Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán chia sẻ cách làm

+ Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết những gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chữa bài

 

doc 35 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Soạn: 1/1/2022
Thứ ba ngày 4 tháng 01 năm 2022
Tiết 3:Toán
Tiết 115: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.
- HS làm bài 1, bài 2.
 - Kĩ năng: Rèn KN quan sát, KN lắng nghe, KN tư duy tính toán, tự xác định kiến thức.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi về tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian. Ví dụ:
+ v = 5km; t = 2 giờ
+ v = 45km; t= 4 giờ
+ v= 50km; t = 2,5 giờ
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu, cặp đôi thảo luận theo câu hỏi, làm bài và chia sẻ
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên lưu ý học sinh đổi đơn vị đo ở cột 3 trước khi tính:
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán chia sẻ cách làm
+ Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết những gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài
- GV giúp đỡ HS nếu cần
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Tính quãng đường với đơn vị là km rồi viết vào ô trống.
- Học sinh làm vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
- Với v = 32,5 km/giờ; t = 4 giờ thì
S = 32,5 x 4 = 130 (km)
- Đổi: 36 km/giờ = 0,6 km
Hoặc 40 phút = giờ
- Học sinh đọc 
- HS tóm tắt bài toán, chia sẻ cách làm
- Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết thời gian ô tô đi từ A đến B và vận tốc của ô tô.
- Học sinh làm vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả.
Bài giải
Thời gian người đó đi từ A đến B là:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút
Đổi 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Quãng đường AB dài là:
4,75 x 46 = 218,5 km
 Đáp số: 218,5 km
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
Bài giải
Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường ong mật bay được là:
8 x 0,25 = 2(km)
Đáp số: 2km
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS vận dụng làm bài sau:
Một con ngựa phi với vận tốc 35km/giờ trong 12 phút. Tính độ dài con ngựa đã đi.
- HS giải:
 Giải
Đổi 12 phút = 0,2 giờ
Độ dài quãng đường con ngựa đi là:
 35 x 0,2 = 7(km)
 Đáp số: 7km
- Về nhà tính quãng đường đi được của một một chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4:Tập đọc
ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
 - Nhận biết và nêu được công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ (nhằm nhấn mạnh ý nào đó)
- Chú ý hình ảnh trong thơ
 - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
1. Đồ dùng 
 	- Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK
 	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: Kĩ thuật động não
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc 1 đoạn trong bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tập đọc đó.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Ghi bảng 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: KT tia chớp, động não
2.1. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm bài thơ.
- Cho HS luyện đọc khổ thơ trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm cách ngắt nghỉ. GV tổ chức cho HS luyện đọc cách ngắt nghỉ.
- GV cho HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc cách ngắt nghỉ.
- HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- HS theo dõi
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: TK thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
1. Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?
- Những từ ngữ nói lên điều đó?
2.Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba.
3. Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?
4. Nêu một hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.
5. Nêu nội dung chính của bài thơ ?
- GVKL nội dung bài thơ.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH, chia sẻ kết quả
- Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai.
- Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.
- buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, ..
- Gió thổi rừng tre phấp phới
- Trời thu thay áo mới
- Trong biếc nói cười thiết tha.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, làm cho trời cũng thay áo mới cũng nói cười như con người.
- Lòng tự hào về đất nước.
+ Trời xanh đây là của chúng ta
+ Núi rừng đây là của chúng ta 
- Tự hào về truyền thống bất khuất dân tộc: 
+Nước những người chưa bao giờ khuất 
- Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
- Học sinh đọc lại.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào. 
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ.
- Giáo viên chọn luyện đọc diễn cảm 1- 2 khổ thơ.
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện học thuộc lòng
- Thi học thuộc lòng.
- Cả lớp theo dõi và tìm đúng giọng đọc.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm
- Học sinh nhẩm từng khổ, cả bài thơ.
- Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ thơ.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT trình bày 1 phút
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh tiếp tục học bài thơ.
- HS nhắc lại
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà đọc bài thơ cho mọi người trong gia đình cùng nghe
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Soạn: 1/1/2022
Thứ ba ngày 4 tháng 01 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: Gv chuyên
Tiết 2: Âm nhạc
CHỦ ĐỀ 7: MÁI TRƯỜNG THÂN THƯƠNG
TIẾT 22: HỌC HÁT: BÀI EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát 
- Thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng.
- Nêu được cảm nhận được về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. Rút ra được thái độ của bản thân qua chủ đề được học.
- Sử dụng 2 nhạc cụ gõ để thể hiện được hòa tấu và đệm cho bài hát.
- KN: Rèn cho HS kĩ hát đúng, K năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, tư duy.
+ Năng lực, phẩm chất hướng tới:
* Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo nhạc bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa”
* Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn rèn luyện kĩ năng hát, tình cảm gắn bó với mái trường, thầy cô, bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử
- Nhạc cụ gõ
- Đàn và hát chuẩn xác bài hát Em vẫn nhớ trường xưa
- Một số hình ảnh tư liệu liên quan đến nhà trường.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động :
- Khởi động qua trò chơi: Cho HS chơi trò chơi: Quan sát hình ảnh đoán tên hoạt động.
- GV chiếu hình ảnh (Hình ảnh tri ân thầy cô và các hoạt động trong nhà trường) 
– HS quan sát đoán 
=>Các hoạt động trong trường học.
- GV chốt: HS khởi động bài hát: Em yêu trường em
- Giới thiệu bài hát, chủ đề:
- HS tham ra trò chơi và trả lời 
- HS hát kết hợp vận động.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu - Khám phá
- Hát mẫu
- HD HS tìm hiểu thông tin
? Bài hát viết ở nhịp gì và các kí hiệu âm nhạc nào?
- Tác giả, xuất xứ, nội dung bài hát.
- HD HS chia đoạn, chia câu, đánh dấu chỗ lấy hơi và hướng dẫn HS nhận biết về cấu trúc bài
- HD HS đọc lời ca
Hoạt động 3: Thực hành - luyện tập
- Lắng nghe và cảm nhận bài hát
- Thảo luận nhóm đôi TL:
+ Bài viết nhịp 2/ 4
+ Nốt chấm dôi, móc giật kép sau, dấu quay lại, khung thay đổi
+ Tác giả: Thanh Sơn
+ ND: Gợi lên khung cảnh thanh bình và thân thương của mái trường và lời nhắc nhở mỗi chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ ta nên người
- Bài có ... iả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét
- HS đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- Tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
+ Tuổi già, tuồng chèo 
- HS luyện viết từ khó vào bảng con
- Học sinh nghe và viết bài.
- Học sinh theo dõi soát bài và chữa lỗi.
- HS đọc yêu cầu 
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà.
+ Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng.
- Học sinh viết đoạn văn vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Khi viết văn miêu tả ngoại hình của một cụ già, em cần chú ý đến đặc điểm gì ?
- HS nêu
- Viết một đoạn văn tả ngoại hình bà của em.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
.........................................................................................................................................
Tiết 2:Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng phụ 
 	- HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1 : Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2 : HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, dùng bút chì điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để liên kết câu. 
- Trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc lại lời giải đúng.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm
- HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình
a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là “mùi người” sẽ bị gấu phát hiện. Nhưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn tôi.
b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.
c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loá cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong ánh nắng đó. Sứ nhìn những làn gió bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. Nắng sớm đẫm chíếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt Sứ, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi vai tròn trịa của chị.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Vận dụng cách liên kết câu vào nói và viết.
- HS nghe và thực hiện
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà làm nhẩm lại các BT 1,2 ; chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾT 7
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu, biết đăt câu có sử dụng quan hệ từ, xá định được chủ ngữ, vị ngữ trong các câu ghép 
- Đọc thầm bài trả lời được các câu hỏi trong bài: Phong cảnh đền Hùng
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng phụ 
 	- HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1
I. ĐỌC THẦM BÀI SAU: 
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
 Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
 Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
 Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn minh Tuấn
Hoạt động 2: HS Tự làm bài cá nhân trong phiếu học tập, chia sẻ cặp đôi với bạn
II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, KHOANH VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG
Câu 1:  Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?
 A. Ba Vì. B. Nghĩa Lĩnh.
 C. Sóc Sơn. D. Phong Khê.
Câu 2: Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?
 A. Phú Thọ. B. Phúc Thọ.
 C. Hà Nội. D. Hà Tây
Câu 3: Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?
 A. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.
 B. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.
 C. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.
 D. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.
Câu 4: Ngày nào là ngày giỗ Tổ?
 A. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
 B. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
 C. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.
 D. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.
Câu 5: Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?
 A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ. 
 C. Dùng từ ngữ nối. D. Dùng quan hệ từ.
 Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
 A. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 B. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
 D. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.
Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 A. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.
 B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.
 C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.
 D. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
Câu 8: Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
 A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
 B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
 C. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
 D. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Câu 9: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
Câu 10. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu ghép sau đây:
 Dù ai nói ngả, nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Tiết 4: Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 8)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về trình bày một bài văn cách viết văn, cách dùng từ đăt câu khi viết văn tả người 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng phụ 
 	- HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS hát
- 2. Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Hoạt động 2: Thực hành
- Viết bài văn
* Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường học.
- Gv quan sát HD Học sinh viết bài vào vở
3. Hoạt động vận dụng
- Vận dụng cách liên kết câu vào nói và viết.
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà làm bài văn tả người thân trong gia đình.
- HS hát
- HS ghi vở
HS đọc đề bài
HS suy nghi làm bài
- HS nghe và thực hiện 
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2022_2023.doc