A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả đoạn 1 bài văn : Trồng rừng ngập mặn. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS trình bày bài đẹp , chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức ý thức viết chữ đẹp, đúng chính tả.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Chuẩn bị bài.
2. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc.
II. Ph¬ương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
TUẦN 14: Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010 Tiết 1: TỰ HỌC ------------------------------------------------------ Tiết 2: Tiếng Việt: LUYỆN VIẾT Bài viết: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả đoạn 1 bài văn : Trồng rừng ngập mặn. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS trình bày bài đẹp , chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức ý thức viết chữ đẹp, đúng chính tả. B.Chuẩn bị: I. Đồ dùng dạy - học: 1. Học sinh: Chuẩn bị bài. 2. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc. II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác. C.Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: II. Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn HS viết bài. - Mời 1 HS đọc toàn bài. - Tìm hiểu nội dung bài: - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? * Hướng dẫn HS viết từ khó : - Các từ viết hoa : Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. - Đọc cho HS viết bài : - GV đọc từng câu cho HS viết bài. * Trưng bày bài viết. - GV cùng 1 số HS đi chấm bài , xếp loại. - HS đọc bài. - Nguyên nhân: do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm... - Hậu quả : Lá chăn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn. - HS viết bảng con. - HS viết bài - HS trưng bày bài viết theo nhóm. III. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Tiết 3: KHOA HỌC (27): GỐM XÂY DỰNG : GẠCH, NGÓI Những điều đã học liên quan đến bài học. Những KT cần hình thành cho HS. - Một số đồ gốm, gạch, ngói. - Một số tính chất của gạch, ngói và công dụng của chúng . A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói. 2. Kĩ năng: - Kể tên một số đồ gốm , phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ, kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng . - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo quản các đồ dùng làm bằng gốm. B.Chuẩn bị: I. Đồ dùng dạy - học: 1. Học sinh: Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước. 2. Giáo viên: - Hình trang 56, 57 SGK. - Một viên gạch, ngói khô, chậu nước. II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: (3'): Khởi động: - Nêu ích lợi của đá vôi? - Gv nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: (14'): Thảo luận - Bước 1: Làm việc theo nhóm - Bước 2: Làm việc cả lớp - Tiếp theo, GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Tất cả các loại đồ gốm được làm bằng gì ? + Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào ? - Kết luận: SGK Hoạt động 3:(5'): Quan sát - Bước 1:GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Bước 2: làm việc cả nhóm - GV chữa bài (nếu cần) + Mái nhà ở hình 5 được lợp bằng ngói ở hình 4c. + Mái nhà ở hình 6 được lợp bằng ngói ở hình 4a. Kết luận: Có nhiều loại gạch và ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà. Ngói dùng để lợp mái nhà. Hoạt động 4:(10'): Thực hành của gạch,ngói. * Cách tiến hành : -Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS. -Bước 2: - Tiếp theo GV nêu các câu hỏi : + Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói? + Nêu tính chất của gạch, ngói?. Kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ . Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ. * Tích hợp BVMT: - Trong quá trình sản xuất gạch ngói cần phải làm gì để giữ bầu không khí trong sạch? Hoạt động 5:(2'): - GV tóm tắt bài học. - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: Xi măng. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tinvà tranh ảnh sưu tầm được các loại đồ gốm vào giấy khổ to tùy theo sáng kiến của mỗi nhóm . - Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người thuyết trình. Kết luận: + Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đát sét . +Gạch, ngói hoặc nồi đất,... được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành ,sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục quan sát trang 56, 57 SGK. Thư kí ghi lại kết quả quan sát vào giấy theo mẫu. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi : để lợp mái nhà ở hình 5, hình 6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4 ? - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình : - Quan sát kĩ một viên gạch hoặc viên ngói rồi nhận xét. - Làm thực hành: Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào nước, nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra . Giải thích hiện tượng đó. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành và giải thích hiện tượng . - Tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở sản xuất thực hiện đúng quy trình... - Cho HS liên hệ việc nung gạch, ngói ở địa phương. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011 Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Chia được một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng vào giải toán có lời văn. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi tính toán. B.Chuẩn bị: I. Đồ dùng dạy - học: 1. Học sinh: Chuẩn bị bài. 2. Giáo viên: - Phấn màu. - Bảng phụ viết quy tắc II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác. C.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách cộng nhiều số thập phân? - Tính chất giao hoán kết hợp của phép cộng các số thập phân? II. Bài mới: * HS yếu – TB: Làm bài tập 1 - 2. * Bài tập 1:Đặt tính và Tính - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. * Bài tập 2 : Tính - Mời 1 HS đọc YC bài. - Hướng dẫn HS tìm cách tính . - Cho HS làm vào vở. - Mời 4HS lên chữa bài. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. *HS khá -G: Làm bài tập 1, 2 làm thêm * Bài tập 3 Một ô tô 3giờ đầu mỗi giờ chạy được 39 km. 5 giờ sau mỗi giờ chạy được 35 km. Hỏi TB mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu km ? - Cho HS làm bài vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học kĩ lại cách chia số thập phân. - HS nêu. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS nêu cách làm. - HS làm vào bảng con. 36 : 225 120 : 75 360 : 75 1994 : 25 - 1 HS nêu yêu cầu. - HS nêu cách làm. - HS làm vào vở. ( 3:15 ) ´ 2,4 = 0,2 ´ 2,4 = 0,48 72: 64 + 3,45 = 1,125 + 3,45 = 4,675 Bài giải. Trong 3 giờ ôtô chạy: 39 ´ 3 = 117 ( km) Trong 5 giờ ô tô chạy: 35 ´ 7 = 175 ( km) TB mỗi giờ ô tô chạy : ( 117 + 175) : ( 5+3) = 36,5 (km) Đáp số: 36,5 km --------------------------------------------------------- Tiết 2: ĐẠO ĐỨC:(14) TÔN TRỌNG PHỤ NỮ( tiết 1) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. 2. Kĩ năng: Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. 3.Thái độ: Giáo dục HS quan tâm, chăm sóc chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. B.Chuẩn bị: I. Đồ dùng dạy - học: 1. Học sinh: - SGK đạo đức 5. 2. Giáo viên: - Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3. II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác. C.Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những việc em đã làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ ? - GV nhận xét, đánh giá. II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Giảng bài: * Hoạt động 1:( Tìm hiểu thông tin (sgk T22) GV chia 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát 1 ảnh, chuẩn bị giới thiệu nội dung ảnh. ÞGVKL: Phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế. - Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết? - Tại sao những người phụ nữ là những người được kính trọng ? * Tích hợp Q và BPTE: - Quyền được đối xử bình đẳng giữa các em trai và các em gái. - Mời HS nêu ghi nhớ. * Hoạt động 2: Làm BT1,sgk - GV mời 1 số HS trình bày. ÞGVKL:Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a,b. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT2,sgk) -GV lần lượt nêu từng ý kiến . - Hãy giải thích lí do vì sao em tán thành hay không tán thành ? ÞGVKL: SGK III. Củng cố- dặn dò: - Nêu lại phần ghi nhớ. - Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến. - Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. - GV nhận xét giờ học. - HS nêu - Các nhóm chuẩn bị . - Đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời. - 1HS đọc phần ghi nhớ. - 1HS đọc BT1. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến. - 1HS nêu yêu cầu BT2. - HS bày tỏ thái độ bằng thẻ màu. - HS lắng nghe bổ sung. ----------------------------------------------------------- Tiết 3: ANH VĂN: GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010. Tiết1:TIẾNG VIỆT: ( LTVC ) ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ ; quy tắc viết hoa danh từ riêng. 2. Kỹ năng: Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ. Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập. B. Chuẩn bị: I. Đồ dùng dạy - học: 1. Học sinh: Vở bài tập. 2. Giáo viên: Bảng phụ BT 1 II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác. C.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - YC HS đặt câu có sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học. - GV nhận xét cho điểm. II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài 1: Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn. - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài ? GV: DT chung là tên của 1 loại sự vật DT riêng là tên riêng của 1 sự vật - DT riêng luôn được viết hoa. - Tổ chức hoạt động nhóm 2. - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả * Bài 2: Hãy nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học. * Bài 3: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài 1. - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 3, xác định yêu cầu của bài ? - Thế nào là đại từ xưng hô ? - Gọi HS trình bày. * Bài 4: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1: *Lưu ý: + Đọc từng câu trong đoạn văn , XĐ câu đó thuộc kiểu câu nào + Tìm xem chủ ngữ là DT hay đại từ + Mỗi kiểu câu nêu 1 VD. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét. III.Củng cố ,dặn dò: - Nhắc lại kiến thức về động từ, tính từ đã học. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị tiết sau Ôn tập về từ loại . - HS đặt câu có sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học. - HS đọc đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc thầm theo và: + tìm DT riêng, 3 DTchung + DT riêng : Nguyên + DTchung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị , tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm. - Nhóm khác bổ sung. - Nhiều HS nhắc lại. - HS nêu. - HS nêu yêu cầu của đề bài . +..tìm đại từ xưng hô.. - HS nêu lại. + chị, em, tôi, chúng tôi. - Lớp NX, bổ sung. - HS nêu yêu cầu của đề bài. - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. a) Nguyên(danh từ) quay sang tôi giọng nghẹn ngào. -Tôi(Đại từ) nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má. b) Một năm mới(cụm danh từ) bắt đầu. c) Chị(đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé. d) Chị là chị gái của em nhé. ----------------------------------------------------------- Tiết 3: TỰ HỌC ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011 Tíêt 1:TOÁN LUYỆN TẬP A-Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cho HS ôn tập, củng cố cách thực hiện phép nhân, chia số TP. 2. Kỹ năng: Vận dụng được các t/c của phép nhân, chia để làm được một số bài tập và giải được 1số bài toán. 3. Thái độ: GDHS cẩn thận, chính xác khi tính toán. B.Chuẩn bị: I. Đồ dùng dạy - học: 1. Học sinh: Chuẩn bị bài. 2. Giáo viên: II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác. C.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Bài cũ: - Phát biểu quy tắc chia số số tự nhiên chothập phân ?. II. Bài tập.* HS yếu - TB: * Bài 1: Tính: - YC HS đọc đề bài. - GV cùng HS chữa bài. * Bài 2 ; Tìm x: * HS khá- Giỏi: Làm bài 1,2 làm thêm bài 3. *Bài 3: (Baì 3- trang 85- vở BT toán 5) Muốn chia một số TN cho một số thập phân ta đếm xem có bao nhiêu CS ở phần thập phân của số chia thì thêm vào bên phải SBC bấy nhiêu CS 0 và bỏ dấu phẩy ở SC rồi làm phép chia như đối với các STN. - HS đọc YC bài. - HS làm vở. 54416 : 15,2 = 3580 78612 : 1,2 = 65510 612 : 3,2 = 191,25 14076 : 20,4 = 690 a) 25,7 + x ´ 50 = 678,5 x = 678,5 : 50 - 25,7 x = 110 b) 82,45- x – 14,93 = 50,75 x = 82,45- 50,75 -14,93 x = 16,77 Bài giải. DT sân hình vuông là: 12 ´ 12 =144(m2) Chiều dài cái sân là: 144: 7,2 = 20(m) ĐS: 20m III. Củng cố tổng kết: Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------- Tiết 3: ÂM NHẠC GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011 Tiết 1: TỰ HỌC ------------------------------------------------------------- Tiết 2: TIN HỌC GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY ---------------------------------------------------------------- Tiết 3: KĨ THUÂT THỰC HÀNH: CẮT, KHÂU, THÊU, TÚI XACH TAY ĐƠN GIẢN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần phải: Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. 2. Kỹ năng: Thực hành :Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản. -Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. 3. Thái độ: HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được. B.Chuẩn bị: I. Đồ dùng dạy - học: 1. Học sinh: + 1 mảnh vải trắng hoặc mầu kích thước 50cm x 70cm + Chỉ khâu,chỉ thêu các màu.. + Kim khâu, kim thêu. + Khung thêu cầm tay. 2. Giáo viên: : Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi. - Một số mẫu thêu đơn giản. + 1 mảnh vải trắng hoặc mầu kích thước 50cm x 70cm + Chỉ khâu,chỉ thêu các màu.. + Kim khâu, kim thêu. + Khung thêu cầm tay. II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác. C.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Nội dung. Hoạt động 1. HS thực hành khâu túi: - GV kiểm tra sản phẩm HS đo, cắt, thêu ở giờ học trước rồi NX. - Em hãy cho biết vạch dấu hai đường gấp mép ở mặt phải hay mặt trái của mảnh vải? - Em hãy nhắc lại cách gấp mép vải để khâu viền đường gấp mép? - GV nêu thời gian thực hành, yêu cầu đánh giá sản phẩm. - Tiết này GV yêu cầu HS thực hành khâu hoàn thành sản phẩm. - GV quan sát uốn nắn HS còn lúng túng . Hoạt động 2: HS thực hành và hoàn thành sản phẩm HS thực hành khâu đính quai túi vào miệng túi - Đính quai túi vào miệng túi phải qua mấy bước? - GV tổ chức cho HS tiếp tục thực hành và hoàn thành sản phẩm. - GV quan sát uốn nắn HS còn lúng túng trong thực hành. Hoạt động 3. Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV ra tiêu chí đánh giá. III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS và kết quả thực hành của HS. - HS trả lời câu hỏi, thực hành gấp mép vải theo hai đường vạch dấu. - HS TLCH và thực hành khâu viền đường gấp mép. - HS thực hành theo nhóm. . - HS dựa sgk tr26 TLCH -HS thực hành theo nhóm. - HS trưng bày SP theo nhóm.
Tài liệu đính kèm: