bạn.
- Có ý thức rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy-học: Bảng nhóm, bút dạ cho Bài tập 3 ở HĐ2.
III. Các hoạt động dạy-học:
 1/ Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để khởi động tiết học.
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng: Thi viết nhanh các từ láy gợi tả âm thanh.
* GV giới thiệu đoạn viết từ : Sự sống cứ tiếp tục đến dưới đáy rừng trong bài Mùa thảo quả.
2/ Hướng dẫn nghe - viết:
*HĐ 1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Cá nhân tự đọc thầm đoạn viết để trả lời: 
+ Em hãy nêu nội dung của đoạn văn ? (Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt).
- Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh.
- Chia sẻ trước lớp.
*HĐ 2: Hướng dẫn viết từ khó.
- Cá nhân đọc thầm bài và tìm các từ viết khó, hay sai ở trong bài.
(sự sống, lặng lẽ, đỏ chon chót,)
- Thảo luận trong nhóm và viết các từ đó ra nháp.
3/ Hoạt động thực hành:
*HĐ 1: Viết chính tả:
- HS nghe cô đọc 
- Viết bài vào vở.
* Dò bài:
- Cá nhân dò bài của mình.
- Nhóm 2 đổi vở, dò bài lẫn nhau.
*HĐ 2: Làm bài tập chính tả.	
Bài 2: HS làm bài tập dưới dạng trò chơi.Tiếp sức
- Các nhóm lên bảng nối tiếp nhau viết từ . Nhóm nào tìm được nhiều cặp từ là nhóm đó thắng cuộc.
Bài 3: HS làm theo nhóm.
- Cá nhân đọc yêu cầu, trao đổi kết quả trong nhóm.
- Đại diện các nhóm ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV chia sẻ: Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng có điểm gì giống nhau?
- Dòng thứ nhất các tiếng đều chỉ tên con vật, dòng thứ hai các tiếng chỉ tên loài cây.
4/ Hoạt động vận dụng:
- Thi tìm và ghi tên các loại quả. Trong thời gian 3 phút nhóm nào ghi được nhiều thì nhóm đó thắng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------˜ { ™-------------
Khoa học: ĐÁ VÔI. XI MĂNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết một số tính chất của đá vôi, xi măng; 
- Nêu được công dụng của đá vôi và xi măng. 
- Thấy được các nhà máy xi măng gây ảnh hưởng đến môi trường. 
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Một số lọ hoa bằng gốm, đá vôi, một ít xi măng. Hình ảnh một số nhà máy xi măng ở nước ta. Vài mẫu đá vôi, đá cuội, dấm chua hoặc a-xít. 
- Các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động đá vôi. 
III. Các hoạt động dạy-học:
1/ Khởi động: - CTHĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi “Trời ta, đất ta”.
2/ Khám phá:
*HĐ 1: Công dụng của xi măng.
- Hoạt động nhóm 2: Cùng quan sát tranh ở sgk và trao đổi:
+ Xi măng dùng để làm gì?
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết. 
- Hoạt động nhóm 6: NT cho các bạn chia sẻ trong nhóm.
- Hoạt động cả lớp: TBHT tổ chức các bạn chia sẻ.
*HĐ 2: Tính chất của xi măng.
- (N6) NT y/c các bạn thảo luận câu hỏi:
+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
+ Xi măng có tính chất gì?
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Vữa xi măng do nguyên vật liệu nào tạo thành?
+ Vữa xi măng có tính chất gì?
+ Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng?
+ Cần phải bảo quản vữa xi măng như thế nào? Tại sao?
- TBHT cho cả lớp cùng chia sẻ.
HĐ 3: Tìm hiểu về đá vôi và tính chất của nó.
- Hs quan sát tranh ở sgk, đọc tên các vùng núi đá vôi.
- Hs kể những vùng có nhiều đá vôi ở nước ta mà em biết?
- Gv cho hs xem hình ảnh một số vùng núi đá vôi ở nước ta.
- Gv kết luận: Vậy theo em, đá vôi có tính chất gì? Ta đi vào tìm hiểu về tính  ...  đối với đời sống nhân dân ta?
- HS thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo.
- Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- Gv tương tác với hs:
+ Kể một số ngành nghề thủ công ở địa phương em?
- Gv cho hs xem một số hình ảnh các ngành nghề thủ công ở địa phương.
3/ Hoạt động vận dụng:
- Địa phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào? Kể tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp, nghề thủ công đó?
(Dự kiến: +Những ngành công nghiệp, nghề thủ công ở địa phương: làm ngói, làm nón, công nghiệp may mặc, chế biến thực phẩm 
+ Các sản phẩm của ngành công nghiệp, nghề thủ công đó (gạch ngói, nón, .)
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------˜ { ™-------------
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1,BT2). Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết cách đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
- HS biết sử dụng quan hệ từ một cách phù hợp trong học tập và giao tiếp hằng ngày.
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ trong lời nói, viết văn. Có ý thức góp phần bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy-học: - Từ điển.
III. Các hoạt động dạy-học: 
1/ Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức trò chơi “Xì điện”: Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
2/ Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc đoạn văn; gạch 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó.
- Hs tự làm vào vở bài tập.
- Nối tiếp nhau mỗi bạn nêu một từ tìm được, nhóm thống nhất ý kiến.
- Tổ chức HS các nhóm trình bày kết quả trước lớp. 
*Dự kiến: + Từ của: nối cái cày với người Hmông; bằng: nối bắp cày với gỗ tốt màu đen.
+ Từ như(1): nối vòng với hình cánh cung; Từ như(2): nối hùng dũng với một chàng hiệp 
sĩ cổ đeo cung ra trận. 
Bài 2: Các từ in đậm biểu thị quan hệ gì?
- Cá nhân làm bài vào vào vở bài tập in.
- Trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời miệng từng câu hỏi.
- Chia sẻ trước lớp, GV tương tác với HS:
*Dự kiến: a. nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
b. mà: biểu thị quan hệ tương phản.
c: nếu - thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
Bài 3: Điền quan hệ từ thích hợp vào ô trống.
- Cá nhân tự làm vào vở bài tập in.
- Chia sẻ, trao đổi trong nhóm.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 4: Đặt câu với quan hệ từ: mà, thì, bằng.
- Hs tự đặt câu và viết vào vở.
- Cá nhân đọc câu vừa đặt trong nhóm. Cả nhóm nhận xét, sửa sai.
- Tổ chức chia sẻ trước lớp. 	
+ HS hoàn thành tốt: đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở bài, biết sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để đặt câu hay, sáng tạo.
3/ Hoạt động vận dụng:
- Sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để đặt câu về học tập, trường lớp, thầy cô.
+ HS làm vở nháp.
+ Vài học sinh chia sẻ trước lớp.
- Về chia sẻ với người thân những kiến thức em vừa học được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2022
Toán: LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết: Nhân một số thập phân với một số thập phân; nắm tính chất kết hợp của 
phép nhân các số thập phân. Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân; nhân một số thập phân với một số thập phân và giải các bài toán có liên quan.
- Học sinh làm và chia sẻ với bạn: Bài 1, bài 2, bài 3. HSHTT làm thêm bài ở phiếu.
- Học sinh tính toán cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy-học: Phiếu bài tập nâng cao.	
III. Các hoạt động dạy-học:
1/ Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai ®óng”.
- Thực hiện nhân nhẩm một số thập phân với với 10, 100, 1000,.
a/ 23,48 0,1 b/ 873,7 0,01 238,7 0,001
2/ Hoạt động thực hành:
- Hs đọc yêu cầu bài tập 1 ở SGK vào vở nháp bài 1a.
- GV tương tác với học sinh về tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân. 
- Hs làm vở bài 1b; bài 2; bài 3.
+ HSCHT: nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
+ HSHTT: làm thêm bài ở phiếu.
*Phiếu bài tập nâng cao: Tính bằng cách thuận tiện: 96,28 × 3,527 + 3,527 × 3,72
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ kết quả.
- Hs chia sẻ bài trước lớp.
Bài 1b: 
9,65 × 0,4 × 2,5 = 9,65 × (0,4 × 2,5) 7,38 × 1,25 × 80 = 7,38 × (1,25 × 80) 
 = 9,65 × 1 = 7,38 × 100
 = 9,65 = 738
0,25 × 40 × 9,84 = (0,25 × 40) × 9,84 34,3 × 5 × 0,4 = 34,3 × (5 × 0,4) 
 = 10 × 9,84 = 34,3 × 2
 = 98,4 = 68,6
Bài 2: 
a) (28,7 + 34,5) × 2,4 = 63,2 × 2,4 b) 28,7 + 34,5 × 2,4 = 28,7 + 82,8
 = 151,68 = 111,5
Bài 3: Kết quả là 31,25
3/ Hoạt động vận dụng: 
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 0,25 19,38 0,4
+ Hs làm bảng con.
- Về chia sẻ với người thân cách nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------˜ { ™-------------
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng. 
- Nhận biết và chia sẻ với bạn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài mẫu trong SGK.
- Học sinh yêu quý mọi người trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy-học: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học: 
1/ Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chơi: “Xì điện” khởi động tiết học.
- Tìm các từ chỉ hình dáng hoặc tính tình của con người.
2/ Hoạt động thực hành:
*Hoạt động 1: Làm bài tập 1
- Hs đọc và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong bài “Bà tôi” vào vở nháp. (Mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt. )
- Hai bạn cùng chia sẻ bài làm của mình. 
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm nêu kết quả thảo luận, các bạn khác lắng nghe bổ sung ý kiến và thống nhất. Thư kí ghi vào bảng nhóm.
- BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. BHT tổng hợp ý kiến các nhóm và báo cáo cho cô giáo.
- GV tương tác với HSHTT: Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
- GV tương tác với cả lớp: Tác giả đã chọn lọc rất kĩ các chi tiết tiêu biểu về ngoại hình 
của người bà để miêu tả. Cho nên bài văn đã khắc họa rõ nét hình ảnh người bà của tác giả trong tâm trí người đọc. 
*Hoạt động 2: Làm bài tập 2
- Cá nhân đọc và ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong bài Người thợ rèn vào vở. 
- Hai bạn cùng chia sẻ bài làm của mình. 
- Nhóm trưởng tổ chức cho các nhóm nêu kết quả thảo luận, các bạn khác lắng nghe bổ sung ý kiến và thống nhất. 
- BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. BHT tổng hợp ý kiến các nhóm và báo cáo cho cô giáo.
- GV tương tác với HS: 
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn dang làm việc của tác giả? 
+ Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
- GVKL: Như vậy, biết cách chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt hẳn với mọi người xung quanh, làm cho bài văn hấp dẫn hơn, không lan man, dài dòng.
3/ Hoạt động ứng dụng:
- Hãy viết đoạn văn 3 - 5 câu về một người thân của em đang làm việc.
+ Hs viết vào vở.
- Vài hs chia sẻ trước lớp. Nhận xét tuyên dương bạn viết hay.
- Về nhà đọc đoạn văn vừa viết cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------˜ { ™-------------
Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT LỚP.
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Giúp HS thấy được ưu điểm và khuyết điểm trong tuần vừa qua. Từ đó vạch ra được hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức tổ chức tổ chức kỉ luật, tự giác trong mọi hoạt động.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Câu hỏi về Tìm hiểu về Ngày 20/11. 
III. Các hoạt động dạy-học:
1/ Khởi động:
- Chi đội trưởng tổ chức trò chơi Hát bài hát có tên một loài chim.
- Nêu mục tiêu tiết sinh hoạt.
2/ Hoạt động thực hành:
*HĐ 1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Các nhóm trưởng đánh giá, nhận xét nhóm mình.
- CTHĐTQ nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Hs nêu ý kiến.
*HĐ 2: Phương hướng tuần tới.
- Các nhóm thảo luận đưa ra phương hướng.
- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo.
- CTHĐTQ tổng hợp và báo cáo.
*HĐ 3: Trò chơi“ Thi tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Giáo viên phổ biến cách chơi. Hình thức chơi “Rung chuông vàng„.
Câu 1. Tên đầy đủ của ngày 20-11?
Đáp án: Hiến chương Nhà giáo Việt Nam
Câu 2. Bài hát của nhạc sĩ Vũ Hoàng về thầy cô (gợi ý bắt đầu bài: Khi thầy...)
Đáp án: Bài hát Bụi Phấn
Câu 3. Con số nào được tượng trưng cho ngày 20-11, theo phong trào dạy tốt, học tốt?
Đáp án: Con số 10
Câu 4. Cái gì bạn không mượn mà trả?
Đáp án: Lời cảm ơn
Câu 5. Nơi nào Bác sống một thời
Làm thầy giáo dạy trẻ vui học hành?
Đáp án: Trường Dục Thanh- TP. Phan Thiết
Câu 6. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: 20/11/1982
Câu 7. Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: 15/10/1968
- CĐT điều hành lớp chơi. Bạn nào trả lời đúng đến câu cuối cùng thì được thưởng một tràng pháo tay.
3/ Hoạt động vận dụng.
- Lớp hát các bài hát, đọc thơ về thầy cô giáo.
- Thực hiện tốt phương hướng đã nêu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------˜ { ™-------------
 Ngày 23/11/2022
 TPTCM
 Trương Thị Hương Giang

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2022_2023_dang_thi_du.doc