Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 16

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 16

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọngm nhẹ nhàng , chạm rãi.

-Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợ tài năng , tám lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy - học : Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc. SGK + Chuẩn bị bài trước

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 : 
 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Ngày soạn 4/12/2011
Ngày dạy 5/12/2011
Tiết 1
Tập đọc 
Thầy thuốc như mẹ hiền
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọngm nhẹ nhàng , chạm rãi.
-Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợ tài năng , tám lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy - học : Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc. SGK + Chuẩn bị bài trước
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:Học sinh hỏi về nội dung – Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4.Dạy - học bài mới : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc .
Gv gọi 1 – 2 hs khá giỏi đọc bài.
- Gv gọi hs chia đoạn sau đó gọi hs đọc nối tiếp từng đoạn của bài..
- Gv nhận xét uốn nắn, sữa chữa
- Gv cho hs luyện đọc một số từ ngữ khó
- Gv giải nghĩa từ: Buôn, Nghi thức, Gùi(Gv cho hs quan sát cái gùi)
- Gv đọc mẫu
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
+ Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài 
+ Câu 2 : Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ 
+ Câu 3: Vì sao cơ thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+ Câu 4: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
Hoạt động 3: Học sinh đọc diễn cảm đoạn 1 .
Giáo viên đọc diễn cảm.
GV gạch dưới các từ cần nhấn giọng.
5/ Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị: “Thầy cúng đi bệnh viện”.Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lần lượt đọc bài.
trả lời câu hỏi 
1 học sinh khá giỏi đọc.
Lớp theo dõi và tìm hiểu cách chia đoạn .
+ Đoạn 1: “Từ đầu cho thêm gạo củi”.
+ Đoạn 2: “ càng nghĩ càng hối hận”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. 
1 HS đọc toàn bài.
- Ông tự đến thăm, tận tụy chăm sóc người bệnh , không ngại khổ, ngại bẩn, không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi 
- Ông tự buộc tội mình về cái chết của người bệnh không phải do ông gây ra 
ông là người có lương tâm và trách nhiệm .
- Ông được được tiến cử chức quan trông coi việc chữa bệnh cho vua nhưng ông đều khéo từ chối. 
- Từng cặp học sinh thi đua đọc diễn cảm.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
Học sinh thi đua 2 dãy.
Rút kinh nghiệm.
Tiết 2
LỊCH SỬ
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM
 SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh :+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 Bản đồ hành chính Việt Nam. Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952) xem trước bài.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu .
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
3. Giới thiệu bài mới: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
4.Dạy - học bài mới : 
 * Hoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng( 2-1951).
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK 
H: Hình chụp cảnh gì?
GV: Đại hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
H; Tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà đại hội đại biểutoàn quốc lần thưa 2 của đảng đã đề ra cho CM? Để thực hiện nhiệm vụ đó cần có các điều kiện gì?
*Hoạt động 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
- HS thảo luận nhóm
H; Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, thể hiện như thế nào?
H; theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
H; Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác dụng như thế nào đến tiền tuyến?
* Hoạt động 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- Lớp thảo luận 
H: Đại hội chiến sĩ thi đa và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
H: Đại hội nhằm mục đích gì?
- GV nhận xét.
 3.Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hát 
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
- Cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2- 1951)
- HS lắng nghe.
+ Nhiệm vụ: đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Để thực hiện nhiệm vụ cần: 
- Phát triển tinh thần yêu nước
- Đẩy mạnh thi đua
- Chia ruộng đất cho nông dân.
- Hs thảo luận nhóm và ghi ý kiến vào giấy 
+ Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm
+ Các trường đại học...đào tạo cán bộ cho kháng chiến...
+ xây dựng được xưởng công binh...
- vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.
- Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước 
+ Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
- Lớp thảo luận nhóm 
+ Đại hội... được tổ chức vào ngày 1-5-1952 
+ Đại hội nhằm tổng kết biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Rút kinh nghiệm.
Tiết 3
Toán
 Luyện tập
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 Biết tính tỉ số phần trăm của 2 số và ứng dụng trong giải toán.
II/ Đồ dùng dạy - học : 	
Giấy khổ to A 4, phấn màu. Bảng con. vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Học sinh lần lượt sửa bài nhà 
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4.Dạy - học bài mới : 
Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng, trừ hai tỉ số phần trăm: nhân, chia tỉ số phần trăm với một số).
Tìm hiểu theo mẫu cách xếp – cách thực hiện.
Lưu ý khi làm phép tính đối với tỉ số phần trăm phải hiểu đây là làm tính của cùng một đại lượng.
Ví dụ: 6% HS khá lớp 5A + 15% HSG lớp 5A.
Bài 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số .
+ Thôn Hòa An : ? (20 ha).
Đã trồng:
+ Hết tháng 9 : 18 ha
+ Hết năm : 23,5 ha
a) Hết tháng 9 Thôn Hòa An thực hiện ? % kế hoạch cả năm 
 b) Hết năm thôn Hòa An ? % và vượt mức ? % cả năm
Bài 3:HS giải toán liên quan đến tỷ số phần trăm
Yêu cầu học sinh nêu:
+ Tiền vốn: ? đồng ( 42 000 đồng)
+ Tiền bán: ? đồng.( 52 500 đồng)
Tỉ số giữa tiền bán và tiền vốn ? %
Tiền lãi: ? %
5/ Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị: “Giải toán về tìm tỉ số phần trăm” (tt)Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt – Giải.
Học sinh làm bài theo nhóm (Trao đổi theo mẫu).
Lần lượt học sinh trình bày cách tính.
Cả lớp nhận xét.
Bài 2 : Học sinh đọc đề.
Bài giải
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hịên đượclà : 18 : 20 = 0,9; 0,9 = 90%
b) Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoặch là :
23,5 : 20 = 1,175
1,17 = 117,5%
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là :117,5% - 100% = 17,5%
Đáp số : a) Đạt 90% ; b) Thực hiện 117,5% và vượt 17,5%
Bài 3: Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiến vốn là: 52500 : 42000 = 1,25
1,25 = 125% (tiền vốn)
b) Coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125% thì số phần trăm tiền lãi là : 125% - 100% = 25% (tiền vốn ) 
 Đáp số : a) 125% ; b) 25%
Rút kinh nghiệm.
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (tiết 1)
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
 - (KNS)- Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh tronmg công việc chung , kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bàn bè và người khác , kĩ năng tư duy , Kĩ năng ra quyết định .
II/ Đồ dùng dạy - học : Phiếu thảo luận nhóm.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 	
2. Bài cũ: Nêu những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ.
3. Giới thiệu bài mới: Hợp tác với những người xung quanh.
4.Dạy - học bài mới : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống 
( trang 25 SGK)
 Yêu cầu học sinh xử lí tình huống theo tranh trong SGK.
Yêu cầu học sinh chọn cách làm hợp lí nhất.
Kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung : người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây  Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau . Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh .
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Học sinh thảo luận các nội dung BT 1 .
 + Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh ?
- Kết luận : Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung , tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi , 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2)
GV kết luận từng nội dung :
(a) , ( d) : tán thành
( b) , ( c) : Không tán thành
5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh nêu.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh suy nghĩ và đề xuất cách làm của mình.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp nhận xét, bổ sung .
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ (SGK) 
Hoạt động nhóm 4.
Trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến 
- HS giải thích lí do
Rút kinh nghiệm.
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
Ngày soạn 4/12/2011
Ngày dạy 6/12/2011
Tiết 1
Chính tả ( nghe – viết ) : 
 Về ngôi nhà đang xây
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức 2 khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.-Làm được BT2a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3)
II/ Đồ dùng dạy - học : 
Giấy khổ A 4 làm bài tập. Chẩn bị bài trước .
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4.Dạy - học bài mới : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe, viết.
1, 2 Học sinh đọc bài chính tả.
2, 3 học sinh đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
GV hướng dẫn viết từ khó .
GV nhắc nhở HS trước khi viết .
Giáo viên chấm 1 số vở và c ... ọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
 Hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là khoáng sản, hàng thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.
Giáo viên tổ chức cho HS sửa bảng Đ – S.
* Bước 2: Từ lược đồ sẵn ở trên bảng giáo viên hỏi nhanh 2 câu sau để HS trả lời.
+ Những thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất, là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
5/ Củng cố - dặn dò: Dặn dò: Ôn bài.
Chuẩn bị: Châu Á. Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Nêu các hoạt động thương mại của nước ta?
Hoạt động nhóm, lớp.
+ 54 dân tộc.
+ Kinh
+ Đồng bằng.
+ Miền núi và cao nguyên.
Học sinh làm việc dựa vào kiến thức đã học ở tiết trước đánh dấu Đ – S vào ô trống trước mỗi ý.
Học sinh sửa bài.
.
Thảo luận nhóm
Nhóm nào thực hiện nhanh đính lên bảng.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Rút kinh nghiệm.
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Ngày soạn 4/12/2011
Ngày dạy 9/12/2011
Tiết 1
Kể chuyện :
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
HOẶC THAM GIA
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 -Kể được một buổi sum họp đầm ấm của gia đình theo gơị ý của SGK
II/ Đồ dùng dạy - học :
Một số ảnh về cảnh những gia đình hạnh phúc, câu chuyện kể về một gia đình hạnh phúc.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ).
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
4.Dạy - học bài mới : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài 1: Kể chuyện về một gia dình hạnh phúc.
Lưu ý học sinh: câu chuyện em kể là em phải tận mắt chứng kiến hoặc tham gia.
Giúp học sinh tìm được câu chuyện của mình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xây dựng cốt truyện, dàn ý.
Yêu cầu 1 học sinh đọc gợi ý 3.
Giáo viên chốt lại dàn ý mỗi phần, giáo viên hướng các em nhận xét và rút ra ý chung.
Giúp học sinh tìmh được câu chuyện của mình.
Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Tuyên dương.
5/ Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc ”.Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh lần lượt kể lại câu chuyện.
 Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh đọc trong SGK gợi ý 1 và 2 và trả lời.
Học sinh đọc thầm suy nghĩ tìm câu chuyện cho mình.
Học sinh lần lượt trình bày đề tài.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc.
1) Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia?
2) Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc – Em thấy sự việc diễn ra như thế nào?
Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn ra đến lúc cao độ – Việc làm của em và mọi người xung quanh – Kết thúc câu chuyện.
3) Kết luận: Cảm nghĩ của em qua việc làm trên.
Học sinh khá giỏi lần lượt đọc dàn ý.
Học sinh thực hiện kể theo nhóm.
Nhóm trưởng hướng cho từng bạn kể trong nhóm – Các bạn trong nhóm sửa sai cho bạn – Thảo luận nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện kể - Cả lớp nhận xét.
Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Rút kinh nghiệm.
Tiết 2
KHOA HỌC
TƠ SỢI
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi. Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi. Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Giáo dục HS : Luôn có ý thức giữ gìn quần áo bền đẹp.
KNS
: - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình làm thí nghiệm.
- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
THMT:
Biết được tơ sơi lấy từ tự nhiên, nhân tạo nên biết khai thác sử dụng hợp lí tránh gây ô nhiễm môi trường.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
Hình vẽ trong SGK trang 66 . Đem đến lớp các loại tơ sợi tự nhiên và nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó, đồ dùng đựng nước, bật lửa hoặc bao diêm. SGK. 
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu ( 35 phút ) .
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Giáo viên tổng kết, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Tơ sợi.
4.Dạy - học bài mới : 
Hoạt động 1: Kể tên một số loại tơ sợi.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên cho học sinh quan sát, trả lời câu hỏi SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Liên hệ thực tế :
+ Các sợi có nguồn gốc từ thực vật : sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai
+ Các sợi có nguồn gốc từ động vật : tơ tằm 
® Tơ sợi tự nhiên .
+ Các sợi có nguồn gốc từ chất dẻo : sợi ni lông ® Tơ sợi nhân tạo .
Hoạt động 2: Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro .
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại .Hoạt động 3: Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
Giáo viên phát cho học sinh một phiếu học tập yêu cầu học sinh đọc kĩ mục Bạn cần biết trang 61 SGK.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
Giáo viên gọi một số học sinh chữa bài tập.
Giáo viên chốt.
5/ Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét.
Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”.Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh khác nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
- Quan sát , trả lời câu hỏi trang 60 SGK.
Câu 1 :
- Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
Câu 2:Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh.
Các sợi có nguồn gốc động vật: sợi len, sợi tơ tằm.
Câu 3:Các sợi trên có tên chung là tơ sợi tự nhiên.
Câu 4: Ngoài các loại tơ sợi tự nhiên còn có loại sợi ni-lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hóa học.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhóm thực hành theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trong SGK trang 61.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét.
Rút kinh nghiệm.
Tiết 3
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Biết làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm: -Tính tỉ số phần trăm của 2 số. -Tìm giá trị một số phần trăm của một số. Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
Phấn màu, bảng phụ. Bài soạn, SGK, VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu .
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2.Bài cũ: Học sinh sửa bài nhà 
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4.Dạy - học bài mới : 
Bài 1: Tính tỉ số phần trăm của hai số
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 2:Tính tỉ số phần trăm của hai số.
Giáo viên chốt dạng tính một số biết một số phần trăm của nó.
Giáo viên chốt cách giải.
Bài 3 : Giải toán liên quan đến tỷ số phần trăm.
Giáo viên chốt dạng tính một số biết một số phần trăm của nó.
Giáo viên yêu cầu học sinh khá, giỏi giải.
5/ Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị: “ Luyện tập chung “. Nhận xét tiết học
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Bài 1 : Học sinh đọc đề HS làm bài.
a, Tỉ số % của 2 số : 
37 : 42 = 0,8809 = 88,09 %
b, So với sản phẩm của tổ thì anh Ba đã làm được : 126 : 120 = 0,105 = 10,5 % Đáp số 10,5 %
Bài 2 : a, Tìm 30% của 97
97 x 30 : 100 = 29,1
hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1
· b, :Tính một số phần trăm của một số.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt và giải 
	Số tiền lãi :
6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng)
1HS đọc yêu cầu của BT 
Bài 3 : a, Tìm một số biết 30% của nó là 72
Số dó là : 72 x 100 : 30 = 240
b, Số gạo cửa hàng có trước khi bán là : 
420 x 100 : 10,5 = 4 ( tấn ) 
 Đáp số : 4 tấn gạo .
Rút kinh nghiệm.
TIẾT 4
HỌC HÁT BÀI TỰ CHỌN : MÙA HOA PHƯỢNG NỠ
 Nhạc và lời : Hoàng Vân
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
- Biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Haùt chuaån xaùc vaø theå hieän đúng tính chất của bài hát.
- Nhạc cụ quen dùng : Đàn, máy nghe, thanh phách.
- Bảng phụ chép sẵn lời ca.
III. CAÙC HOÏAT ÑOÄNG DAÏY – HOÏC
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
- Hát khởi động giọng bài hát :
Ước mơ, nhạc Trung Quốc
 2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng biểu diễn 1 số bài đã học
+ Nhận xét
3.Bài mới
 Hoaït ñoäng 1 : Daïy hát bài : Mùa hoa phượng nỡ.
- GV giôùi thieäu baøi haùt và ghi bảng.
- GV haùt maãu
- Höôùng daãn học sinh taäp ñoïc lôøi ca :
- Giaûi thích nhöõng tö økhoù trong baøi ñeå HS coù theå hieåu ñöôïc noäi dung lôøi ca.
+ Nhân xét đánh giá.
- Chia lớp thành 2 nhóm và hướng dẫn : Nhóm 1 gõ đệm theo nhịp, nhóm 2 gõ đệm theo phách và ngược lại.
+ Nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên đệm đàn.
- Giáo viên nêu bài học gáo dục.
- GV nhaän xeùt tieát hoïc.
+ Khen – nhắc nhỡ.
 - Giao bài tập về nhà.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Học sinh đứng dậy thể hiện bài hát.
- HS lên bảng biểu diễn
- Lắng nghe
- Học sinh lắng nghe và cảm nhận
- Học sinh đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên đọc kết hợp gõ theo tiết tấu.
- Nghe giaûi thích nhöõng töø khoù trong baøi haùt.
- Hát lại bài hát.
- Lắng nghe – ghi nhớ.
- Hát thuộc bài hát kết hợp các hoạt động.
Rút kinh nghiệm.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN16
I.Mục tiêu:
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 16.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
* Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
- Nề nếp lớp tương đối ổn định.
* Học tập:
- Một số em chưa chịu khó học ở nhà.
III. Kế hoạch tuần 17:
* Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
* Học tập:
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- tăng cường ôn tập củng cố bài để chuẩn bị thi cuối học kì I
* Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân
* Hoạt động khác:
- Vận động HS đi học đều, không nghỉ học tuỳ tiện.
DUYỆT CHUYÊN MÔN
........................................................... 
...........................................................
...........................................................
...........................................................
...........................................................
........................................................... 
..........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGALOP5 T16giamtai, KNS.doc