Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần thứ 32 - Trường Tiểu học Tùng Lâm

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần thứ 32 - Trường Tiểu học Tùng Lâm

Tập đọc

TIẾT 63 : ÚT VỊNH

I- Mục tiêu :

1 Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

2 . Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

II- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

A/ Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài Bầm ơi, trả lời câu hỏi trong bài

B/ Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài . GV giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :

a) Luyện đọc :

- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.

- Từng tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (2-3 lượt)

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em, giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài .

- HS luyện đọc theo cặp.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần thứ 32 - Trường Tiểu học Tùng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008
Tập đọc
Tiết 63 : út vịnh
I- Mục tiêu :
1 Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2 . Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài Bầm ơi, trả lời câu hỏi trong bài 
B/ Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài . GV giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc :
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn. 
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- Từng tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (2-3 lượt) 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em, giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài .
- HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
+ HS đọc thầm toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi SGK .
+ HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 -GV chốt ý đúng.
- GV hỏi về ý nghĩa của truyện ? 
 Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
c) Đọc diễn cảm :
- 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. 
- HS thi đọc diễn cảm trớc lớp .
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất.
3/ Củng cố dặn dò :HS nhắc lại nội dung của bài .
GV nhận xét tiết học . Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Những cánh buồm.”
Toán
Tiết 156 : Luyện tập
I. Mục tiêu: 
-Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép chia,viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A/ Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS chữa bài tập 3 .
B/ Dạy bài mới
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ.
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số. 
- Nêu cách chia nhẩm cho 0,1; 0,0; 0,5; 0,25....
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Cũng cố về cách chia phân số cho số tự nhiên và chia số tự nhiên cho phân số.
Bài 2: Học sinh nhẩm rồi nêu miệng kết quả tính nhẩm.
Ví dụ: 8,4 : 0,01 = 840 ( vì 8,4 : 0,01 chính là 8,4 100)
Bài 3: Cho học sinh tự làm theo mẫu rồi chữa bài. 
 Gọi 2 HS chữa bài 
Bài 4: Cho học sinh tự làm. 
GV gọi học sinh đọc bài, cả lớp soát kết quả. 
Kết quả là : Khoanh vào D
III. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK.
 ..
Đạo đức
Tiết 32 : Dành cho địa phương 
 “bảo vệ môi trường trong cộng đồng.”
I/ Mục tiêu 
 Học xong bài này học sinh biết: 
- Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Cách bảo vệ môi trường. 
- Thực hiện một số việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường.
II/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
Cách tiến hành:
 1 .Giáo viên yêu cầu các cặp học sinh đọc những thông tin dưới đây và phân tích chúng theo các câu hỏi đã cho.
a/ Thông tin.
Cuộc sống con người luôn tìm đến môi trường trong lành. Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm. ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người.
b/ Câu hỏi:
- Môi trường có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
- Hiện nay tình trạng môi trường như thế nào?
- Trước tình trạng đó chúng ta cần phải làm gì đối với môi trường?
2. Học sinh đọc thông tin rồi trao đổi theo cặp về những câu hỏi trên.
3. Theo từng câu hỏi 1 học sinh trả lời, các em khác nêu ý kiến bổ sung.
Giáo viên kết luận: Môi trường rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm. Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Hoạt động 2.Thảo luận nhóm.
Cách tiến hành.
- GV yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận để làm bài tập sau:
 	Hãy điền chữ Đ vào ý đúng, chữ S vào ý sai. 
 Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường vì : 
 Môi trường mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người.
 Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
 Tất cả các ý trên.
- Từng nhóm học sinh thảo luận với nhau.
- HS trình bày KQ. Các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường vì môi trường mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Nếu không được bảo vệ thì môi trường bị ô nhiễm.
Để bảo vệ môi trường mọi người cần phải có ý thức giữ gìn sự trong sạch của môi trường.
Hoạt động 3. Liên hệ thực tế.
 .
Âm nhạc
Tiết 32 : bài hát dành cho địa phương tự chọn 
 ( Cô Vân dạy )
 .
 Buổi chiều 
Ôn Tiếng Việt
Luyện tập về lập chương trình hoạt động - Luyện đọc.
I/. Mục tiêu 
-Củng cố về lập chương trình hoạt động .
-Luyện đọc các bài Tập đọc tuần 30, 31 .
 II./ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1:HDHS vận dụng làm BT.
Bài 1 : Em hãy lập chương trình hoạt động cho một buổi thi văn nghệ của trường .
HS làm bài vào vở . GV theo dõi .
Gọi lần lượt HS trình bày 
GVnx , cho điểm 1 vài em làm tốt .
Hoạt động 2: HDHS luyện đọc .
-HS nhắc lại tên các bài tập đọc tuần 30, 31.
-Cho HS lần lượt luyện đọc từng bài , ôn trong nhóm – HS đọc kết hợp trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc .
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc .
III/. Cũng cố – Dặn dò.
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS chuẩn bị bài sau
 ..
Ôn Toán
ÔN tập về cộng , trừ số đo thời gian .
I /. Mục tiêu 
Giúp Hs : Củng cố về cộng , trừ số đo thời gian .
II /. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : HDHS ôn tập về lí thuyết 
Y/c HS nhắc lại :
+ Muốn thực hiện cộng hoặc trừ số đo thời gian ta phải làm gì ?
HS nêu – GVnx , củng cố .
Hoạt động 2 : HDHS làm các bài tập .
Gv ghi đề bài , HS làm lần lượt vào vở .
Cho HS chữa bài trên bảng .
HSnx , GV kết luận 
Bài 1: Tính 
4giờ 75 phút + 8 giờ 39 phút 12 phút 43 giây + 5 phút 37 giây 
8 năm 9 tháng + 15 năm 3 tháng 3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ 
Bài 2 :Tính 
13 ngày 2 giờ -3 ngày 18 giờ 14 ngày 15 giờ – 3 ngày 27 giờ 
15 năm 2 tháng – 83năm 6 tháng 22 giờ 15 phút – 12 giờ 45 phút 
 Bài 3 : Một người đi từ A lúc 7 giờ 55 phút và đến B lúc 11 giờ 35 phút . Giữa đường người đó nghỉ 15 phút . Hỏi nếu không kể thời gian nghỉ , người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian ? 
III./ Củng cố –dặn dò 
GVnx giờ học
Dặn HS chuẩn bị giờ học sau . 
Thể dục
Tiết 63 : Môn thể thao tự chọn
trò chơi "lăn bóng"
I- Mục tiêu:
- Ôn phát cầu và chuyển cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực), bằng một tay (trên vai). Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi "Lăn bóng". Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên 1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới, kẻ sân và chuẩn bị thiết bị để tổ chức trò chơi.
III- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 - 250m.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn: 14 - 16 phút.
- Đá cầu: 14 - 16 phút.
Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 7- 8 phút. Đội hình theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập hai hàng ngang phát cầu cho nhau. 
Chuyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2 - 3 người: 7- 8 phút. Đội hình tập và phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo.
Hoạt động 3: Trò chơi "Lăn bóng": 5 - 6 phút.
Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo.
Hoạt động 4: Kết thúc: 4 - 6 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh: 1 - 2 phút.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008
Chính tả
tiết 32 : Nhớ viết : Bầm ơi
I- Mục tiêu :
1. Nhớ – viết đúng chính tả bài Bầm ơi (14 dòng đầu).
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/Kiểm tra bài cũ:
 HS viết tên một số huy chương, danh hiệu, giải thưởng ở BT 3 tiết chính tả trước.
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài : 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học .
2/ Hướng dẫn HS nghe –viết : 
- GV nêu yêu cầu của bài; mời 1 HS đọc lại bài Bầm ơi (14 dòng đầu) trong SGK. Cả lớp theo dõi. 
- Một HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét bạn có thuộc bài không.
- Cả lớp đọc lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày những chữ cần viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- HS gấp SGK nhớ lại và viết. 
- GV chấm chữa bài, nhận xét.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
Bài tập 2 
- Một HS đọc yêu cầu BT. 
- HS làm bài vào vở BT 
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến . 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng .
Bài tập 3.- HS đọc lại yêu cầu bài tập 3, sửa lại tên các cơ quan, đơn vị.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi nhận xét,GV chốt lời giải đúng.
4/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.
 .
Toán
Tiết 157 : Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh ôn tập củng cố về:
-Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ.
Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số. 
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Khi chữa bài , GV lưu ý HS tỉ số phần trăm chỉ lấy hai chữ số ở phần thập phân.
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài . 
Bài 3: Học sinh tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. 
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
320 : 480 = 0,6666
0,6666 = 66,66%
Đáp số: a) 150%: b) 66,66%
Bài 4: Tương tự bài 3
Bài giải
 Số cây lớp 5A đã trồng được là:
180 x 45 = 81(cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
180 - 81 = 99 (cây)
Đáp số: 99 cây
III. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK.
 ..
Luyện từ và câu
Tiết 63 : ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
I- Mục tiêu .
1. Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết.
2.Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ :
 GV viết lê ... chơi "dẫn bóng"
I- Mục tiêu:
- Ôn phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai). Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi "Dẫn bóng". Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên 1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu ,sân đá cầu có căng lưới, kẻ sân và chuẩn bị thiết bị để tổ chức trò chơi.
III .Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút
* Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn: 14 - 16 phút.
- Đá cầu: 14 - 16 phút.
Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 8- 9 phút. Đội hình theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập hai hàng ngang phát cầu cho nhau. 
Chuyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2 - 3 người: 6- 7 phút. Đội hình tập và phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo.
Hoạt động 3: Trò chơi "Dẫn bóng": 5 - 6 phút.
Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo.
Hoạt động 4: Kết thúc: 4 - 6 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
* Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008
Toán
Tiết 160 : Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
-Ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: 
 Nêu cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
 HS lên bảng viết công thức tính. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:Yêu cầu: Dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 1000, học sinh tìm được kích thước thật của sân bóng, rồi áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật để tính.
Chiều dài sân bóng là:
11 1000 = 11000 (cm)
11000cm = 110m.
Chiều rộng sân bóng là:
9 1000 = 9000 (cm)
9000cm = 90m
Chu vi sân bóng là:
( 110 + 90) 2 = 400 (m)
Diện tích sân bóng là:
110 90 = 9900 (m2)
Bài 2: Từ chu vi yêu cầu học sinh tính được cạnh hình vuông, rồi tính được diện tích hình vuông. 
- Cạnh hình vuông là: 48 : 4 = 12 (m)
- Diện tích hình vuông là: 12 12 = 144 (m2)
Bài 3 : Gợi ý cho HS: Trước hết tính diện tích thửa ruộng hính chữ nhật, sau đó tính số thóc thu hoạch được.
Bài 4: Bài giải
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
10 10 = 100 (cm2)
 Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
(12 + 8) : 2 = 10 (cm)
 Chiều cao hình thang là: 100 : 10 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
III. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK.
Luyện từ và câu
Tiết 64 : ôn tập về dấu câu
(Dấu hai chấm )
I- Mục tiêu 
1. Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, nắm được tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
2. Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
HS làm lại bài tập 2 của tiết trước .
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài tập 1: 
HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK.
GV dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung cần nhớ về dấu hai chấm,1-2 HS đọc lại.
GV hướng dẫn HS cách làm bài.
HS làm bài vào vở bài tập. 
HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
-HS đọc nội dung của BT2.Cả lớp đọc thầm từng khổ thơ, từng câu văn, xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm. HS suy nghĩ làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
 - HS đọc nội dung của bài.
HS suy nghĩ, làm bài.
Gọi HS chữa bài. Cả lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
3/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . 
- Chuẩn bị cho tiết sau .
 ..
Khoa học
Tiết 64: vai trò của môi trường tự nhiên
 đối với đời sống con người
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
- Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II- Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 132 SGK 
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
B/ Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 1: Quan sát
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
- Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập:
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường .
Kết luận: 
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí,
+ Các nguyên vật liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước,..) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
- Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hạot, trong quá trình sản xất và trong các hoạt động khác của con người.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Nhóm nào nhanh hơn?”
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
Lưu ý: GV yêu cầu HS viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người, để so với phần kết luận 
Hết Thời gian chơi, GV sẽ tuyên dương nhóm nào viết được nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài. 
- Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK.:
Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
(HS trả lời: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm,)
C/ Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học . Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau
Địa lí
Tiết 32 : địa lí địa phương 
huyện tĩnh Gia, xã tùng lâm 
I. Mục tiêu
Giúp HS có những kiến thức cơ bản , khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra ở địa phương mình.
II. đồ dùng dạy học
Bản đồ hành chính Tĩnh Gia 
III.. Các hoạt động dạy 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
b. Tìm hiểu bài: 
A/ Huyện
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
- Vị trí: Nằm ở khu vực phía nam của tỉnh Thanh Hoá, phía bắc và Đông Bắc tiếp giáp với huyện Quảng Xương, phía nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía tây giáp với huyện Như Thanh ,Tây Bắc giáp với huyện Nông Cống , phía đông giáp với biển .
- Sự phân chia hành chính 
 Có 1 thị trấn và 34 xã .
2. Địa lí tư nhiên, dân cư và kinh tế
- Địa hình : Địa hình phức tạp , nhiều đồi núi .
- Khí hậu biểu hiện khá rõ yếu tố khí hậu nhiệt đới: có một mùa đông lạnh và khô; các ngày đầu xuân ẩm ướt, âm u do thiếu nắng cộng với mưa phùn và sương mù kéo dài mùa mưa đến muộn hơn các nơi với nhiều ngày khô nóng do gió tây nam tạo nên.
- Tĩnh Gia là một huyện thuần nông, các nghề thủ công dù ra đời sớm hay muộn thì sản phẩm vẫn hướng vào cây lúa.
- Cũng do là một huyện thuần nông nên hệ thống giao thông vận tải chưa thật phát triển. Trong tương lai, tiềm năng thiên nhiên và tài năng của con ngừơi sẽ được phát huy mạnh mẽ đẻ đưa quê hương sớm cập bến bờ của hạnh phúc, ấm no.
B/ Xã
- Địa lí hành chính
 Xã Tùng Lâm giáp với xã Phú Lâm về phía tây, phía bắc giáp với xã Trúc Lâm và phía đông giáp với Mai Lâm , phía nam giáp với Tân Trường và Trường Lâm.
 - Địa lí tự nhiên
-Địa hình đất đai đồi núi là chủ yếu 
-Xã gồm có 7 thôn: 3 thôn Trường Sơn 1, 2, 3, Khoa Trường , Lương Điền , Bình Lâm , Thế Vinh .
 -Là một xã thuần nông, chủ yếu làm ruộng
c. Củng cố dặn dò 
GV nhận xét giờ học. Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học.
 ..
Buổi chiều Ôn Toán
ÔN tập về tính chu vi , diện tích một số hình .
I . Mục tiêu : 
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành tính chu vi , diện tích một số hình .
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : HDHS ôn tập về lí thuyết 
GV nêu câu hỏi để học sinh trả lời: 
 -Nêu cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
 -HS lên bảng viết công thức tính. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:Một sân bóng được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 là một hình chữ nhật có chiều dài 11cm , chiều rộng 9 cm . Hỏi :
a, Chu vi sân bóng bằng baonhiêu mét ?
b, Diện tích sân bóng bằng bao nhiêu mét vuông ? 
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. 
Học sinh cùng bàn đổi vở kiểm tra. 
Bài 2: Một sân gạch hình vuông có chu vi 48 m . Tính diện tích sân gạch đó .
 HS làm bài – Gọi 1 HS TB chữa bài .
Bài 3:Một hình thang có đáy lớn 12 cm , đáy bé 8 cm và diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh 10 cm . Tính chiều cao hình thang .
 HS làm bài – GV chấm một số bài và nx .
III. Dặn dò
Về nhà tiếp tục ôn tập.
 .
Tập làm văn
Tiết 64 : tả cảnh (kiểm tra viết )
I- Mục tiêu :
 -HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/ Giới thiệu bài : 
GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc 4 đề bài trong SGK.
 GV nhắc HS: 
 + Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.Tuy nhiên ,nếu muốn, các em vẫn có thể chọn 1 đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
 + Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn kiểm tra lại dàn ý rồi viết lại cho hoàn chỉnh bài văn.
3/ HS làm bài.
4/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau.
sinh hoạt lớp
Tuần 32 
I/ Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 32 của lớp .
-Triển khai hoạt động tuần 33 .
II/ Các hoạt động chủ yếu :
1/ Đánh giá hoạt động tuần 32 :
- Các tổ trưởng nêu kết quả theo dõi hoạt động của tổ .
- Lớp trưởng bổ sung về kết quả của từng tổ .
- HS phát biểu ý kiến .
- GV nhận xét và kết luận.
2/ Triển khai nội dung tuần 33.
*GV triển khai một số hoạt động của nhà trường và công tác đội :
Thực hiện tốt các nề nếp của lớp cũng như của trường .

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai day tuan 32 lop 5.doc