Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19

Bài tập 1:

- Giúp Hs vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.

- Gv cho Hs tính diện tích của từng hình thang rồi gọi một số Hs nêu kết quả tìm được.

Bài tập 2:

- Hs vận dụng công thức tính diện tích hình thang và hình thang vuông.

- Hs tự làm vào vở phần a) sau đó Hs trao đổi chéo vở cho nhau .

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của Hs.

 

doc 29 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON	
 BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Giúp Hs: Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ 
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu:Khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang 
* Mục tiêu: HS hiểu công thức tính diện tích của hình thang.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt vấn đề, giảng giải – minh họa, thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành:
- Gv dẫn dắt để Hs xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- Hs nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Hs thảo luận theo nhóm để nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
- Hs nhận xét về mối quan hệ về các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- Gv kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
- 1 số Hs nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: HS nhớ và vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan .
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thực hành, thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành :
Bài tập 1:
- Giúp Hs vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
- Gv cho Hs tính diện tích của từng hình thang rồi gọi một số Hs nêu kết quả tìm được.
Bài tập 2: 
- Hs vận dụng công thức tính diện tích hình thang và hình thang vuông.
- Hs tự làm vào vở phần a) sau đó Hs trao đổi chéo vở cho nhau .
- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của Hs.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm hình thang vuông để học sinh thấy được cách tính diện tích hình thang vuông trước khi làm phần b).
Bài tập 3:
- Yêu cầu Hs biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán
- Hs đọc thành tiếng BT, cả lớp theo dõi vào SGK.
- Bài cho chúng ta biết điều gì?
- Bài yêu cầu chúng ta phải làm gì?
- Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm sao?
- Chiều cao ta đã có chưa?
- Vậy muốn tìm chiều cao của hình thang ta làm sao?
- Hs tự làm bài vào vở, 1 Hs làm vào bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giả đúng.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
 * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não 
* Cách tiến hành
- Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 92: LUYỆN TẬP
I. . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp HS: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
- Biết vận dụng công thức, tính toán chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3.Phẩm chât:
- GDHS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ. SGK, SGV
- HS : SGK. Bảng con .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành
- Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.
- Nhận xét.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
 * Mục tiêu: HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang .
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành 
Bài 1
- Gv yêu cầu tất cả Hs tự làm sau đó Hs trao đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra, chữa bài chéo cho nhau.
- 1 Hs đọc kết quả từng trường hợp.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Gv đánh giá bài làm của Hs.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ để nêu cách tính theo các bước:
 +Tìm độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
 +Tính diện tích của thửa ruộng đó.
 +Từ đó tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
- Gv yêu cầu Hs tự giải bài toán, gọi 1 Hs lên trình bày bài giải; các Hs khác nhận xét.
- Gv đánh giá bài làm của Hs và nêu bài giải mẫu.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS thảo luận ?
- HS làm bài – Nhận xét – chữa bài .
Kết quả : a đúng ; b sai .
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại bài và dặn dò
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút. 
* Cách tiến hành 
- HS nêu lại quy tắc, công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông).
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
__________________________
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 93: LUYỆN TẬP CHUNG
I. . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích tam giác, hình thang. Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- Học sinh có kĩ năng áp dụng kiến thức vào làm bài. 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn họ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu: khởi động
Hoạt động thực hành, luyện tập:
vận dụng công thức tính diện tích hình tam giác (dạng hình tam giác vuông) .
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não, bút đàm, chia sẻ nhóm đôi
* Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
- Hs tự làm sau đó Hs trao đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra, chữa bài chéo cho nhau.
- 1 Hs đọc kết quả từng trường hợp.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Gv đánh giá bài làm của Hs.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
 HS làm bài – Nhận xét – chữa bài .
- Vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong tình huống có yêu cầu phân tích hình vẽ tổng hợp.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ làm bài.
- Gv yêu cầu Hs tự giải bài toán, gọi 1 Hs lên trình bày bài giải; các Hs khác nhận xét.
- Gv đánh giá bài làm của Hs. 
Giải
Diện tích hình thang ABED là:
( 2,5 + 1,6 ) x 1,2 = 2,46 (dm2)
 2
Diện tích hình giác BEC là:
1,3 x 1,2 = 0,78 (dm2)
 2
Diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích hình giác BEC là:
2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
Đáp số: 1,68 dm2
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS tự làm bài – Nhận xét – chữa bài 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ. 
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: compa cho tiết học sau “Hình tròn. Đường tròn”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
__________________________
	Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 94: HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
I. . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ và Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.
- HS: Chuẩn bị compa, thước kẻ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu:khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Giới thiệu về hình tròn đường tròn
* Mục tiêu: HS nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt vấn đề, giảng giải – minh họa, động não, thực hành.
* Cách tiến hành :
- GV đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói : “Đây là hình tròn”
- GV dùng compa vẽ trên bảng một đường tròn và nói : “ Đầu chì của compa vạch ra một đường tròn”
- GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn.
- GV giới thiệu cách tạo dựng một đường kính hình tròn.
- Dùng compa vẽ 1 đường tròn, chỉ đường tròn.
- Gọi 1 HS dùng thước chỉ xung quanh ® đường tròn.
- Gọi 1 HS dùng Dùng thước chỉ bề mặt ® hình tròn.
Điểm đặt mũi kim gọi là gì của hình tròn? ( Tâm của hình tròn O.)
+ Lấy 1 điểm A bất kỳ trên đường tròn nối tâm O với điểm A ® đoạn OA gọi là gì của hình tròn? ( Bán kính.)
+ Các bán kính OA, OB, OC như thế nào? ( đều bằng nhau OA = OB = OC.)
+ Lấy 1 điểm M và N nối 2 điểm MN và đi qua tâm O gọi là gì của hình tròn? ( Đường kính)
+ Đường kính như thế nào với bán kính? (Đường kính gấp 2 lần bán kính )
- HS thực hành vẽ đường kính.
- 1 HS lên bảng.
- HS dùng compa vẽ trên giấy một hình tròn
- HS tìm tòi phát hiện đặc điểm : “Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau”.
- HS nhắc đặc điểm : “Trong một hình tròn, đường kính gấp hai lần bán kính”
2. Hoạt động Thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: HS biết sử dụng compa để vẽ đường tròn.
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, thực hành
* Cách tiến hành 
Bài 1, 2: Rèn luyện kĩ năng sử dụng compa để vẽ đường tròn.
- HS sử dụng compa để vẽ đường tròn.
- GV theo dõi giúp cho học sinh dùng compa.
- Lưu ý học sinh bài tập này biết đường kính phải tìm bán kính.
Bài 3: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
- HS sử dụng compa để vẽ đường tròn.
- Lưu ý cách vẽ đường tròn lớn và hai nửa đường tròn cùng một tâm.
Lưu ý vẽ hình chữ nhật. Lấy chiều rộng là đường kính ® bán kính vẽ nửa 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ. 
* Cách tiến hành
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Dặn dò Hs về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
	Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 95: CHU VI HÌNH TRÒN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs: Nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
- Thực hiện tính chu vi chính xác	
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm m ... 
- Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Thí nghiệm 1
- Đốt tờ giấy.
- Tờ giấy bị cháy thành than.
- Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
Thí nghiệm 2
- Chưng đường trên ngọn lửa.
- Đường từ trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẩm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa nó sẽ cháy thành than. 
- Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu / 78 rồi ghi vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên đưa câu hỏi về sự biến đổi hoá học.
- Kết luận như SGV / 138.
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu / 78 rồi ghi vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: HS biết Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, động não
* Cách tiến hành 
- Các nhóm quan sát hình / 79 và thảo luận câu hỏi về sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
Trường hợp
Biến đổi
Giải thích
a) Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.
b) Dùng kéo cắt giấy thành những mảnh vụn
Vật lí
Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác. 
c) Một số quần áo màu khi phơi nắng bị bạc màu.
Hoá học
Một số quần áo màu đã không giữ lại được màu của nó mà bị bạc màu dưới tác dụng của ánh nắng.
d) Hoà tan đường vào nước
Vật lí
Hoà tan đường vào nước, đường vẫn giữ được vị ngọt, không bị thay đổi tính chất. Nên đem chưng cất dung dịch nước đường, ta lại thu được nước riêng và đường riêng
Thế nào là sự biến đổi hoá học? Sự biến đổi lí học ?
- Nêu ví dụ?
- Kết luận:
 + Hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học.
 + Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Nhận xét tiết học và dặn dò học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành 
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: “Sự biến đổi hoá học” tiếp theo.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................	__________________________
Ngày dạy: //
LỊCH SỬ
Tiết 19: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Hiểu sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
3. Phẩm chất:
 - Yêu thích môn lịch sử.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bản đồ Hành chính Việt Nam.Lược đồ phóng to. Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ. Phiếu học tập.
- HS : SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu: Khởi động:
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
 Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
* Mục tiêu: HS sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
* Phương pháp, kĩ thuật: Mảnh ghép
* Cách tiến hành 
- GV nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. Vì vậy thực dân Pháp đã tập trung 1 lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng tập đoàn cứ điểm kiên cố nhất ở chiến trường Đông Dương tại Điện Biên Phủ nhằm thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, giành lại thế chủ động chiến trường và có thể kết thúc chiến tranh. (Giáo viên chỉ trên bản đồ địa điểm Điện Biên Phủ)
- GV tổ chức các nhóm thảo luận các ý như SGV / 49
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm đôi.
- Điện Biên Phủ thuộc tình nào? Ở đâu? Có địa hình như thế nào?
(+Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung lũng được bao quanh bởi rừng núi.)
- Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
(+Thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là các chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương.)
- Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ?
(+Pháp tập trung xây dựng tại đây 1 tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại.)
® GV nhận xét ® chuyển ý.
+ Nhóm 1 : Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ” là “pháo đài ”kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953 – 1954 .
+ Nhóm 2 : Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ .
+ Nhóm 3 : Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ .
+ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ .
- Thảo luận nhóm chuyên gia
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
® GV nhận xét + chốt (chỉ trên lượt đồ).
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
*Mục tiêu: HS nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, thảo luận nhóm, nêu gương
* Cách tiến hành 
- Các nhóm thảo luân 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS quan sát ảnh tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- HS kể các tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
*Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu bài.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành 
- HS kể về một trong những tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ (7-5-1954). 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?
Nêu 1 số câu thơ về chiến thắng Điện Biên.
® Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Ôn tập . 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
	Ngày dạy: //
ĐỊA LÍ
TIẾT 19: CHÂU Á
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Sau bài học Hs có thể:
- Nêu được tên các châu lục và các đại dương.
- Dựa vào lựơc đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của Châu Á.
- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên Châu Á.
- Đọc được tên các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của Châu Á.
- Nêu đựơc tên một số cảnh thiên nhiên Châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của Châu Á.
2. Năng lực:
- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn địa lý. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bản đồ thế giới. Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- HS: SGK, vở BT địa lý
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu:Khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Các châu lục và các đại dương trên thế giới. Châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới.
* Mục tiêu: HS biết các châu lục và các đại dương trên thế giới. Châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới 
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trực quan,
* Cách tiến hành 
- Hs: Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết?
- Gv ghi nhanh các câu trả lời của Hs lên bảng.
- Yêu cầu Hs quan sát hình 1 Lược đồ các châu lục và đại dương để tìm vị trí của các châu lục và các đại dương trên thế giới.
- Hs lên bảng chỉ vị trí của các châu lục và các đại dương trên bản đồ thế giới.
- Gv kết luận.
Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn của Châu Á.
* Mục tiêu: Hs nêu được vị trí địa lí và giới hạn của Châu Á.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, trực quan, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành 
- Gv treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lí Châu Á.
- Hs làm việc theo nhóm đôi:
 + Chỉ vị trí của Châu Á trên lược đồ và cho biết Châu Á gồm những phần nào?
 + Các phía của Châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?
 + Châu Á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng nào trên trái đất?
 + Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào?
- Gv mời một Hs khá lên điều khiển lớp thảo luận.
- Gv theo dõi hoạt động, hỏi thêm hoặc giảng thêm khi cần.
- Gv nhận xét kết quả làm việc của Hs, sau đó kết luận.
Hoạt động 3: Diện tích và dân số Châu Á.
* Mục tiêu: HS nêu được diện tích và dân số Châu Á
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, giảng giải
* Cách tiến hành 
- Gv treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục.
- Hs nêu tên và công dụng của bảng số liệu.
- Gv nêu yêu cầu Hs đọc bảng số liệu và hỏi: Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?
- Gv giảng giải thêm về Liên Bang Nga.
- Gv yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh diện tích của Châu Á với diện tích của các châu lục khác trên thế giới.
- Gv kết luận: Trong 6 châu lục thì Châu Á có diện tích lớn nhất.
Hoạt động 4: Các khu vực của Châu Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực.
* Mục tiêu: HS nêu được Các khu vực của Châu Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, trực quan, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành 
- Gv treo lược đồ các khu vực Châu Á, và hỏi Hs: Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- Hs làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- Gv mời 1 nhóm Hs dán phiếu của nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi.
- Gv kết luận.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập. 
Hoạt động 1Thi mô tả các cảnh đẹp của Châu Á.
* Mục tiêu: nhằm giúp các em mô tả các cảnh đẹp của Châu Á
* Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, thuyết trình
* Cách tiến hành
- Hs dựa vào các hình minh hoạ trong SGK , mô tả vẻ đẹp một số cảnh thiên nhiên của Châu Á.
- Gv chọn 5 Hs tham gia cuộc thi, mỗi Hs mô tả một hình.
- Gv tổng kết cuộc thi và tổng kết lại.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Hs nêu nhanh các đặc điểm về vị trí, giới hạn của khu vực Châu Á.
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_19.doc