Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

- Em chọn viết biên bản cuộc họp nào?

Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? Có ai tham gia ?

- Những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không?

 

docx 38 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2021
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
I.MỤC TIÊU : Giúp HS: 
- Ghi lại được Biên bản một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý Sgk.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề 
	- Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp)
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, ipad ..
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 Khởi động: 
- Điểm danh HS
- Thế nào là Biên bản cuộc họp? Nội dung Biên bản gồm mấy phần? Là những phần nào?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
- Nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành:
- Em chọn viết biên bản cuộc họp nào?
Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? Có ai tham gia ?
- Những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không?
- Nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản mẫu. Cần viết rõ ràng mạch lạc, đủ thông tin nhanh.
- Đưa dàn ý của một biên bản.
- GV nhận xét chung
3. Củng cố - dặn dò (1-2')
- Nhận xét NL, PC.
- Đánh giá tiết học.
- HS bật míc trả lời
- HS nêu
- Nhận xét
- 1 HS đọc to đề bài và các gợi ý, lớp theo dõi SGK
- Cả lớp suy nghĩ, lựa chọn .
- 1 HS đọc lại dàn ý 3 phần của một biên bản.
- HS làm bài
- Chia sẻ bài lên MH, đọc biên bản
- Nhận xét:
+ Cách trình bày ?
+ Nội dung biên bản?
+ Sắp xếp ý ?
 + Lời viết ngắn gọn, rõ ý chưa?
Tập đọc
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO + VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY 
I.MỤC TIÊU : 
- Phát âm chính xác tên người dân tộc, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. 
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, ipad ..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động 
- Đọc thuộc lòng bài: Hạt gạo làng ta.
- Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Luyện đọc đúng 
- HS khá đọc bài – HS đọc thầm và chia đoạn: 
- Bài chia làm mấy đoạn?
	 + Đoạn 1: từ đầu đến khách quý.
 	 + Đoạn 2: tiếp đến nhát dao. 
	 + Đoạn 3: tiếp đến xem cái chữ nào. 
 	 + Đoạn 4: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Cho HS đọc thầm, tìm từ khó đọc, cách đọc và những từ không hiểu nghĩa ngoài chú giải.
	- HS tự nêu cách đọc đúng ở mỗi đoạn và đọc từng đoạn và cả bài.
	- HS khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS luyện đọc từng đoạn.
- GV đọc mẫu toàn bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Đọc thầm đoạn 1 + 2 và câu hỏi 1, 2.
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì ?
-... mở trường dạy học
- Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo thân tình và trang trọng ntn?
-...họ mặc quần áo như đi hội, nghi thức trang trọng nhất ...
* Đọc thầm đoạn 3 + 4 và câu hỏi 3, 4.
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
- Mọi người ùa theo già làng... Mọi người im phăng phắc... bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
- Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
- HS nêu : Người dân Tây Nguyên rất ham học/ người Tây Nguyên hiểu: chữ viết mang lại hạnh phúc...
- Nêu nội dung chính của bài?
- Chốt nội dung.
- Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- HS nghe và tự ghi lại nội dung bài vào vở.
d. Luyện đọc diễn cảm
- Sau tiết học sẽ tự đọc.
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY 
a. Giới thiệu bài 
b. Luyện đọc đúng 
- Bài được chia làm mấy đoạn? (2 đoạn )
- Đọc từng đoạn:
* Đoạn 1:
+ Luyện đọc: dòng 1: nhịp 1/3 dòng 5 đọc đúng: huơ, thợ nề.
+ Giải nghĩa: giàn giáo, trụ bê tông, cái bay
+ Hướng dẫn: Đọc rõ ràng, rành mạch..
* Đoạn 2:
+ Luyện đọc: 2 dòng cuối: nhịp 2/3
+ Hướng dẫn: đọc đúng các dòng thơ, vắt dòng 7 + 8, 9 +10, 11 + 12
- GV đọc mẫu lần 1.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm, xác định đoạn?
+ Đoạn 1: 10 dòng thơ đầu
+ Đoạn 2: phần còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn. 
- HS đọc ngắt nhịp.
- HS đọc chú giải.
- HS đọc đoạn 1 theo dãy.
- HS đọc 2 dòng cuối.
- HS đọc đoạn 2.
* Cả bài: Đọc đúng nhịp thơ, rõ ràng, rành mạch ...
- HS đọc cả bài ( 1 - 2 em )
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Đọc thầm cả bài và câu hỏi 1, 2.
- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
- Giàn giáo tựa cái lồng + Trụ bê tông nhú lên...
- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây + Ngôi nhà giống bài thơ...
* Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 3
- Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa + Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường
- Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Đất nước là một công trường xây dựng lớn/ Bộ mặt đất nước đang hằng ngày, hằng giờ thay đổi
- Nêu nội dung chính của bài?
- Chốt nội dung, nêu ý nghĩa : Bài thơ nói về vẻ đẹp, sự sống động của một ngôi nhà đang xây còn rất ngổn ngang với những giàn giáo Điều đó cũng thể hiện được cuộc sống đang từng ngày đổi mới, đang từng giờ đổi mới.
- HS nêu
- HS nghe và tự ghi lại nội dung bài vào vở.
d. Luyện đọc diễn cảm 
- Sau tiết học sẽ tự đọc.
e. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá về NL, PC.
Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2021
Toán
TIẾT 81: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố cách thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan tới tỷ số phần trăm.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân, kĩ năng giải bài toán liên quan tới tỷ số phần trăm.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tự tin, giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, ipad
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động 
- Tìm 1 số khi biết 75% của nó là 15 
HĐ 2: Luyện tập và thực hành 
Bài 1/79: Nháp
 - HS đọc yêu cầu.
 - HS làm nháp. Nêu bài làm của mình. Chia sẻ bài làm.
 - Nhận xét. Đưa bài đúng của cô cho cả lớp quan sát.
 - Chốt: Cách chia, lưu ý khi thực hiện từng phép chia.
 (Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tính toán)
 Bài 2/79: Nháp
 - Em phải thực hiện theo thứ tự nào ?
 - Nêu thứ tự thực hiện biểu thức ?
- Nêu bài làm của mình.
- Nhận xét, chia sẻ bài làm, các bạn có ý kiến.
- GV đưa bài làm chuẩn. Củng cố kiến thức gì qua bài tập này?
 (Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tính toán)
 Bài 3/79: V
	- HS đọc yêu cầu
- Học sinh làm vở.
- Học sinh chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- GV đưa bài làm chuẩn. Củng cố kiến thức gì qua bài tập này?
- Chốt : Tìm 1 số % của 1 số đã cho ta làm thế nào ? 
 (Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tự tin, giải toán)
Bài 4/80: Miệng
- Học sinh đọc đề bài, tự chọn phương án đúng.
- Học sinh nêu, giải thích vì sao?
 - GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Tuyên dương HS + Đánh giá về NL, PC.
HĐ 3: Củng cố và dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Đánh giá về NL, PC.
Đạo đức
 TÔN TRỌNG PHỤ NỮ 
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. 
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ).
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
	- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Làm việc cá nhân
IV.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy soi, máy tính, ipad
V.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: 
- Hãy cho biết những tổ chức và những ngày dành cho nguời già, em nhỏ? 
-.. 1/6 ngày quốc tế thiếu nhi, 1/10 ngày nguời cao tuổi ...
- Hãy kể về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về việc quan tâm chăm sóc nguời già, trẻ em?
-... nguời già đuợc chào hỏi, đuợc ngồi ở chỗ trang trọng, con cháu luôn quan tâm chăm sóc ông bà ...
- Nhận xét.
2. Bài mới.
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin 
1. Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
2. Cách tiến hành:
- Giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh sgk/22 và đọc thầm phần thông tin để giới thiệu nội dung bức ảnh/ 22.
- Nghe, đọc thầm, quan sát tranh, tự tìm câu trả lời cho mình.
- HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Bà Nguyễn Thị Định ... là những nguời phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào ...
- Yêu cầu cả lớp:
+ Em hãy kể các công việc của nguời phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
-...nấu nuớng, chăm sóc con, dọn dẹp, giáo viên, công nhân, bác sĩ, kĩ sư...
+ Tại sao người phụ nữ đáng được tôn trọng?
-...có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội ...
3. Kết luận: Phụ nữ không chỉ làm những công việc gia đình mà cả ngoài xã hội cũng như nam giới.
HĐ 2: Tìm hiểu thế nào là đối xử bình đẳng, tôn trọng với phụ nữ.
1. Mục tiêu: HS biết được những việc làm như thế nào là đối xử bình đẳng, tôn trọng với phụ nữ. Từ đó có những hành động đúng.
2. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Nghe yêu cầu. 
- Hãy kể những hành động thể hiện sự đối xử bình đẳng với phụ nữ?
-... trẻ em trai và gái có quyền đuợc đối xử bình đẳng, làm việc nhà, học hành ...
- Nhận xét, bổ sung.
- Thế nào là đối xử bình đẳng với phụ nữ?
-... không phân biệt đối xử..
- Hiện nay, phụ nữ Việt Nam đuợc đối xử như thế nào?
-... bình đẳng ...
- Nhận xét
3. Kết luận: Phụ nữ là nguời có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Đất nuớc Việt Nam đã cố gắng để đối xử bình đẳng giữa nam và nữ ...
- Ghi nhớ/ 23 -> 3 - 5 HS đọc.
HĐ 4: Bài bập 1 sách giáo khoa 
1. Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
2. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập s ... hoàn chỉnh gồm mở, thân và kết bài.
Bước 4: Viết bài
Dựa trên dàn ý đã lập được, người viết sẽ bắt tay vào triển khai một đoạn văn hoặc bài văn hoàn chỉnh, đảm bảo đúng trình tự và mạch cảm xúc.
Bước 5: Đọc và chỉnh sửa
Sau khi viết xong, cần dành chút thời gian để đọc lại toàn bài và chỉnh sửa các lỗi chính tả, cách diễn đạt, cách dùng từ
- Ví dụ kiểu đề bài biểu cảm về người. Các em nên triển khai cách lập ý bằng cách dựa trên sự quan sát (vóc dáng, cử chỉ, lời nói) của người thân rồi sau đó hồi tưởng về quá khứ, suy nghĩ về hiện tại (kỉ niệm, cảm xúc). Điều quan trọng nhất đối với bài văn biểu cảm chính là cảm xúc chân thật, khi đó bài văn mới có thể lay động lòng người.
* Hoạt động 2. Thực hành viết 
- GV đưa màn hình 4 đề.
- GV cho HS đọc thầm 4 đề, cho HS chọn 1 trong 4 đề.
- Đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật Þ từ dàn ý chuyển thành đoạn văn. 
- Tiết này viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Nhắc HS: Viết đúng yêu cầu, trình bày sạch, viết chữ đẹp, làm xong nhớ soát lại bài rồi mới nộp.
- GV cho HS viết bài
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3’)
- GV yêu cầu HS chụp bài viết và gửi qua zalo.
- GV nhận xét giờ học trực tuyến: Khả năng tương tác của HS, giữ trật tự lớp học... thao tác tắt, mở Mic ...
- Dặn dò HS thực hiện bài tập tự luyện ở nhà.
- Nhắc học sinh chuẩn bị tiết học sau.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm đề, chọn đề mà mình viết 
- HS làm bài
Tập đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG; CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU: BÀI NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
1. Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả 1 vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
3. Giáo dục BVMT: GD HS học tập tấm gương của Ông Phàn Phù Lìn ....
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Power point, máy tính
2. HS: Bảng con, giấy nháp, vở viết, thiết bị học, phần mềm Teams.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- Đọc đoạn em yêu thích trong bài Thầy cúng đi bệnh viện 
- Nêu nội dung bài?
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài 
- Quan sát tranh minh hoạ của bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh?
- GV: Ngu Công là một nhân vật trong truyện ngụ ngôn của Trung Quốc. Ông tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì. Ở Việt Nam cũng có 1 người được so sánh với ông. Người đó là ai? Ông đã làm gì để được ví như Ngu Công? Các em .
a. Luyện đọc đúng 
- GV đọc mẫu
- GV: gồm 4 đoạn chia làm 3 phần.
- Đọc nối đoạn?
- GV hướng dẫn HS đọc đúng từng đoạn:
+ Đoạn 1:
- Đọc đúng: n- con nước ông Lìn, l - Phàn Phù Lìn; 
- Ngắt nghỉ ở câu 1 sau tiếng Cai, đọc đúng: ngoằn ngoèo
- Giải nghĩa: tập quán (thói quen), lúa nương
- Hướng dẫn đọc toàn đoạn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 2:
- Đọc đúng: n- cấy lúa nước; ngắt nghỉ ở câu cuối sau tiếng nước
- Giải nghĩa từ: cao sản, canh tác 
- Hướng dẫn đọc toàn đoạn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
+ Đoạn3:
- Giải nghĩa từ: Ngu Công, bay (lan truyền)
- Ngắt giọng câu 2: /bạn / quả/
- GV hướng dẫn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
- GV hướng dẫn đọc toàn bài: Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Gọi HS đọc bài
- GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Thảo quả là cây gì ?
- Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người ngạc nhiên vì điều gì?
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGK (Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn)?
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 trong SGK (Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào)?
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 trong SGK (Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để bảo vệ nguồn nước)?
- Cây thảo quả mang lại lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan?
- Câu chuyện cho em hiểu điều gì?
- Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV chốt nội dung bài: Ông Lìn là 1 người dân tộc Dao tài giỏi, không những biết cách làm giàu cho bản thân mà còn biết làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá. Ông Lìn là 1 người đã mang hạnh phúc cho người khác. Ông được chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
c. Luyện đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn:
+ Đoạn 1: Nhấn từ: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèothể hiện sự quyết tâm tìm và dẫn nguồn nước cho bà con.
+ Đoạn 2: Đọc giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục
+ Đoạn 3: Đọc giọng thể hiện tinh thần quyết tâm chông đói nghèo, lạc hậu của ông Lìn.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm cả bài: Toàn bài đọc với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn; nhấn giọng ở các từ ngữ: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, con nước ông Lìn, suốt một năm trời 
- GV đọc mẫu cả bài
- 2 HS đọc + trả lời
- HS quan sát tranh/SGK
- Lớp đọc thầm, chia đoạn – 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu - trồng lúa
Đoạn 2: Con nước nhỏ trước nữa
Đoạn 3: còn lại
- 3 HS đọc
- HS đọc thể hiện 
- HS đọc thể hiện
- HS luyện đọc đoạn 1 
- HS đọc thể hiện 
- HS giải nghĩa
- HS luyện đọc đoạn 2 
- HS đọc thể hiện 
- HS luyện đọc đoạn 3 
- HS đọc toàn bài 
- HS lắng nghe 
- Thảo quả là cây thân cọ cùng họ với gừng, quả mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
- Mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: Nhiều hộ trong thôn mỗi năm mỗi năm thu mấy chục triệu đồng, nhà ông Phìn mỗi năm thu 2 trăm triệu
- Muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó
- Muốn cuộc sống ấm no phải dám nghĩ dám làm
- Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả 1 vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống cả thôn.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc diễn cảm cả bài và từng đoạn ở nhà.
BÀI CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.
I. MỤC TIÊU:
1. Biết đọc các bài ca dao (thể lục bát) lưu loát với giọng tâm tình nhẹ nhàng.
2. Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Power point, máy tính
2. HS: Bảng con, giấy nháp, vở viết, thiết bị học, phần mềm Teams.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
2. Giới thiệu bài 
- HS quan sát tranh và mô tả những gì vẽ trong tranh? 
- GV: Lao động trên đồng ruộng vốn là một nghề rất vất vả. Người ta thường nói: Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi. Các em cùng học các bài ca dao để thấy dược nỗi vất vả của người nông dân khi mang lại hạt gạo cho mọi người. 
a. Luyện đọc đúng 
- GV gọi 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm theo, chia đoạn?
- Gọi 3 HS đọc nối đoạn?
- GV hướng dẫn HS đọc đúng từng đoạn:
+ Đoạn 1:
- Ngắt nghỉ đúng nhịp thơ 2/2/2, 4/4
- Hướng dẫn đọc toàn đoạn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 2:
- Ngắt nghỉ câu: Ơn trời / mưa nắng phải thì
- Em hiểu công lênh nghĩa là gì?
- Hướng dẫn đọc toàn đoạn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ
+ Đoạn 3
- Giải nghĩa từ: nhiều bề
- Ngắt câu: Người ta đi cấy lấy công 
Tôi nay đi cấy/ còn trông nhiều bề
- GV hướng dẫn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
- GV hướng dẫn đọc toàn bài: Đọc trôi chảy, lưu loát, đọc đúng các từ ngữ, câu khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ
- Gọi HS đọc bài
- GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi 1trong SGK (Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng cuả người nông dân trong sản xuất)?
- GV: Người nông dân làm việc rất vất vả trên ruộng, họ phải lo lắng nhiều bề nhưng họ vẫn lạc quan hi vọng vào một vụ mùa bội thu.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi 2 (Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân) ?
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi 3 trong SGK (Tìm câu ứng với nội dung trong yêu cầu) ?
+ Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày?
+ Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất?
+ Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo?
- Câu ca dao "Trông cho chân cứng đá mềm ... tấm lòng" ý nói gì?
- Nêu nội dung chính của bài? 
c. Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn:
+ Đoạn 1: giọng nhẹ nhàng nhấn: thánh thót, mưa, dẻo thơm, đắng cay
+ Đoạn 2: giọng tâm tình, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
+ Đoạn 3: nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện tinh thần lạc quan, quyết tâm của người nông dân chăm chỉ,
- GV hướng dẫn cả bài: Cả bài đọc giọng tâm tình, nhẹ nhàng. 
- Đọc mẫu cả bài.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm, chia đoạn – 3 đoạn:
- 3 HS đọc
- HS đọc thể hiện
- HS luyện đọc đoạn 1 
- HS đọc thể hiện
- HS nêu
- HS luyện đọc đoạn 2 
- HS đọc thể hiện
- HS luyện đọc đoạn 3 (2-3 em)
- HS đọc toàn bài 
- HS lắng nghe 
+ Vất vả: Cày đồng vào buổi ban trưa mồ hôi rơi như mưa ruộng cày. Bưng bát cơm đầy, ăn một hạt dẻo thơm, thấy đắng cay muôn phần.
+ Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây; Trời yên biển lặng mới yêu tấm lòng. 
- Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
+ Khuyên chăm chỉ: “Ai ơi đừng bỏ... bấy nhiêu”
+ Khuyên quyết tâm trong lao động: “Trông cho chân cứng... yên tấm lòng”
+ Khuyên nhớ ơn: “Ai ơi bưng bát... muôn phần”
- Người nông dân mong muốn mình có sức khỏe tốt để lao động; mong cho thời tiết thuận lợi để yên tâm sản xuất.
- Lao động vất vả trên đồng ruộng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS tự luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài ở nhà 
3. Củng cố - Dặn dò (1 - 2’)
- HS tự đánh giá, nhận xét.
- GV nhận xét giờ học trực tuyến: Khả năng tương tác của HS, giữ trật tự lớp học.. thao tác tắt, mở Mic ...
PHẦN KIỂM TRA CỦA KHỐI TRƯỞNG
Ngày 03 tháng 12 năm 2021
 Lê Thị Minh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2021_2022_ho_thi_hai.docx