Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Trần Đức Huân

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Trần Đức Huân

 - Đọc rõ ràng rành mạnh; biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

 - Nội dung: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

 

docx 24 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn: 05/12/2019
Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2019
Tiết 1: Chào cờ Chào cờ tuần 14
------------------------∆------------------------
Tiết 2: Toán. CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
 MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
 	- Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
	- Phương tiện: Bảng phụ ví dụ 1, bảng con, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2’
7’
7’
8’
8’
3'
A. Mở đầu
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS làm bài tập 3 (tr.66)
- Nhận xét, chữa bài.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB - ghi đầu bài
2. Kết nối:
2.1. Ví dụ 1:
- Treo bảng phụ ví dụ 1, hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm cạnh của sân ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS đặt phép tính.
- Hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép chia.
- Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia.
2.2. Ví dụ 2: 43 : 52 = ?
- Gọi HS đọc ví dụ.
- Yêu cầu HS chuyển 43 = 43,0
- Hướng dẫn HS như ví dụ 1
- Chốt: Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm thế nào?
2.3. Quy tắc: SGK (tr. 67)
3. Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS trao đổi cặp, 1HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận
- Hệ thống nội dung.
- Nhận xét giờ học.	
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 1 hs lên bảng làm bài, chữa bài.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc ví dụ.
+ Chu vi sân hình vuông: 27 m
+ Cạnh của sân:  m?
- Thực hiện phép chia 27 : 4 =  m?
Vậy: 27 : 4 = 6,75 (m)
- Nối tiếp đọc lại
- Đọc ví dụ
- Chuyển 43 = 43,0 rồi thực hiện như chia số thập phân cho số tự nhiên.
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư và chia tiếp.
- Nêu quy tắc, nối tiếp đọc, nhẩm thuộc.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào bảng con.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận cặp, nêu cách giải, trình bày bài giải, 1 em làm vào bảng nhóm.
Bài giải
Số vải để may 1 bộ quần áo là:
70 : 25 = 2,8 (m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
2,8 × 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8 m
------------------------∆------------------------
Tiết 4. Tập đọc CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu: 
 	- Đọc rõ ràng rành mạnh; biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
 	- Nội dung: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại
	- Phương tiện: Bảng phụ chép đoạn 1, tranh SGK.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2’
15’
10’
5’
 3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi – TCLH thực hiện
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB - ghi đầu bài
2. Kết nối: 
2.1. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc mẫu toàn bài 
- Yêu cầu HS chia đoạn và đọc nối tiếp đoạn + luyện đọc từ khó. 
- Cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ, đọc chú giải SGK.
- HDHS luyện đọc ngắt nghỉ.
- Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm.
- Mời các nhóm cử đại diện đọc báo cáo trước lớp.
- Nhận xét.
- Mời 1HS đọc toàn bài.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu nội dung từng đoạn.
- Gọi 1HS đọc to đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
+ Câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Cô bé mua chuỗi Ngọc lam để tặng ai?
+ Cô bé có đủ tiền mua chuỗi ngọc 
không?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Chốt nội dung đoạn 1 và ghi bảng.
- Đoạn 2: Cho cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ Chị của cô biết, tìm gặp Pi-e làm gì?
+ Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi Ngọc?
- Đoạn 2 tác giả muốn nói lên điều gì? 
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Chốt nội dung bài, liên hệ GD.
2.3. Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại theo vai.
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Kết luận
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Liên hệ - nhận xét.
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ Thực hiện theo HD của TCLH.
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn, đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó.
- Luyện đọc đoạn, giải nghĩa từ và đọc chú giải.
- Luyện đọc ngắt nghỉ câu văn dài.
- Luyện đọc trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện đọc báo cáo trước lớp.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi
+ Nêu
 +  tặng chị nhân ngày lễ Nô- en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
+ Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập  mảnh giấy ghi giá tiền 
+ Nghe và nhắc lại.
- Đọc thầm đoạn 2
+ Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi- e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá bao nhiêu tiền?
+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
- Nêu nội dung đoạn 2. 
+ Các nhân vật trong truyện đều là người tốt, người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui cho nhau.
- Nghe, nhắc lại và ghi vở.
- Đọc nối tiếp, nêu giọng đọc, nội dung
- Luyện đọc phân vai.
- Thi đọc đọc phân vai trước lớp.
- Ca ngợi những nhân vật trong chuyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Chính tả (Nghe - viết): CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu: 
	- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
	- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu BT3; làm được BT2 (a).
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Thảo luận theo cặp, thực hành.
	- Phương tiện: Phiếu học tập ghi nội dung bài 3.
III. Tiến trình dạy học:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
 2'
5’
15’
5’
5’
 3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS viết các từ khác nhau âm đầu s/x.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB - ghi đầu bài
2. Kết nối: 
HD học sinh viết chính tả.
- Đọc đoạn văn cần viết.
- Yêu cầu HS nêu nội dung đoạn đối thoại.
- Yêu cầu đọc, tìm và viết lại các từ có vần dễ lẫn và bảng con (nháp).
- Gọi 1HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút, ...
+ Đọc từng câu, cụm từ cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Thu vở, nhận xét và chữa bài.
HDHS làm bài tập chính tả:
Bài 2 (a): 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận
- Hệ thống nội dung bài. 
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2HS lên bảng
Sương gió - xương xẩu
Siêu nhân - liêu xiêu.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Theo dõi - 2HS đọc lại.
- Chú Pi- e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc .. chuỗi ngọc tặng chị.
- Tìm và viết từ khó vào bảng con (nháp).
- Nghe và thực hiện đúng tư thế.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Học sinh soát.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài theo HD của GV.
Tranh ảnh, bức tranh 
Trưng bày,sáng trưng
Trúng đích,trúng cử 
Leo trèo, , trèo cây  
Quả chanh, chanh cốm 
Bánh chưng, chưng mắm
Chúng ta, công chúng 
Hát chèo, chèo chống,  
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào bảng nhóm và cử đại diện nhóm trình bày.
+ Kết quả: đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng, tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), môi (trường), tấp (vở), chở (đi), trả (lại)
------------------------∆------------------------
Tiết 3: Ôn Toán. ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
 	- Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
	- Phương tiện: Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2’
7’
7’
8’
8’
3'
A. Mở đầu
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS làm bài tập 3 (tr.66)
- Nhận xét, chữa bài.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB - ghi đầu bài
2. Kết nối:
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 635,38 + 68,92 b) 45,084 – 32,705
c) 52,8 x 6,3 d) 17,25 x 4,2
 Bài tập 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
a)2,3041km = ....m 
b) 32,073km = ...dam
c) 0,8904hm = ...m 
d) 4018,4 dm = ...hm 
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 6,04 x 4 x 25
b) 250 x 5 x 0,2
c) 0,04 x 0,1 x 25
Bài tập 4 : (HSKG)
Tìm số tự nhiên x bé nhất trong các số: 
 2; 3; 4; 5sao cho: 2,6 x > 7- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận
- Hệ thống nội dung.
- Nhận xét giờ học.	
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 1 hs lên bảng làm bài, chữa bài.
Đáp án :
a) 704,3
b) 12,379
c) 332,64
d) 72,45
Bài giải :
 a)2,3041km = 2304,1m 
 b) 32,073km = 3207,3dam
 c) 0,8904hm = 89,04m 
 d) 4018,4 dm = 4,0184 hm 
Bài giải :
a) 6,04 x 4 x 25
 = 6,04 x 100
 = 604
b) 250 x 5 x 0,2
 = 250 x 1
 = 250
c) 0,04 x 0,1 x 25
 = 0,04 x 25 x 1
 = 1 x 1
 = 1
Bài giải :
- x = 2 thì 2,6 x 2 = 5,2 < 7 (loại)
- x = 3 thì 2,6 x 3 = 7,8 > 7 (được)
- x = 4 thì 2,6 x 4 = 10,4 > 7 (được)
- x = 5 thì 2,6 x 5 = 13 > 7 (được)
Vậy x = 3 ; 4 ; 5 thì 2,6 x > 7
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 06/12/2019
Ngày giảng: Thứ ba ngày 08 tháng 12 năm 2019
Tiết 1. Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
	- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Luyện tập thực hành
	- Phương tiện: Bảng nhóm, bảng con.
III. Tiến trình dạy học: 	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5'
2'
10’
10’
10’
3'
A. Mở đầu
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên chữa bài 2b (tr. 68).
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Các hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB - ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hiện các phép tính.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 em làm vào bảng nhóm.
- Gọi học sinh trình bày bài làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS đọc bài toán
 ... ơng pháp - Phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ, quan sát.
	- Phương tiện: Hình minh họa sách giáo khoa trang 58, 59
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2’
14’
16’
 3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công dụng của gạch, ngói?
- Nhận xét, đánh giá
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
- Ở địa phương em, xi măng được dùng để làm gì?
- Kể tên 1 số nhà máy xi măng ở nước ta.
Hoạt động 2: 
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
- Nhận xét, chốt.
C. Kết luận
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc chuẩn bị bài sau.
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 1HS trả lời
- Nhận xét bạn
+ Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà.
+ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên La Hiên, Quang Sơn,
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sgk trang 59.
+ Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu đất trắng) không tan khi bị trộn với 1 ít nước trở nên dẻo, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá.
- Bảo quản: ở nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước them vào, xi măng sẽ kết thành tảng, 
- Tính chất của vữa xi măng: khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi măng trở nên cứng 
- Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) với nước . Bê tôn chịu nén, được dùng để lát đường,
- Bê tông côt thép: Trộn đều xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép.
- HS trả lời.
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Ôn Toán ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
	- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
	- Vận dụng để tìm x và giải bài toán có lời văn.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
7’
7’
10’
6’
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng chữa bài 3.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Thực hành - luyện tập:
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,44 : 6 b) 47,5 : 25
c) 1904 : 8 d) 20,65 : 35
Bài tập 2 : Tìm x : 
x 5 = 24,65
42 x = 15,12
Bài tập 3 : Tính giá trị biểu thức:
a) 40,8 : 12 – 2,63
b) 6,72 : 7 + 24,58
Bài tập 4 : (HSKG)
Một cửa hàng bán vải trong 6 ngày bán được 342,3 m vải.
a) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải?
b) Trong 3 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải?
C. Kết luận
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 1HS chữa bài
- Lắng nghe, ghi vở.
Đáp án :
1,24
1,9
2,38
0,59
Bài giải :
x 5 = 24,65
x = 24,65 : 5
x = 4,93
b) 42 x = 15,12
 x = 15,12 : 42 
 x = 0,36 
Bài giải :
a) 40,8 : 12 – 2,63
 = 3,4 - 2,63
 = 0,77
b) 6,72 : 7 + 24,58
 = 0,96 + 24,58
 = 25,54
Bài giải :
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải là:
 342,3 : 6 = 57,05 (m)
Trong 3 ngày ngày cửa hàng bán được số m vải là:
 57,05 x 3 = 171,15 (m)
 Đáp số: 171,15 m
------------------------∆------------------------
Tiết 3. Ôn TV: ÔN TÂP
I. Mục tiêu: 
 	- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (Nội dung ghi nhớ).
 	- Xác định được những trường hợp cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản (BT1, mục III); Biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2).
 	+ Các KNS cơ bản: Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ, thực hành
 	- Phương tiện: Băng giấy ghi nội dung cần ghi nhó: 3 phân chính của biên bản 1 cuộc họp. Phiếu viết nội dung bài 2.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
10’
10’
10’
3'
A. Mở đầu
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
Bài tập 1 : Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:
 Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.
Bài tập 2:
H: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn.
a) Hoà bảo với Lan :
- Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không?
Lan trả lời:
- Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé!
b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te
Bài tập 3: 
H: Viết một đoạn văn về chủ đề : Bảo vệ môi trường.
C. Kết luận
- Hệ thống nội dung bài. 
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ Thực hiện theo HD của TCLH
- Lắng nghe, ghi vở.
Đáp án :
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.
Đáp án a) Hoà bảo với Lan :
- Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không?
Lan trả lời:
- Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé!
b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 09/12/2019
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2019
Tiết 1. Toán CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 - Phương pháp: Hỏi đáp, luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
5’
5’
10’
7’
3’
3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS chữa bài tập 2 (tr.70).
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
a) Ví dụ 1: 
- Nêu bài toán 
- Hướng dẫn học sinh nêu phép tính giải bài toán.
- Hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên như SGK.
- Hướng dẫn để học sinh phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56: 6,2
- Tóm tắt và thực hiện các bước làm.
b) Ví dụ 2:
- Nêu phép chia ở ví dụ 2 rồi hướng dẫn cách thực hiện như ví dụ 1.
- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào?
3. Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài vào bảng con.
- HD để học sinh thực hiện các phép chia còn lại.
- Quan sát, hỗ trợ HS.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 1 em làm bảng nhóm.
- Quan sát, hỗ trợ HS
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: (HDHS năng khiếu) 
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
C. Kết luận:
- Nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân?
- Nhận xét tiết học.
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2HS chữa bài.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc lại bài toán, nêu phép tính:
23,56 : 6,2 = ? (kg)
- Ta có: 
23,56 : 6,2 = (23,56 × 10) : (6,2 × 10)
23,56 : 6,2 = 235,6 : 62
Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8 (kg)
- Vận dụng cách làm như ví dụ 1 và nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước.
- Thực hiện VD2 theo yêu cầu của GV.
- Nêu cách thực hiện.
- Đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở.
- Học sinh đọc đầu bài và làm bài.
Bài giải
 1 lít dầu hoả nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 8 lít dầu hoả cân nặng là:
0,76 × 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số: 6,08 kg
- Làm bài vào vở.
 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1)
Vậy 429,5 m may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1 m vải.
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
	- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
II. Phương pháp - Phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.
 	- Phương tiện: Bảng phụ, bảng nhóm
III. Tiến trình dạy học: 	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5'
 2'
6’
26’
 3'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS nêu nội dung ghi nhớ tiết tập làm văn trước?
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em.
- Gọi HS đọc và phân tích yêu cầu của bài.
+ Cuộc họp bàn về vấn đề gì? Diễn ra vào thời điểm nào?
- Nhắc HS trình bày biên bản đúng theo mẫu biên bản.
- Dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung biên bản.
- Yêu cầu HS làm bài và nêu biên bản chọn viết.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ.
- Gọi HS trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
C. Kết luận:
- Chốt bài, liên hệ GD.
- Nhận xét giờ học.
- TCLH thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2 HS nêu
- Lắng nghe, ghi vở.
- Học sinh đọc và phân tích đề bài.
- Trả lời.
+ 2 học sinh đọc 3 gợi ý trong SGK.
- Nối tiếp học sinh trả lời: chọn biên bản cuộc họp nào? (họp tổ, họp lớp, )
- Làm bài vào vở.
- 2HS đọc bài của mình trước lớp.
------------------------∆------------------------
Tiết 4: Sinh hoạt. NHẬN XÉT TUẦN 14
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
 	- Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ.
 	- Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng.
 	- Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng.
	- Hoạt động khác: Thực hiện tốt.
 2. Giáo viên nhận xét đánh giá chung:
	- Các em đi học đều và đúng giờ. 
	- Có ý thức chuẩn bị bài và làm bài trước khi đến lớp: . 
	- Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi hơn 
	- Cần có ý thức hơn trong các giờ học: .
3. Phương hướng hoạt động tuần 15.
 - Ổn định tốt nề nếp học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân.
	- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập.
	- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân và ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12.
	- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_tran_duc_huan.docx