- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.
- Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được đều gì?
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 28 /11/2022 Tiết 1: Chào cờ: DẶN DÒ ĐẦU TUẦN Tiết 2 + 3: Bài học tích hợp: CHỦ ĐỀ: GIỮ LẤY MÀU XANH I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b). - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. - Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2 . - Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3 . - Rèn kĩ năng sử dụng các từ ngữ về môi trường để viết đoạn văn theo yêu cầu. - Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương, đất nước. * GDBVMT (Khai thác trực tiếp): +GV hướng dẫn HS tìm hiểu bái để được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS nâng cao ý thức BVMT. +GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. * Giáo dục QP-AN: Nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ; bài giảng slide - HS: Sách giáo khoa, vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Tiết 1: Đọc-hiểu: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức thi đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong - Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài. - HS chơi trò chơi - 2 HS trả lời - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá: a. Luyện đọc thành tiếng - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài - Cho HS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu.......ra bìa rừng chưa ? + Đoạn 2: Tiếp......thu lại gỗ. + Đoạn 3: Còn lại - Luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng - 1 HS đọc, HS cả lớp nghe. - HS chia đoạn + HS luyện đọc nối tiếp lần 1+ luyện đọc từ khó, câu khó + HS luyện đọc nối tiếp lần 2 + Giải nghĩa từ - HS đọc theo cặp. - 1 HS đọc - HS theo dõi b. Luyện đọc hiểu - Cho HS thảo luận nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp. - Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được đều gì? + Bạn nhỏ đã phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối. - Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: Bạn là người thông minh? + Bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an. Bạn là người dũng cảm? + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm. - Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? + Vì bạn nhỏ yêu rừng, sợ rừng bị phá. + Vì bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ. -Bạn học tập được ở bạn nhỏ điều gì? + Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ. - Nội dung chính của bài là gì ? +Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ + HS nối tiếp nhau phát biểu - Nhận xét, bổ sung - hs nêu c. Luyện đọc diễn cảm - 1 HS đọc toàn bài - GV trình chiếu đoạn văn cần luyện đọc (đoạn 1) - GV hướng dẫn luyện đọc - GV đọc mẫu - HS luyện đọc - HS thi đọc - GV nhận xét - HS(M3,4) đọc diễn cảm được toàn bài. - 1 HS đọc - HS theo dõi - HS nghe - HS đọc theo cặp - 2 nhóm thi đọc, nhận xét - 1, 2 hs đọc toàn bài 3. Vận dụng: - Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ? - GD AN –QP:Nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm. - HS trả lời. - HS nêu - Về nhà tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ rừng. - HS nghe và thực hiện. Tiết 2: Mở rộng vốn từ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS tổ chức thi đặt câu có quan hệ từ. - Cách tiến hành: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 em, khi có hiệu lệnh các đội lần lượt đặt câu có sử dụng quan hệ từ, đội nào đặt được đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng. Các bạn còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS nghe và ghi đầu bài vào vở 2. Luyện tập, thực hành Bài tập 1: HĐ nhóm - GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Đáp án: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loại động vật và thực vật - Gọi HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học Bài tập 2 : HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS thi đua giữa các nhóm, nhóm nào tìm được đúng từ sẽ thắng. - GV nhận xét chữa bài * Đáp án: a. Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc. b. Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. Bài tập 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm. - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn của mình. - GV nhận xét chữa bài. + HS đọc yêu cầu của bài. + HS làm việc nhóm. Đại diện của nhóm lên báo cáo - 2 HS nêu lại - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS thi đua làm bài - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm + HS tiến hành thảo luận nhóm đôi, một số nhóm báo cáo kết quả: - 2 HS viết vào bảng nhóm, HS dưới lớp viết vào vở - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình. 3. Vận dụng - Đặt câu với mỗi cụm từ sau: Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc - GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. - HS đặt câu Điều chỉnh sau bài dạy: ... Tiết 4: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: - Thực hiện phép cộng, trừ , nhân các số thập phân . - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân . - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân và nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. - Giáo dục HS tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. * Cả lớp làm được bài 1, 2, 4(a) . II. Đồ dùng dạy học: GV: Sách giáo khoa, bảng nhóm HS: Sách giáo khoa, vở toán ô ly, vở nháp III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Trò chơi Ai nhanh ai đúng: TS 14 45 13 16 TS 10 100 100 10 Tích 450 6500 48 160 + Luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 6 em. Lần lượt từng em trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc. + Tổ chức cho HS tham gia chơi. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập chung + Lắng nghe. + HS tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ. - Lắng nghe. - HS mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. Thực hành Bài 1: Làm việc cá nhân - cả lớp - Gọi HS nêu yêu cầu. - Gọi 3 HS lên bảng làm - Cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài HS trên bảng - Gọi HS nêu cách tính. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc nhân nhẩm để thực hiện phép tính - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng a, 78,29 x 10 = 782,9 78,29 x 0,1 = 7,829 b, 265,307 x 100 = 26530,7 265,307 x 0,01 = 2,65307 c, 0,68 x 10 = 6,8 0,68 x 0,1 = 0,068 Bài 4a: Làm việc cá nhân=> Cặp đôi - GV treo bảng phụ -Yêu cầu HS TLN 2 làm bài - HS nêu yêu cầu bài tập - 3 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ - Lớp làm vở - Cả lớp theo dõi - 3 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ - Lớp làm vở + HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra tính chất nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân . (a + b) x c = a x c + b x c a b c (a + b) x c a x c + b x c 2,4 3,8 1,2 (2,4 + 3,8) x 1,2 = 6,2 x 1,2 = 7,44 2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2 = 6,88 + 4,56 = 7,44 6,5 2,7 0,8 (6,5 + 2,7) x 0,8 = 9,2 x 0,8 = 7,36 6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8 = 5,2 + 2,16 = 7,36 - GV nhận xét chung, chữa bài. Lưu ý: Giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT. Bài 3 (M3, M4) : HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải - GV quan sát, uốn nắn, sửa sai. Bài giải Giá tiền 1kg đường là: 38500 : 5 = 7700(đồng) Số tiền mua 3,5kg đường là: 7700 x 3,5 = 26950(đồng) Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5kg đường(cùng loại) là: 38500 - 26950 = 11550(đồng) Đáp số:11550 đồng Bài 4b(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm rồi chữa bài. 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3= 9,3x(6,7+ 3,3) = 9,3 x 10 = 93 7,8 x 0,35 + 0,35 + 2,2 = (7,8 + 2,2) x 0,35 = 10 x 0,35 = 3,5 - HS nhận xét - HS làm bài ào vở, 1 HS làm BP - HS làm bài, báo cáo GV 3. Vận dụng: + Nêu tên và mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo đọ dài. + Nêu phương pháp đổi đơn vị đo độ dài. + Chuẩn bị bài sau. - HS nêu - Lắng nghe và thực hiện. - Nhận xét, đánh giá tiết học và hướng dẫn HS học bài, chuẩn bị bài tiếp theo - HS nghe và thực hiện Điều chỉnh sau bài dạy: . ... BUỔI CHIỀU Tiết 1: Thể dục: (GVBM dạy) Tiết 2: Khoa học: BÀI 26, 27, 28: ĐÁ VÔI. GỐM XÂY DỰNG. XI MĂNG I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số tính chất của đá vôi, gạch, ngói, xi măng và công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết đá vôi, một số vật liệu xây dựng gạch, ngói; xi măng. - Nêu được 1 số cách bảo quản xi măng - Bảo vệ môi trường sống II. Đồ dùng dạy học: GV: Sách giáo khoa, bài giảng slide; vật thật: đá vôi, gạch, ngói Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm? - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS trả lời - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1 : Nhận biết đá vôi, một số vật liệu xây dựng gạch, ngói; xi măng. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK, kể tên các vùng núi đá vôi đó - Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi? - Hãy kể tên đồ gốm mà em biết? - Tất cả các đồ gốm đều được làm từ gì ? - Ở địa phươ ... nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Clip tình huống sử dụng điện thoại (nếu có). - Mô hình điện thoại. - Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh. - HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV nêu tình huống: Ba mẹ đi làm ăn ở xa. HKI vừa qua Nam đạt kết quả tốt, em muốn khoe với ba mẹ. Theo em, Nam có cách nào để kể cho ba mẹ nghe kết quả học tập của mình? - HS lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân để đưa ra các giải pháp cho tình huống. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi và gợi ý để HS trao đổi. - HS đưa ra các cách liên lạc có thể thực hiện được và tìm ra cách hiệu quả nhất đó là sử dụng điện thoại. + Em có biết các tính năng của điện thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả? - GV dẫn dắt vào bài : Sử dụng điện thoại. - HS trả lời tự do. 2. Khám phá HĐ 1: Tác dụng và các bộ phận cơ bản của điện thoại - GV cho HS thảo luận nhóm 4: + NV 1: Liệt kê tất cả những tác dụng của điện thoại mà em biết. - Nhóm thảo luận. - GV: Chốt lại một số tác dụng chính của điện thoại (lưu ý điện thoại cố định và di động), ngoài ra các tác dụng khác phụ trợ theo như: nghe nhạc, lướt wed, quay phim,.. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. - GV treo ở bảng lớp ảnh của một chiếc điện thoại và tên của các bộ phận tương ứng, yêu cầu các em phát biểu nối tên với các bộ phận tương ứng. (Có thể chọn điện thoại đơn giản tùy điều kiện) - HS thực hiện nhiệm vụ và phát biểu. - 1 HS lên bảng thực hiện dán kết quả. - GV nhận xét chốt lại và mở rộng thêm các tính năng và sự đa dạng về cấu tạo, hình dáng của điện thoại. - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. Hoạt động 2: Một số biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại - Cho HS làm việc theo nhóm 4 với phiếu học tập. - Đại diện HS báo cáo kết quả.Lớp nhận xét. - GV chốt lại và nhận xét. + Tìm số điện thoại trong danh bạ thì ấn vào biểu tượng nào? + Muốn nhắn tin thì vào biểu tượng nào? 3. Vận dụng - GV đưa ra tình huống: Khi có 1 số ĐT lạ gọi đến, em cần trả lời thế nào cho phù hợp? - GV chốt lại, giáo dục HS . - HS lắng nghe và phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét. Điều chỉnh sau bài dạy: ... Tiết 3: Địa lí: (GVBM dạy) -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 02/12/2022 Tiết 1: Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,.... I. Yêu cầu cần đạt: - Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, .và vận dụng để giải bài toán có lời văn . - Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho10, 100, 1000, .và vận dụng để giải bài toán có lời văn . - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. * HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, b), bài 3 . II. Đồ dùng dạy học: GV: Sách giáo khoa, bảng nhóm HS: Sách giáo khoa, vở toán ô ly, vở nháp III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu nhanh quy tắc: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào?Cho VD? - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá * Ví dụ 1: 213,8 : 10 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính - GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc chia một số thập phân cho 10. 213,8 10 13 21,38 3 8 80 0 * Ví dụ 2: 89,13 : 100 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89,13 100 9 13 0,8913 130 300 0 - GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc chia một số thập phân cho 100. - GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở - hs lắng nghe - HS nêu 3. Thực hành Bài 1: HĐ Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV chốt lời giải đúng - Yêu cầu HS nêu lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... a. 43,2 : 10 = 4,32 0,65 : 10 = 0,065 432,9 : 100 = 4,329 13,96 : 1000 = 0,01396 b. 23,7 : 10 = 2,37 2,07 : 10 = 0,207 2,23 : 100 = 0,0223 999,8 : 1000 = 0,9998 Bài 2(a,b): HĐ Cặp đôi - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài - Cho HS thảo luận cặp đôi - Đại diện cặp trình bày kết quả - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng Đáp án: a. 12,9 : 10 = 112,9 0,1 1,29 = 1,29 Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau b. 123,4 : 100 = 123,4 0,01 1,234 = 1,234 Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau Bài 3: HĐ Cá nhân - GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của đề và làm bài - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải Số tấn gạo đã lấy đi là: 537,25 : 10 = 53,725 (tấn) Số tấn gạo còn lại trong kho là: 537,25 - 53,5 = 483,525 (tấn) Đáp số: 483,525 tấn Bài 2(c,d)(M3,4): HĐ cá nhân - Cho Hs tự làm bài Đáp án: c. 5,7 : 10 = 5,7 0,1 0,57 = 0,57 Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau d. 87,6 : 100 = 87,6 0,01 0,876 = 0,876 Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau - HS nêu - HS cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả - Cả lớp theo dõi - HS làm bài theo cặp, trình bày kết quả - HS đọc đề bài - HS cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả - HS làm và báo cáo GV 4. Vận dụng - Cho HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... Cho VD minh họa. - HS nêu *Nhận xét, đánh giá tiết học. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà. - HS nghe và thực hiện. Tiết 2: Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC ĐƯỢC THAM GIA I. Yêu cầu cần đạt: - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh . - Biết kể một cách tự nhiên, chân thực. -Biết ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu nói theo những tấm gương dũng cảm. - QP-AN: Nêu những tấm gương HS tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường. * GDBVMT: GDHS ý thức BVMT qua các câu chuyện được kể có nội dung bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức BVMT. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bài giảng trình chiếu - HS: Một số câu chuyện thuộc chủ đề III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Khởi động - Cho HS tổ chức thi: Kể lại câu chuyện (hoặc một đoạn) đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể chuyện - HS nghe - HS nghe và thực hiện 2. Khám phá - Gọi HS đọc đề bài - Đề bài yêu cầu làm gì? * GV nhắc HS: Câu chuyện em kể phải là câu chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc những người xung quanh. - Gọi HS đọc gợi ý SGK - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình chọn kể - Yêu cầu HS chuẩn bị kể chuyện: Tự viết nhanh dàn ý của câu chuyện * Lưu ý: Nhóm HS M1 lựa chọn được câu chuyện phù hợp. - HS đọc đề. - HS nêu - HS nối tiếp nhau đọc. - HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mìn chọn. - HS viết dàn ý 3. Thực hành - Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi - Thi kể trước lớp - Cho HS bình chọn người kể hay nhất - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét. * Lưu ý: Giúp đỡ HS kể được câu chuyện phù hợp. - HS kể theo cặp - Thi kể chuyện trước lớp - Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất. - Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể. - HS nghe 4. Vận dụng - Bảo vệ môi trường mang lại những lợi ích gì ? - Nêu những tấm gương HS tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường. - HS nêu - HS nêu Tiết 3: Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI I. Yêu cầu cần đạt: - HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có . - Rèn luyện cho HS kĩ năng làm văn. - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV: phiếu học tập, bài giảng trình chiếu - HS: vở tập làm văn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Gọi hs đọc dàn ý BT 2/130 - Giới thiệu bài- Ghi bảng - 2 HS đọc - Nhận xét - HS ghi đầu bài vào vở 2. Luyện tập - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Gọi HS đọc phần Gợi ý - Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn - Gợi ý HS : Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ... - Yêu cầu HS tự làm bài - GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Yêu cầu HS làm ra giấy, đọc đoạn văn. - GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. - Nhận xét HS Ví dụ: Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xoã ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh mắt nhìn ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe - 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình - HS lắng nghe - 2 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở. - Nhận xét, bổ sung cho bạn - 3 - 5 HS đọc đoạn văn của mình. 3. Vận dụng: - Khi viết một văn tả người, em cần lưu ý điều gì ? - HS nêu - Về nhà viết lại đoạn văn tả người cho hay hơn. - HS nghe và thực hiện. Điều chỉnh sau bài dạy: ... Tiết 4: Sinh hoạt lớp: NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. Yêu cầu cần đạt: + Đánh giá các hoạt động trong tuần 13, xây dựng kế hoạch hoạt động tuần 14. II. Chuẩn bị: GV: Kế hoạch tuần 14, nội dung giáo dục ATGT (có trong tài liệu trình chiếu) BCS lớp: Nội dung đánh giá hoạt động tuần 13, một số trò chơi bổ trợ kiến thức III. Nội dung sinh hoạt: Ban cán sự lớp đánh giá hoạt động trong tuần 13 GVCN tham gia ý kiến và phổ biến kế hoạch tuần 14: + Tiếp tục giúp đỡ, kiểm tra các bạn học chậm vào các tiết đầu giờ. + Tập luyện NTĐ và MHTT. + Tham gia nuôi heo đất vì bạn nghèo vượt khó. + Nhắc nhở việc tiết kiệm điện nước, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh (tiêm vắc xin). 3. GV tổ chức trò chơi hỗ trợ học tập: Đố vui để học.
Tài liệu đính kèm: