Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 15 năm 2011

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 15 năm 2011

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc dễn cảm với giọng phù hợp nội duyng từng đoạn.

- Hiểu nôi dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK)

II-CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 15 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
 Từ 28 / 11/ 2011 đến 3 / 12 / 2011 
NGÀY
MÔN
BÀI GDBVMT
Thứ 2
28.11
Tập đọc
Toán
Khoa học
K.chuyện
Đạo đức
Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
Luyện tập
Thuỷ tinh Liên hệ bộ phận
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
Tôn trọng phụ nữ (t2) KNS 
Thứ 3
29.11
LT& câu
Chính tả
Toán*
Tập đọc
Toán
TV*
Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc 
Bài viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
Về ngôi nhà đang xây
Luyện tập chung 
Thứ 4
30.11
T.L. văn
Toán
HĐNG
Luyện tập tả người
Luyện tập chung
Thứ 5
1.12
L.T&câu 
Toán
Khoa học
Tổng kết vốn từ
Tỉ số phần trăm
Cao su Liên hệ bộ phận
Thứ 6
2.12
T. L.văn
Toán
SHL-ATGT
Luyện tập tả người ( Tả hoạt động )
Giải toán về tỉ số phần trăm
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
TIẾT 29-TUẦN 15
TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc dễn cảm với giọng phù hợp nội duyng từng đoạn.
Hiểu nôi dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK)
II-CHUẨN BỊ: -       Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI
1-Giới thiệu bài 
-Bài đọc  Buôn Chư Lênh đón cô giáo phản ánh một khía cạnh quan trọng của cuộc dấu tranh vì hạnh phúc của con người – đấu tranh chống lạc hậu . Qua bài đọc  này , ta sẽ thấy đựơc nguyện vọng tha thiết của già làng và người dân buôn Chư Lênh đối với việc học tập như thế nào ?
-Hs đọc  thuộc lòng khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta .
-Trả lời câu hỏi về nội dung bài .
 -Quan sát tranh minh họa , chủ điểm Vì hạnh phúc con người .
2-Hướng dẫn Hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
-Có thể chia bài thành 4 đoạn : 
Đoạn 1 : từ đầu đến  khách quý. 
Đoạn 2 : từ Y Hoa đến bên . . . sau khi chém nhát dao .
Đoạn 3 : từ già Rok . . . xem cái chữ nào 
Đoạn 4 : phần còn lại .
-Hs khá luyện đọc theo cặp 
-1,2 đọc bài trước lớp 
 - HS đọc nối tiếp ( 2 lượt )
b)Tìm hiểu bài 
-Gv đọc .
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?
-Người dân Chư Lênh đón tiến cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ?
-Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đọi và yêu quý  “ cái chữ” ? 
-Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo , với cái chữ nói lên điều gì ?
*Chốt lại : Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo , với “ cái chữ” thể hiện nguyện vọnh thiết tha của người Tây Nguyên cho con em mình được học hành , thoát khỏi đói nghèo , lạc hậu , xây dựng cuộc sống ấm no , hạnh phúc .
-Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học 
 -Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních . Họ mặc quần áo như đi hội . Họ trải đường cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sán bằng những tấm lông thú mịn như nhung . Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sán , trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột , thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn .
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ . Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết . Y Hoa viết xong , bao nhiêu tiếng cùng hò reo .
-VD : Người Tây Nguyên rất ham học , ham hiểu biết . / Người Tây Nguyên muyn cho con em mình đựơc biết chữ , học hỏi được nhiều điều lạ , điều hay . / Người Tây Nguyên hiểu : chữ viết mang lại sự hiểu biết , mang lại hạnh phúc , ấm no .
c)Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm 
-Gv hướng dẫn cả lớp luyện đọc. Có thể chọn đoạn 3 .
-Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho Hs . 
-Gv theo dõi , uốn nắn .
-Hs nối tiếp luyện đọc diễn cảm .
- Hs  phân vai đọc diễn cảm bài văn .
3-Củng cố , dặn dò :
-Nhắc lại ý nghĩa của bài .
-Nhận xét tiết học . 
- Chuẩn bị: Về ngôi nhà đang xây.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 15-TIẾT 71 TOÁN
 LUYỆN TẬP.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Biết :
- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. Bài 1(a,b,c),Bài 2a, Bài 3
II.CHUẨN BỊ: + GV:Phấn màu, bảng phụ.+ HS: Vở bài tập, bảng con.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :  
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: 
Học sinh làm lại 2 / 71.
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố và thực hành thành thạo phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não. 
	 Bài 1:Đặt tính rồi tính:(trang 72)
17,55: 3,9
0,603 : 0,09
0,3068 : 0,26
 Học sinh nhắc lại cách chia.
- Giáo viên theo dõi từng bài . 
Bài 2: Tìm X ( 72)
a) X x 1,8 = 72
 - Học sinh nhắc lại quy tắc tìm
 thành phần chưa biết.
Giáo viên chốt lại dạng bài tìm
thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: Giải toán ( 72)
- - Giáo viên có thể chia nhóm đôi.
- -Giáo viên yêu cầu học sinh.
 -Đọc đề.Tóm tắt đề.Phân tích đề.
Tìm cách giải.
	Hoạt động 2: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc
 lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- - Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
 - Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
 Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.Học sinh nêu lại cách làm.
a)17,55 : 3,9 = 4,5
17,55 3,9 175,5 39 
 19 5 4,5
 0
b) 0,603 : 0,09 = 7
0,603 0,09 60,3 9
 7 7 
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
0,3068 0,26 30.6 8 26 
 4 6 1,18
 208 
 0
Học sinh đọc đề. Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
a) X x 1,8 = 72
 X = 72 : 1,8
 X = 40
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề 3 – Phân tích đề 
Tóm tắt :
5,2 l dầu hoả: 3,952kg
5,32 kg : ? l dầu hoả	
Giải
Một lít dầu hỏa nặng : 
 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hỏa có là :
 5,32 : 0,76 = 7 (lít)
 ĐS : 7 lít
Học sinh làm bài 
Học sinh sửa bài.Cả lớp nhận xét.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 15-TIẾT 15
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Kể LạI được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý SGK; biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện; biêt nghe và nhận xét lời kể của bạn. HS K, giỏi kể lại được 1 câu chuyện ngoài SGK
II-CHUẨN BỊ:        Một số sách , truyện , bài báo viết về những người đã góp sức mình chống lại đói , nghèo , lạc hậu .    -  Bảng lớp viết đề bài .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI  
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết KC trước , các em đã biết về tấm lòng nhân hậu , tinh th6àn trách nhiệm cao với con người của bác sĩ Pa-xtơ – nhà khoa học đã có công giúp loài người thoát khỏi bệnh dại . Trong tiết KC hôm nay , các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe , đã đọc  về những con người có công chống lại nghèo đói , lạc hậu .
-Kiểm tra Hs tìm đọc  truyện ở nhà như thế nào .
-Hs kể lại 1,2 đoạn trong câu chuyện Pa-xtơ và em bé.
-Trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện .
2-Hướng dẫn Hs kể chuyện 
a-Hướng dẫn Hs hiểu yêu cầu của đề bài 
-Gv gạch dưới những từ ngữ cần chú ý : 
Hãy kể một câu chuyện đã đựơc nghe hoặc được đọc  về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc của nhân dân .
b-Hs thực hành KC , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện  
-Hs đọc  đề bài .
-Một số Hs giới thiệu câu chuyện định kể VD : Tôi múôn kể câu chuyện “ Người cha của hơn 8000 đứa trẻ” . Đó là chuyện về một linh mục giàu lòng nhân ái , đã nuôi tới 8000 đứa trẻ mồ côi và trẻ nghèo .
-KC theo cặp .
-Trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
-Thi KC trước lớp .
-Hs xung phong cử đại diện thi kể .
-Hs kể xong , đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình .
-Cả lớp và Gv bình chọn người KC hay nhất .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau – KC về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình .
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 15-TIẾT 29 Khoa học 
 THỦY TINH
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
-Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
-Nêu được một số các bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
GDBVMT :- Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
	- Biết cách bảo quản những đồ dùng được làm thủy tinh.-xử lý chất thải từ thuỷ tinh
II. CHUẨN BỊ: - Hình minh họa trang 60, 61 SGK.
- Lọ thí nghiệm hoặc bình hoa bằng thủy tinh.- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Hoạt động : Khởi động
2. KTBC: Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi nội dung bài trước, nhận xét và ghi điểm.
 3.GTB: Bài học hôm nay, chúng ta hiểu về “Thủy tinh”
+ Hoạt động 1 : Những đồ dùng làm bằng thủy tinh
- Hãy kể các đồ dùng bằnh thủy tinh mà em biết?
- Ghi các đồ dùng lên bảng. Yêu cầu HS nhìn vào hình minh họa SGK và trả lời:
+ Em thấy thủy tinh có những tính chất?
+ Điều gì xảy ra nếu chiếc cốc rơi xuống sàn? Tại sao?
* Kết luận:GDMT: Những đồ dùng được làm bằng thủy tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh.-Mảnh vở cần chôn sâu tránh vứt bừa bải-nhặt mảnh thuỷ tỉnh vơi vãi
+ Hoạt động 2: Các loại thủy tinh và tính chất của chúng
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm và phát cho từng nhóm một số dụng cụ mà GV đã chuẩn bị.
- Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin SGK/ 61 và xác định.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu ở bảng yêu cầu HS đọc phiếu.
- Nhận xét, khen nhóm ghi chép khoa học, trình bày rõ ràng, lưu loát.
+ Hãy kể tên những đồ dùng được klàm bằng thủy tinh?
* Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK.
- Em có biết, người ta chế tạo thủy bằng cách nào không?
4. Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về thủy tinh và tìm hiểu về “Cao su”.
+ Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng?
+ Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống?
- Nhắc lại, mở SGK trang 58, 59
- Tiếp nối nhau kể.
- HS trả lời theo kinh nghiệm bản thân.
- Lắng nghe.
- 4 HS tạo thành một nhóm, nhận ĐDHT và trao đổi theo yêu cầu.
  - Tiếp nối nhau kể tên.
- Lắng nghe.
- HS nêu hiểu biết.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 15-TIẾT 15 
Đạo đức : TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( Tiết 2 )
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
  1-Giới thiệu bài :
 2-Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động1: Xử lí tình huống (bài tập 3 SGK)
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
+ Cách tiến hành:
- GV chia cho các nhóm và cho các nhóm thảo luận của bài tập 3 
* Gv kết luận:
 - Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc  và khả năng hợp tác với các bạn kgác trong việc. Nếu Tiến có khả năng thì có  thể chọn bạn. Không nên c ... ười bạn , những em bé kháu khỉnh độ tuổi này , nếu có .
       Bài tập 1 : VD về dàn ý :
Mở bài 
Bé Bông – em gái tôi , đang tuổi bi bô tập nói , chập chững tập đi .
Thân bài :
1-Ngoại hình ( không phải trọng tâm )
a)Nhận xét chung : bụ bẫm 
b)Chi tiết 
-Mái tóc : thưa , mềm như tơ , buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu .
-Hai má : bầu bĩnh , hồng hào .
- Miệng : nhỏ , xinh hay cười .
-Chân tay : trằng hồng , nhiều ngấn .
2-Hoạt động 
a)Nhận xét chung : như một cô bé búp bê biết đùa nghịch , khóc , cười 
b)Chi tiết :
-Lúc chơi : lê la dười sàn với một đống đồ chơi , ôm mèo , xoa đầu , 
cười khanh khách .
-Lúc xem ti vi :
+Thấy có quảng cáo thì bỏ chơi , đang khóc cũng nín ngay .
+Ngồi xem , mắt chăm chắm nhìn màn hình .
+Ai đùa nghịch lấy tay che mắt bé , bé đẩy ra , hét toáng lên .
-Lúc làm nũng mẹ :
+Kêu a. . . a. . . khi mẹ về .
+Vịn tay vào thành giường , lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ .
+Ôm mẹ , rúc mặt vào ngực mẹ , đòi ăn .
Kết bài :
Em rất yêu Bông . Hết giờ học là về nhà ngay với bé . 
       Bài tập 2 : Em Trung của tôi
Em Trung của tôi bụ bẫm . Đôi mắt em tròn xoe như hai hạt nhãn đen láy . Chiếc mũi của em hơi hênh hếch lên một tí . Cái miệng chúm chím của em mỗi khi cười thì lộ mấy chiếc răng sữa trắng muốt trông thật đáng yêu . cái tai thì chốc chốc lại nghếch lên nghe ngóng khi có ai nói đến em . Trên đầu em lưa thưa mấy sợi tóc vàng hoe . Em mập mạp , bụ bẫm đến nỗi cổ tay , cổ chân em có rất nhiều ngấn . . Mỗi khi tắm , mẹ tôi phải vạch từng ngấn ra để kì cho em .
Em có tất háu ăn . Ăn gì cũng phải chia cho em , nếu không em sẽ khóc inh ỏi lên cho mà xem . Có lần tôi đem bành , em đếm và chìa tay ra kêu “ măm măm” , tôi giả vờ quay mặt đi , thế là em nằm lăn ra đất khóc , chân đập thình thịch xung chiếu , tay huơ huơ lên trứơc , nước mắt chảu giàn giụa . Tôi thấy thương em quá liền bảo “ Thôi nín đi rồi lại đây chị cho !” . vừa dứt lời , em đã lồm cồm bò dậy , đến bên tôi , chìa tay ra kêu “ măm măm” . tôi vừa cho xong thì em nhoẻn miệng cười như cơn mưa rào mùa hạ đã tạnh . 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Chấm đoạn văn tả hoạt động người  trong tiết TLV trước .
B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 
2-Hướng dẫn Hs luyện tập 
Bài tập 1
-Gv kiểm tra kết quả quan sát ở nhà 
-Giới thiệu tranh ảnh , tranh minh họa mà Gv và Hs sưu tầm đựơc .
-VD về dàn ý 
Bài tập 2 
Gv đọc  to cả lớp nghe bài “ Em trung của tôi” để Hs tham khảo .
-Hs đọc  đề và nắm vững yêu cầu đề bài 
-Hs làm việc theo nhóm .
  -Chuẩn bị dàn ý vào VBT 
-Gv cùng cả lớp góp ý , hoàn thiện dàn ý 
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học . 
-Yêu cầu những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh .
-Dặn Hs chuẩn bị giấy , bút cho bài kiểm tra tuần 16 .
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 15-TIẾT75
TOÁN:
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-Giải được các bài toán đơn giản có ND tìm tỉ số phần trăm của 2 số. Bài 1,Bài 2 (a,b),Bài 3
IICHUẨN BỊ: + GV:Phấn màu, bảng phụ. + HS: Bảng con, SGK, VBT.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
2 học sinh lần lượt làm
 lại bài2(SGK /74)
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Giải toán về tỉ số phần trăm.	 
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não. 
a) Ví dụ 1( 75) 
• Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ – Phân tích.
 Đề bài yêu cầu điều gì?
• Đề cho biết những dữ kiện nào?
• Giáo viên chốt lại: thực hiện phép chia:
	315 : 600 = 0,525
	 Nhân 100 và chia 100.
0,525 x 100 : 100 = 52, 5 : 100
 =52, 5%
• Giáo viên giải thích.
+ Học sinh nữ chiếm cứ 100 học sinh toàn trường thì học sinh nữ chiếm khoảng hơn 50 học sinh .
+ Đổi ký hiệu: 52,5 : 100 = 52,5% Ta có thể viết gọn:
	315 : 600 = 0,525 = 52,5%
 Thực hành: Áp dụng vào giải toán nội dung tỉ số phần trăm.
 Giáo viên chốt lại.
b) Nêu ví dụ 2 (75)
Bài giải (SGK)
 Tỉ số % lượng muối có trong nước
 biển là:
 2,8 :80 = 0,035
 0,035 = 3,5 %
 Đáp số : 3,5 %
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng giải thích các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Phướng pháp: Thực hành, động não.
Bài 1: Viết tỉ số % theo mẫu ( 75)
Mẫu : 0,57 = 57 %
0,3; 0,234; 1,35
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm 
tỉ số % khi biết tỉ số:
 Giáo viên chốt lại.
Bài 2 Tính tỉ số phần trăm của 2 số 
( theo mẫu)
19 và 30
45 và 61
Mẫu : 19 và 30
19 : 30 = 0,6333= 63,33 %
Học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số
 phần trăm của hai số.
 Giáo viên chốt sự khác nhau giữa bài 1 và bài 2.
	Bài 3: Giải toán -75
Đọc tóm tắt
Lưu ý học sinh phần thập 
phân lấy đến phần trăm.
Giải:
tỉ số phần trăm nữ so với tổng 
học sinh cả lớp là:
13 :25 = 0,52 = 52 %
 Đáp số : 52 %
	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc
 lại cách tìm tỉ số % của hai số.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.Tóm tắt:
Tính tỉ số phần trăm giữa học sinh
 nữ và học sinh toàn trường.
Học sinh toàn trường: 600.
Học sinh nữ: 315.
Học sinh làm bài theo nhóm.
Học sinh nêu cách làm của từng nhóm.
Các nhóm khác nhận xét.
Học sinh nêu quy tắc qua bài tập.
+ Chia 315 cho 600.
+ Nhân với 100 và viết ký hiệu % vào sau thương.
Đọc và tóm tắt đề :
Biết 80 kg nước biển : 2,8 kg muối
Tìm tỉ số % lượng muối có 
trong nước biển?
Học sinh làm bảng con- Kết quả:
 0,3 = 0,30 = 30 %
 0,234 = 23,4 %
 1,35 = 135 %
Học sinh làm vở Kết quả
 b)45 và 61
45 : 61 = 0,7377 = 73,77 %
( chỉ lấy 4 chữ số phần thập phân)
Học sinh đọc bài toán – Nêu tóm
tắt.:
Lớp học có : 25 học sinh
Học sinh nữ : 13 học sinh
Hỏi tỉ số phần trăm nữ so với tổng 
Học sinh cả lớp:
Điều chỉnh bổ sung : 
SINH HOẠT LỚP
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ: GV : Công tác tuần.
 - HS: Bản báo cáo công tác trực vệ sinh nề nếp của tổ của các tổ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: Hát 
Nội dung:
-GV giới thiệu:
-Phần làm việc ban cán sự lớp:
-GV nhận xét chung: Nề nếp học tập và vệ sinh 
-Công tác tuần tới: .
- HS ăn mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi đến trường.
- LĐVS, các tổ trực nhật.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ
- HS đăng kí đôi bạn cùng tiến.
- Ôn tập KTĐK cuối HKI
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào 
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12.
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt	
Điều chỉnh bổ sung : 
KHOA HỌC
BÀI: HỖN HỢP.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
-Nêu được ví dụ về hỗn hợp.
-Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp(Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,)
II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI;
- Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề ( tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
 - Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
 - Kĩ năng bình chọn đánh giá các phương án đã thực hiện.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Thực hành , trò chơi
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 66, 67.
 - Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. 
 - Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li
(cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn.
 *Học sinh : - SGK. 
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV giới thiêu tên bài học 
Hoạt động 1:Thực hành”Trộn gia vị”.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
Hỗn hợp là gì?
Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau.
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
 Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời.
Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình.
Hình
Công việc
Kết quả
1
Xay thóc
Trấu lẫn với gạo
2
Sàng
Trấu riêng, gạo riêng
3
Giã gạo
Cám lẫn với gạo
4
Giần, sảy
Cám riêng, gạo riêng
Kể tên các thành phần của không khí. 
Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết.
Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,
3.Thực hành
Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 67 SGK. (1 trong 3 bài).
Bài 1:Thực hành: Tách đất, cát ra khỏi nước.
 Chuẩn bị:
Cách tiến hành:
 Bài 2: Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi nước.
Chuẩn bị:
Cách tiến hành:
 Bài 3:Thực hành: Tách đất, sạn ra khỏi muối và đường.
 Chuẩn bị:
Cách tiến hành:
Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn, li (cốc) đựng nước
Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc lại nội dung bài học..
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Dung dịch”.
Nhận xét tiết học.
.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Đại diện các nhóm trình bày.
Không khí là hỗn hợp.
(đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu)
Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phểu lọc.
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.
Đổ dầu ăn vào nước khuấy kĩ rồi để yên. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng ống hút, tách dầu ra khỏi nước ( hoặc dùng thìa gạn).
Đổ hỗn hợp vào nước khuấy lên cho đường, muối tan còn lại đất, sạn.
Tách chất rắn ra khỏi nước như bài 1, (cho nước bay hơi thu được đường hay muối ở dạng tinh thể).
Điều chỉnh bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5CKTTICH HOP15T.doc