Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023

- Biết đọc diễn cảm bài văn .

- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 

doc 35 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021
Hoạt động tập thể
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Tiết 81: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Sách giáo khoa 
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS hát 
- Cho HS làm: 
+ Tìm một số biết 30% của nó là 72 ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS làm:
 72 100 : 30 = 240
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành 
 Bài 1a: Cá nhân
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét 
Bài 2a: HĐ nhóm
- Bài 2 yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GVnhận xét 
- HS đọc yêu cầu BT
- HS lên làm bài cá nhân.
- HS trình bày bài
- HS nhận xét.
Kết quả tính đúng là :
a) 216,72 : 42 = 5,16
- Tính giá trị của biểu thức
- HS làm bài theo nhóm
a) (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 2
 = 50,6 : 2,3 + 21,84 2
 = 22 + 43,68
 = 65,68
- HS trình bày, nhận xét
- HS đọc đề bài toán trước lớp 
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
Bài giải
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối 2001 số người thêm là:
 15875 - 15625 = 250 (người)
 Tỉ số % số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: 16129 người
- HS nhận xét
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Cho HS vận dụng làm phép tính sau:
 ( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 
- HS làm bài
( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 = 70,89 : 8,5 
 = 8,34 
- Về nhà tìm các bài toán liên quan đến các phép tính với số thập phân để làm thêm
- HS nghe và thực hiện
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc
Tiết 33: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc diễn cảm bài văn .	
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	 - Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm học tập cần cù, chủ động, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 146, bảng phụ 
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện 
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ hình thàn kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: 
- Cho HS đọc toàn bài.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......trồng lúa
+ Đoạn 2: Tiếp...như trước nước
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ Thi đọc đoạn giữa các nhóm
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
2.2. HĐ Tìm hiểu bài: 
- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ trước lớp.
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?
+ Thảo quả là cây gì?
+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
- Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.
- Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vợt khó.
+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: 
- 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- GV nhận xét đánh giá 
- HS nghe, tìm cách đọc hay
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc
- HS nghe
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: 
- Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?
- Cây nhãn, cam, bưởi,...
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ca dao về lao động sản xuất.
- Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chính tả
Tiết 17: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON(Nghe - viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe- viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1).
- Làm được bài tập 2
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, mô hình cấu tạo vần viết sẵn trên bảng
- Học sinh: Vở viết.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: 
- Cho HS thi đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ. 
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn lần lượt lên đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ .
- Đội nào đặt câu đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Chuẩn bị viết chính tả. 
- Gọi HS đọc đoạn văn 
+ Đoạn văn nói về ai?
Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc, tìm các từ khó 
- Yêu cầu HS luyện viết các từ khó vừa tìm được
- 2 HS đọc đoạn văn
- Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành. 
- HS đọc thầm bài và nêu từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng...
- HS luyện viết từ khó.
2.2. HĐ viết bài chính tả.
- GV đọc bài viết lần 2
- GV đọc cho HS viết bài
- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp 
- HS nghe
- HS viết bài
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. 
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
Bài 2: Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu
- GV nhận xét 
+ Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau?
+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên?
- GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng thứ 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 tiếng
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài
- HS lên bảng chữa bài
Mô hình cấu tạo vần
Tiếng

Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
con
o
n
ra
a
tiền
ê
n
tuyến
yê
n
xa
a
xôi
ô
i
yêu
yê
u
bầm
â
m
yêu
yê
u
nước
ươ
c
cả
a
đôi
ô
i
mẹ
e
hiền
iê
n
- Những tiếng bắt vần với nhau là những tiếng có vần giống nhau.
- Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: 
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- Quan sát, học tập.
- Lắng nghe
- Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Kĩ thuật
Tiết 17: THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Nêu được tên và biết tác dụng cgủ yếu của 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
	- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của 1 số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: SGK, một số mẫu thức ăn nuôi gà.
 - HS: SGK, vở 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Kể tên các loại gà được nuôi ở nước ta.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Hs viết 
2. HĐ hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- GV hướng dẫn học sinh đọc mục 1 trong SGKvà trả lời câu hỏi 
+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại ? sinh trưởng và phát triển?
+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy ở đâu ?
* Gv giải thích tác dụng của thức ăn theo nội dung SGK.
* Gv kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng , duy trì và phát triển cơ thể của gà . Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp. 
* Hoạt động 2: Tì ... Học sinh chơi trò chơi:
- Hà Nội: 
+ Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến sáng ngày 20/12/ 1946
- Huế: ....
- Đà Nẵng: .....
- Việt Bắc: .....
- Đoan Hùng: ....
- Chợ Mới, chợ Đồn: .....
- Đông Khê: .....
- Điện Biên Phủ: ......
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Em ấn tượng nhất với sự kiện lịch sử nào ? Vì sao ?
- HS nêu
- Vẽ một bức tranh mô tả một sự kiện lịch sử mà em ấn tượng nhất.
- HS nghe và thực hiện
 Luyện tập toán
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2021
 Toán
Tiết 85: HÌNH TAM GIÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
	- Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
	- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
	- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: SGK, bảng phụ, : Các hình tam giác như SGK; Êke.
 - HS : SGK,vở, ê ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:
- Chia HS thành các đội, thi nhau xếp nhanh 6 que tính để được: 1 hình tam giác, 2 hình tam giác, 4 hình tam giác.. theo yêu cầu của quản trò.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2.HĐ hình thành kiến thức mới 
 Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ :
+ Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC.
+ Số đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác.
+ Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC.
- Như vậy hình tam giác ABC là hình có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
Giới thiệu ba dạng hình tam giác.
- GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên các góc, dạng góc của từng hình tam giác.
+ Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
 A
 B C 
 Hình tam giác có 3 góc nhọn
+ Hình tam giác EKG có 1 góc tù và hai góc nhọn. K
 E G 
Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác MNP có 1 góc vuông.
 N
 M P
Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn(tam giác vuông)
- GV giới thiệu : Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là :
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng từng hình.
Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác.
 A
 B C 
 H
- GV giới thiệu: Trong hình tam giác ABC có: + BC là đáy.
 + AH là đường cao tương ứng với đáy BC.
 + Độ dài AH là chiều cao.
- GV yêu cầu : Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
+ Hình tam giác ABC có 3 cạnh là :
cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
+ Hình tam giác ABC có ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
+ Hình tam giác ABC có ba góc là :
 Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (góc A)
 Góc đỉnh B, cạnh BA và BC ( góc B)
 Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (góc C)
- HS quan sát các hình tam giác và nêu :
+ Hình tam giác ABC có 3 góc A, B, C đều là góc nhọn.
+ Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai góc K, G là hai góc nhọn.
+ Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc N, P là 2 góc nhọn.
- HS nghe.
- HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác.
- HS quan sát hình.
- HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận : đường cao AH của tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC.
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
 Bài 1: Cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm.
- GV gọi HS chia sẻ kết quả
- GV nhận xét 
Tam giác ABC có	Trong tam giác DEG	 Tam giác MNK có:
3 góc A, B, C	 3 góc là góc D, E, G	 3 góc là góc M, N, K
3 cạnh: AB, BC, CA	 3 cạnh: DE, EG, DG	 3 cạnh: MN, NK, KM
Bài 2: Cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác.
- GV nhận xét 	
Tam giác ABC có đường 	Tam giác DEG có đường	 Tam giác MPQ có đường cao CH cao DK cao MN
Bài 3(M3,4): Cá nhân
- Cho HS đọc bài, quan sát tự làm bài
- GV quan sát giúp đỡ HS
- HS chia sẻ trước lớp kết quả
a) Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông. Hai hình tam giác đó có diện tích bằng nhau.
b) Tương tự : Hai hình tam giác EBC và EHC có diện tích bằng nhau.
c) Từ a và b suy ra diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm:
- Hình tam giác có đặc điểm gì ? 
- HS nêu
- Về nhà tập vẽ các loại hình tam giác và 3 đường cao tương ứng của chúng
- HS nghe và thực hiện
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
	Tập làm văn	
Tiết 34: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày)
	- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. 
	- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lõi về chính tả cách dùng từ, cách diễn đạt , ngữ pháp...cần chữa chung cho cả lớp
- HS : SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS đọc đơn
- Nhận xét Đơn xin học môn tự chọn của 3 HS
- Nhận xét ý thức học bài của HS
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đọc đơn
- HS nghe
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ luyện tập thực hành 
 - Gọi HS đọc lại đề Tập làm văn
 - GV nhận xét chung
- GV viết bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi
- Trả bài cho HS 
- Cho HS tự chữa bài của mình và trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của cô 
- Đọc những bài văn hay, bài điểm cao cho HS nghe.
- HD viết lại một đoạn văn
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi :
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả
+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa hay 
+ Mở bài kết bài còn đơn giản
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại
- Nhận xét
 - HS đọc
+ Ưu điểm:
- Hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề
- Bố cục của bài văn 
- Diễn đạt câu, ý
- Dùng từ nổi bật lên hình dáng, hoạt động tính tình của người được tả 
- Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng tính tình hoạt động của người được tả
- Chính tả, hình thức trình bày...
- GV nêu tên từng HS viết bài đúng yêu cầu...
+ Nhược điểm 
- Lỗi chính tả
- Lỗi dùng từ, diễn đạt ý, đặt câu, cách trình bày...
- HS chữa lỗi
- HS xem lại bài của mình.
- 2 HS trao đổi về bài của mình.
- HS lắng nghe
- HS chọn viết lại một đoạn trong bài
- 3 HS đọc lại bài của mình
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Qua tiết học này, em học được điều gì?
- HS nêu
- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn.
- HS nghe và thực hiện
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
- Nêu tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ .
- Chăm chỉ ôn tập
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV:
 	+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam
 	+ Bản đồ về phân bố dân cư kinh tế Việt Nam.
 	- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát
- Xác định và mô tả vị trí giới hạn của nước ta trên bản đồ.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS hát
- HS mô tả
- HS nghe
- Hs ghi vở
2. HĐ luyện tập thực hành 
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên sửa chữa những chỗ còn sai.
 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi.
1. Nêu đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi đất và rừng của nước ta.
2. Nêu đặc điểm về dân số nước ta.
3. Nêu tên 1 số cây trồng chính ở nước ta? Cây nào được trồng nhiều nhất?
4. Các ngành công nghiệp nước ta phân bố ở đâu?
5. Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
6. Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta?
- Giáo viên gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ xung.
 - Học sinh tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam.
- Điền tên: Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và lược đồ.
- Học sinh thảo luận nhóm trình bày kết quả.
+ Địa hình: 3/4 diện tích phần đất liền là đồi núi và 1/4 diện tích phần đất liền là đồng bằng.
+ Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.
+ Sông ngòi: có nhiều sông nhưng ít sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa.
+ Đất: có hai loại đó là đất phe ra lít và đất phù sa.
+ Rừng: có rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nước ta có số dân đông đứng thứ 3 trong các nước ở Đông Nam Á và là 1 trong những nước đông dân trên thế giới.
- Cây lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp như cà phê, cao su,  trong đó cây trồng chính là cây lúa.
- Các ngành công nghiệp của nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
- Đường ô tô, đường biển, đường hàng không, đường sắt, 
- Sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Địa hình, khí hậu nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển của ngành nông nghiệp ?
- HS nêu
- Tìm hiểu một số cây trồng chính ở địa phương em.
- HS nghe và thực hiện
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KÌ I
 ( Đề nhà trường ra)
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2022_2023.doc