Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13 năm 2010

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13 năm 2010

I)Mục tiêu :

1/ KT, KN :

- Đọc diễn cảm bài văn, biết ngắt nghỉ những câu văn dài.

- Hiểu nội dung: ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của bạn nhỏ

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2.

- HS khá, giỏi đọc thể hiện được sự gay cấn, kịch tính của diễn biến câu chuyện; trả lời được câu hỏi 3

- HS yếu đọc đúng các lời đối thoại; trả lời được câu hỏi 3 theo gợi ý của GV.

2/ TĐ : Thấy được tầm quan trọng và có ý thức bảo vệ rừng

*KNS: -Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).

-Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. Thảo luận nhóm nhỏ, Tự bộc lộ

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 
Thứ hai ngày 22 tháng11 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
TIẾT : 2 TẬP ĐỌC 
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I)Mục tiêu :
1/ KT, KN : 
- Đọc diễn cảm bài văn, biết ngắt nghỉ những câu văn dài. 
- Hiểu nội dung: ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của bạn nhỏ 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2.
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được sự gay cấn, kịch tính của diễn biến câu chuyện; trả lời được câu hỏi 3
- HS yếu đọc đúng các lời đối thoại; trả lời được câu hỏi 3 theo gợi ý của GV.
2/ TĐ : Thấy được tầm quan trọng và có ý thức bảo vệ rừng
*KNS: -Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
-Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. Thảo luận nhóm nhỏ, Tự bộc lộ
II) Chuẩn bị : 
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK
-Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc
III)Các hoạt động dạy -học chủ yếu :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
I.Kiểm tra bài cũ: 4-5’
Bầy ong tìm mật ở những nơi nào?
Qua 2 câu cuối bài, nhà thơ muốn nói lên điều gì?
-HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
2,Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Bảo vệ môi trường không chỉ là việc làm của người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham gia. Bài tập đọc “Người gác rừng tí hon”sẽ kể cho các em về một chú bé thông mimh, dũng cảm, sẵn sàng để bảo vệ rừng. Các em cùng học bài để tìm hiểu về tình yêu rừng của cậu bé.
HĐ 2 : Luyện đọc: 10-12’
-Hướng dẫn cách đọc nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ hoạt động
- Hs lắng nghe.
-1 HS giỏi đọc toàn bài
-GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ ngữ: loanh quanh, bành bạch, cuộn, lửa đốt
-HS đọc nối tiếp từng đoạn ( 2lần)
+HS luyện đọc.
+HS đọc phần chú giải
-HS luyện đọc theo cặp
-1 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 2 : Tìm hiểu bài: 8-10’
*GDMT: HD học sinh tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó, HS nâng cao ý thức BVMT.
 Theo lối đi tuần rừng , bạn nhỏ phát hiện điều gì?
 Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?
-HS đọc đoạn 1
*Bạn nhỏ thắc mắc: hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào;bạn nhỏ nhìn thấy hơn chục cây bị chặt,nghe thấy: bọn trộm gỗ bàn nhau dùng xe để chuyển gỗ...
-HS đọc đoạn 2
*Thông minh;Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng; lần theo dấu chân..., lén chạy theo đường tắt,gọi điện báo công an.
Việc làm nào cho thấy bạn nhỏ là người dũng cảm?
*Chạy đi gọi điện báo công an, phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
-HS thảo luận theo nhóm 4 để trả lời:
* Vì bạn hiểu rừng là tài sản chung ai cũng có trách nhiệm bảo vệ
Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
*- Học được sự thông minh, dũng cảm, ý thức bảo vệ rừng
HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm : 7-8’
-GV đưa bảng phụ ghi đoạn 3 hướng dẫn luyện đọc: nhanh, hồi hộp, gấp gáp.
-HS đọc cả bài
-HS luyện đọc đoạn 
-Thi đọc diễn cảm đoạn 3
3)Củng cố, dặn dò: 1-2’
 Theo ý em ý nghĩa của truỵện này là gì?
* Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi
- Kể những việc làm thể hiện ý thức bảo vệ rừng cho bạn nghe
-Nhận xét tiết học
-Đọc trước bài “ Trồng rừng ngập mặn”
TIẾT : 3 TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
1/Kiến thức: - Thực hiên phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
 2/Kỹ năng: Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
3/Thái độ: Yêu thích môn Toán
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới :
HĐ 1:Giới thiệu bài: 1’
Giáo viên : Trong tiết học này chúng ta cùng cùng làm các bài toán luyện tập phép cộng , phép trừ ,phép nhân số thập phân .
HĐ 2: Thực hành : 28-30’
Bài 1: Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- 1HS lên làm BT2.
- Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 
- Bài 1:HS tự thực hiện các phép tính rồi chữa bài. 
 1 số HS nêu cách tính.
Bài 2: Củng cố quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,... và nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001;...
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài, đọc kết quả tính nhẩm
Bài 3: Cho HS tự giải bài toán rồi chữa bài. 
Bài 3: HS tự giải bài toán rồi chữa bài. 
Dành cho HSKG
Bài giải:
Giá tiền 1kg đường là:
38500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền mua 3,5kg đường là:
7700 x 3,5 = 26950 (đồng)
Số tiền mua 3,5 kg đường ít hơn mua 5kg đường là: 38500 – 26950 = 11550( đồng)
Đáp số: 11550 đồng
Bài 4: 
Bài 4a: 
a) GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV vẽ bảng (như trong SGK) lên bảng phụ để HS chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nên hướng dẫn để tự HS nêu 
a) (2,4 + 3,8) x 1,2 = 2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2
 (6,5 + 2,7) x 0,8 = 6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8
Từ đó nêu nhận xét: 
(a + b) x c = a x c + b x c
b) Cho HS tự tính rồi chữa bài. 
b) 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3)
 Dành cho HSKG
 = 9,3 x 10 = 93
7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2 = 0,35 x (7,8 + 2,2)
 = 0,35 x 10 = 3,5
. Củng cố dặn dò : 1-2’
Dặn HS về nhà xem lại bài
TIẾT : 4 ĐỊA LÍ 
CÔNG NGHIỆP ( tiếp theo)
 I. Mục tiêu:
	1. KT, KN:
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,.
	2.TĐ: Ham học hỏi để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
 II. Chuẩn bị :
 - Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
 - Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
Tiết trước các em đã biết công nghiệp là gì và hôm nay chúng ta tiếp tục học về công nghiệp tiếp theo .
- 2HS trả lời
- HS lắng nghe
3. Phân bố các ngành công nghiệp
HĐ 2: ( làm việc theo cặp): 8-10’
- Treo bản đồ
- HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta;
+ Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa – Vũng Tàu,...; thuỷ điện ở Hoà Bình, Y-a-li, Trị An,...
HĐ 3: Làm việc theo cặp : 10-12’
- HS biết dựa vào SGK và H3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
- GV theo dõi và nhận xét.
4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
HĐ 4 : Làm việc theo nhóm 4 : 6-7’
A- Ngành CN
B - Phân bố
1. Điện (nhiệt điện)
2. Điện (thuỷ điện)
3. Khai thác khoáng sản
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm.
a) Ở nơi có khoáng sản
b) Ở gần nơi có than, dầu khí
c) Ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
d) Nơi có nhiều thác ghềnh
- HS làm các bài tập của mục 4 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta:
+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa – Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
- Điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ( như hình 4 trong SGK).
Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển ?
+ HSKG trả lời : Do ở đó có nhiều lao động, nguồn nhiên liệu và người tiêu dùng
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
KÍNH GIAØ , YEÂU TREÛ (tieát 2)
I. Muïc tieâu: Hoïc xong baøi naøy, HS bieát: 
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. 
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ , nhường nhịn người già, em nhỏ. 
- Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già , em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
KNS: GDKN tư duy, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, ứng xử , kĩ năng đóng vai cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1, tiết 1. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 02 HS
- Câu hỏi 1: Nêu ghi nhớ bài Kính già, yêu trẻ. 
- Câu hỏi 2: HS làm lại bài tập 1.* GV nhận xét và cho điểm. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
16’
2. Bài mới: Mục tiêu
a. Giới thiệu bài: GV ghi đề
b. Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 2, SGK). 
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. 
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phân công mỗi nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong bài tập 2. 
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai. ( KNS)
- GV kết luận. 
- HS nhắc lại đề. 
- 3 nhóm đại diện lên thể hiện. 
- Các nhóm khác thảo luận, nhận xét. 
6’
c. Hoạt động 2: Làm bài tập 3- 4, SGK. 
* Mục tiêu: HS biết được những tổ chức và những ngày giành cho người già, em nhỏ. 
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS làm bài tập 3- 4. 
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. 
- GV rút ra kết luận. 
- HS làm việc theo nhóm 4 trong 3 phút. 
9’
d. Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta. 
4’
* Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc người già, em nhỏ. 
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. 
- GV kết luận. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài học sau. 
- Từng nhóm thảo luận rồi mời đại diện lên trình bày. 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
- 2 HS
Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010
TIẾT : 1 TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
 1/KT, KN : 	 - Thực hiện về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
 2/Thái độ: Cẩn thận, tự giác trong khi làm bài
Bài tập cần làm; bài 1,2 , 3b, 4.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học chủ yế ... u dài.
3. Củng cố –dặn dò:1-2’
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài sau. 
 - Đọc lại phần ghi nhớ.
TIẾT : 2 Bài 64: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1/ KT, KN : Biết chia số thập phân cho số tự nhiên
2/ TĐ : Yêu thích môn Toán
Bài tập cần làm : Bài 1,3
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1’
- Giáo viên : Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về chí một số thập phân cho một số tự nhiên .
HĐ 2: Thực hành : 29-30’
Bài 1: 
- 1HS lên làm BT2.
- HS lắng nghe
Bài 1: HS làm bài rồi chữa bài.
Kết quả các phép tính là:
a) 9,6 b) 0,86 c) 6,1 d) 5,203
Bài 3: Gọi 2 HS lên bảng, mỗi em chữa 1 câu đặt tính rồi tính.
Bài 3: HS lên bảng, mỗi em chữa 1 câu đặt tính rồi tính.
Kết quả các phép tính: a) 1,06; b) 0,612
Bài 4: 
Bài 4: Dành cho HSKG
- HS đọc đề toán, tóm tắt đề toán:
 8 bao cân nặng: 243,2 kg
 12 bao cân nặng: ..........kg?
Một bao cân nặng số ki-lô-gam :
243,2 : 8 = 30,4 (kg)
12 Bao cân nặng :
12 x 30,4 = 364,8 (kg)
Đáp số: 364,8kg.
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
- Về nhà làm bài 4 vào vở.
Âm nhạc, Anh Văn, Mĩ thuật
(GV bộ môn dạy)
Thứ 6 ngày 26 tháng 11 năm 2010
TIẾT : 1 Bài 26: KHOA HỌC 
ĐÁ VÔI
I.Mục tiêu: 
 1/ KT,KN : 
Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
Quan sát, nhận biết đá vôi.
 2/TĐ : Thích tìm hiểu, khám phá các công trình thiên nhiên do đá vôi tạo nên.
 GDMT(HĐ2):GDHS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
 II. Chuẩn bị :
HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi : Động Phong Nha, vịnh Hạ Long
Đá vôi, 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Bài cũ (4-5’):
- Hãy nêu tính chất của nhôm ?
- Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý những điều gì?
- 3 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
2.Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài (1’)
- Gọi học sinh giới thiệu tranh ảnh về các hang động đá vôi mà mình sưu tầm được .
- Giáo viên giới thiệu Ở nước ta có nhiều hang động, núi đá vôi . Đó là những vùng nào ? Đá vôi có lợi ích gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay .
HĐ 2: Một số vùng núi đá vôi của nước ta. (6-7’)
- 3 đến 5 học sinh giới thiệu về tranh ảnh mà mình sưu tầm được .
- Học sinh lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học 
- HS quan sát hình minh họa trang 54 SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
- HS tiếp nối nhau kể tên nhũng địa danh mà mình biết
- HS quan sát tranh động Phong Nha, vịnh Hạ Long
Kết luận: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử.
GDMT:GDHS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên: các núi đá vôi.
HĐ 3:Tính chất của đá vôi(9-10’)
HS hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau:
TN 1 : Cọ xát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét.
- Gọi một nhóm môt tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm, các nhóm khác bổ sung.
TN 2 : Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ.
+ Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội
+ Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì?
- Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm, có thể làm vỡ vụn. Trong giâïm chua có axít. Đá vôi có tác dụng với axít tạo thành một chất khác và khí các-bô-níc bay lên tạo thành bọt. Có những tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống.
HĐ 4: Ích lợi của đá vôi ( 7-8’)
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: đá vôi được dùng để làm gì?
- Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, làm mặt bàn ghế, đồ lưu niệm, ốp lát, trang hoàng nhà ở, các công trình văn hóa, nghệ thuật.
- Đọc nội dung chính
3. Củng cố, dặn dò: (3-4’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc mục “Bạn cần biết”, ghi lại vào vở và chuẩn bị bài sau.
TIẾT : 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I)Mục tiêu :
1/ KT, KN : 
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của bài tập 1.
- Sử dụng các cặp quan hệ từ phù hợp .
- HS khá, giỏi hiểu được tác dụng của quan hệ từ.
2/ TĐ : Yêu thích sự phong phú của TV
GDMT( trực tiếp): GDHS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua các bài tập.
II) Chuẩn bị :
-Hai tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết một đoạn văn ở BT2
-Bảng phụ viết 1 đoạn văn ở BT 3b
III)Các hoạt động dạy -học chủ yếu :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
-GV gọi HS đọc đoạn văn về bảo vệ môi trường ở BT2 
-GV nhận xét, ghi điểm
-2 HS trình bày
2,Bài mới:
 HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
Giáo viên nêu: Trong tiết luyện tập về quan hệ từ hôm nay các em cùng xác định cặp quan hệ từ trong câu và ý nghĩa của chúng để từ đó biết cách sử dụng các quan hệ từ để đặt câu.
 HĐ 2 : HD HS làm bài tập: 28-29’
*GDMT: - Cả 3 bài tập đều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao nhận thức về BVMT cho HS: 
+ Bài 1+2: Vai trò của rừng ngập mặn đối với việc cải tạo MT, giúp phát triển kinh tế.
+ Bài 3: Qua việc ngăn chặn bắn chim của bạn Mai, giáo dục HS bảo vệ loài vật và nâng cao ý thức BVMT.
- HS lắng nghe
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
*Bài 1: Hãy đọc và tìm quan hệ từ trong câu a và b
-HS đọc bài tập 1
-HS trả lời
-Lớp nhận xét
-Gv nhận xét và chốt lại lời giải đúng
 a> Nhờmà
 b> Không nhữngmà còn
*Bài 2:
 Chuyển 2 câu thành 1 câu bằng cách lựa chọn và sử dụng 1 trong 2 cặp từ đã cho.
-HS đọc bài tập 2
-HS làm việc theo cặp rồi lên chữa bài ở bảng kết hợp nói lên mối quan hệ vè ý nghĩa giữa các câu
*Bài 3:
 Hai đoạn văn trên có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
-HS đọc bài tập 3
-HS làm việc theo cặp
-HS trình bày ý kiến
-Gv chốt lại :
So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số quan hệ từ và các cặp từ quan hệ. Đoạn a hay hơn đoạn b, vì các quan hệ từ ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề. Vì vậy cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ
3)Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS xem lại các kiến thức đã học về danh từ , đại từ
-HS lắng nghe
TIẾT : 3 TOÁN 
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,...
I.Mục tiêu:
1/ KT, KN : Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
2/ TĐ : Yêu thích môn Toán
 Bài tập cần làm: Bài 1; 2a , b ; 3
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1’
Giáo viên : Trong tiết học này chúng ta cùng học cách chia số thập phân cho 10, 100, 1000,
1. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...(9-10’)
- 2HS lên làm BT3.
- Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 
+ GV viết lên bảng phép tính 
213,8 : 10 = ? 
- GV quan sát và giúp đỡ HS còn lúng túng để cùng làm được phép chia.
- 1HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép chia, cả lớp thực hiện phép chia vào vở nháp. 
+ GV cho HS nhận xét hai số 213,8 và 21,38 có điểm nào giống nhau, khác nhau. Từ đó GV rút ra kết luận như nhận xét trong SGK.
- HS nhận xét hai số 213,8 và 21,38 có điểm giống nhau, khác nhau.
- HS nêu cách chia nhẩm một số thập phân cho 10.
- GV bghi VD 2
- Tương tự VD 1
- HS tự nêu quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100,...
HĐ 3 : Thực hành : 18-20’
Bài 1: GV viết từng phép chia lên bảng. 
Bài 1: HS thi đua tính nhẩm nhanh rồi rút ra nhận xét.
Bài 2(a,b): 
Bài 2(a,b): 
- HS làm từng câu.
- Sau khi có kết quả, GV hỏi HS cách tính nhẩm kết quả của mỗi phép tính.
- HS tính nhẩm kết quả của mỗi phép tính.
Bài 3: 
Bài 3: HS đọc đề toán. HS làm bài 
Bài giải:
Số gạo đã lấy ra là:
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số gạo còn lại trong kho là:
537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
Đáp số: 483,525 tấn
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
- HS nhắc lại quy tắc 
TIẾT : 4 TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Tả ngoại hình)
I)Mục tiêu :
1/ KT, KN : Viết được đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
2/ TĐ : Biết thể hiện thái độ, tình cảm đối với người tả.
II) Chuẩn bị :
-Bảng phụ viết yêu cầu của BT1
-Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp ; kết quả quan sát và ghi chép 
III)Các hoạt động dạy -học chủ yếu :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
 Hãy trình bày dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp 
-2 HS trình bày
2,Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1’
- Giáo viên nêu : Tiết học trước các em đã lập dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp. Trong tiết học này chúng ta cùng chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn tả người.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập: 27-29’
- HS lắng nghe
-
-2 HS đọc đề bài và phần gợi ý ở SGK
-2 HS đọc đề bài và phần gợi ý ở SGK
GV giao việc: Các em xem lại dàn ý , chọn phần thân bài của dàn ý rồi chuyển thành đoạn văn
-Gv theo dõi và lưu ý HS : có thể viết 1 đoạn văn tả một số nét hay 1 nét tiêu biểu về ngoại hình
-Hs tự làm bài để chuyển đoạn dàn ý thành đoạn văn
-1 số HS đọc đoạn văn mình viết
-Cả lớp nhận xét
-Gv nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay
-GV chấm điểm 1 số đoạn văn hay
3)Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về hoàn chỉnh đoạn văn vừa viết.Chuẩn bị cho tiết TLV “ Luyện tập làm biên bản buổi họp”
-HS lắng nghe
TIẾT : 5 Sinh ho¹t 
TỔNG KẾT TUẦN 13
I. Muïc ñích yeâu caàu 
1.Kieán thöùc : Bieát nhaän xeùt ñaùnh giaù nhöõng maët maïnh, maët yeáu trong tuaàn.
 2.Kó naêng : Reøn tính maïnh daïn, töï tin.
3.Thaùi ñoä : Coù yù thöùc, kæ cöông trong sinh hoaït.
II/ Chuaån bò :
1.Giaùo vieân : Baøi haùt, 
2.Hoïc sinh : Caùc baùo caùo, soå ghi cheùp.
III/ Caùc hoaït ñoäng:
Hoaït ñoäng 1 : Kieåm ñieåm coâng taùc.
-Nhaän xeùt ñaùnh giaù nhöõng maët maïnh, maët yeáu trong tuaàn.
-Caùc toå tröôûng baùo caùo.
-Gv nhaän xeùt chung:
 -Duy trì toát neà neáp hoïc taäp. 
 Traät töï ra vaøo lôùp, xeáp haøng nhanh, ñi hoïc ñuùng giôø, giöõ veä sinh lôùp, saân tröôøng saïch seõ 
 Veä sinh caù nhaân goïn gaøng. 
 Hoaït ñoäng 2 : Ñöa ra phöông höôùng tuaàn 14
-Duy trì neà neáp ra vaøo lôùp, truy baøi, xeáp haøng nhanh, giöõ veä sinh lôùp.
 Hoïc vaø laøm baøi toát.
Cuûng coá -Daën doø: Nhaän xeùt tieát sinh hoaït.
- Thöïc hieän toát keá hoaïch tuaàn 14

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(59).doc