Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với các diễn biến các sự việc.

 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công nhân nhỏ tuổi. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK ).

 *KNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).

 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng

 *GDMT: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ viết đoạn cần luyện

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13:
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng Tập đọc:
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với các diễn biến các sự việc.
 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công nhân nhỏ tuổi. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK ).
 *KNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
 *GDMT: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài mới: 
 a. Hướng dẫn học sinh luyện đọc (10’)
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau từng đoạn.
- Sửa lỗi cho học sinh.
- Giáo viên ghi bảng âm cần rèn.
- Ngắt câu dài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài (12’)
• Tổ chức cho học sinh thảo luận.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào? Giáo viên ghi bảng: khách tham quan.
+Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì ?
-Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
• Giáo viên chốt ý.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
• Giáo viên chốt ý.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ ?
*GDMT:+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?
- Cho học sinh nhận xét.
- Nêu ý 3.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung. 
• GV chốt: Con người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm (8’) 
- GV hướng dẫn HS rèn đọc diễn cảm.
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc.
3.Củng cố – dặn dò: (3’)
- Hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS đặt câu hỏi – Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1, 2 học sinh đọc bài.
- Lần lượt HS đọc nối tiếp từng đoạn.
 - 3 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh phát âm từ khó.
- Học sinh đọc thầm phần chú giải.
- 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
- Các nhóm thảo luận nhóm 4.
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm nhận xét.
- Học sinh đọc đoạn 1.
- Dự kiến: Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào 
- Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối 
-Tinh thần cảnh giác của chú bé
- Các nhóm trao đổi thảo luận
+ Thông minh: thắc mắc, lần theo dấu chân, tự giải đáp thắc mắc, gọi điện thoại báo công an.
+ Dũng cảm: Chạy gọi điện thoại, phối hợp với công an.
Sự thông minh và dũng cảm của cậu bé 
- yêu rừng, sợ rừng bị phá/ Vì hiểu rằng rừng là tài sản chung, cần phải giữ gìn/ 
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung/ Bình tĩnh, thông minh/ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh/ Dũng cảm, táo bạo 
- Sự ý thức và tinh thần dũng cảm của chú bé 
- Bài văn biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- HS thảo luận cách đọc diễn cảm: giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Đại diện từng nhóm đọc.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Lần lượt học sinh đọc đoạn cần rèn.
- Đọc cả bài.
- Các nhóm rèn đọc phân vai rồi cử các bạn đại diện lên trình bày.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 4 (a)* Bài 3 dành cho HS khá giỏi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Luyện tập.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: (30’)
*Giới thiệu bài mới: 
* Luyện tập: 
 Bài 1:	
• Giáo viên hướng dẫn HS ôn kỹ thuật tính.
- Lưu ý: HS đặt tính dọc.
• Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc + – ´ số thập phân.
	Bài 2: 
- Yêu cầu tính nhẩm và nêu miệng kết quả.
• Giáo viên chốt lại.
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 0,1.
 Bài 3*:Y/c HS đọc đề, Nêu tóm tắt – Vẽ sơ đồ.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
- Giáo viên chốt bài giải; Củng cố nhân một số thập phân với một số tự nhiên 
 Bài 4 :
- GV treo bảng phụ, HS lên bảng làm bài.
-Qua bảng trên em có nhận xét gì ?
GV: Đó là quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên. Quy tắc này cũng đúng với các số thập phân .
- Y/c HS làm bài b.
-Kết luận: Khi có một tổng các số thập phân nhân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
3. Tổng kết - dặn dò: (3’)
- Bài tập tính nhanh (ai nhanh hơn)
	1,3 ´ 13 + 1,8 ´ 13 + 6,9 ´ 13
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
- Nhận xét tiết học 
- Học sinh chữa bài nhà
- Học sinh nêu lại tính chất kết hợp.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc đề.
 - Học sinh làm bài.
a)375,86 + 29,05 = 404,91
b)80,457 – 26,827 = 53,648
c)48,16 x 3,4 = 163,744
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài, chữa bài.
	78,29 ´ 10 ; 265,307 ´ 100
	0,68 ´ 10 ; 78, 29 ´ 0,1
	265,307 ´ 0,01 ; 0,68 ´ 0,1
- Nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000; 0,1; 0,01; 0, 001.
- HS đọc đề, Nêu tóm tắt – Vẽ sơ đồ.
- Học sinh giải – 1 em giỏi lên bảng: 
Giá 1 kg đường:
38500 : 5 = 7700(đ)
Số tiền mua 3,5kg đường :
7700 x 3,5 = 26950(đ)
Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường :
38500 – 26950 = 11550(đ)
Đáp số: 11550đ
- Học sinh chữa bài. Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề; làm bài, chữa bài.
- Nhận xét kết quả.
- Giá trị của hai biểu thức (a+b)x c và
 a x c + b x c bằng nhau.
- HS làm bài b.
9,3x 6,7+ 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3)
 = 9,3 x 10 = 93
7,8 x 0,35+ 0,35x2,2=(7,8+2,2)x 0,35 
 = 10 x 0,35 = 3,5
- Học sinh chữa bài, nhận xét.
- HS làm bài, chữa bài, nhận xét.
Kể chuyện:
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.
 - BVMT: Qua câu chuyện, học sinh có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 + Giáo viên: Bảng phụ viết 2 đề bài SGK.
 + Học sinh: Soạn câu chuyện theo đề bài.	
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Giáo viên nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ).
2. Bài mới: (30’) “Kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Hướng dẫn học sinh tìm đúng đề tài cho câu chuyện của mình.
Đề bài 1: Kể lại việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
Đề bài 2: Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
• Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài.
• Yêu cầu học sinh xác định dạng bài kể chuyện.
• Yêu cầu học sinh đọc đề và phân tích.
• Yêu cầu học sinh tìm ra câu chuyện của mình.
- Hướng dẫn HS xây dụng cốt truyện, dàn ý.
- Học sinh khá giỏi trình bày.
- Trình bày dàn ý câu chuyện của mình.
- Thực hành kể dựa vào dàn ý.
- Học sinh kể lại mẫu chuyện theo nhóm (Học sinh giỏi – khá – trung bình).
- Chốt lại dàn ý.
- Thực hành kể chuyện
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Chuẩn bị: “Quan sát tranh kể chuyện”.
- Học sinh kể lại những mẫu chuyện về bảo vệ môi trường.
- HS lắng nghe
- Học sinh lần lượt đọc từng đề bài.
- HS đọc lần lượt gợi ý 1 và gợi ý 2.
- Có thể học sinh kể những câu chuyện làm phá hoại môi trường.
- Học sinh lần lượt nêu đề bài.
- Học sinh tự chuẩn bị dàn ý.
+ Giới thiệu câu chuyện.
+ Diễn biến chính của câu chuyện.
 (tả cảnh nơi diễn ra theo câu chuyện)
- Kể từng hành động của nhân vật trong cảnh – em có những hành động như thế nào trong việc bảo vệ môi trường.
- Đại diện nhóm tham gia thi kể.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh chọn.
- Học sinh nêu.
Buổi chiều GĐ-BD Toán:
LUYỆN: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN (CỘNG, TRỪ)
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS biết thực hiện phép cộng, trừ các số thập phân.
 - Vân dụng để giải toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
17,5 x 2,3 147,12 x 3,6
0,125x 4,8 23,08 x 5,7
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 563,47 + 98,42 126,85 - 87,24
 89,03 + 46 256 - 132,05
 36,4 + 7, 654 68,074 - 19,8
 72,162 + 15,9 526,2 - 38,267
Bài 2: Tính:
 564,72 + 307,6 - 632,02
 79,5 - 8,17 + 215
 608,34 - 265,9 + 37,062
Bài 3: Tìm x:
 x+ 12,6 = 54,18 245 - x = 187,3
Bài 4: Dành cho HS khá
Trong kho có 64,5 tấn xi măng, lần 1 đã bán 25,35 tấn, lần 2 bán tiếp 18,9 tấn xi măng nữa. Hỏi sau 2 lần bán, trong kho còn lại bao nhiêu tấn xi măng?
- Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng
- Nhận xét.
3. Củng cố: (2’)
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh lên làm bài tập
- Lớp nhận xét 
- 4 HS TB (Quỳnh, Long, Khương, Hằng) làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung
- Cả lớp làm vào vở, 3 HS Khá (Khánh, Huyền, Chi) lên bảng.
- Lớp nhận xét bổ sung
- 2 HS (Vy, Oanh) lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Nhận xét bài bạn.
 Bài giải:
Số tấn xi măng đã bán là:
25,35 + 18,9 =44,25 (tấn)
Số tấn xi măng còn lại trong kho là:
64,5 - 44,25 =20,25 (tấn)
Đáp số: 20,25 tấn
TH Tiếng Việt:
TIẾT 1 - TUẦN 13
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc lưu loát và trôi chảy toàn bài “Chuột đồng và lúa nếp”.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc thành tiếng: (15’)
- Chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
3. Luyện đọc hiểu: (15’)
Bài 2:
- Cho HS đọc thầm lại bài và làm bài tập.
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Đáp án:
a, ý 1 b, ý 3 c, ý 2 d, ý 1
e, ý 3 g, ý 2 h, ý 2 i, ý 3 
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS chọn từ ngữ và nghĩa nối cho thích hợp.
- Chữa bài.
4. Củng cố: (3’) 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
- 3 lượt HS đọc. 2 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Lần lượt trả lời từng câu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ và nối vào vở.
- Trình bày kết quả, HS khác nhận xét.
Đạo đ ... áo viên nhận xét – Có thể giới thiệu hoặc sửa sai cho học sinh khi dùng từ hoặc ý chưa phù hợp.
+ Mái tóc màu sắc như thế nào? Độ dày, chiều dài.
+ Hình dáng.
+ Đôi mắt, màu sắc, đường nét = cái nhìn.
+ Khuôn mặt.
-Giáo viên nhận xét.
Hướng dẫn học sinh dựa vào dàn ý kết quả quan sát đã có, học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp.
Bài 2:	
+ Người em định tả là ai?
+ Em định tả hoạt động gì của người đó?
+ Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
+ Nêu cảm tưởng của em khi quan sát hoạt động đó? 
3.Củng cố – dặn dò: (3’)
- Giáo viên nhận xét – chốt.
- Tự viết hoàn chỉnh bài 2 vào vở.
- Chuẩn bị: “Làm biên bản bàn giao”.
- Nhận xét tiết học. 
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đọc dàn ý đã chuẩn bị – Đọc phần thân bài.
- Cả lớp nhận xét.
- Đen mượt mà, chải dài như dòng suối – thơm mùi hoa bưởi.
- Đen lay láy (vẫn còn sáng, tinh tường) nét hiền dịu, trìu mến thương yêu.
- Phúng phính, hiền hậu, điềm đạm.
- Học sinh suy nghĩ, viết đoạn văn 
 (chọn 1 đoạn của thân bài).
- Viết câu chủ đề – Suy nghĩ, viết theo nội dung câu chủ đề.
- Lần lượt đọc đoạn văn.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài.
- Diễn đạt bằng lời văn.
- Bình chọn đoạn văn hay.
- Phân tích ý hay
Toán:
 CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000, 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 và bài 3.
 - Giáo dục học sinh độc lập suy nghĩ khi làm bài. 
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Luyện tập.
- Đặt tính rồi tính 
Nêu số dư trong phép chia
a.74,78 :15
 b.29,4 :12
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000.
a. Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 (15’)
 Ví dụ 1:
	42,31 : 10
• Giáo viên chốt lại:
+ Các kết quả cùa các nhóm như thế nào?
+ Các kết quả đúng hay sai?
+ Cách làm nào nhanh nhất?
+ Vì sao giúp ta tính nhẩm được một số thập phân cho 10?
• Giáo viên chốt lại: cách thực hiện từng cách, nêu cách tính nhanh nhất. Tóm: STP: 10 ® chuyển dấu phẩy sang bên trái một chữ số.
	Ví dụ 2:
	89,13 : 100
 • Giáo viên chốt lại cách thực hiện từng cách, nêu cách tính nhanh nhất.
Chốt ý : STP: 100 ® chuyển dấu phẩy sang bên trái hai chữ số.
• Giáo viên chốt lại ghi nhớ, dán lên bảng.
b. Luyện tập (15’)
Bài 1:
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh sửa miệng, dùng bảng đúng sai.
Bài 2:
• Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 0,1 ; 0,01 ; 0,001.
Bài 3:
- Giáo viên chốt lại.
3.Củng cố - dặn dò: (3’)
- Làm bài nhà 1, 2, 3, 4/ 66.
- Chuẩn bị: “Chia số tự nhiên cho STN, thương tìm được là một STP”
- Học sinh lần lượt sửa bài nhà.
a.4,95 -dư 0,08
b. 2,45
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề.
- Dự kiến:
+ Nhóm 1: Đặt tính:
	42,31 10
	02 3 4,231
 031
	 010
	 0	
+ Nhóm 2: 42,31 ´ 0,1 – 4,231
 Giải thích: Vì 42,31: 10 giảm giá trị của 42,31 xuống 10 lần nên chỉ việc lấy 42,31 ´ 0,1 vì cũng giảm giá trị của 42,31 xuống 10 lần nên chỉ việc lấy 42,31 ´ 0,1 = 4,231
+ Nhóm 3: phân tích dựa vào cách thực hiện thực hiện của nhóm 1, nhóm em không cần tính: 42,31 : 10 = 4,231 chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang trái một chữ số khi chia một số thập phân cho 10.
- Học sinh lặp lại: Số thập phân: 10® chuyển dấu phẩy sang bên trái một chữ số.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh sửa bài – Cả lớp nhận xét.
- Học sinh nêu: STP: 100 ® chuyển dấu phẩy sang bên trái hai chữ số.
- Học sinh nêu ghi nhớ.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh nêu: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000ta chỉ việc nhân số đó với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
a)43,2 : 10 = 4,32 0,65 : 10 = 0,065
432,9 :100 =4,329 13,96:1000= 0,01396
b)23,7 : 10 = 2,37 2,07 : 10 = 0,207
2,23:100= 0,0223 999, 8 :1000 = 0,9998
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- Học sinh lần lượt đọc đề.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh sửa bài.
- HS đọc đề bài 
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy là: 
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số tấn gạo còn lại trong kho là:
537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
- Học sinh sửa bài và nhận xét
Lịch sử
“THÀ HUY SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH
KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. MỤC TIÊU :
 - Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
 + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
 + Rạng sáng ngày 19 – 12 – 1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
 + Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. 
 - Giáo dục hs tự hào và yêu tổ quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 + GV: Ảnh tư liệu về ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở HN, Huế, ĐN. Phiếu học tập, bảng phụ.
 + HS: Sưu tầm tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại đia phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)“Vượt qua tình thế hiểm nghèo”.
+ Nhân dân ta đã chống lại “giặc đói” và “giặc dốt” như thế nào?
+ Chúng ta đã làm gì trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp?
- Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài mới: 
 	“Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”.
Hoạt động 1: Tiến hành toàn quốc kháng chiến (14’)
- Giáo viên treo bảng phụ thống kê các sự kiện 23/11/1946; 17/12/1946; 18/12/1946.
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp.
- Kết luận : Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, ND ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên.
- Giáo viên trích đọc một đoạn lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, và nêu câu hỏi.
+ Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta?
Hoạt động 2: Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (14’)
• Nội dung thảo luận.
+ Tinh thần quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh của quân và dân thủ đô HN như thế nào?
Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ?
+ Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy ?
® Giáo viên chốt.
3.Củng cố – dặn dò: (3’)
- Viết một đoạn cảm nghĩ về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta sau lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch.
® Giáo viên nhận xét ® giáo dục
- Học sinh trả lời (2 em).
- HS lắng nghe
- HS nhìn sách đọc thầm 
- 23/11/1946 : Pháp đánh chiếm HP
- 17/12/1946 : Pháp bắn phá khu phố HN..
- Học sinh nhận xét về thái độ của thực dân Pháp.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Học sinh thảo luận nhóm 4
 ® Giáo viên gọi 1 vài nhóm phát biểu ® các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
+ Huế nổ súng vào bờ nam sông Hương, diệt 200 tên địch ..
+ Vì lời kêu gọi HCT : Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước và không chịu làm nô lệ.
- Học sinh viết một đoạn cảm nghĩ.
® Phát biểu trước lớp.
Buổi chiều Khoa học:
ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
 - Quan sát, nhận biết đá vôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 54, 55.
	 - Vài mẫu đá vôi, đá cuội, dấm chua hoặc a-xít.
 - Học sinh: - Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi. 
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Nhôm.
- Giáo viên bốc thăm số hiệu, chọn học sinh lên trả bài.
® Giáo viên tổng kết, cho điểm.
2. Bài mới: Đá vôi.
GTB: (2’)Ở nước ta có nhiều hang động, núi đá vôi. Đó là những vùng nào? Đá vôi có tính chất và tính chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được (10’)
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Kết luận:
- Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)
- Dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng
 Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật (9’)
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu nhóm trưởng làm việc điều khiển các bạn làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành SHK trang 49.
* Bước 2: 
- GV nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của HS chưa chính xác.
- Kết luận: Đá vôi không cứng lắm, gặp a-xít thì sủi bọt.
Hoạt động 3: Ích lợi của đá vôi (8’)
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Đá vôi được dùng để làm gì?
- Gọi HS trả lời câu hỏi, ghi nhanh kết quả lên bảng.
 Kết luận: Đá vôi được dùng để lát đường xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, đồ lưu niệm, các công trình văn hóa nghệ thuật,
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Nêu lại nội dung bài học?
- Thi đua: Trưng bày tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Xem lại bài + học ghi nhớ.
- Chuẩn bị:“Gốm xây dựng:gạch,ngói”.
- Học sinh bên dưới đặt câu hỏi. Học sinh có số hiệu may mắn trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- Các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng, ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được bào khổ giấy to.
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Học sinh nêu.
- HS trưng bày + giới thiệu trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét
- Tiếp nối nhau trả lời.
- Lắng nghe
- HS đọc mục Bạn cần biết
- Các dãy thi đua.
Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 
I. MỤC TIÊU: 
 - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 13.
 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của tuần 14.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 13:
*Ưu điểm:
- Các em có ý thức thực hiện các hoạt động tốt. 
- Một số em có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học chú ý xây dựng bài sôi nổi.
- Tham gia các hoạt động đầu buổi, giữa buổi nhanh nhẹn, có chất lượng.
*Nhược điểm:
-Một số em ý thức tự giác chưa cao, về nhà còn lười học và làm bài tập, chữ viết xấu, cẩu thả.
3. Kế hoạch tuần 14:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác, kỉ luật trong mọi hoạt động.
-Thi đua học tập tốt. Phấn đấu vươn lên.
- Cả lớp hát một bài. 
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp.
- Lắng nghe GV nhận xét và có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5TUAN 13LIENKNSGT.doc