Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 năm 2010

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 năm 2010

i/ mục tiêu:

giúp hs:

-nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.

-biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.

- bồi dưỡng khả năng tư duy lô gíc.

ii/ chuẩn bị:

- gv chuẩn bị hai hình tam giác bằng bìa, để đính lên bảng.

- hs chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau bằng giấy.

iii/ các hoạt động dạy học chủ yếu:

1-kiểm tra bài cũ:

-cho hs làm lại bài tập 1, 2 sgk.

2-bài mới:

2.1-giới thiệu bài: gv nêu mục tiêu của tiết học.

 2.2-kiến thức:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
Toán
$86: Diện tích hình tam giác
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
-Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Bồi dưỡng khả năng tư duy lô gíc.
II/ Chuẩn bị:
GV chuẩn bị hai hình tam giác bằng bìa, để đính lên bảng.
HS chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau bằng giấy.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Kiến thức: 
a) Cắt, ghép hình tam giác:
Hướng dẫn học sinh lấy một hình tam giác, cắt, ghép hai mảnh là hai hình tam giác thành hình chữ nhật.
-GV lấy một hình tam giác cắt cắt theo đường cao, sau đó ghép thành hình chữ nhật.
b) So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình:
-Chiều dài hình chữ nhật bằng cạnh nào của hình tam giác?
-Chiều rộng hình chữ nhật có bằng chiều cao của hình tam giác không?
-Diện tích hình chữ nhật gấp mấy lần diện tích hình tam giác?
-Dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật, em hãy suy ra cách tính diện tích hình tam giác?
c) Hình thành quy tắc tính diện tích hình tam giác:
-Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
Phân tích công thức: 
Nếu gọi diện tích là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao thì diện tích (Diện tích tính bằng cách lấy đáy nhânchiều cao chia cho 2. Lưu ý phải cùng đơn vị đo.
B
E
A
D
C
H
2
1
- Ghép hai mảnh 1 và 2 để thành hình 
chữ nhật ABCD.
- Vẽ đường cao AH.
-Cạnh đáy của hình tam giác.
-Bằng chiều cao của hình tam giác.
-Gấp hai lần.
diện tích ABCD = DC x AD = DC x EH => 
diện tích EDC = DC x EH : 2
- Ta lấy độ dài đáy nhânvới chiều cao ( cùng đơn vị đo) chia cho 2
 a x h 
 S = hoặc S = a x h : 2 . 2
-HS nêu lại công thức tính.
-Nhắc lại những kí hiệu trong công thức.S : Diện tích hình tam giác 
 a: đáy
 h: Chiều cao
	2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (88): Tính diện tích hình tam giác.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (88): Tính diện tích hình tam giác.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Nêu yêu cầu đề bài.
- Làm bài theo nhóm 2 em.
*Kết quả:
8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
Hai HS lên bảng chữa bài.
Nhận xét bài làm của bạn.
- HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.
- Làm bài vào vở
*Kết quả:
Đổi 5m = 50 dm 
50 x 24 : 2 = 600 (dm2)
42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2)
	3-Củng cố, dặn dò: 
	-Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
Tiếng Việt
$35: Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu( HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
 	-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 1 của lớp 5( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
-Lập được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh
-Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc, nêu dẫn chững cho các bài tập đọc đó.
- Giáo dục học sinh yêu tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 sách tiếng việt 5 tập 1 (17 phiếu) để HS bốc thăm.
Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I.
-Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (4 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
	3-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13:
-Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?
-Cần lập bảng thống kê theo mấy cột dọc?
- Bảng thống kê có mấy dòng ngang?
- Tổ chức cho học sinh thảo luận và báo cáo kết quả.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mời 2 HS đọc lại .
- Thống kê theo ba mặt: Tên bài, tác giả, thể loại.
- Lập ít nhất là 3 cột dọc
- Có bao nhiêu bài tập đọc trong chủ điểm thì có bấy nhiêu dòng ngang
- HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
-Đại diện nhóm trình bày.
- Đọc lại
* Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13:	
 Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả 
Thể loại
Giữ lấy màu xanh
-Chuyện một khu vườn nhỏ.
-Tiếng vọng.
-Mùa thảo quả.
-Hành trình của bầy ong.
-Người gác rừng tí hon.
-Trồng rừng ngập mặn.
Vân Long 
Nguyễn Quang Thiều
Ma Văn Kháng
Nguyễn Đức Mậu
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Phan Nguyên Hồng
Văn
Thơ
Văn
Thơ
Văn
Văn
4-Bài tập 3: 
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ – con người gác rừng – như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
-Cho HS làm bài, sau đó trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài vào giấy nháp sau đó trình bày. ví dụ: Nêu nhận xét: Bạn em có ba là người gác rừng. Có lẽ bạn sống trong rừng từ nhỏ nên bạn ấy rất yêu rừng. Điều đó thể hiện sự thông minh dũng cảm, mưu trí của bạn đã giúp các chú công an tóm gọn bọn trộm gỗ.
-Nhận xét.
	5-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học.
 Nhắc HS về ôn tập, chuẩn bị cho giờ sau tiếp tục kiểm tra tập đọc học thuộc lòng.
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
( Đ/c Toàn, Vượng, Chung soạn và dạy)
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Toán
$88: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
-Các hàng của số thập phân ; cộng, trừ, nhân, chia số thập phân ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
-Tính diện tích hình tam giác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Phiếu học tập.
HS: Giấy nháp, bảng con.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
Phần 1 (89): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn kết quả đó. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
Phần 2:
*Bài tập 1 (90): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
- Nhấn mạnh cách thực hiện các phép tính với số thập phân.
*Bài tập 2 (90): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV cho HS ôn lại cách làm cách làm.
-Cho HS làm vào bảng nháp. 
-Mời 2 HS lên chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (90): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (90): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Khuyến khích HS khá, giỏi cách thức tìm x để thấy giá trị của x là vô số số thập phân khác nhau.
-Mời HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Đọc yêu cầu của bài, giải thích lí do chọn các phương án ví dụ: Chữ số 3 trong số 72,364 nằm ở hàng phần mười vậy chữ số 3 có giá trị bằng 3 phần mười.
- Làm bài vào nháp.
*Kết quả:
 Bài 1: Khoanh vào B
 Bài 2: Khoanh vào C
 Bài 3: Khoanh vào C
- Nêu yêu cầu và cách làm bài.
- Làm bài vào bảng con, nhận xét cho nhau về bài làm của bạn.
*Kết quả:
39,72 + 46,18 = 85,9
95,64 - 27,35 = 68,29
31,05 x 2,6 = 80,73
77,5 : 2,5 = 31
- Nhắc lại yêu cầu của bài.
- Phát biểu về mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài.
- Làm bài vào nháp.
*Bài giải:
8m 5dm = 8,5m
8m2 5dm2 = 8,05m2
- Nêu cách tiến hành làm bài.
- Làm bài vào vở sau đó lên bảng chữa.
*Bài giải:
 Chiều rộng của hình chữ nhật là:
 15 + 25 = 40 (cm)
 Chiều dài của hình chữ nhật là:
 2400 : 40 = 60 (cm)
 Diện tích hình tam giác MDC là:
 60 x 25 : 2 = 750 (cm2)
 Đáp số: 750 cm2
- Đọc yêu cầu của bài, nêu cách làm.
*Đáp án: Ta có: 3,9 < 4 < 4,1
 3,9 < 3,91 < 4,1
Vậy x = 4 ; x = 3,91
- Nêu kết quả.
- HS khá, giỏi đưa ra các ví dụ khác nhau ngoài kết quả trên để thấy có vô số giá trị của x thoả mãn điều kiện trên. 
VD: x = 3,92 3,911; 3,92; 3,99; ..
- Nhận xét, bổ sung.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiếng Việt
$18: Ôn tập cuối học kì I 
(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
	-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	-Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
	-Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
	- - Giáo dục học sinh yêu tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê để HS làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
-Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (4 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
	3-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến tuần 16:
- Hướng dẫn học sinh cách thức lập bảng thống kê.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV phát phiếu thảo luận.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mời 2 HS đọc lại .
- Lập bảng theo nhóm 4 em.
- HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
-Đại diện nhóm trình bày.
- Đọc lại bài làm của nhóm.
* Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến tuần 16:
 Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả 
 Thể loại 
Vì hạnh phúc con người
-Chuỗi ngọc lam.
-Hạt gạo làng ta.
-Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
-Về ngôi  ... g đạn, nát một phần cánh tay phải, anh đã nghiến răng nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
.
Anh được giao phụ trách xưởng quân giới. Anh đã hai lần quên mình cứu xưởng và được phong Anh hùng Lao động trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I.
Câu 4: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
(Đập tan 2 tầng xiềng xích, nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.)
Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? (Từ đây, CM VN có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng)
Câu 3: (0,5 điểm)
Theo thứ tự là:
 -La Văn Cầu
 -Ngô Gia Khảm
Câu 4: (3 điểm)
-Đập tan 2 tầng xiềng xích, nô lệ, lật nhào
Câu 5: (3 điểm)
-Từ đây, CMVN có Đảng lãnh đạo, lãnh đạo nhân dân hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
3- Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009
Thể dục.
$36:Sơ kết học kì I
I/ Mục tiêu
 - Yêu cầu hệ thống được những kiến thức kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập để cố gắng phấn đấu trong học kì 2.
 - Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn ”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động 
 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác luyện tập thể dục thể thao.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
 1.Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Ôn các động tác : tay, chân, vặn mình, toàn thân. 
- Trò chơi “Người thừa thứ 3”
2.Phần cơ bản.
*Ôn và kiểm tra lại cho những HS chưa hoàn thành.
- Chia tổ tập luyện
* Sơ kết học kì 1: 
- GV và HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì 1
*GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của từng học sinh.
*Chơi trò chơi: “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
6-10 phút
1-2 phút
1 phút
2 x 8 nhịp
3 phút
18-22 phút
6-8 phút
3 phút
10 – 12 phút
2-4 phút
-ĐHNL.
 GV 
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
ĐHTL: 
* * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * 
-ĐHSK:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
-ĐHTC:
-GV cho HS khởi động .
-GV tổ chức cho HS chơi .
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà: Ôn các đọng tác đội hình đội ngũ.
4-5 phút
2 phút
1 phút
1 phút
 -ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
	Sinh hoạt :
sơ kết tuần 18
A) Mục tiêu :
-Thấy được mặt mạnh, mặt còn hạn chế của các hoạt động học tập, rèn luyện trong tuần.
-Có phương hướng hoạt động trong tuần 19
- Giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm, kỉ luật trong việc thực hiện nhiệm vụ người học sinh, người đội viên.
B) Chuẩn bị:
-Những tấm gương điển hình.
C) Các hoạt động dạy học :
- GV nhận xét chung về tuần học: 
Đạo đức: Hiện tượng nói tục, chửi bậy; ý thức đoàn kết, ý thức đội và sao nhi đồng.
Học tập: Sự chuẩn bị bài ở nhà, xây dựng bài ở lớp, chuẩn bị dụng cụ học tập:
Lao động: Chuẩn bị dụng cụ lao động, tinh thần lao động, ý thức tự giác trong lao động:
Truy bài:Chất lượng giờ truy bài, tập trung truy bài, tinh thần tự quản lớp của cán sự và tập thể lớp.
Hoạt động đội: Xếp hàng, múa hát, thể dục giữa giờ, hoạt động tập thể ngoại khoá khác.
Vệ sinh: Giờ giấc thực hiện công tác vệ sinh, khu vực vệ sinh, chất lượng vệ sinh trước trong và sau lớp, khu vực cầu thang và các khu vực khác đã được phân công:
Chuẩn bị đồ dùng học tập: Chuẩn bị sách, vở, giấy, bút, thước kẻ, điều kiện phục vụ học tập:
Trang phục: Chuẩn bị về quần áo, giày dép, mũ ca lô, đồng phục, khăn quàng, ghế ngồi chào cờ: 
- Khen ngợi, biểu dương những HS thực hiện tốt nhiệm vụ người học sinh, người đội viên, sao nhi đồng điển hình tốt. 
Nhắc nhở những HS cần cố gắng, khắc phục khó khăn, những yếu kém cần khắc phục, sửa chữa.
- Nêu kế hoạch hoạt động tuần 19:
- Động viên tinh thần học tập, nêu cao ý thức tự học, chủ động của học sinh của học sinh.
- Thực hiện tốt các phong trào do nhà trường, đoàn đội tổ chức.
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, chuẩn bị những điều kiện cho học sinh đi thi học sinh giỏi.
-Phụ đạo học sinh yếu, kém, quan tâm giúp đỡ các em tích cực học tập, có ý thức tự tin, vươn lên.
- Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở cho học sinh, ý thức bảo quản đồ dùng, trang thiết bị phục vụ học tập.
- Tổ chức tốt các tiết ôn tập, chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để cho học sinh chủ động trong học tâp, kiểm tra.
Tổ chức kiểm tra theo chương trình, thời khoá biểu, thực hiện thống kê, báo cáo đúng kế hoạch đề ra.
	Toán
$87: Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
-Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị bảng phụ vẽ hình, ghi công thức tính diện tích hình tam giác vuông.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (88): Tính diện tích hình tam giác.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (88): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Mời 2 HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (88): Tính diện tích hình tam giác vuông.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
+Yêu cầu HS tìm cạnh đáy và đường cao.
+Sử dụng công thức tính diện tích hình tam giác.
-Cho HS làm vào bảng vở. 
-Mời 2 HS lên chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào?
*Bài tập 4 (89): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-GV hướng dẫn HS cách đo và tính diện tích.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Khuyến khích HS khá làm bài theo các cách khác nhau
- Khắc sâu mối quan hệ giữa hình chữ nhật và hình tam giác.
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Nghe hướng dẫn, nêu lại công thức tính diện tích hình tam giác.
*Kết quả:
30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)
Đổi 16dm = 1,6m
1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
- Nêu lại yêu cầu đề bài.
- Thành lập nhóm 2 bạn, cùng thảo luận.
*Kết quả:
-Hình tam giác ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao.
-Hình tam giác DEG coi DE là đáy thì DG là đường cao.
- HS phân tích yêu cầu đề bài.
- Nêu đặc điểm hình tam giác vuông.
*Bài giải:
a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
 Đáp số: 6 cm2
b) Diện tích hình tam giác vuông DEG là:
 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: 7,5 cm2
-Ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
- Nêu mối quan hệ giữa hình chữ nhật và hình tam giác, làm bài ra nháp.
*Bài giải:
a) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD:
 AB = DC = 4cm ; AD = BC = 3cm
Diện tích hình tam giác ABC là:
 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
b) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME:
 MN = PQ = 4cm ; MQ = NP = 3cm
 ME = 1cm ; EN = 3cm
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
 4 x 3 = 12 (cm2)
C1:Diện tích tam giác MQE là: 3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2)
Diện tích tam giác NEP là: 3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2)
Diện tích tam giác MQE + diện tích tam giác NEP là: 1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
Diện tích tam giác EQP là: 12 – 6 = 6 (cm2)
C2: Diện tích tam giác QEP bằng diện tích hình chữ nhật. Vậy diện tích hình tam giác ENP và MEQ cũng bằng diện tích hình chữ nhật và bằng 12 : 2 = 6 cm2
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập
- Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
$35: Sự chuyển thể của chất
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
	-Phân biệt 3 thể của chất.
	-Nêu điều kiện để một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
	-Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
	-Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
	- Giáo dục học sinh yêu khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 73 SGK. Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 	Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
	2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	2.2-Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất”
*Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất.
*Cách tiến hành:
-GV kẻ sẵn hai bảng “Ba thể của chất”-như SGV trang 125 lên bảng lớp.
-GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 6 HS.
-GV phát cho mỗi đội một hộp đựng các phiếu.
-Hướng dẫn: Khi GV hô bắt đầu thì lần lượt từng HS trong mỗi đội lấy phiếu lên dán vào ô tương ứng.
Đội nào dán xong thì đội đó thắng cuộc.
-GV tổ chức cho HS chơi.
-GV và các HS khác nhận xét, kiểm tra, kết luận nhóm thắng cuộc.
-HS chia thành 2 đội theo yêu cầu.
- Nhận dụng cụ thí nghiệm.
-HS chơi theo hướng dẫn của GV.
-HS tự kiểm tra, đánh giá cho nhau.
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Nhôm
Muối
Đường
Nước đá
Cồn
Xăng
Dầu ăn
Nước
Hơi nước
Ô-xi
Ni- tơ
	2.3-Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
*Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 7 nhóm.
-GV đọc câu hỏi. Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng con. Nhóm nào lắc chuông trước thì được trả lời. Nếu trả lời đúng thì thắng cuộc.
-GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
-HS chơi theo hướng dẫn của GV.
*Đáp án: 1 – b ; 2 – c ; 3 – a 
	2.4-Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày.
*Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
	-Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ , GV cho HS tự tìm thên các ví dụ khác.
	-Cho HS đọc ví dụ ở mục Bạn cần biết SGK-73.
	2.5-Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
*Mục tiêu: Giúp HS:
Kể được tên 1 số chất ở thể rắn, lỏng, khí và1 số chất có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
*Cách tiến hành: 
	-GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một số phiếu bằng nhau.
	-Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất theo yêu cầu là thắng.
	-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3-Củng cố, dặn dò:
 -Cho HS đọc phần bạn cần
 -GV nhận xét giờ học. 
 - Nhận xét chung tiết học và xếp loại .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc