Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 19 năm 2011

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 19 năm 2011

i/ mục tiêu:

giúp hs:

- hình thành công thức tính diện tích hình thang.

- nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang.

- khuyến khích học sinh khá, giỏi làm bài toán theo các cách khác nhau.

- giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học.

ii/ chuẩn bị: gv và hs: chuẩn bị ê ke,

iii/các hoạt động dạy học chủ yếu:

1- kiểm tra bài cũ:

 thế nào là hình thang? hình thang vuông?

2- bài mới:

2.1- giới thiệu bài: gv nêu mục tiêu của tiết học.

 2.2- kiến thức:

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 19 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
Toán
$91: Diện tích hình thang
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang.
- Khuyến khích học sinh khá, giỏi làm bài toán theo các cách khác nhau.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị: GV và HS: chuẩn bị ê ke, 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là hình thang? Hình thang vuông?
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2- Kiến thức:
a). Hình thành công thức tính diện tích hình thang:
- GV chuẩn bị 1 hình tam giác như SGK cho học sinh quan sát.
- Nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- Em hãy xác định trung điểm của cạnh BC
- GV cắt rời hình tam giác ABM, sau đó ghép thành hình ADK.
- Em có nhận xét gì về diện tích hình thang ABCD so với diện tích hình tam giác ADK?
- Dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác, em hãy suy ra cách tính diện tích hình thang?
*Quy tắc: Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
- Hướng dẫn phân tích công thức, biểu diễn công thức: 
Nếu gọi S là diện tích, a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao thì S được tính như thế nào?
- Quan sát hình tam giác tạo bởi hình thang do giáo viên đưa ra. 
- HS xác định điểm M là trung điểm của BC
- Quan sát hình tam giác cắt dời và tam giác ghép được từ hình tam giác nhỏđó.
- Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK.
 (DC + AB) x AH
S hình thang ABCD = 
 2
- Ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- HS nêu: 
 (a + b) x h 
 S = 
 2 
	2.3- Luyện tập:
*Bài tập 1 (93): Tính diện tích hình thang, biết:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (94): Tính diện tích mỗi hình thang sau:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm bài vào vở. Sau đó cho HS đổi vở chấm chéo.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
*Bài tập 3 (94): Tính diện tích hình thang, biết:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Hướng dẫn học sinh khá, giỏi tìm cách khác làm bài toán.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Đọc lại yêu cầu của bài. nêu lại công thức tính diện tích hình thang.
- Nghe hướng dẫn cách làm.
- Làm bài vào nháp.
- Lên bảng chữa bài.
*Kết quả:
 a) ( 12 + 8 ) x 5 : 2 = 50 cm2
 b) ( 9,4 + 6,6 ) x 10,5 : 2 = 84 m2
- Phân tích yêu cầu của bài toán, nêu cách làm bài, phát biểu công thức tính hình thang và hình thang vuông.
- Làm bài vào vở, tráo vở kiểm tra cho nhau.
*Kết quả: 
( 4+9 ) x 5 : 2 = 32,5 cm2
( 3 + 7 ) x 4 : 2 = 20 cm2
*Bài giải: C1:
Chiều cao của hình thang là: 
 (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
 (110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10 020,01 (m2)
 Đáp số : 10 020,01 m2 
C2: Vì chiều cao hình thang chính bằng trung bình cộng của hai đáy hình thang đó nên diện tích hình thang cũng bằng:
( 110 + 90,2 ) x ( 110 + 90,2 ) : 4 = 10 020,01(cm2)
 Đáp số : 10 020,01 m2
3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tập đọc
$37: Người công dân số một
I/ Mục tiêu:
1- Biết đọc đúng một văn bản kịch. HS khá, giỏi đọc diễn cảm được bài văn Cụ thể:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2- Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương.
II/ Chuẩn bị: GV và học sinh chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+) Rút ý1:
- Cho HS đọc đoạn 2,3:
+Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
+)Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1- 2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS đọc phân vai.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật.
- Cho HS luyện đọc phân vai trong nhóm 3 đoạn từ đầu đến anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
- Từng nhóm HS thi đọc diễn cảm.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận nhóm đọc hay nhất.
- Một HS đọc, lớp lắng nghe.
- Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
- Đoạn 2: Tiếp cho đến ở Sài Gòn nữa.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
- Một HS đọc lại bài.
- Lắng nghe.
- Đọc đoạn 1.
- Tìm việc làm ở Sài Gòn.
+) Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm.
- 1- 2 em đọc lại đoạn văn.
- Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng. Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không? 
- Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Anh Thành đáp: Anh học ở trường Sa- xơ- lu Lô- bathìờanh là người nước nào?Anh hỏi lạ thật. Anh là người nước nào thì tôi là người nước ấy
+)Sự trăn trở của anh Nguyễn Tất Thành.
- Bài văn nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- Đọc lại.
- HS đọc.
- Giọng anh Thành: Trầm lắng, chậm rãi, thể hiện sự trăn trở về vận mệnh đất nước.Giọng anh Lê: Hồ hởi, nhiệt tình, có tinh thần yêu nước nhưng còn đơn giản, hạn hẹp.
- HS đọc phân vai.
- Thi đọc diễn cảm, HS đọc khá, giỏi đọc trước, lưu ý những từ, câu khó phát âm, cần nhấn giọng.
- Nhóm 2 em luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét bài đọc của bạn.
 	3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
( Đ/c Toàn , Vượng, Chung soạn và dạy)
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Toán
$93: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính diện tích hình thang .
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- Bồi dưỡng học sinh khả năng tư duy, sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Bảng nhóm, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu công thức tính diện tích hình thang.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2- Làm bài tập:
*Bài tập 1 (95): Tính diện tích hình tam giác vuông biết các kích thước của hình
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (95): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở, 2 học sinh làm vào bảng nhóm. 
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (95): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. Các HS khác nhận xét.
- GV kết luận hướng giải.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác. Nêu các làm bài toán.
- Làm bài vào nháp rồi lên bảng chữa bài.
*Kết quả:
a/ 3 x 4 : 2 = 6 cm2
b/ 2,5 x 1,6 : 2 = 2m2
c/ x : 2 = dm2
- Nêu các bước tiến hành giải bài toán.
- Trình bày cách làm bài.
*Bài giải:
 Diện tích của hình thangABED là:
 (1,6 + 2,5) x 1,2 : 2 = 2,46 (dm2)
 Diện tích của hình tam giácBEC là:
 1,3 x 1,2 : 2 = 0,78(dm2) 
 Diện tích hình thangABED lớn hơn diện tích của hình tam giácBEC là:
 2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
 Đáp số: 1,68 dm2
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài.
- Suy nghĩ nêu cách làm bài.
- Làm bài vào nháp.
- Nhận xét chữa bài.
*Bài giải:
a) Diện tích mảnh vườn hình thang là:
 (50 + 70) x 40 : 2 = 2400 (m2)
 Diện tích trồng đu đủ là:
 2400 : 100 x 30 = 720 (m2)
 Số cây đu đủ trồng được là:
 720 : 1,5 = 480 (cây)
b) Diện tích trồng chuối là:
 2400 : 100 x 25 = 600 (m2)
 Số cây chuối trồng được là:
 600 : 1 = 600 (cây)
 Số cây chuối trồng được nhiều hơn số cây đu đủ là: 
 600 – 480 = 120 (cây)
 Đáp số: a) 480 cây ; b) 120 cây.
3- Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Luyện từ và câu
$37: câu ghép
I/ Mục tiêu: - Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
 - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép.
- HS khá, giỏi yêu cầu đặt câu đúng và hay.
- Giáo dục học sinh yêu tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1- Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2.2.Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
- Mời 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
- Cho cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng yêu cầu:
+Yêu cầu 1: Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn ; xác định CN, VN trong từng câu. (HS làm việc cá nhân)
+Yêu cầu 2: Xếp 4 câu trên vào hai nhóm: câu đơn, câu ghép.
(HS làm việc nhóm 2)
+Yêu cầu 3: (cho HS trao đổi nhóm 4)
? Có thể tách mỗi cụm C – V trong các câu ghép trên thành một câu đơn được không? Vì sao?
- Sau từng yêu cầu GV mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
 2.3.Ghi nhớ:
- Thế nào là câu ghép?
- Nhận xét gì về đặc điểm của câu ghép?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 2.4. Luyện tâp:
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm 6 em.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung.
*Bài tập 3:
- Cho HS làm vào vở sau đó chữa bài.
- Khuyến khích học sinh tìm nhiều vế câu khác nhau. HS khá, giỏi cần nêu được các câu hay và đúng ngữ pháp.VD: Mùa xuân đã về, hơi ấm đã lan toả khắp không gian.
Mùa xuân đã về, ngàn hoa đua nở rực rỡ đua nhau khoe sắc thắm.
- Chấm chữa bài.
*Lời giải:
a) Yêu cầu 1: Đánh số thứ tự các câu và xác định các bộ phận trong câu:
1. Mỗi lần rời nhà đi, bao giờ con khỉ /cũng 
 TN CN VN
 chó to.
2.  ... .
-GV nêu đáp án. HS đối chiếu kết quả với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
-HS thảo luận cả lớp
- Gà đông cảo, lơ go, gà ri, gà chọi, tam hoàng, gà tây, gà ác,
- Nêu những thức ăn thường dùng cho gà: lúa, ngô, sắn, rau, cám, gạo
- Tự nêu VD: ăn 3 bữa: sáng, trưa, chiều, tối
- Là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.Nhằm cải thiện bữa ăn trong gia đình cung cấp trứng, thịt, lông gà, nâng cao thu nhập.
- Trả lời.
 - Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
- 1 - 2 em đọc lại hướng dẫn trong sách.
- Cho ăn uống lượng vừa phải, không nhiều quá, không để thiếu, phối hợp các thức ăn cho đủ chất đạm, chất xơ, tinh bột và các loại khoáng chất, vi ta min Thức ăn đảm bảo đủ lượng, đủ chất, mức độ tuỳ thuộc vào chủng loại gà, trọng lượng gà, thời điểm phát triển của gà
- Căn cứ vào nhu cầu của từng thời kì phát triển của gà để định ra lượng thức ăn cần thiết cho gà ăn.
- Phối hợp hài hoà theo chỉ dẫn của thú y, tránh để thức ăn ôi, thiu, ẩm mốc, nhiễm hoá chất độc hại
-HS trả lời các câu hỏi vào giấy.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe hướng dẫn.
HS trình bày: Cho uống nước đảm bảo vệ sinh, cho vào máng riêng điều khiển lượng nước tự động, thay nước, cọ máng thường xuyên.
-HS đối chiếu với đáp án.
- Nghe hướng dẫn về trả lời, khái quát chung về lợi ích, cách nuôi gà.
- Nêu những khó khăn cần thực hiện khi chăn nuôi gà, cách khắc phục: Bênh cúm gia cầm, dịch bệnh: Toi, tụ huyết trùng, giun..
	3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Chăm sóc gà”
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
Thể dục
$38: tung và bắt bóng
Trò chơi “bóng chuyền sáu”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay,tung bóng bằng một tay và bất bóng bằng hai tay,ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
 - Làm quen với trò chơi bóngtruyền sáu” yêu cầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
 - Giáo dục học sinh tinh thần tự giác tập luyện thể dục thể thao.
II/ Địa điểm- Phương tiện. - Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 - Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu.
- Tập hợp đội hình.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Tổ chức khởi động.
- Chạy chậm thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Trò chơi “Kết bạn”
2.Phần cơ bản.
6- 10 phút
1- 2 phút
2phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
- Đội hình nhận lệnh.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ.
- Chạy chậm, hít thở sâu.
- Đội hình trò chơi.
*Ôn . tung và bắt bóng bằng hai tay,tung bóng bằng một tay và bất bóng bằng hai tay
- Thi giữa các tổ với nhau một lần
*Ô nhảy dây kiểu chụm hai chân .
*Chơi trò chơi “bóng chuyền sáu”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
- GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật.
3 Phần kết thúc.
- Đi thường vừa đi vừa thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
8- 10 phút
5 phút
5- 7 phút
7- 9 phút
4- 5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 Đội hình tập luyện: GV
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
Đội hình tập luyện: GV
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * * 
Đội hình như trên.
- Nghe hướng dẫn.
- Chơi thử 1-2 lần sau đó chơi chính thức 3-4 lần.
- Đội hình kết thúc:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
	Sinh hoạt :
sơ kết tuần 19
A) Mục tiêu :
- Thấy được mặt mạnh, mặt còn hạn chế của các hoạt động học tập, rèn luyện trong tuần.
- Có phương hướng hoạt động trong tuần 20
- Giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm, kỉ luật trong việc thực hiện nhiệm vụ người học sinh, người đội viên.
B) Chuẩn bị:
- Những tấm gương điển hình.
C) Các hoạt động dạy học :
- GV nhận xét chung về tuần học: 
Đạo đức: Hiện tượng nói tục, chửi bậy; ý thức đoàn kết, ý thức đội và sao nhi đồng.
Học tập: Sự chuẩn bị bài ở nhà, xây dựng bài ở lớp, chuẩn bị dụng cụ học tập:
Lao động: Chuẩn bị dụng cụ lao động, tinh thần lao động, ý thức tự giác trong lao động:
Truy bài:Chất lượng giờ truy bài, tập trung truy bài, tinh thần tự quản lớp của cán sự và tập thể lớp.
Hoạt động đội: Xếp hàng, múa hát, thể dục giữa giờ, hoạt động tập thể ngoại khoá khác.
Vệ sinh: Giờ giấc thực hiện công tác vệ sinh, khu vực vệ sinh, chất lượng vệ sinh trước trong và sau lớp, khu vực cầu thang và các khu vực khác đã được phân công.
Chuẩn bị đồ dùng học tập: Chuẩn bị sách, vở, giấy, bút, thước kẻ, điều kiện phục vụ học tập.
Trang phục: Chuẩn bị về quần áo, giày dép, mũ ca lô, đồng phục, khăn quàng, ghế ngồi chào cờ.
- Khen ngợi, biểu dương những HS thực hiện tốt nhiệm vụ người học sinh, người đội viên, sao nhi đồng điển hình tốt. 
Nhắc nhở những HS cần cố gắng, khắc phục khó khăn, những yếu kém cần khắc phục, sửa chữa.
- Nêu kế hoạch hoạt động tuần 20:
- Động viên tinh thần học tập, nêu cao ý thức tự học, chủ động của học sinh của học sinh.
- Thực hiện tốt các phong trào do nhà trường, đoàn đội tổ chức.
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, chuẩn bị những điều kiện cho học sinh đi thi học sinh giỏi.
- Phụ đạo học sinh yếu, kém, quan tâm giúp đỡ các em tích cực học tập, có ý thức tự tin, vươn lên.
- Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở cho học sinh, ý thức bảo quản đồ dùng, trang thiết bị phục vụ học tập.
- Tiếp tục duy trì những nền nếp ngay từ những ngày đầu của học kì II.
- Quán triệt những yêu cầu cho kì nghỉ tết: đảm bảo an toàn, tiết kiệm, vệ sinh, lành mạnh, đặc biệt là không được sử dụng, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại chất nổ.
Toán
$92: Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
- HS trung bình, yếu chỉ cần phát hiện được phần nào đúng, sai trong bài tập 3 mà không cần giải thích.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Bảng nhóm, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm lại bài tập 2 SGK.
2- Bài mới: 
2.1- Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1 (94): Tính diện tích hình thang cho sẵn kích thước. 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (94): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
+Yêu cầu HS tìm cạnh đáy bé và đường cao.
+Sử dụng công thức tính S hình thang để tính diện tích thửa ruộng.
+Tính kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng
- Cho HS làm vào bảng vở, 2 học sinh làm vào bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (94): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi vở, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Hướng dẫn học sinh khá giỏi cách so sánh diện tích mà không cần tính toán.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Nêu lại cách tính diện tích hình thang.
- Làm bài vào nháp sau đó lên bảng chữa bài.
*Kết quả:
a)70 cm2 b) m2 c) 1,15 m2
- Nêu phần cho biết và yêu cầu của bài. 
- Nghe hướng dẫn. 
- Làm bài vào bảng nhóm sau đó hai HS treo bảng nhóm.
*Bài giải:
 Độ dài đáy bé là:
 120 : 3 x 2 = 80 (m)
 Chiều cao của thửa ruộng là:
 80 – 5 = 75 (m)
 Diện tích của thửa ruộng đó là:
 (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
 Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là:
 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg thóc.
- Nêu cách điền vào ô trống: Điền chữ Đ ( nếu đúng); điền S ( nếu sai)
- Suy nghĩ làm nháp, lên bảng điền vào ô trống và thuyết minh cho cách làm của mình.
- Nêu nhận xét về chiều cao và các đáy của các hình thang AMCD; MNCD; NBCD ( đáy lớn chung nhau, chiều cao và đáy bé đều bằng nhau). Vì vậy diện tích của chúng bằng nhau.
*Bài giải:
Đúng
Sai
3- Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Khoa học
$37: Dung dịch
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết: 
- Cách tạo ra một dung dịch.
- Kể tên một số dung dịch. 
- Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
 - Bồi dưỡng học sinh lòng yêu thích môn khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Hình 76, 77 SGK.
	- Một ít đường hoặc muối, nước sôi để nguội, một cốc (li) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1- Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu phần Bạn cần biết? Nêu đặc điểm hỗn hợp. Lấy ví dụ về một số hỗn hợp.
	2.Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
	2.2- Hoạt động 1: Thực hành. “Tạo ra một dung dịch”
*Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một dung dịch, kể được tên một số dung dịch.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung:
+ Tạo ra một dung dịch đường (hoặc dung dịch muối) tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định.
+ Để tạo ra dung dịch cần có những ĐK gì?
+ Dung dịch là gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: (SGV – Tr. 134)
- HS thực hành và thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm tiến hành thảo luận theo nhóm dùng đường hoặc muối hoà tan với nước, quan sát quá trình khuấy đường, hoặc muối cho tan vào nước.
- Phải có ít nhất 2 chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia hoà tan được trong chất lỏng đó.
- Hỗn hợp chất lỏng với rắn bị chất hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau.
- Đại diện nhóm trình bày: 
+Nêu công thức pha dung dịch đường ( muối).
+ Nhận xét về độ ngọt, (mặn) do dung dịch các nhóm tạo ra.
+ Nói tên dung dịch là gì.
+ Kể tên dung dịch khác mà em biết.
- Nhận xét, nêu lại thế nào là dung dịch.
	2.3- Hoạt động 2: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
*Mục tiêu: HS biết cách tách các chất trong dung dịch.
*Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 6.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc sau:
+Đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK.
+Làm thí nghiệm.
+Các thành viên trong nhóm đều nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa, rút ra nhận xét. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
 	+Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV- Tr.135.	
3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc